mercredi 2 avril 2025

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 02.04.2025

1. "Cháy nhà lúc rạng sáng ở TPHCM, 3 người tử vong"- Được biết chủ tịch Nguyễn Văn Được đã đến tận nơi kiểm tra, thăm và chia sẻ nỗi đau của gia đình.

"Chủ tịch TPHCM Nguyễn Văn Được thăm hỏi, yêu cầu khắc phục nhanh vụ cháy tại Xóm Củi". Đám cháy khiến ba người tử vong (hai người lớn và một trẻ em). Thời điểm cháy trong nhà có tám người, năm người đã kịp thoát ra ngoài.

2. "Hiệu trưởng nói giáo viên là ‘gái bao’, huyện vào cuộc"- Sáng nay kể tin này cho một cô hiệu trưởng nghe, cô ấy lè lưỡi. ""Vụ việc này xảy ra ngày 27-11-2021, trong lúc tôi bồng bột, nóng tính nên đã nói giáo viên là "gái bao". Trước đó giáo viên có đi ăn cơm, tiếp khách với UBND xã mời mà tôi không được biết"- Hay là vì không được mời mà... gato, huhu.

Võ Xuân Sơn – Không đồng ý việc Trung Quốc diễu binh trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Tôi nhớ, trong hồi ký của Frank Snepp có nói đến cuộc thương thuyết giữa Mỹ và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) những ngày cuối tháng 4 năm 1975.

Theo đó, phía Bắc Việt và Việt Cộng nói sẽ pháo kích bao nhiêu phát đạn (tôi không nhớ rõ số liệu) vô Dinh Độc Lập. Theo tinh toán của phía Mỹ, thì với “sai số cho phép”, Đại sứ quán Mỹ cũng sẽ trúng hàng ngàn phát pháo kích. Lúc đó, Mỹ rất lo ngại việc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sẽ tử thủ, dẫn đến cuộc pháo kích làm mất mặt nước Mỹ kia.

Theo những nguồn tin khác, trước khi Tổng thống Dương Văn Minh trong giờ phút quyết định, đã có kẻ đại diện cho chính quyền Bắc Kinh khi đó, đến và yêu cầu Tổng thống Dương Văn Minh tử thủ, họ sẽ thay thế Mỹ chống lưng cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Thế nhưng, để tránh một cuộc tắm máu cho Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.04.2025


 

mardi 1 avril 2025

Phúc Lai - Viết dài vừa vừa về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 01/04/2025

 

Ngày này ba năm trước, ngày 1 tháng Tư năm 2022, quân Nga xâm lược chính thức rút chạy khỏi thủ đô Kyiv…

Và nó cũng chấm dứt luôn cho chúng ta niềm lo lắng khắc khoải suốt hơn một tháng, hướng về thành phố Kyiv đang lâm nguy. Sáng sớm nay thấy anh Quang bên Kyiv nhắc lại kỷ niệm, các ký ức lại hiện về.

Có lẽ hình ảnh ấn tượng nhất là những bức ảnh của Lee Durant chụp con đường ở đây, chất đầy xác xe cơ giới của Nga, đúng là “hút tầm mắt.” Lúc đó chiến tranh mới hiểu rõ: Người Ukraine mạnh mẽ như thế nào. Và cũng từ đó chúng ta hiểu: Putler không thể thắng được cuộc chiến tranh này.

Từ Thức - Trịnh Công Sơn và những ngày Văn khoa

(Gởi những người bạn Sài Gòn ngày xưa)

Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ ? (VĐL)

Một ngày đầu tháng Tư (2001), tôi lên phi trường Charles de Gaulle đón một người bạn từ Việt Nam qua. Trên xe về Paris, anh ta hỏi : Cậu có nghe tin về Trịnh Công Sơn (TCS) ? Tôi gật đầu : mấy hôm trước, có người gọi dây nói cho hay Sơn vừa từ trần.

Anh bạn nói đám tang Sơn rất đông. Người ta ở đâu đổ về như kiến, chật cả đường phố. Quen có, lạ có. Không đủ chỗ đặt vòng hoa phúng điếu. Tôi nói với ông bạn : Như vậy, cái xứ của ông vẫn còn văn minh, vẫn còn thuốc chữa.

Đó là cái tin lạc quan nhất về Việt Nam mà tôi được nghe từ nhiều năm nay. Dostoievski nói : Cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại. C’est la beauté qui va sauver le monde. Bỏ công ăn việc làm , đến tiễn đưa một thi sĩ - TCS trước hết là một thi sĩ, tác phẩm TCS là những bài thơ phổ nhạc - chứng tỏ người ta còn nghĩ đến cái đẹp, người ta còn có tâm hồn.

Lê Minh Hạ - Tấm hình đi qua một phần tư thế kỷ

 

Có rất nhiều điều để nhớ, đã qua trong tấm hình này.

Khi Sài Gòn tiễn đưa một người vừa nằm xuống năm 2001 - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.  Đây là một trong ba cuộc tiễn đưa có đông người đi cùng nhứt sau 1975 ở Sài Gòn.

Trước đó là lần cả Sài Gòn và các nơi  đổ về đưa tiễn cố nghệ sĩ Thanh Nga (1978) và sau  đó 18 năm, là lần đưa tiễn diễn viên Lê Công Tuấn Anh (1996). Cả ba cuộc tiễn đưa đều khiến Sài Gòn rúng động, khi cả ba người nghệ sĩ nổi tiếng đều đi xa khi còn trẻ.

Nguyễn Hải Đông - Hình ảnh đám tang Trịnh Công Sơn

 

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất ngày 1 tháng 4 năm 2001.

Lúc đó có mình tui được phân công chụp hình đám tang nên trực suốt ở nhà nhạc sĩ. Nhóm quay phim cũng toàn tay máy tên tuổi lứa 30 lúc đó, anh Phạm Hoàng Nam, Trinh Hoan… Ngay cả báo đài cũng phải ở ngoài đầu hẻm chớ không đem máy vô nhà quay chụp gì.

Tui nhớ ba tui, họa sĩ Chóe, mang bức tranh sơn dầu vẽ chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tới viếng. Chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ba Chóe vẽ chỉ bằng một nét, tới cuối ghi hai chữ “hẹn gặp…” rồi ký tên.

Lê Đức Dục - Hôm nay, lại nghĩ về ông Trịnh...

 

Thế kỷ 20 của người Việt, với bom rơi đạn lạc, với chia ly và thống khổ, thật may mắn khi có một Trịnh Công Sơn.

Ông sinh ra để tiên cảm và hát về những vết thương (hình như rất khó lành) trên da thịt và tâm hồn của đất nước này.

Tôi thì tin rằng ông Trời sinh ra Trịnh Công Sơn như một món quà, không, không phải là quà, đó là cái duyên trong “vạn sự tùy duyên” của nước Việt.

Nguyễn Ngọc Chính - Có thể bạn chưa biết về Tháp Eiffel

 

Cho dù có đến đây để “nhìn tận mắt, rờ tận tay” tòa tháp cao sừng sững giữa thủ đô Paris hoa lệ, nhưng chúng ta vẫn chưa thể tự hào là người biết rõ Tháp Eiffel ngoài những thông tin đã được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng.   

Mọi người đều biết tên của ngọn tháp này được đặt theo tên của kiến trúc sư Gustave Eiffel. Biết vậy nhưng ông đồng thời còn là một nhà thầu, một nhà chuyên môn về các kết cấu kim loại và là một nhà khí tượng học.

Tuy nhiên, ông lại không phải là người sáng tạo ra công trình này, mà chủ nhân thực sự của bản vẽ ban đầu chính là hai đồng nghiệp của ông - Maurice Koechlin và Emile Nouguier.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 01.04.2025

 

Tin sáng

1. Tin hân hoan phấn khởi hồ hởi tưng bừng vui tươi lạc quan khí thế ngút trời nhất trưa nay là, cái thằng dùng gậy bóng chày đánh người đàn ông chở cháu bé ở Bình Dương dù chưa va chạm giao thông ấy, đã bị bắt tại Khánh Hòa. Cảnh sát hình sự Bình Dương ra tận Khánh Hòa đón lõng thằng này khi đang lái xe về lại nhà. 

Nhà cháu cà phê về và reo ầm lên khi thấy ảnh nó chân đeo lắc bạc ngoan ngoãn đứng cho công an... chụp hình. Trước đấy, năm nào đấy, ở Hà Nội cũng có vụ một thằng đi xe ô tô, cũng xuống dùng gậy bóng chày "tác động vật lý" vào người đi đường, thấy thiên hạ bảo, có khi cũng là thằng này. Dân Nghệ An vào tận Bình Dương mà đếch sợ ai thì nể thật.

"Tài xế Nguyễn Tiến Hải, 40 tuổi, quê Nghệ An bị tạm giữ tại Khánh Hòa. Sau khi đánh người, tài xế này đã đi từ Bình Dương hướng về quê".

Lưu Trọng Văn - Một thành phố bốn phương hội tụ

 

Trần Tiến từ Vũng Tàu xuất hiện với cái mũ kê-pi trên đầu. Mấy năm lại đây không lúc nào rời chiếc mũ. Người nghệ sĩ, thần tượng một thời của biết bao cô nàng xinh đẹp, đến chết cũng không muốn đánh mất hình ảnh của mình mà.

Một Trần Tiến kềnh càng lãng tử rậm rịt tóc râu… giờ thời gian và bệnh tật đã tước bỏ gần hết. Nhưng trời thương vẫn còn để lại giọng hát, và các cô nàng xinh đẹp thương vẫn “mắn đẻ” không ngừng cho ra đời những giai điệu mê đắm.

Mỗi lần gặp Trần Tiến là lại thòi lòi ra một bài hát mới. Trần Tiến không hỏi “bài này cậu nghe chưa nhỉ” vì làm sao mà nghe được khi nó vừa ra… lò.

Võ Xuân Sơn - Hy vọng ?

 

Không nhiều người bàn tán, nhưng cũng đủ nhiều để khi vô Facebook là tôi thấy được ngay, việc Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên gặp một số nhân sĩ trí thức, những người đã có lúc bị coi là “phản động”.

Với ông Nên, chuyện này không phải là chuyện lạ. Lần trước, khi cả Ban chỉ đạo phòng chống dịch đi theo đường lối cực đoan nhất, tìm mọi cách bịt miệng mọi ý kiến phản biện, chính ông đã yêu cầu gặp mặt, hoặc đích thân ông ông liên lạc với những người phản đối lại cách chống dịch gây ra nhiều hệ lụy.

Ông cũng là người duy nhất trong tất cả các lãnh đạo cấp cao, đứng ra xin lỗi người dân, kể từ khi vụ dịch xảy ra, cho đến khi những vụ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi bị phanh phui.

Nguyễn Ngọc Chu - Động đất Miến Điện và động đất Việt Nam

 

“Mất bò mới lo làm chuồng” là câu thành ngữ nổi tiếng, hầu như ai cũng nhớ, nhưng trên thực tế, thì chẳng mấy ai để ý khi vấn đề liên quan đến tài sản công hay vận mệnh chung.

Nhưng “mất bò” còn là nhẹ. Vì nhiều trường hợp liên quan đến tính mạng, không chỉ một cá nhân, mà của nhiều người, của nhiều đời nhưng cũng không mảy may lo lắng. Không phải “Xem cái chết nhẹ tựa lông hồng” của bậc kẻ sĩ, mà bởi vì “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, liều hơn là “Điếc không sợ súng”.

Thảm họa động đất 7,7 độ richter kinh hoàng ở Miến Điện ngày 28/03/2025 sẽ còn tác động dài lâu. Không chỉ đối với Miến Điện, mà cả toàn bộ Đông Nam Á. Tác động nguy hại không phải chỉ nằm ở phục hồi tổn thất to lớn, mà lo lắng hơn, sợ hãi hơn - là sẽ tiếp tục xuất hiện các trận động đất mới.

Hoàng Linh - Tưởng rằng đã quên, cuộc đời sẽ yên

 

Năm 2014 bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dự lễ động thổ bệnh viện ở Hà Nam. Mới đây Thanh tra chính phủ kết luận dự án Bạch Mai 2, Việt Đức 2 có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra đồng thời kiến nghị xử lý trách nhiệm bộ trưởng Y tế cùng thời kỳ.

Chiều 21-03, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hưng Yên cho biết vừa khởi tố nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Bật Khách để điều tra vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hưng Yên cho biết đơn vị này đang thụ lý, điều tra vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản và thương mại Thăng Long (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên).

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.04.2025


 

Nguyễn Thông - Lễ Phục sinh và nhà thờ

 

Đã sang đầu tháng Tư tây, hôm nay 1.4. Nhà cháu không có ý định viết gì về ngày này, còn được gọi là "cá tháng tư", ngày nói dối. Cũng không về 24 năm ngày mất (1.4) nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - nhạc sĩ "vĩ đại" nhất xứ này, mặc dù đang nghe "Sơn ca 7" bản thu trước 1975 (bản hay nhất).

Nhà cháu chỉ đăng lại có bổ sung bài nhỏ về sự kiện lớn, cực lớn: Lễ Phục sinh, bởi sắp tới lễ rồi.

Năm nay 2025, lễ Phục sinh, ngày lễ lớn nhất, quan trọng nhất của đạo Thiên chúa (công giáo) sẽ diễn ra vào Chủ nhật (Chúa nhật, ngày của Chúa) 20.4.

Nguyễn Chiến Thắng - Thỏa thuận khoáng sản Ukraine : Đâu là sự thật ?

 

Không đạt được ý đồ thực dân hóa kho báu đất hiếm và khoáng sản dưới lòng đất của Ukraine, Trump lộ diện tính côn đồ.

Vào ngày 31/03/2025 trong cuộc phỏng vấn với các nhà báo, Trump lu loa rằng Tổng thống Ukraine Zelensky muốn rút khỏi thỏa thuận khoáng sản và đưa ra những đe dọa rất trắng trợn.

Theo UP, trước báo giới Trump đã tuyên bố rằng: "Ông ấy đang cố gắng rút khỏi thỏa thuận đất hiếm và nếu làm vậy, ông ấy sẽ gặp phải một số vấn đề, những vấn đề rất, rất lớn." Đồng thời, Trump nhắc lại rằng Ukraine sẽ không bao giờ trở thành thành viên NATO: "Ông ấy muốn trở thành thành viên của NATO, nhưng ông ấy sẽ không bao giờ đạt được. Ông ấy hiểu điều đó" - Trump nói.

Bùi Chí Vinh - Khi bạo chúa sợ thích khách

 

Sau nhng cuc đi đêm vi Trump

Putin xut hin như mt con ngáo p

Da mt căng đến thi phng rp

Thi mt gã “ma nơ canh” bp b nói tiếng người

Nguyễn Anh Huy - Luận chữ nghiệp qua ông Minh Tuệ

 

Một fan của ông Tuệ biên tút đỏ rằng Thái và Miến từ chối cho ông Tuệ nhập cảnh nên bị động đất. Một giọng điệu đầy sân si và u mê.

Có nhiều người tuyên bố trên Facebook rằng ai xúc phạm đến ông Tuệ sẽ bị quả báo. Tui không biết hai chữ " xúc phạm" này được hiểu thế nào nên biên tút này.

Thứ nhứt, mạng xã hội có nghĩa là sự kết nối các cá nhân trong xã hội qua một mạng lưới. Ở đó, con người liên kết với nhau qua việc kết bạn, bình phẩm, nhận xét. Ông Tuệ ngày nào cũng được các YouTuber, TikToker, Facebooker đưa lên mạng làm chủ đề. Ông Tuệ biết rõ rằng họ quay video để làm YouTube (ông ấy nói rõ ra YouTuber quay ông là cách tạo thu nhập cho họ) vẫn để họ quay, phỏng vấn.

Phạm Công Luận - Bà Tư quáng gà và gánh chè đêm

 

Nửa thế kỷ trước, món chè của bà Tư Từ như một huyền thoại của đám con nít ở Phú Nhuận.

Dù nó chẳng mắc mỏ gì, cũng chỉ là món ăn vặt của người bình dân thôi mà hôm nào ăn được món chè thơm ngon đó thì thật là sung sướng. Có lý do để luôn thèm luôn tiếc là bà thường đi qua xóm rất nhanh, mới nghe tiếng rao đã biến mất nên dễ bị hụt ăn. Có khi thấy bà dừng bước trước nhà, chạy vô xin người lớn mua cho thì bà đã đi đâu mất. 

Khi tôi nhắc về món chè của bà Tư Từ, chị Yến con của bà rơm rớm nước mắt. Câu chuyện khiến chị nhớ gánh chè của má chị quá chừng quá đỗi. Lâu nay tuy được nghe nhiều những lời khen về gánh chè hồi xưa đó, mỗi lần như vậy chị lại cồn cào nhớ người mẹ đã khuất bóng từ lâu. Món chè đó tuy đơn sơ giản dị thôi nhưng được mẹ chị nấu bằng sự tận tụy của một phụ nữ mê làm bếp, đã nấu thì phải làm sao cho thật ngon.