Đám tang cháu bé 11 tuổi tự tử vì không có quần áo mới di học (Ảnh: NLĐ). |
(Lao Động 28/08/2016) Vào buổi sáng ngày hăm hai tháng tám
năm hai ngàn không trăm mười sáu, Ksor Sôn, học sinh lớp 6 ở Ia Der, Gia Lai
khởi sự nấu một nồi cơm cho cha mẹ làm rẫy về có cái ăn. Sau đó, em kiếm một
sợi dây... treo lên cột nhà.
Hôm ấy Sôn chỉ đang 11 tuổi.
Cha em, Ksor Phơ trưa ấy chắc cũng chỉ
thiếu mỗi nước tìm một sợi dây. Anh nói trong cảm giác ân hận, tội lỗi, rằng
mấy hôm nay, Sôn mong ước có một bộ quần áo mới để đến trường. Rằng vợ chồng
anh năm ngoái đã hứa, rồi hứa đến năm nay. Rằng từ lúc sinh ra, Sôn chỉ mặc
quần áo cũ của hai người anh. Những bộ quần áo đã sờn rách, mặc từ mùa hạ mặc
qua mùa đông. Rằng bộ quần áo mới chỉ 130 ngàn đồng, nhưng cũng là lớn đối với
hai vợ chồng một năm chỉ có việc làm một, hai tháng mùa cà phê.
Một bộ quần áo trị giá 130 ngàn đồng.
130 ngàn đồng và 500 triệu « sinh
nhật bố sếp ».
130 ngàn đồng và những ngàn tỉ ném qua
cửa sổ, những ngàn tỉ đắp chiếu.
130 ngàn đồng và những câu hỏi « làm
từ thiện để làm gì ».
130 ngàn đồng và cái chết của một đứa
trẻ. Nói đúng ra là hai.
Có hai chi tiết trong vụ tử tự của em bé
Ia Der 11 tuổi này.
Năm 2015, gia đình Sôn « được »
vào diện hộ nghèo, được hỗ trợ một con bò.
Quá đen, thưa ông giời! Con bò chính
sách ấy đã chết sau chỉ vài tháng.
Năm ngoái, anh trai Sôn cũng đã tự tử,
cũng vào năm 11 tuổi, cũng bằng một sợi dây. Cũng vì quá nghèo khổ.
Những người cha phải chứng kiến những
đứa con phải tự giải phóng nỗi khốn khổ bằng một sợi dây.
Năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
đặt ra một câu hỏi day dứt: « Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng
viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang
mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn? ».
Và Chính phủ hàng năm cũng đã cấp hàng
ngàn tấn gạo cứu đói, có hàng chục chính sách xóa đói giảm nghèo!
Nhưng giá như con bò chính sách, cây cần
câu thoát nghèo không đột tử. Giá như 2.000 tỉ đồng cứu hạn đến sớm để còn có
cafe mà thuê rẫy cỏ. Giá như những người trách nhiệm ở địa phương thôi thanh
minh thanh nga « Trên địa bàn có mấy ngàn hộ nghèo, hộ nào cũng có
người chết thì làm sao mà hỗ trợ hết ». Giá như có một bàn tay từ thiện
đúng lúc. Giá như xóa nghèo không phải chỉ là những chỉ số tròn trịa đẹp đẽ
trên giấy. Giá như một người dân thiếu ăn, một đứa trẻ thiếu mặc là sự tổn
thương của chúng ta.
Và giá như chút trắc ẩn trong mỗi chúng
ta có thể biến thành một điều gì đó cụ thể thì đâu đến nỗi phải ngửa mặt kêu
giời như bây giờ!!!
Ông giời! Vậy tóm lại là ông có mắt
không?
Xin trân trọng kính chào chị Thụy My. Tôi là một thính giả lâu năm của đài RFI, hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội. Hiện tôi đang có một số thông tin lý thú liên quan đến nguyên thường trực ban bí thư Lê Hồng Anh và nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dững muốn chia sẻ với Quý Đài. Tuy nhiên tôi không có số điện thoại của ban Việt ngữ đài RFI hoặc số điện thoại của chị. Vậy chị có thể cho tôi xin số điện thoại riêng của chị hoặc số điện thoại của ban Việt ngữ đài RFI được không? Tôi chỉ có thể nói được tiếng Anh, không nói được tiếng Pháp. Xin chân thành cám ơn chị.
RépondreSupprimer