Ông Bắc Son trong mấy ngày, sau khi quanh
co lắt léo đánh võng mồm miệng. Sau thời kỳ gia đình ông hoãn binh đến gan lì
việc trả lại tiền; cuối cùng, thấy án tử treo trước mắt, đã kịp thời trả lại đủ
số tiền tham nhũng (cho một thương vụ).
Cũng như không ít quan chức năm xưa ra
tòa, ông Son xin lỗi Đảng. Nhắc về nhân dân, ông chỉ nói rằng hành vi của ông
gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Chẳng thấy ông xin lỗi
nhân dân.
Bất chấp đàn áp, các cuộc xuống đường ở Hồng Kông diễn ra liên tục
trong nhiều tháng và dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2020. (Hình: Getty Images)
(Người Việt 25/12/2019)Có một số năm trong lịch sử như 1848,
1917, 1968, 1989, mà khi nhắc đến gợi cho người ta hình ảnh của những cuộc xuống
đuờng, biểu tình phản đối và nổi dậy cách mạng.
Khi các sử gia nhìn lại năm 2019 này, có
thể rằng họ cũng công nhận năm nay cũng là một năm của những cuộc xuống đường.
Trên phương diện bao quát về địa lý, khó
có thể tìm ra một năm nào có thể so sánh với năm nay. Xuống đường phản đối lớn
đủ để làm xáo trộn đời sống hàng ngày và tạo ra hốt hoảng trong các chính quyền
đã xảy ra tại Hồng Kông, Ấn Độ, Chile, Ecuador, Colombia, Pháp, Cộng Hòa Czech,
Nga, Malta, Algeria, Iraq, Iran, Lebanon và Sudan. Và danh sách này còn chưa đầy
đủ.
Thế nhưng tất cả những xáo trộn này cho đến
nay vẫn không có được một giải thích nào bao quát đủ.
(Saigon Nhỏ 26/12/2019) Nhạc
sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả ca khúc Dư Âm đã qua đời lúc 17h15 ngày
26-12-2019 tại nhà riêng, thọ 94 tuổi.
Theo
tài liệu, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5-3-1925 tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở
Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cha của ông
thông thạo bát âm của miền quê Vĩnh Phú, thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả
đào.
Cũng
theo một số tư liệu về ông, thuở bé nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý học ở Trường Quốc học
Vinh và được một giáo viên người Pháp dạy cho những bài hát của Tino Rossi đang
thịnh hành thời đó. Trong thời gian tham gia hoạt động hướng đạo, ông được một
cha cố người Tây Ban Nha cho vào dàn nhạc nhà thờ hát thánh ca.
Quyền lực trong xã hội con người, từ cổ đại
đến nay, đều đặt nền tảng trên sự « chính danh - légitime ». Không có chính
danh thì nói không ai nghe.
Quyền lực (power – pouvoir) ở đây được hiểu
như là « quyền lực » của « quyền lực chính trị », tức là « thẩm quyền » áp đặt
những nguyên tắc luật lệ mà mọi người trong xã hội (thuộc một vùng lãnh thổ nhứt
định) phải tuân thủ.
Sự « chính danh » trong chính trị có thể
có thể được hiểu như là điều « hợp pháp » hay « hợp hiến ». « Légitime » nguyên
thủy bắt nguồn từ Latin « legitimus », có nghĩa là « xác định bằng luật », «
phù hợp với luật lệ ».
Chống Trung Quốc không hề là một "chứng
minh thư" về lòng yêu nước. Cũng như việc chống Nho giáo không hề là động
lực nhằm thúc đẩy dân chủ. Lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy
không phải lúc nào Việt Nam cũng "lệ thuộc" vào Trung Quốc, và cũng
không phải lúc nào Việt Nam cũng "chống" Trung Quốc. Những khoản thời
gian Việt Nam phát triển thường trùng hợp với các giai đoạn Việt Nam"độc lập"
với Trung Quốc.
Nếu ta hiểu "Trung Quốc" bao gồm
dân số 1 tỉ 400 triệu người với tổng sản lượng quốc gia 12.362 tỉ đô la, việc chống
Trung Quốc đồng nghĩa với việc lao đầu vào đá. Hiển nhiên đây không phải là
công việc của người Việt Nam.
Vấn đề đặt ra là Việt Nam làm thế nào để
giữ "độc lập" trước một Trung Quốc giàu mạnh, đang lột xác trở thành
một "đế quốc bành trướng"?
Từ năm 1932 đến 1933, một nạn đói khủng khiếp đã
diễn ra tại Liên bang Xô viết. Gần 5 triệu người đã bị chết đói, trong
đó có đến 4 triệu tại Ukraina. Được gọi là « holodomor » (diệt chủng
bằng nạn đói), thảm trạng này không phải do thiên tai hay mất mùa, là mà
hậu quả của chính sách cưỡng bức tập thể hóa ở nông thôn do đảng Cộng
Sản đưa ra, buộc nông dân phải từ bỏ mảnh đất thân yêu của họ để vào
nông trang hợp tác.
Tại Ukraina, một loạt các chỉ thị trấn áp đã gây ra « nạn đói trong nạn đói, một thảm họa dành riêng cho người Ukraina ».
Đó là danh sách đen các làng và nông trang cần phải trừng phạt vì không
đạt chỉ tiêu về ngũ cốc, tịch thu tất cả những thứ gì có thể ăn được,
kiểm soát biên giới không cho những người nông dân đói khổ ra khỏi làng…
Song
song đó, là một chiến dịch đàn áp trí thức Ukraina : giáo sư, nhà văn,
nghệ sĩ, linh mục bị vu khống, đày ải, tàn sát, nhằm hủy hoại từ gốc rễ
mọi ý định dân tộc vừa chớm nở - bị coi là thách thức cho sự « đoàn kết »
của Liên bang Xô viết, được Stalin tưởng tượng ra.
Tô Linh Hương, con của Tô Huy Rứa, không biết gì về xây dựng nhưng từng nghiễm nhiên lên làm chủ tịch HĐQT một tập đoàn 2.000 kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân.
Hội nghị tổng kết
xây dựng Đảng năm 2019. Ông Trần Quốc Vượng nói : "Hết
sức chú ý công tác nhân sự. Đây là vấn đề quan trọng vì cơ đồ ta xây dựng 75
năm nay sụp đổ hay không cũng do mình thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai
xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta
đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta".
Vậy thì bản chất
của công việc nhân sự lãnh đạo với những ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên trung
ương là gì?
Nói cho cùng chỉ
là câu chuyện trung thực và dối trá, lừa đảo mà thôi.
Chiều ngày
26/12/2019, tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý qua đời đem lại không ít ngậm ngùi cho
người hâm mộ. Ông mất ở tuổi 94, sắp tròn một thế kỷ đời, để lại rất nhiều bài
hát. Nhưng nổi tiếng nhất và được người yêu nhạc hát lại nhiều nhất, vẫn là bài
hát Dư Âm, viết năm 1950.
Từ sau năm 2000,
nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã sống trong hiu quạnh giữa lòng xã hội âm nhạc thương
mại. Những bạn bè, người hâm mộ khi gặp ông, đều nhìn thấy ông tiếc nhớ tháng
ngày vàng son của mình, nhắc bài hát Dư
Âm về số phận của nó sau khi ra đời, cũng mối tình chớm nở của tuổi thanh
xuân.
Khi nhắc, mắt ông
hấp háy nhìn người đối diện, rồi có lúc lặng người, như nhìn xuyên qua cả không
gian để thấy lại những ngày tháng đẹp nhất của mình.
Một người buôn cá từ 20 năm qua nói với đặc phái viên của Libération tại
Phat Sanday, là trước đây mỗi ngày bà mua được một đến hai tấn cá từ
sáu ngư dân quen, nhưng nay chỉ còn 200 ký. Trưởng xóm chài có 400 gia
đình, ông Ly Kimsring cho biết thường thì nước dâng vào tháng Năm, tháng
Sáu, đó là lúc các loài cá từ sông Mê Kông đến sinh sản. Nhưng năm nay
đến tháng Bảy, tháng Tám nước mới ngập, và ngư dân biết rằng thu hoạch
sẽ thất bát vì nước cạn, cá sẽ không vào Biển Hồ.
Những người đánh
cá hy vọng nước sẽ dâng lên từ tháng 12 đến tháng Hai, nhưng mọi người
đều bi quan. Biển Hồ cung cấp đến phân nửa lượng tôm cá cho cả nước Cam
Bốt, gồm cá nước ngọt, nước mặn và cá nuôi. Hệ sinh thái ở đây dựa vào
một sự thăng bằng mong manh, và là hiện tượng độc nhất trên thế giới.
Vừa là hồ vừa là sông, nước Biển Hồ đổ vào sông Mê Kông trong mùa khô và
vào mùa mưa, nước từ Mê Kông lại tràn vào Biển Hồ. Đây là nơi dự trữ
nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, chiếm 7% diện tích Cam Bốt.
Đức Giáo Hoàng Francis hôn tượng Chúa Hài Đồng trong lúc làm lễ đêm
Giáng Sinh tại nhà thờ Thánh Peter ở Vatican. (Hình: Alberto
Pizzoli/AFP via Getty Images)
(Người Việt 24/12/2019)Dù quý vị không biết Chúa Giê Su là ai, ngày Chúa
Giê Su ra đời đã thay đổi lịch sử nhân loại. Ngài sinh ra trong xã hội những
người bị áp bức.
Chúa
Giê Su và cả cha mẹ ngài là những người tị nạn chính trị đầu tiên được ghi
trong lịch sử. Sau khi Chúa bị đóng đinh, các học trò của ngài cũng trở thành
những người tị nạn.
Đó
là một tôn giáo của loài người tị nạn và bị lưu đầy. Vì thế, một thông điệp
mạnh mẽ nhất của mùa Giáng Sinh là: Tự do!
Trong vụ Đinh La Thăng, có đến 45 luật sư bào chữa.
Mấy hôm nay mạng
xã hội xôn xao bởi người nhà bị cáo Son khai là chỉ có 2 tỉ đồng thuê luật sư
thôi. Nghĩa là phí cho luật sư là 2 tỉ trong phiên tòa sơ thẩm. Nhiều người
trầm trồ, ngạc nhiên vì phí cao quá.
Nhưng thật ra,
mình biết, mức phí này là bình thường cho mấy cái đại án, hoặc bào chữa cho mấy
anh bị cáo được dân gian gọi đùa là Củi. Phí ấy bình thường!
Mình nói bình
thường, bởi mình biết mức giá bào chữa cho một số bị cáo nguyên là quan chức có
giá từ 2 đến 3 tỉ đồng/ luật sư. Bị cáo mời nhiều luật sư nhưng mỗi người có
mức giá khác nhau, thậm chí có người xin được bào chữa miễn phí để được có tên.
Tại sao cùng bào chữa mà có người 2 tỉ, có người xin được miễn phí?
Ngày 2.6.2015,
Thủ tướng Dũng trực tiếp ký quyết định 752/QĐ-TTg sáp nhập Đài truyền hình kỹ
thuật số VTC thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông do bộ trưởng Son quản lý vào
VOV-Đài Tiếng nói Việt Nam.
VOV chuyên nói,
bỗng dưng chả mất xu nào lại có cả phương tiện truyền thông... hình VTC.
Sáu tháng sau
ngày 14.12.2015, Lê Mạnh Hà, con trai của đại tướng Lê Đức Anh thay mặt Văn
phòng Chính phủ ký công văn số 2678 công bố ý kiến cũng của Thủ tướng Dũng,
nhưng lần này là cho phép Tổng công ty viễn thông
MobiFone cũng của bộ Thông tin và Truyền thông, tức là cũng thuộc quyền quản lý
của bộ trưởng Son, mua AVG để làm... truyền hình.
Tòa án không thể
triệu tập ông Nguyễn Tấn Dũng để làm rõ thực hư chỉ đạo của thủ tướng cho phép
Mobifone mua lại AVG.
Đó phải là câu
hỏi chất vấn chánh án tòa án tối cao, chất vấn trưởng ban chỉ đạo cải cách tư
pháp.
Nhất là trong các
bản án chống tham nhũng vừa qua, thường không xem xét hành vi thanh toán, giao
dịch tàng trữ ngoại tệ trong các gia đình quan chức tham nhũng.
Gần như tình cờ.
Tôi vừa kết thúc cuốn "Đời Tổng Giám
Mục Puginier", Nguyễn Cảnh Bình cho, trên chuyến bay ra. Thì, lại có
cuốn "Bàn Về Văn Minh" của
Fukuzawa Yukichi cho chuyến bay vào (Nhật Anh – Nhã Nam tặng).
Hai cuốn sách đều
nói tới tình huống lịch sử gần giống nhau vào nửa cuối thế kỷ 19 của cả Việt
Nam và Nhật. Hai cuốn sách cũng cho thấy cách ứng xử rất khách nhau thời bấy
giờ của hai nước.
Fukuzawa Yukichi "Bàn Về
Văn Minh" vào năm thứ 7 của Minh Trị Thiên Hoàng. Kỷ nguyên này bắt
đầu từ khi nước Nhật chấm dứt bế quan tỏa cảng và Fukuzawa, một nhà tư tưởng
được người Nhật tôn vinh, gọi sự kiện Phó đề đốc Perry mang "tối hậu
thư" của Tổng thống Mỹ đòi Nhật mở cửa là một điều "may"(1853).
1. Một vụ bán –
mua cần hai đối tác chính là người bán và kẻ mua. Trong vụ AVG phải khẳng định
ông Phạm Nhật Vũ là người chủ động chào bán trước. AVG bị thua lỗ và ông Phạm
Nhật Vũ cần phải bán. Nên ông Vũ phải rao bán và tìm người mua.
Nếu ông Vũ không
chào bán thì MobiFone không biết AVG. Nếu ông Vũ không bán thì MobiFone không
thể mua AVG. Bởi thế, tội của người chủ động bán là tội của kẻ chủ mưu đầu
tiên. Tội của người mua là tội của kẻ đồng lõa thứ hai. Đó là hai người chơi
chính trong thương vụ bán – mua AVG.
MobiFone là người
mua AVG. Nhưng MobiFone chỉ được mua AVG khi ông Nguyễn Bắc Son cho phép. Nên
trong vụ AVG thì Mobione và ông Nguyễn Bắc Son là người mua. Lãnh đạo MobiFone
và lãnh đạo Bộ Thông tin & Truyền thông (4T) chịu tội của người mua – người
chơi chính thứ hai - mà thiếu người mua thì không có vụ án AVG.
Hồi tôi mới vô
nghề báo, mỗi lần đi đâu ngồi xe số xanh tôi rất hãnh diện. Cứ như mình quan
trọng lắm. Xe số xanh oách, ra đường không ngán ngại ai...
Một lần ngồi nhậu
với mấy ông chú ở quê, một người nói "Đm,
tao ra đường ghét nhứt đám số xanh. Chạy như quân ăn cướp. Thứ mất dạy!"
Từ đó, tôi hết
thích đi số xanh. Thỉnh thoảng cũng đi nhưng không thấy tự hào chi cả.
Nhân
mùa Giáng Sinh của đạo Thiên chúa Giê Su, mà hôm nay chính là lễ vọng Noel -
Christmas, tôi chợt lẩn mẩn nghĩ điều này:
Người
phương Tây, cụ thể là các đức cha (linh mục, giám mục) truyền đạo và người Pháp
"thực dân". Khi tới Việt Nam không chỉ "bóc lột, khai thác thuộc
địa, đặt ách cai trị tàn bạo" (như cách nói của người cộng sản) lên xứ
này, mà còn để lại rất nhiều di sản quý báu, dùng bền tới tận bây giờ.
Đặc
biệt đó là những công trình giao thông, nhà cửa, công sở. Những tài sản ấy,
chẳng hạn hầm đường sắt Hải Vân, đường xe lửa xuyên Việt, cầu Long Biên, Phủ
toàn quyền, Nhà hát lớn, nhà Bưu điện... không có bọn thực dân, tây mũi lõ thì
chả biết dân ta giờ đây có thứ gì để mà hãnh diện.
Việt Nam có ca khúc Giáng sinh nào hay
nhứt? (Thậm chí theo ý riêng, tôi thấy không thua kém gì nhiều ca khúc Giáng
sinh của phương Tây).
Tôi nghĩ đó là bài “Hang Bêlem",
ngợi khen việc Chúa Giê-su sinh ra tại Bêlem.
Ca khúc này do nhạc sĩ Công giáo
Francisco Hải Linh (tên thật là Trần Văn Trị) sáng tác năm 1945. Đây là sáng
tác đầu tay của nhạc sĩ Hải Linh khi ông vừa 25 tuổi, cũng là ca khúc rất phổ
biến trong các thánh lễ Giáng sinh ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam trước năm 1975 (không biết ở miền Bắc cùng thời thì như thế
nào?).
Hang đá nhà thờ Bình Thái,
chụp ngày 12.12.2019. Ảnh: Nguyễn Thông
Cứ theo lịch sử
Thiên Chúa giáo (còn gọi là đạo Gia Tô) thì Đức Chúa Jesus (Giêsu) sinh ngày
25.12, cách nay 2019 năm. Ngày sinh của ngài đã được cả nhân loại thừa nhận là
khởi thủy, mở đầu cho Công lịch, dù rằng thế giới cũng tồn tại song song Phật
lịch (Phật đản) hoặc lịch Hồi giáo (ngày của Muhammad)…
Dẫu mỗi người chúng ta theo hay không theo đạo Gia Tô, không thờ Đức Chúa Giêsu
thì đạo của ngài vẫn gắn bó với mỗi người. Ít nhất là ngày tháng năm sinh được
ghi trong giấy khai sinh, chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu, lý lịch,
v.v.. đều căn theo lịch tính ngày tháng năm liên quan tới ngày sinh của ngài.
Hôm nay 13.12, tức còn 12 ngày nữa mở lễ Giáng sinh. Sinh có nghĩa là sinh đẻ,
sinh ra; giáng nghĩa là từ trên rớt xuống, bay xuống. Tiên giáng trần là tiên
từ trên trời hạ xuống trần gian, xuống cõi trần tục của người đời. Vua (bệ hạ)
giáng lâm để nói về con người có uy như thần thánh xuống chốn nhân gian vậy.
“Giáng thế” nghĩa là thánh thần tiên phật bụt xuất hiện trên thế gian cứu giúp
chúng sinh. Chúa Giêsu sinh ra ở trên đời bởi Đức Chúa Trời cử xuống che chở
cho con người, nên gọi cuộc sinh nở này gọi là Giáng sinh.