Affichage des articles dont le libellé est Xã hội. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Xã hội. Afficher tous les articles

jeudi 18 avril 2024

Võ Khánh Tuyên - Tin đồn sai lệch


Ông Giám đốc Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh (không phải nhà văn Nguyễn Nhật Ánh), Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật Pháp Quốc, vừa lên tiếng xin lỗi về..."thông tin Quấy rối nhân viên nữ" của bản thân mình.

Lời xin lỗi được đưa ra sau khi Ttến sĩ Đặng Hoàng Giang lên tiếng ngừng hợp tác với Nhã Nam, và có hàng loạt status gần đây phản ánh về việc quấy rối tình dục nhân viên nữ tại công sở.

Và trong một bức thư, ông gần như nêu đích danh Nguyễn Nhật Anh - giám đốc  Công  ty Sách Nhã Nam.

Huy Đức - Quyền có họ tên


Về mặt lý thuyết, người Việt bắt đầu được đối xử như những con người kể từ 1995, khi Quốc hội ban hành Bộ Luật Dân Sự.

Trước đổi mới: Không phải ai cũng có quyền khai sinh [đôi khi vì sinh ở nơi chưa có ủy ban hành chính hoặc cha mẹ không hộ khẩu]. Không phải ai cũng có quyền tự do cư trú [bị ràng buộc bởi hộ khẩu].

Không phải ai cũng có quyền tự do đi lại [đi trong nước cũng phải có "giấy đi đường". Không ai có thể tự mình xin cấp hộ chiếu] và, đặc biệt, không có quyền tự kiếm lấy ăn [tư nhân và kinh tế ngoài quốc doanh, tập thể không được công nhận].

Phạm Gia Hiền - Gọi tôi là Vũ

(Ngày Nay 12/04/2024) - Không ai lựa chọn được nơi mình sinh ra, và cũng hiếm ai có thể chọn cái tên đầu đời của mình. Nhưng nếu ngay cả một mảnh giấy xác thực nhân thân còn chưa từng có, thì một người hoàn toàn có thể tự chọn tên cho mình. Dù rằng về pháp lý, điều đó vô nghĩa. Nguyễn Trần Phong Vũ là một người như vậy, một cái tên tự đặt như vậy.

Số không ngoài đời – Bá chủ trên mạng

Bố của Vũ từng là quân nhân, nhưng đào ngũ khi được gửi tới bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Trở về Hà Nội, ông yêu và cưới mẹ Vũ. Đám cưới không giấy hôn thú, hay nói đúng hơn là họ cứ về sống với nhau, rồi lần lượt có 3 mặt con.

Chị cả của Vũ sinh năm 1983, lấy chồng từ năm 17 tuổi. Giấy tờ con cái theo nhà chồng. Anh trai thứ hai của Vũ sinh năm 1990, cũng đã lập gia đình, và giấy tờ con cái theo nhà vợ. Vũ sống cùng gia đình anh chị trong ngôi nhà bố mẹ để lại, ở sâu trong ngõ phố Bạch Mai. Căn nhà mua bán giấy viết tay, dù đã sống mấy chục năm, hai anh em cũng không hợp thức hóa được. Đơn giản vì cả hai không có giấy tờ tùy thân.

mercredi 17 avril 2024

Nguyễn Đông Thức - Lòng biết ơn


Một người bạn của Mô Tô Học Bổng (MTHB) vừa gọi điện trách nhẹ: “Bốn năm giúp cháu ấy vừa học phí vừa học bổng. Cháu ấy tốt nghiệp đại học, mấy tháng rồi không nghe được một lời cảm ơn. MTHB nên coi lại việc hướng dẫn các cháu. Không phải mình giúp để mong đền ơn đáp nghĩa gì. Nhưng có những điều lẽ ra các cháu phải tự biết chứ nhỉ?”

Thật ra MTHB cũng có sơ suất đã không nhắc cháu. Nhưng không lẽ chuyện đó mà cũng phải nhắc? Bao nhiêu năm đi học chắc cũng học được bao điều hay lẽ phải, sao không hiểu được mình ít nhất cũng phải có một lời cảm ơn làm sao với ân nhân của mình?

Bốn năm, có nghĩa là một trăm mấy chục triệu, một số tiền không hề nhỏ. Từ một người hoàn toàn xa lạ với mình. Ao ước được có người giúp đi học vì không giúp là không thể. Vậy mà…

lundi 15 avril 2024

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 15.04.2024


1. "Quảng Ngãi xin Trung ương hơn 5 tỉ đồng để giải thể công ty nhà nước nợ chồng chất"- Ôi Quảng Ngãi đất mẹ anh hùng.

Lớp có mấy ông quê Quảng Ngãi đều vắng đợt họp lớp này, chắc các ổng ở nhà lo việc này he he.

2. Cuộc chiến Israel với Iran khiến cả thế giới nín thở. Có nhà báo cảnh báo, không loại trừ WW3.

Èo mẹ, hòa bình và trái đất nhiều lúc mỏng manh quá.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 14.04.2024

1. "Thâu đêm trung chuyển hành khách sau sự cố sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió"- Vầng, tối qua nhà cháu đã trải, may là, chậm có 3 tiếng so với kế hoạch. Bảy giờ tới ga Huế, em trai ra đón, đưa đi ăn bún, 20 ngàn/ tô. Đã bẩu, Huế mà.

Cái vụ này, là sập hầm á, lão bạn bẩu, cái lo trung tu sửa chữa thì không lo. Là mấy cái hầm ấy, hàng trăm năm, chả ai để ý, giờ nó cứ thùn thụt thùn thụt, sửa bằng chết. Cái vụ ông bạn phải đứng một chân trên tàu từ Tuy Hòa ra Diêu Trì nhà cháu sẽ tường thuật trong một bài khác. Nhà cháu thì, số thiên tử, tới Diêu Trì là có toa mới, nằm ngủ ngon lành.

À nhưng vụ này cũng đường sắt, nhưng thương tâm ạ: "Va chạm với xe chuyên dụng đường sắt, hai chị em tử vong"- Chia buồn với gia đình hai cháu.

Phúc Lai - Chúng ta đang chạy để chết


Chiều nay nghe tin tại giải chạy Tây Hồ hôm qua có một nam thanh niên sinh năm 1990 ngừng tim, được cấp cứu ngừng tuần hoàn tại chỗ rồi đưa vào Bệnh viện, nhưng tiên lượng rất xấu, thấy giật mình.

Chẳng hiểu do tình cờ thế nào, sáng nay tôi nói đúng câu chuyện đó với anh bạn. Tôi đề nghị anh ấy, từ bây giờ chúng mình ở lứa tuổi U60 rồi, ta đi bộ dưỡng sinh. Chuyện trò thế nào, sang chuyện tập chạy.

Thời thanh niên tôi cũng tập chạy, chẳng rõ đã kể cho quý vị nghe lần nào chưa – chạy là rẻ nhất và khá đơn giản. Hồi chưa có mạng internet thì hỏi thày thể dục cũ về kỹ thuật chạy cơ bản, rồi cứ thế tập thôi. Hàng ngày tôi dậy sớm, chạy từ nhà lên đền Quán Thánh rồi chạy về, khoảng 8 ki-lô-mét. Ngày nghỉ, tôi có thể chạy được một vòng Hồ Tây (khoảng 17 ki-lô-mét) rồi chạy về, như vậy là quãng 25 ki-lô-mét, hơn cự ly bán marathon một chút.

dimanche 14 avril 2024

Trần Thị Sánh - Quỳnh Đôi + Quỳnh Hậu = Đôi Hậu


Đọc trên báo, xem ti vi mới thấy việc sáp nhập tên xã, phường, thôn xóm cực kỳ phức tạp, nhiêu khê. Không đơn giản như khi các vị ngồi trong phòng lạnh ra nghị quyết, ra văn bản.

Ví dụ như việc sáp nhập hai xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), không xã nào chịu để mất tên xã của mình. Cuối cùng người ta đi đến phương án dung hòa là chọn hai cái tên ghép cơ học = Đôi Hậu, cái tên vừa không có ý nghĩa gì, vừa ngây ngô, vừa buồn cười.

Tương tự như thế sáp nhập xã Quỳnh Mỹ và Quỳnh Hoa, dự kiến tên xã mới là Hoa Mỹ. Sáp nhập xã Quỳnh Lương và Quỳnh Minh, dự kiến tên xã mới là Minh Lương. Sáp nhập xã Sơn Hải và Quỳnh Thọ, dự kiến tên xã mới là Hải Thọ. Sáp nhập xã Quỳnh Long và Quỳnh Thuận, dự kiến tên xã mới là Thuận Long…Nghĩa là chữ Quỳnh rất đẹp, gắn bó thân quen với người dân Quỳnh Lưu và các xã sẽ mất hẳn.

Hoàng Nguyên Vũ - Hô mưa gọi gió : Xuống đi các ông ơi, ngã đau lắm đó!

 

Kể ra cái xứ mình cũng lắm điều vi diệu.

Hết đi đến tất cả các sao nào Thổ Tú, Thái Âm, Thái Bạch..., trong khi khoa học vũ trụ của thế giới mới chỉ đến được mặt trăng và mấy cái sao gần gần. Giờ lại tòi ra những vị nhân có thể hô mưa gọi gió, đòi gọi mưa về để chống hạn hán cho miền Nam.

Nếu thần thông quảng đại như thế, thì ngay và luôn, đến trung tâm Sài Gòn hô cho mưa rào về trong ngày mai đi. Cứ làm trước phát tâm cho bà con mát mày mát mặt. Rồi sau đó, muốn hô ở đâu muốn gọi ở đâu cũng được, chúng tôi tình nguyện kêu gọi vận động kinh phí cho đại vĩ nhân quái kiệt tha hồ đón mưa về nhé. Nhiêu bi nhiêu, chúng tôi cân hết nha!

samedi 13 avril 2024

Phúc Lai - Quá phấn khởi !


Hôm qua nhìn thấy cái bộ lễ phục của cảnh sát cưỡi ngựa nhà mình – đúng theo xì-tai Viên Thế Khải mà phấn chấn.

Thật ra ý tưởng này không mới. Như bên Bắc Triều Tiên quân nhạc, nghi lễ của họ ăn mặc như thế lâu rồi, mặt hoa da phấn, đẹp long lanh, tuyệt đối không nhà đòn tí nào.

Sáng nay chat với anh bạn, ý kiến của anh ấy thế này: “Bọn vệ binh tây nó cưỡi ngựa vì nó là truyền thống, lính kỵ binh là bọn được chọn kĩ nhất, cao to và khoẻ nhất, dũng cảm nhất. Bọn đó sẽ chết đầu tiên khi xung phong tấn công vào lính bộ binh được thiết lập hình vuông, chứ nhà mình làm gì có truyền thống kỵ binh, cưỡi trâu thì có.”

vendredi 12 avril 2024

Nguyễn Thông - Chuyện đời còn nóng (1)

 

Ở tỉnh Đồng Nai, người ta vừa bắt được quả tang hai người đàn ông khỏe mạnh đang đổ thuốc trừ sâu cực độc xuống sông, làm cho cá chết, sau đó vớt cá đem đi bán. Họ khai thường xuyên "đánh cá" kiểu này.

Nói thật, ác và ngu không thể tả. Con người là loài thú ác nhất trong muôn loài.

Nó (hai tên đánh cá kia) thừa biết đổ thuốc độc xuống sông sẽ tai hại như thế nào, biết ai ăn phải cá nhiễm độc kia sẽ tai hại thế nào, nhưng chúng phớt lờ tất. Còn có xã hội nào đẻ ra thứ người như thế không?

jeudi 11 avril 2024

Thái Hạo - Địa danh, một di sản văn hóa

Có lẽ không ai xa lạ gì với đồ cổ, bởi mức độ nổi tiếng về sự đắt đỏ, nhất là những món có niên đại lâu đời và có tính thẩm mỹ cao.

Mà thực ra cái gọi là “thẩm mỹ” ấy cũng chỉ có thể định tính một cách tương đối, cốt yếu nhất vẫn là giá trị thời gian – càng nhiều tuổi, đồ cổ càng đắt đỏ, có thể lên tới hàng triệu đô la. Có những món đã trở thành bảo vật quốc gia, được thiết lập chế độ an ninh đặc biệt để bảo vệ.

Nói đồ cổ vì xét ở những khía cạnh nào đó, nó rất gần với địa danh. Khi dù là vật thể hay phi vật thể, thì chúng đều mang trong mình các giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần... của quá khứ. Và xét rộng hơn, địa danh còn mang những thuộc tính mà cổ vật không có được, đó là tính đồng sở hữu của tập thể và sự sinh động hiện diện trong đời sống hiện tại của con người.

Nguyễn Ngọc Chu - Nghịch lý ở Vinh : Hiếu học mà không đủ trường để học

1. KỶ LỤC KHÔNG MONG ĐỢI

Trường trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng – Trường Quốc học Vinh thành lập ngày 01/09/1920, là trường danh tiếng thuộc bậc nhất của Bắc Trung Bộ trong nửa đầu và giữa thế kỷ 20, là nơi đào tạo ra nhiều hiền tài cho Thanh – Nghệ - Tĩnh.

Trường THPT thứ hai ra đời ở Vinh là Trường vừa học vừa làm Nghệ An, nay là trường THPT Hà Huy Tập, được thành lập ngày 22/12/1975, 55 năm sau trường Trường Quốc học Vinh.

Trường THPT thứ ba ở Vinh là Trường Cấp 3 Vinh 2 thành lập năm 1976, năm 1977 mới đi vào hoạt động, năm 1979 đổi tên là Trường Cấp 3 Vinh 3, nay là Trường THPT Lê Viết Thuật.

Hiệu Minh - Sáp nhập, đổi tên : Xin đừng hành dân

 

Vụ quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập ồn ào rồi cũng qua. Như tôi dự đoán, Hoàn Kiếm cũng như Ba Đình không bao giờ thay đổi.

Nhưng giờ là khủng hơn, mang tính toàn quốc, cả hệ thống vào cuộc. Chứng minh thư vừa thành Căn cước công dân, vài tháng sau lại gắn chip, nay bỗng thành…Căn cước (CC). Vụ Căn cước chưa xong trong khi Cơ sở dữ liệu dân cư đang xây dựng dựa trên các đơn vị hành chính hiện hành, nay bỗng sáp nhập, đổi tên, thì bắt đầu lại chăng?

Xin hỏi, các vị định hành dân đến bao giờ?

Huỳnh Ngọc Chênh - Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa

 

Ai hỏi quê quán tui đâu, tui không biết trả lời thế nào cho đúng.

Ngày xưa còn bé, thì quê tui ghi trong giấy khai sinh là làng Trung Lương xã Hòa Đa quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam.

Sau 75 thì khai lý lịch rằng: Làng Trung Lương xã Hòa Xuân huyện Hòa Vang tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.

mercredi 10 avril 2024

Nguyễn Thông - Tháng Tư

 

Năm nay cờ quạt băng rôn dường như ít hơn, chứ cứ mọi năm vào tháng này tầm này đỏ lòe nhức con mắt.

Ông hàng xóm nhà tôi bảo bệnh hình thức, thích cờ quạt băng rôn khẩu hiệu đã ăn vào lục phủ ngũ tạng đám cầm quyền rồi, mạn tính rồi. Họ chả bỏ được đâu, chỉ là chưa xòe ra đó thôi.

Lại sực nhớ, chính cái ông đầu đảng bây giờ, lúc mới tại vị đã ra chỉ thị các địa phương, cơ quan đơn vị cấm bày vẽ khẩu hiệu, cấm tổ chức đón rước cán bộ lãnh đạo tới làm việc, nhưng chỉ được dăm bữa nửa tháng, rồi chả đứa nào tuân chỉ. Mà buồn cười nhất là chính ông ấy cũng xé lệnh, lại tiền hô hậu ủng, chữ nghĩa giăng đầy, cờ quạt rợp trời.

Tạ Duy Anh - Lênin và Thái Anh Văn

 

Xin nói ngay, việc dư luận trách móc lãnh đạo Nghệ An trong vụ dựng tượng Lênin là trách sai.

Nghệ An không phải cứ MUỐN làm việc đó mà được!

Nghệ An không phải cứ KHÔNG MUỐN làm việc đó mà được!

Còn khuya nhé.

Khiết Nguyễn - Từ siêu thị đến siêu chém

 

Hôm nay, như thường lệ, tôi đi chấm bài và cũng như thường lệ, chỉ ba tiếng đồng hồ là xong, nên khi tôi xong việc cũng là vào giờ ăn trưa.

Vậy nên tôi cuốc bộ ra khu thương mại của người Việt Nam gần đó để ăn bún riêu và nhân tiện, xem có ai tưng bừng khai trương bán thứ gì đó với giá hạ thì mua.

Điều mà mãi đến hôm nay tôi mới để ý là trong kinh doanh, người Việt Nam chúng ta cũng theo kiểu “con gà hơn nhau tiếng gáy”.

Hoàng Nguyên Vũ - Đi tu còn vấn sự đời

 

Sư với sãi, hở tí là dọa trù ếm bùa ngải với cả cho chúng sanh “đăng xuất”, cạn lời!

Nếu coi tu là sửa, thì những ông sư bà sư nên lấy sửa làm điều trước tiên. Mình sai, mình làm những điều chướng tai gai mắt, phản cảm là mình tạo nghiệp, thì người đời mới nói. Chứ bụt trên tòa thì gà nào dám lên mà mổ?

Đằng này lại không, giẫy như đỉa phải vôi, oang oang cái họng tiếp tục đăng đàn rủa chúng sinh này nọ. Thậm chí dọa cho người ta “đăng xuất” khỏi cuộc đời khi người ta chỉ ra cái sai của mình.

Nguyễn Gia Việt - Mùa gánh nước ở Miền Nam

 

Tới mùa khô hạn thì Nam Kỳ lục tỉnh chộn rộn lên vụ thiếu nước. Khi mà nước sông đã chè chè lợ lợ, kinh rạch trơ đáy, đất đai nứt nẻ.

Miền Nam không phải là toàn vẹn, đất phèn phần nhiều, những xứ gần biển thì quanh năm nước chè mặn pha ngọt, qua mùa nắng thiếu nước ngọt dữ dằn.

Ngày xưa nhà Miền Nam nào cũng có một hàng lu mái đầm, mái dú, da bò, vài cái khạp để đựng nước mưa. Nhà giàu xưa có những hàng lu rất bự ở sau hè.