jeudi 17 septembre 2015

Một nữ du khách Mỹ tố cáo bị hãm hiếp tại Ấn Độ


Một nạn nhân bị cưỡng hiếp ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, 01/09/2015.
Phát thanh ngày 16.09.2015

Cảnh sát Ấn Độ hôm nay 17/09/2015 cho biết một nữ du khách người Mỹ 46 tuổi cáo buộc hai người đàn ông đã cưỡng hiếp bà trong một trạm nghỉ dưỡng miền núi Dharamsala phía bắc nước Ấn.

Du khách nữ này, đi du lịch Ấn Độ một mình từ một tháng qua, kể với cảnh sát là vụ tấn công xảy ra hôm thứ Ba 15/9 khi bà đang đi dạo trong một khu chợ đông đúc của thành phố vốn là nơi có cộng đồng người Tây Tạng tị nạn. Bà ngất xỉu sau khi bị hai người đàn ông lạ mặt bắt cóc, và hôm sau đến trình báo cảnh sát. 

mercredi 16 septembre 2015

Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục xuống dốc lâu dài

Một căn nhà bị đập bỏ để nhường chỗ cho các dự án địa ốc ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, trong khi nhiều căn hộ mới xây vẫn chưa có người mua.

Nhà kinh tế Jean-Pierre Petit trên báo Le Monde nhận định « Tại Trung Quốc, thách thức của thị trường sẽ còn kéo dài ». Cuộc khủng hoảng vừa qua đã làm tăng thêm sự nghi ngại của các nhà đầu tư ngoại quốc và cả người Trung Quốc. Bản thân tâm trạng ngờ vực này bản thân nó cũng là một nhân tố bổ sung cho viễn cảnh bấp bênh của kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, trong những năm tháng tới. Tác giả đưa ra năm lý do căn bản.

Trước hết, khủng hoảng đã tạo nên cảm giác chính quyền Trung Quốc có thể không còn kiểm soát được tình hình kinh tế vĩ mô. Không phải Bắc Kinh thiếu sáng suốt, nhưng đơn giản là các diễn biến mới đây khiến các công cụ của chính quyền trở nên ít hiệu quả. Tác động hạn chế của các biện pháp tiền tệ và ngân sách do vấp phải những khó khăn rất lớn : trọng lượng khối nợ, sản xuất thừa, nợ xấu ngân hàng tăng, tín dụng đen phát triển… Nền kinh tế tuột khỏi tầm tay Bắc Kinh vì đã trở nên phức tạp hơn, toàn cầu hóa hơn trước đây.

Trung Quốc vỡ mộng tại Venezuela (1)

Nicolás Maduro gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 01/09/2015.
(Phóng sự của đặc phái viên L’Obs tại Las Cristinas và Fuerte Tiuna, Venezuela, đăng trên số báo 10-17/09/2015) Các doanh nghiệp Trung Quốc cầm chắc trong tay việc khai thác mỏ, xây dựng những công trình địa ốc quy mô và biến Venezuela thành một thị trường béo bở cho hàng made in China…Giờ đây họ thất vọng. Tình trạng mất an ninh và tham nhũng đang đe dọa công việc làm ăn.

Địa điểm từng là một trong những mỏ vàng lớn nhất thế giới tại Las Cristinas ở miền nam Venezuela, đang bị bỏ hoang. Vùng đất mênh mông hoang vu như Mặt trăng có trữ lượng ước tính 17 triệu ounce kim loại quý giá này, được tập đoàn Trung Quốc China International Trust and Investment Corporation (Citic) mua lại năm 2012.

lundi 14 septembre 2015

Công nhân Việt nhập lậu tăng sức mạnh cho « Made in China »

Cửa khẩu Thanh Thủy giáp giới với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Phát Thứ hai, ngày 14 tháng chín năm 2015

Trong số những lao động nhập cư nước ngoài, hầu hết là bất hợp pháp, lực lượng lao động từ Việt Nam đã trở thành nguồn cung cấp công nhân đáng kể cho các tỉnh vùng biên Trung Quốc, tăng thêm sức mạnh cho « Made in China ». Hãng thông tấn Reuters của Anh trong tháng 08/2015 đã thực hiện một bài phóng sự công phu về công nhân Việt vượt biên sang Trung Quốc làm công.

Liên tiếp trong ba năm gần đây, dân số trong tuổi lao động của Trung Quốc bị sụt giảm, và riêng trong năm 2014 đã mất đi 3,7 triệu người trong lực lượng lao động. Liên Hiệp Quốc dự báo, những người Trung Quốc trên 60 tuổi sẽ chiếm đến 30% dân số vào năm 2050, so với tỉ lệ 10% của năm 2000.

Lão hóa dân số khiến gây ra những khó khăn kinh tế và xã hội trong tương lai, trở thành mối đe dọa cho tính chính đáng của đảng Cộng sản Trung Quốc. « Công xưởng thế giới » với lực lượng lao động khổng lồ, giờ đây khan hiếm nhân công. Và do tiền lương công nhân Trung Quốc tăng lên, việc tuyển dụng lao động từ các nước lân cận đã giúp giới chủ tiết kiệm được nhiều món nhờ trả lương thấp hơn, không mất chi phí bảo hiểm, y tế…và duy trì được các hợp đồng sản xuất.

samedi 12 septembre 2015

Quốc hội Việt Nam gián tiếp xác nhận « chấp nhận công đoàn độc lập » ?

Công nhân một công ty sản xuất phụ tùng xe hơi và xe gắn máy ở Vĩnh Yên, ngoại thành Hà Nội, 19/08/2015.

Trên một tờ báo mạng Việt Nam cách đây hai ngày xuất hiện một bài báo đáng chú ý mang tựa đề « Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn, mở cửa hay là chết ». Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội khi trả lời phỏng vấn đã hé lộ việc Việt Nam đã vượt qua được các điều kiện về công đoàn và lao động, khi kết thúc đàm phán song phương TPP với các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Như vậy có thể hiểu là Hà Nội đã nhượng bộ về vấn đề công đoàn độc lập khi thương lượng Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, tuy không tuyên bố chính thức ? Sự kiện này có liên hệ gì với việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đón tiếp trọng thể tại Mỹ trong chuyến công du hồi tháng Bảy hay không ?

RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, ngày 10/09/2015, báo điện tử Vietnamnet đã đăng bài phỏng vấn Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên về vấn đề « lao động khi tham gia các FTA » - một khía cạnh rất thường bị Việt Nam xem là « nhạy cảm » hoặc thậm chí bị gán ghép « diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch ». Anh có ấn tượng gì về bài phỏng vấn này?

Tư lệnh Không quân Ấn Độ thăm Việt Nam

Đại tướng Arup Raha, Tư lệnh Không quân Ấn Độ.

Theo The Diplomat hôm nay 12/09/2015, Đại tướng Arup Raha, Tư lệnh Không quân Ấn Độ đã đến Việt Nam từ hôm thứ Năm trong khuôn khổ chuyến viếng thăm ba ngày. Ông gặp gỡ Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và nhiều quan chức quân sự khác, để thảo luận về việc hợp tác quân sự giữa hai nước.
Còn báo chí trong nước cho biết, ông Raha đến Việt Nam « theo lời mời của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam ». Sau khi hội đàm với ông Đỗ Bá Tỵ, ông Raha « đến chào xã giao » ông Phùng Quang Thanh.

Dương Khiết Trì : Vấn đề Biển Đông không liên quan gì đến Mỹ

Dương Khiết Trì (phải) hội đàm với bà Susan Rice (trái) cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ tại Bắc Kinh ngày 28/08/2015.

Theo hãng tin UPI hôm 11/09/2015, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố Hoa Kỳ không nên can dự vào vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, và hai nước cần tiếp tục giữ « quan hệ chặt chẽ » dù có bất đồng về an ninh mạng cũng như trong các xung đột khác.

Nguyên là Ngoại trưởng và hiện nay là Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách đối ngoại, ông Dương Khiết Trì khi trả lời tờ báo nhà nước China Daily nói rằng chuyến viếng thăm Washington của ông Tập Cận Bình sẽ phải « vạch ra đường hướng sắp tới của quan hệ Mỹ-Trung ». 

Nổ bình ga ở Ấn Độ, trên 100 người chết

Hiện trường vụ nổ bình ga tại quận Jhabua, Ấn Độ ngày 12/09/2015.

Có ít nhất 104 người đã thiệt mạng và khoảng sáu chục người bị thương trong một vụ nổ bình ga hôm nay 12/09/2015 tại một nhà hàng đông khách ở bang Madhya Pradesh thuộc miền trung Ấn Độ.
Cảnh sát quận Jhabua, nơi xảy ra vụ nổ khẳng định với AFP có 104 người chết, trong đó có 82 thi thể đã được nhận diện. Khoảng 60 người bị thương, nhưng con số này có thể sẽ còn tăng lên. Trước đó, trưởng phòng y tế quận cho biết số người bị thương khoảng 100, trong đó có khoảng hai chục người bị thương nặng.

vendredi 11 septembre 2015

Pháp: Vì sao di dân không được thương cảm như thuyền nhân Việt 1979 ?


Một tàu vượt biên Việt Nam được tàu "Đảo Ánh sáng" cứu.
Đăng ngày 11-09-2015

Trước làn sóng người nhập cư đổ vào châu Âu hiện nay, người Pháp vẫn có tâm lý e ngại, thờ ơ, cho đến khi những hình ảnh thương tâm của em bé Syria chết đuối đánh động được dư luận. Tâm lý này tương phản với phong trào cứu vớt thuyền nhân Việt Nam vào cuối thập niên 70.
Vào thời kỳ đó, một phong trào đầy cảm động đã nổi lên ở nước Pháp và nhiều quốc gia phương Tây khác, nhằm cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân chạy trốn chế độ cộng sản Việt Nam trong các điều kiện bi thảm, và cả người Cam Bốt, người Lào.

Singapore bầu Quốc hội, đảng cầm quyền ở thế thượng phong

Thủ tướng Lý Hiển Long và người ủng hộ vui mừng trước kết quả bầu cử, 11/09/2015.

Hai triệu rưỡi cử tri Singapore đi bỏ phiếu hôm nay 11/09/2015 để bầu ra các đại biểu ở Quốc hội, từ nửa thế kỷ qua vẫn do đảng Hành động Nhân dân (PAP) thống trị. Cho dù đảng cầm quyền cầm chắc phần thắng để lập chính phủ, nhưng sẽ khá chật vật trong kỳ bầu cử này.
Lần đầu tiên kể từ khi Singapore độc lập năm 1959, các đảng đối lập đưa ra được các ứng cử viên cho cả 89 ghế trong Quốc hội, trong đó đảng quan trọng nhất là Lao động có 28 ứng viên. Chiến dịch tranh cử của họ tập trung cho các vấn đề việc làm, chi phí y tế và nhà ở.

jeudi 10 septembre 2015

Lính Nga tại Syria : Tiền lệ Crimée sẽ lặp lại ?

Một máy bay Sukhoi của Nga cất cánh từ Crimée ngày 27/08/2015.
(AFP 09/09/2015) Những căn nhà tiền chế có thể đón tiếp hàng trăm binh lính, một tháp kiểm soát, các phi cơ vận tải…Nhiều yếu tố cho thấy Nga tăng cường hiện diện quân sự tại miền tây bắc Syria, gây quan ngại cho Hoa Kỳ.

Về mặt chính thức, Nga chỉ có mặt trên lãnh thổ Syria với các cơ sở hậu cần cho quân đội tại cảng Tartous, bên bờ Địa Trung Hải.

Nhưng những ngày gần đây, các thông tin trên báo chí về sự tăng cường hiện diện quân sự, rồi đến những tấm ảnh trên mạng xã hội Nga với các lính Nga khẳng định đang ở trên đất Syria, khiến người ta lập tức phải đặt ra câu hỏi : Matxcơva đang âm mưu những gì tại Syria ?

mercredi 9 septembre 2015

Elizabeth Đệ nhị, nữ hoàng trị vì lâu nhất mọi thời đại


Sự kiện Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị của Anh quốc đã ở ngôi được 63 năm 216 ngày, đánh bại kỷ lục của Nữ hoàng Victoria trước đây, được tất cả các báo chú ý. Libération dành trang bìa và bốn trang trong để tìm cách lý giải, vì sao người đứng đầu khối Thịnh vượng chung lại có thể trị vì lâu như thế. Trên thế giới, chỉ có Quốc vương Thái Lan Bhumipol là tại vị lâu hơn bà (69 năm).

Là con gái Hoàng tử thứ hai của Quốc vương George Đệ ngũ, công chúa nhỏ Elizabeth chào đời năm 1926. Công chúa chưa bao giờ đến trường mà được giáo dục ngay trong Hoàng cung để trở thành một lady hoàn hảo – biết mỉm cười, tiếp khách và khiêu vũ trong các cuộc tiếp tân thượng lưu ; chứ không phải là người sẽ lên ngôi vị cao nhất trong vương triều.

mardi 8 septembre 2015

Ngoại thương Trung Quốc tiếp tục giảm sút đáng ngại

Một tàu hàng cập cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.


Ngoại thương Trung Quốc tiếp tục đà xuống dốc trong tháng Tám : xuất khẩu giảm sút, còn nhập khẩu thụt lùi mạnh mẽ, chứng tỏ nền kinh tế thứ hai thế giới đang mất sức rõ rệt, đồng thời phản ánh sự sai biệt giữa tỉ lệ tăng trưởng do Bắc Kinh loan báo và các chỉ số của nền kinh tế thực.
Nhập khẩu của Trung Quốc sụt giảm đến 13,8%, so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Tám, với tổng giá trị 136,6 tỉ đô la sau khi đã giảm 8,1% trong tháng trước, và là tháng thứ 10 liên tiếp đi xuống. Xuất khẩu giảm 5,5% với doanh số 196,9 tỉ đô la, sau khi tháng trước giảm 8,9%. Những con số này một lần nữa khẳng định sự sa sút của Trung Quốc, nước chiếm đến 13% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu, gây lo ngại ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới.

Lính Ukraina bị Nga bắt vì sang Crimée « giao lưu »



Ba quân nhân Ukraina mà chính quyền Kiev tuyên bố mất tích hôm 07/09/2015 đã bị lính biên phòng Nga bắt giữ tại Crimée khi ba người này đến « uống rượu Vodka » hữu nghị với họ, theo thông báo của Hải quan Nga.
Trong thông báo gởi cho hãng tin Tass, Hải quan Nga giải thích rằng ba quân nhân Ukraina đã mang đến « một quả dưa hấu, thịt nguội Ukraina và rượu Vodka » để « giao lưu hữu nghị » với những người lính biên phòng Nga đang gác phía bên kia ranh giới với Ukraina tại Crimée, bán đảo đã bị Matxcơva dùng vũ lực sáp nhập vào tháng 3/2014.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tái đắc cử chủ tịch đảng cầm quyền



Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm nay 08/09/2015 tiếp tục lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (PLD) cầm quyền thêm một nhiệm kỳ ba năm. Ông cam kết sẽ tiếp tục các nỗ lực tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế thứ ba thế giới, đồng thời đào sâu các tranh luận về việc xét lại Hiến pháp chủ hòa của Nhật Bản.
Ông Shinzo Abe, lên nắm quyền với lời hứa tái thúc đẩy nền kinh tế đồng thời tăng cường phòng vệ đất nước, lại đứng đầu đảng PLD thêm ba năm nữa sau khi đối thủ tiềm năng duy nhất là bà Seiko Noda, cựu lãnh đạo đảng, đã không có đủ ủng hộ để ra tranh cử.

Pháp và Anh muốn không kích quân thánh chiến tại Syria



Trước nguy cơ khủng bố được điều khiển từ Syria, Pháp và Anh muốn tiến hành các cuộc không kích vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS hoặc Daech) tại nước này, trong khi Luân Đôn đã từng không kích lần đầu bằng máy bay không người lái vào cuối tháng Tám năm 2015. Hôm nay 08/09/2015 quân đội Pháp bắt đầu những chuyến bay dọ thám đầu tiên trên không phận Syria.
Tổng thống Pháp François Hollande hôm qua đã loan báo Paris sẽ tiến hành « các chuyến bay trinh sát trên không phận Syria ». Ông cho biết : « Việc này hữu ích cho ý định không kích vào IS, duy trì tính chủ động trong hành động và quyết định. Cần phải biết tại Syria họ đang chuẩn bị những gì chống lại chúng ta và nhân dân Syria ». Hôm nay hai chiếc Rafale và một phi cơ tiếp liệu C-135 đã cất cánh làm nhiệm vụ và về từ căn cứ ở vịnh Pec-xich an toàn.

Matxcơva : Mỹ yêu cầu Athens không cho máy bay Nga tiếp tế Syria



Hoa Kỳ đã yêu cầu Hy Lạp không cho phép các máy bay Nga tiếp tế cho Syria bay qua không phận nước mình. Phát ngôn viên điện Kremli hôm qua 07/09/2015 đã xác nhận thông tin từ một quan chức Hy Lạp cho biết như trên. Bungari hôm nay 08/09/2015 khẳng định đã từ chối không cho một số phi cơ Nga bay qua để đến Syria.

Ông Dimitri Peskov, phát ngôn viên Kremli đã khẳng định thông tin mà cho đến nay chỉ mới có một quan chức ngoại giao Hy Lạp giấu tên đưa ra. Hy Lạp vốn là thành viên NATO, đã được Matxcơva đề nghị cho hai máy bay Nga bay qua trong khoảng ngày 1 đến 24/09. Nhưng hôm thứ Bảy 05/09 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Serguei Lavrov đã bày tỏ « quan ngại của Hoa Kỳ » về khả năng Nga can thiệp quân sự vào Syria.

vendredi 4 septembre 2015

Việt Nam và Philippines sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược vào cuối năm


Việt Nam và Philippines sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược vào cuối năm nay, trong lúc hai nước láng giềng đều đang phải đối phó với mối đe dọa quân sự của Trung Quốc do việc Bắc Kinh yêu sách chủ quyền trên Biển Đông. AFP hôm qua 03/09/2015 dẫn lời quan chức hai nước cho biết như trên.

Cả hai chính phủ nói rằng hiệp định sẽ giúp tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị và quốc phòng giữa hai quốc gia Đông Nam Á bị nguy ngập nhiều nhất trước tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông.

Biển Đông : Việt Nam - Trung Quốc thỏa thuận « xử lý đúng đắn » tranh chấp

CT nước VN Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 03/09/2015.

Reuters dẫn tin của Tân Hoa Xã cho biết, hôm 03/09/2015 hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã cùng thỏa thuận sẽ « xử lý một cách đúng đắn » những tranh chấp, trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Các động thái ngày càng quyết đoán hơn của Trung Quốc để xác quyết chủ quyền trên biển khiến các nước láng giềng lo sợ, và làm dấy lên mối quan ngại đối với Hoa Kỳ, mặc dù Bắc Kinh nói rằng không có ý định thù địch.

Sau cú sốc ảnh bé tị nạn chết đuối, châu Âu họp bàn về nhập cư

Thuyền nhân đổ bộ lên đảo Kos của Hy Lạp, 20/08/2015.

Ngoại trưởng các nước Liên Hiệp Châu Âu hôm nay 04/09/2015 họp lại tại Luxembourg bàn về cuộc khủng hoảng di dân, sau cú sốc từ tấm ảnh em bé Syria tị nạn trôi dạt vào bờ biển, và lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc chia sẻ gánh nặng 200.000 người nhập cư vào châu lục này.

Trước hội nghị, Pháp và Đức hôm qua đã đưa ra một sáng kiến đánh dấu bước ngoặt trong nhận định về cuộc khủng hoảng nhập cư, về việc « tổ chức đón tiếp những người tị nạn và phân bổ một cách công bằng tại châu Âu », chủ yếu là những gia đình phải trốn chạy cuộc nội chiến ở Syria.