Công tố viên thay
đổi tội danh từ "giết người" sang "chống người thi hành công
vụ" cho 19 nông dân Đồng Tâm là có lắng nghe.
Tuy nhiên, các
hành vi phạm tội của các nông dân Đồng Tâm được nêu ra ở phiên tòa này đều xảy
ra sau cuộc đột kích của cảnh sát, Rằm tháng Chạp năm ngoái.
Nếu, vụ án được
nhìn nhận một cách khách quan, phải có điều tra độc lập để xem xét tính hợp
pháp của việc đang đêm "xâm phạm chỗ ở" của các công dân Đồng Tâm,
thì mới có thể đánh giá các hành vi tiếp theo là
phạm tội hay không phạm tội.
Tôi bào chữa cho
6 bị cáo: Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Thị
Đục (tội giết người) và Nguyễn Thị Dung (tội chống người thi hành công vụ).
Lời đầu tiên, tôi
xin được gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân trong vụ án này. Và cùng
với sự chia sẻ nỗi cảm thông ấy, chúng ta ở đây có một nhiệm vụ quan trọng
không kém, đó là làm cho sáng tỏ những sự thật thực sự của nó.
Và thật cảm kích,
tôi rất cảm ơn các vị đại diện Viện Kiểm sát đã chuyển tội danh đối với 19 bị
cáo, từ tội Giết người sang Chống người thi hành công vụ.
Khi tôi lên bào
chữa, phần tôi tập trung nhất vẫn là các chứng cứ là các dữ liệu điện tử, là
những video, clip được trình chiếu không rõ nguồn gốc. Và nó được kiểm sát viên
sử dụng để làm căn cứ luận tội với các bị cáo, nói rằng đó là lời nhận tội được
thực hiện ghi âm, ghi hình tại giai đoạn điều tra.
Tôi nói, đề nghị
được trình chiếu hoặc chỉ cần cho hiển thị bất kể một hình ảnh nào của các đoạn
ghi hình này lên màn hình để tôi có thể sử dụng trực
tiếp vào việc biện hộ. Tôi bị từ chối.
Và tôi đáp lại,
việc chứng minh tội phạm phải hợp pháp và mọi sự thật dù không thu thập hợp
pháp thì cũng không có giá trị pháp lý và không được dùng vào việc giải quyết
vụ án. Hợp pháp là chốt chặn cuối cùng trong câu đoạn quy định tại Hiến pháp,
nó chính là sức mạnh của tính hợp pháp là cao nhất.
BIÊN
BẢN PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN “GIẾT NGƯỜI” VÀ “CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG
VỤ XẢY RA TẠI THÔN HOÀNH, ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI NGÀY 09/01/2020
Chiều ngày 1 (07/9/2020) và sáng ngày 2
(08/9/2020)
PHIÊN TÒA TIẾP TỤC (Lúc 13h30)
ĐẠI DIỆN VIỆN KIỂM SÁT (VKS) TIẾP TỤC ĐỌC
BẢN CÁO TRẠNG Phần đọc của đại diện VKS kéo dài hơn 2h30,
mọi người trong phòng xử án chăm chú lắng nghe, dù mệt và buồn ngủ.
Đại diện VKS đọc xong bản cáo trạng lúc 15h15. HĐXX nghỉ giải lao. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ (HĐXX) TIẾP TỤC LÀM VIỆC
(15h35)
Với công an Hà
Nội thì việc dẹp tan bạo loạn ở Đồng Tâm do "tội phạm" Lê Đình Kình
chủ mưu và cầm đầu là một "chiến công oanh liệt”.
Chính vì đại
tướng Tô Lâm coi là "chiến công oanh liệt" nên ngay lập tức sau cái
chết dù không rõ vì sao cùng rơi xuống hố của ba sĩ quan an ninh, công an Hà
Nội và đại tướng Tô Lâm đã làm rất nhanh hồ sơ trình trực tiếp cho chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng ký thưởng huân chương chiến công cho ba sĩ quan trên.
Gần 6 giờ chiều
nay, tôi có việc sang nhà anh trai ở Mễ Trì, phải đi qua đường Phạm Văn Bạch,
là nơi đang diễn ra phiên tòa xử 29 nông dân ở Đồng Tâm.
Quang cảnh đập
vào mắt là dây vàng quấn quanh các thân cây, chặn ko cho một người dân nào bén
mảng suốt dọc một quãng vỉa hè dài từ đầu đường PVB cho đến hết Bệnh viện Huyết
học. Đầu các con ngõ nhỏ có thể dẫn tới khu vực tòa án đều có các hàng rào sắt
di động và dây chăng. Cư dân ở đó đi qua khá nhiêu khê.
Và dĩ nhiên, thứ không thể thiếu : đó là áo vàng, áo
xanh, áo đen (cảnh sát cơ động), dân phòng rải khắp nơi. Tôi thường xuyên đi
qua đây, vậy mà lần này nhìn thấy cảnh đó, bỗng nhiên thấy rùng mình (ghê tởm).
Từ
đầu cuộc khủng hoảng Mỹ-Trung, Matthew Pottinger, trợ lý cố vấn quốc
gia và là chuyên gia về Trung Quốc, đã trở thành một trong những nhân
vật có nhiều ảnh hưởng nhất Washington. Ở tuổi 46, cựu nhà báo và cựu sĩ
quan thủy quân lục chiến không có quá trình bình thường như những cố
vấn khác của ông Trump. Pottinger nổi tiếng là nghiêm túc và tài năng.
Từ nhà báo thường trú Bắc Kinh đến sĩ quan thủy quân lục chiến
Hiểu
rất nhiều về Trung Quốc, ông đã sống nhiều năm tại Hoa lục. Kiến thức
sâu sắc về văn hóa và chính trị Trung Quốc khiến Matthew Pottinger vô
cùng nghi kỵ Bắc Kinh.
Tòa án Việt Nam
có lẽ là nơi đầu tiên trong lịch sử hiện đại cho phép chiếu một bộ phim tuyên
giáo có dàn dựng ngay trong phiên tranh luận. Đây là hoạt động không thể tin
nổi - là có thể xảy ra trong một xã hội bình thường.
Trên thế giới,
việc trình chiếu video trước tòa chỉ được thực hiện khi nó được coi là ‘’bằng
chứng’’ và phải được xác thực. Bằng chứng dạng video không thể đơn giản là một
đoạn phim tuyên truyền do VTV công chiếu.
Bất kỳ tư liệu
nào, một khi đã qua chỉnh sửa đều KHÔNG được coi là
bằng chứng. Những loại tư liệu như thế KHÔNG có bất cứ giá trị nào trước tòa.
Nó thậm chí phải bị cấm vì có ảnh hưởng đến phán quyết khách quan.
Biên bản 47 trang
này, đề ngày 5-6-2020, có thể được xem là tài liệu “gốc” và “chính thức” liên
quan vụ án Đồng Tâm vì nó là “cơ sở” cho cáo trạng cũng như là nguồn cho báo
chí.
Thực chất các báo
chỉ “lấy tin” và “điều tra” vụ việc dựa vào nguồn này, nếu không nói báo chí
chỉ đơn giản “xào nấu” và “luộc lại” từ những gì được viết trong đó.
“Bản kết luận”
dày đặc tình tiết nhưng điều căn bản nhất cho một biên bản điều tra hình sự là
chứng nhân thì “bản kết luận” – thuật lại các diễn tiến bằng ngôn ngữ cụ thể
hóa như một kịch bản điện ảnh – không hề đưa ra bất kỳ dòng nào liên quan nhân
chứng, để giúp cho thấy bản kết luận không phải là một biên bản ngụy dựng với
mục đích duy nhất kết tội cho bằng được các "bị cáo”.
Hôm nay, ngày xét
xử đầu tiên của vụ án xảy ra tại thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội ngày
09/01/2020; vụ án này dự kiến sẽ diễn ra 10 ngày tại trụ sở Tòa án Nhân dân
(TAND) cấp cao tại Hà Nội.
Một thực tế là
các vụ án mang màu sắc chính trị thì việc kiểm soát an ninh chặt chẽ từ vòng
ngoài là chuyện thường, và tôi không tỏ thái độ khó chịu dù bị kiểm tra ít nhất
4 vòng.
Tuy nhiên, điều
khiến tôi vô cùng phẫn nộ đối với việc tổ chức phiên tòa sáng nay là những vấn
đề sau:
Tình trạng bạo lực, quá tải xét nghiệm Covid, hỗ trợ của Nhà nước cho
doanh nghiệp, làm cách nào thúc đẩy Made in France, đó là các chủ đề
thời sự trên trang nhất các báo hôm nay. Về quốc tế, quan hệ châu
Âu-Trung Quốc, phong trào phản kháng ở Belarus được chú ý nhiều nhất.
Hai chuyến công du để khuyến dụ châu Âu
Trong bài « Châu Âu không còn để bị Bắc Kinh dụ dỗ », Le Monde
nhận định vòng công du của hai nhà lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc -
trước cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu (EU)
và Tập Cận Bình ngày 14/09/2020 – đã kết thúc với những thất bại.
Nhìn con trẻ vào
lớp 1 phải mua 23 loại sách cùng tập viết với hơn 800 ngàn đồng, muốn chửi phát
nhưng không biết chửi vào đâu cho đúng địa chỉ. Số sách này có thể là gợi ý
không bắt buộc phải mua tất cả nhưng vẫn không thể chấp nhận được.
Vào trang anh Trương
Điện Thắng, anh nói anh không tin một cuốn sách giáo khoa có số lượng in cực
lớn, giá lại cao gấp 2 lần cuốn tiểu thuyết chỉ in 1.000 bản trên cùng một loại
giấy, muốn chửi thêm phát nữa.
Tôi từng viết về
nền giáo dục thối nát, nhưng chưa hề chửi ông Bộ trưởng đương nhiệm. Thấy thiên
hạ chửi ông nhiều quá, tôi đã phải tìm đọc bản luận án tiến sĩ của ông để xem
ông đã có phát minh sáng kiến gì, trí tuệ của ông có bị cơ chế kiềm hãm không
phát tiết được chăng ? Bản luận án đó mang tên, nguyên văn đăng trên Thư viện
quốc gia : “Vai trò của đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa ở Mailaixia, 1999”.
Ngày 4.9.2020
chính quyền cho đốn hạ một cây xanh thuộc loại lim sét trước Dinh Độc Lập khiến
cho người dân đi từ ngạc nhiên đến tức giận, nhất là những người dân cố cựu sống tại Saigon.
Để biện bạch cho
việc sai trái đó, họ nói rằng cây này bị sâu bịnh, và được trồng năm 1975... Họ
nói lấp lửng năm 75, như kiểu cho rằng cây này cũng mới được trồng sau này chứ
không phải quý báu gì, để người dân tưởng rằng cây này được trồng sau
"giải phóng" ...
Nhưng nếu nhìn từ
những hình chụp thời trước ta có thể thấy trước năm 75 cây này đã rất là cao
lớn, vì vậy nó không thể được trồng năm 75 mà có thể rất lâu trước đó.
Sau Việt Nam, đến
Hồng Kông, Thái, Đài Loan... cũng bắt đầu vào chiến dịch tẩy chay phim Mulan (Hoa Mộc Lan) và
diễn viên Lưu Diệc Phi.
Hãng phim Disney
định làm lớn trong năm nay với phim Mulan, với kế hoạch đặc biệt khi có dịch Covid-19
diễn ra. Từ tháng Ba, hãng này dự định cho trình chiếu bán vé online, như một
cuộc cách mạng về điện ảnh trực tuyến. Thế nhưng đại tác phẩm điện ảnh mang câu
chuyện kể Trung Quốc đã vấp phải vô số điều xui rủi.
Nguyên do của
cuộc tẩy chay đang lan rộng ở nhiều quốc gia như
Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông… bởi diễn viên Lưu Diệc Phi trước đó đã cho đăng
một thông điệp trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, có nội dung bằng tiếng
Anh là: “I also support Hong Kong police.
You can beat me up now”. (tạm dịch: Tôi cũng ủng hộ việc làm của cảnh sát
Hồng Kông đó. Có ngon thì đánh tôi đi”). Đã vậy, cô ta còn thêm “What a shame for Hong Kong.” (thật xấu
hổ cho cái đất Hồng Kông).
Đường điện gần đập Nậm Thôn 2, tỉnh Khammouane, Lào. Ảnh chụp ngày 28/10/2013.
(Reuters)
– Chủ nợ Trung Quốc nắm quyền kiểm soát đa số lưới điện Lào
Nước Lào nhỏ và nghèo chuẩn bị nhường lại việc kiểm
soát phần lớn mạng lưới điện cho một công ty Trung Quốc do nợ nần đang chồng
chất. Một nguồn tin thông thạo về hồ sơ này hôm 04/09/2020 cho biết như trên,
trong bối cảnh Bắc Kinh bị tố cáo « ngoại giao bẫy nợ » : Trung
Quốc là chủ nợ lớn nhất của Lào.
Thỏa thuận được ký kết giữa Công ty Điện lực Lào
(EdL) và China Southern Power Grid Co. giúp công ty Trung Quốc nắm phần lớn
quyền kiểm soát công ty mới Electricite du Laos Transmission Company Limited
(EDLT), đầu tư 2 tỉ đô la phát triển mạng lưới. Với kỳ vọng trở thành
« nguồn điện của Đông Nam Á », Lào đầu tư rất nhiều vào thủy điện,
phần lớn dựa vào vốn Trung Quốc. Nhưng các công trình này cùng với dự án tàu
cao tốc làm cho nợ nần của Lào ngày tăng cao, khiến nước này bị trói buộc với
Trung Quốc.
Đây là cuộc tiếp xúc cấp cao nhất giữa đôi bên từ khi xảy ra một cuộc
đụng độ hồi tháng Sáu ở vùng biên giới Ladakh, làm 20 lính Ấn Độ tử
thương.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn, ông Rajnath Singh gặp đồng nhiệm
Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) hai tiếng đồng hồ, bên lề cuộc
họp bộ trưởng quốc phòng các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (gồm
Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nga, Kazakhstan, Kyrghyzstan, Tajikistan,
Uzbekistan).
Các nước Đông Nam Á là nơi trung chuyển lý tưởng để sang Thổ Nhĩ Kỳ
đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi phải chạy trốn sự đàn áp của
chính quyền Trung Quốc.
Ông Mohd Redzuan Md Yusof, bộ trưởng đặc
nhiệm thuộc văn phòng thủ tướng, viết rằng Malaysia tôn trọng việc nội
bộ của nước khác. Tuy nhiên nếu có những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ chạy
sang Malaysia để tìm kiếm sự bảo vệ, thì Malayssia « sẽ không cho dẫn độ dù Trung Quốc có yêu cầu ».
Dưới áp lực của Mỹ, Iran đã phải cho phép AIEA vào một trong hai địa
điểm nguyên tử, bị nghi ngờ là đã có hoạt động mà không khai báo trong
quá khứ. Các thanh tra đã lấy mẫu, kết quả phân tích phải chờ ba tháng
nữa.
Báo cáo thứ nhất của AIEA cho biết sẽ thanh tra địa điểm
nguyên tử thứ hai trong tháng Chín, vào thời điểm thỏa thuận với Iran.
Còn theo báo cáo thứ hai, số lượng uranium làm giàu ở mức thấp mà
Teheran tích trữ cho đến cuối tháng Tám lên đến 2.105,4 kg, trong khi
hiệp ước Vienna chỉ cho phép trữ 202,8 kg. Trong báo cáo trước đó vào
tháng Sáu, trữ lượng là 1.571,6 kg.
Đệ nhất phu nhân Melania Trump tại Đại hội đảng Cộng Hòa ngày 26/08/2020.
Đăng ngày:
Trên Twitter, bà Melania Trump phản ứng : « Bài viết của The
Atlantic không đúng sự thực. Câu chuyện đã trở nên trầm trọng khi cứ tin
vào những nguồn ẩn danh, mà không biết được động cơ của họ là gì. Đó
không phải là báo chí mà là đấu đá, và như vậy không phục vụ được gì cho
người dân ở đất nước vĩ đại của chúng ta ».
Trước vấn đề đặc biệt nhạy cảm tại một đất nước rất tôn trọng giới quân nhân, tổng thống Donald Trump nhanh chóng tố cáo « những kẻ dối trá ». Hôm qua ông viết thêm : « The Atlantic, cũng như đa số các tạp chí, đang chết dần nên phải sáng tác ra những câu chuyện để thu hút sự chú ý ».
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thăm Palao ngày 28/08/2020.
(AFP) - Palao
đề nghị Washington lập căn cứ quân sự
Quần đảo Palao ở Thái Bình Dương đã đề
nghị Hoa Kỳ lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình, tại khu vực mà Washington cố
gắng ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc.
Ngoài quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, Palao
còn là một trong bốn quốc gia ở Thái Bình Dương công nhận Đài Loan, do vậy Bắc
Kinh không còn cho du khách từ Hoa lục đến đây. Tổng thống Palao, Tommy
Remengeseau nói với bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper khi ông đến thăm
quần đảo tuần trước, là hoan nghênh Mỹ đóng quân. Palao sẵn sàng cho lập các căn
cứ hải lục không quân, và đề nghị các tàu tuần duyên Mỹ thường xuyên hiện diện
tại đây.