Affichage des articles dont le libellé est Tự do ngôn luận. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tự do ngôn luận. Afficher tous les articles

samedi 28 décembre 2019

Công ước LHQ về internet: Lo ngại cho tự do ngôn luận

lundi 2 décembre 2019

Asia Times: Bắt Phạm Chí Dũng, đảng Cộng Sản Việt Nam gia tăng trấn áp

Nhà báo Phạm Chí Dũng và giấy triệu tập của công an. Ảnh chụp ngày 03/03/2015. RFI/Capdevielle

Tác giả David Hutt trên Asia Times qua bài viết về mang tựa đề « Việt Nam tấn công vào một nhà báo » đã nhận định, mong muốn của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm trấn áp những tiếng nói mà ông cho là « dũng cảm và đàng hoàng nhất » chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.

Theo tổ chức Human Rights Watch, số tù nhân chính trị ở Việt Nam lên tới trên 130 người. Project 88 - một tổ chức lấy tên theo Điều 88 Luật Hình sự khắc nghiệt của Việt Nam - thì ước lượng con số các nhà hoạt động bị cầm tù 269, và 143 người khác có nguy cơ bị bắt.

Giờ đây người đã được thêm vào « bảng phong thần » vẫn đang tăng lên là Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập không sợ hãi. Vào cuối tháng 11, ông Dũng đã bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ vì cáo buộc « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam » theo Điều 117 Luật Hình sự sửa đổi.

« Đảng nay đứng về phía người giàu »

samedi 23 novembre 2019

HRW chỉ trích việc bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng

Nhà báo Phạm Chí Dũng và giấy triệu tập của công an. Ảnh chụp ngày 03/03/2015 (RFI/Capdevielle)

Hôm nay 22/11/2019, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch tuyên bố việc bắt giữ nhà báo tự do Phạm Chí Dũng chứng tỏ Việt Nam « trấn áp không dung thứ tất cả những tiếng nói đối lập ».
Hôm qua 21/11 báo chí nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin một nhà báo ở Sài Gòn đã bị bắt giam vì các hoạt động « chống Nhà nước ». Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, 53 tuổi, cựu sĩ quan quân đội, cựu cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy, bị khởi tố vì cáo buộc « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam » theo Điều 117 Luật Hình sự sửa đổi.

mardi 9 juillet 2019

RT và Sputnik của Nga bị Anh ''cấm cửa'' tại một hội nghị truyền thông


Đài truyền hình Russia Today (RT) và trang web Sputnik của Nga hôm 08/07/2019 bị Luân Đôn từ chối cho tham dự một hội nghị quốc tế về tự do báo chí, do « vai trò chủ động trong việc bóp méo thông tin » của hai phương tiện truyền thông này.

Nhiều bộ trưởng và khoảng 1.000 nhà báo, đại diện cho xã hội dân sự sẽ tham dự hội nghị do Anh và Canada phối hợp tổ chức, diễn ra trong hai ngày 10 và 11/7 tại Luân Đôn. Nhưng phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Anh tuyên bố không chấp nhận cho RT và Sputnik tham gia với lý do nêu trên.

RT trong một thông cáo đã tố cáo Anh « đạo đức giả ». Đại sứ quán Nga ở Luân Đôn cho rằng đây là sự « phân biệt đối xử về chính trị, tiếp theo một chiến dịch vu khống từ nhiều tháng qua » của Ofcom, cơ quan quản lý các đài phát thanh và truyền hình Anh quốc.

vendredi 24 mai 2019

Pháp : Hai nhà báo Le Monde bị cơ quan phản gián triệu tập

Phóng viên báo Le Monde Ariane Chemin trong tầm ngắm của cơ quan phản gián Pháp.

Lãnh đạo ban điều hành nhật báo uy tín Le Monde của Pháp, ông Louis Dreyfus được cơ quan phản gián Pháp (DGSI) mời làm việc vào ngày 29/05/2019. Trước đó, một nhà báo khác cũng đã nhận được giấy triệu tập về một vụ có liên quan đến cựu cận vệ Benalla của tổng thống Emmanuel Macron. 

Ông Dreyfus và nhà báo Ariane Chemin, người đã đưa ra ánh sáng vụ Alexandre Benalla, được DGSI triệu tập trong khuôn khổ một cuộc điều tra về việc « tiết lộ danh tính một thành viên của lực lượng đặc biệt ».

Được biết điều tra được mở theo đơn kiện của Chokri Wakrim, người sống chung với bà Marie-Élodie Poitout, cựu giám đốc an ninh của Phủ thủ tướng. Theo Le Monde, Chokri Wakrim có liên quan đến hợp đồng bảo vệ một doanh nhân Nga khả nghi, và theo Libération, cựu hạ sĩ quan Không quân này là người đã mang đi giấu một chiếc rương của Benalla trước khi bị khám xét.

mercredi 10 avril 2019

UNESCO tặng thưởng 2 nhà báo Reuters bị tù tại Miến Điện


Thân nhân hai nhà báo Wa Lone và Kyaw Soe Oo chờ đợi trước Tòa án Tối cao Miến Điện ngày 26/03/2019.

Phát thanh ngày 10.04.2019
 
Hai nhà báo của hãng tin Reuters, Wa Lone và Kyaw Soe Oo, bị lãnh án bảy năm tù tại Miến Điện vì cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước, sẽ được trao giải tự do báo chí năm 2019 của UNESCO, theo thông cáo hôm nay 10/04/2019 của tổ chức Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Paris.

Ông Wojciech Tochman, chủ tịch hội đồng giải thưởng UNESCO cho biết : « Wa Lone và Kyaw Soe Oo là biểu tượng cho sự hồi sinh của đất nước Miến Điện sau nhiều thập niên cô lập. Hai nhà báo này bị bắt chỉ vì đưa tin về một chủ đề cấm kỵ : các tội ác đối với người Rohingya ».

mardi 1 janvier 2019

Việt Nam : Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực


Đạo luật An ninh mạng khắt khe, buộc các công ty internet phải gỡ bỏ tất cả những nội dung bị chính quyền cho là « độc hại », bắt đầu có hiệu lực kể từ hôm nay 01/01/2019 tại Việt Nam. Những người chỉ trích tố cáo luật này là « một mô hình độc đoán nhằm kiểm soát thông tin ».

Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua hồi tháng Sáu đã bị Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và các nhà đấu tranh cho tự do internet chỉ trích là bắt chước Trung Quốc trong việc kiểm duyệt thế giới mạng.

Luật này buộc các trang mạng trong vòng 24 giờ phải gỡ bỏ mọi lời bình đe dọa đến « an ninh quốc gia ». Các tập đoàn như Facebook, Google phải cung cấp dữ liệu của người sử dụng, khi chính quyền yêu cầu, và mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. 

jeudi 8 novembre 2018

Tâm Chánh - Đại biểu của đảng và đại diện cho dân



Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.
Ai có thẩm quyền phân định nội dung phát ngôn của đại biểu Quốc hội (QH) Lưu Bình Nhưỡng đúng hay sai, lợi hay hại?

Nghị trường là một diễn đàn ngôn luận tự do nhưng thủ tục nghị trường lại là một quy phạm có tính pháp lý. 

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu ý kiến của mình trong phiên chất vấn. Bộ trưởng Công an có trách nhiệm trả lời. Nếu ý kiến của đại biểu không đúng bộ trưởng phải thông qua lập luận, phản bác, tranh luận. Trong thực tế tranh luận cần phải phân định ai đúng ai sai cụ thể, chủ tọa phiên họp muốn xác định, phải tiến hành thủ tục biểu quyết. Thảo luận, tranh luận và biểu quyết ở QH đôi khi không đạt đến chân lý mà chỉ là một thỏa hiệp chính trị. 

lundi 10 septembre 2018

Huy Đức - Quốc gia & Trại lính



Nếu Tướng Nguyễn Mạnh Hùng xây dựng được một “hệ sinh thái số Việt Nam” tôi sẽ lựa chọn ngay, vì tất cả những gì tôi viết là bằng tiếng Việt và cho người Việt. Nhưng, 39% người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là cho mục tiêu kinh doanh. Họ cần chảy trong không gian 2 tỉ người của Google, Facebook… chứ không cần ao tù, nước đọng. 

Tôi không cực đoan để cho rằng, Việt Nam không nên học cái gì từ Trung Quốc. Nhưng, Viettel có thể copy mô hình Huawei, còn nếu Việt Nam áp dụng mô hình Baidu là chỉ học của các “chú Khách” phần tiểu xảo. Baidu là vết nhơ của chính quyền Bắc Kinh chứ không phải là niềm tự hào của người Trung Hoa vì Bắc Kinh thiết lập mạng xã hội ấy là để nhốt dân trí mình trong đó. 

lundi 3 septembre 2018

Miến Điện : Hai nhà báo Reuters bị kết án 7 năm tù

Hai phóng viên Reuters trong vòng vây báo chí sau khi tòa tuyên án ngày 03/09/2018.

Hôm nay 03/09/2018 tòa án Miến Điện tuyên án bảy năm tù đối với hai nhà báo của hãng tin Reuters. Hai ông Wa Lone, 32 tuổi và Kyaw Soe Oo, 28 tuổi bị bắt tháng 12/2017, trong lúc tiến hành điều tra về một vụ thảm sát người Rohingya.

Hai nhà báo của hãng tin Reuters bị cáo buộc « làm phương hại đến bí mật Nhà nước » do sở hữu các tài liệu mật. Cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao vụ xét xử này.

Có mặt tại tòa án Insein ở Rangoon sáng nay, thông tín viên Eliza Hunt gởi về bài tường trình:

dimanche 5 août 2018

Hoàng Hải Vân - Báo chí tư nhân, sao chưa hợp pháp hóa ?



Hồi tôi còn làm Tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh Niên, lãnh đạo một doanh nghiệp tư nhân lớn có mang đến đề án lập một báo điện tử, đề nghị Thanh Niên “đứng tên”. Tôi hỏi sau đó thì sao, người này bảo Công ty sẽ nộp cho Thanh Niên một khoản lệ phí hàng tháng, Thanh Niên chỉ giám sát nội dung và thu tiền, mọi thứ họ làm từ A đến Z, lời hay lỗ họ tự chịu trách nhiệm. 

Tất nhiên Thanh Niên không đồng ý cho thuê danh. Họ đã mang đến một cơ quan khác và một báo điện tử đã ra đời do cơ quan này làm “chủ quản”. Đó là một trong nhiều tổ chức báo chí tư nhân đang tồn tại trong thực tế mười mấy năm nay ở nước ta, họ hoạt động tương đối chuyên nghiệp, với lượng người đọc rất lớn. 

vendredi 3 août 2018

Trung Quốc : Một giáo sư bị bắt khi đang trả lời phỏng vấn đài Mỹ

Giáo sư đại học về hưu Trung Quốc Tôn Văn Quảng (Sun Wenguang). Ảnh chụp màn hình www.voanews.com, ngày 02/08/2018.

Một nhà trí thức lỗi lạc Trung Quốc thường chỉ trích chế độ đã mất tích hôm nay 03/08/2018. Giáo sư đại học về hưu Tôn Văn Quảng (Sun Wenguang) đang trả lời phỏng vấn trực tiếp một đài truyền hình Mỹ thì công an bỗng ập vào nhà, và từ đó không ai liên lạc được với ông.

Giáo sư Tôn Văn Quảng, khoảng 80 tuổi, qua điện thoại đã đồng ý trả ời đài truyền hình bằng tiếng quan thoại thuộc hệ thống truyền thông VOA, thì tám công an vũ trang ập vào nhà ông ở Tế Nam (Jinan). Theo băng ghi âm được công bố hôm nay, giáo sư Tôn la lên : « Công an đã trở lại để buộc tôi im tiếng ». Trước khi đoạn ghi âm kết thúc, người ta còn nghe ông nói với công an : « Các ông vào nhà tôi bất hợp pháp ! Tôi có quyền tự do ngôn luận ! ».

vendredi 27 juillet 2018

Nguyễn Công Khế - Mênh mông tình buồn


Cái sự quy hoạch báo chí gây cho tôi nhiều thắc mắc hơn là đồng tình. Hội nào, đoàn thể nào được ra báo. Đề án quy hoạch báo chí mới này đã cố tình gạt ra rìa rất nhiều tờ báo có đông bạn đọc, kể cả tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ, với lý do Trung ương Đoàn và Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ nên có một tờ báo mà thôi. 

Hiến Pháp đâu có quy định Hội-Đoàn nào là được xếp vào loại quan trọng để được cấp giấy phép cho xuất bản báo. Như vậy là có sự phân biệt đối xử với các Hội - Đoàn xuất phát từ ba tác giả chính của đề án quy hoạch báo chí, trong đó có ông Đinh Thế Huynh, ông Nguyễn Bắc Son và vài người khác nữa.

mardi 17 juillet 2018

Lê Nguyễn Hương Trà - Thay ngựa giữa dòng


Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel.

Nói thêm về chuyện rút giấy phép Tuổi Trẻ Online ba tháng!

Sáng nay 17.07.2018, TTO đã chào tạm biệt, đóng cửa nhà đi ...nghỉ hè ba tháng. Dư luận từ qua giờ tui thấy đang đổ trách nhiệm cho 4T Trương Minh Tuấn, bảo ổng trả thù và quất cú chót trước khi rời ghế bộ trưởng!

Nói nghe, vụ đình bản TTO đã được đưa ra trong cuộc họp của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) từ tuần trước, và nhấn mạnh sẽ cân nhắc hình thức phạt nặng nhất này. Trong tình hình chính trị, an ninh xã hội đang rối ren, việc đình bản một thương hiệu báo chí lớn nhất nước ít người nghĩ sẽ xảy ra; nên cả làng báo đều sốc! 

Trần Vũ Hải - Một quyết định trái pháp luật cần hủy bỏ



Một quyết định vô nhân đạo và trái pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nghìn người và gián tiếp đến hàng triệu bạn đọc, cần được hủy bỏ sớm!


Bộ 4T đã quyết định phạt báo Tuổi Trẻ 220 triệu đồng và đình bản báo điện tử Tuổi Trẻ, vì hai lỗi:

1/ Đăng không đúng lời của ông Chủ tịch nước khi tiếp xúc cử tri (ông đồng tình về kiến nghị cần có Luật Biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội, nhưng thực tế ông không nói nội dung này). Lỗi này bị phạt 50 triệu đồng.

2/ Thông tin gây mất đoàn kết trong phần bình luận của bài "Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây" ngày 26/5/2017. Lỗi này vi phạm quy định điểm b khoản 6 điều 8 Nghị định 159/2013 của Chính phủ, bị phạt 170 triệu đồng và đình bản báo Tuổi Trẻ Online (TTO) ba tháng. 

dimanche 1 juillet 2018

Huy Đức - Nguyễn Bắc Son



Ông Nguyễn Bắc Son trong buổi lễ ký thỏa thuận hợp tác với Campuchia năm 2011.

Năm 2011, Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son đến thăm Campuchia. Trong buổi họp báo chung, khi nghe Bộ trưởng Khieu Kanharith giới thiệu, "Ở đây chúng tôi gần như chỉ có báo tư nhân, đài truyền hình, phát thanh cũng đều của tư nhân", Bắc Son nói, "Tôi rất chia sẻ với những khó khăn của bạn".
 
Một số nhà báo Việt Nam có mặt, hiểu chuyện, rất xấu hổ. Bạn tôi, khi đó là tổng biên tập một tờ nhật báo lớn ở Phnom Penh, bưng miệng cười, "Ông Bắc Son tưởng Khieu Kanharith than thở là Nhà nước Campuchia không có tiền đầu tư mà không hiểu ngầm ý ông ấy khoe rằng, Campuchia có báo tư nhân, có tự do báo chí hơn hẳn Việt Nam " [Từ đó, Việt Nam đã chi hàng chục triệu USD giúp Campuchia làm hạ tầng phát thanh và truyền hình].

jeudi 14 décembre 2017

RSF : Nghị viện Châu Âu yêu cầu Việt Nam trả tự do cho tất cả các nhà báo công dân



Ảnh RSF

(RSF 14/12/2017) Trong một nghị quyết khẩn được thông qua hôm nay, các nghị sĩ Châu Âu chất vấn chính quyền Việt Nam về việc trấn áp tự do thông tin. Họ kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho blogger 22 tuổi Nguyễn Văn Hóa, vừa bị kết án 7 năm tù giam.

Trước làn sóng trấn áp chưa từng thấy, tấn công vào tự do thông tin ở Việt Nam, các nghị sĩ Châu Âu họp phiên toàn thể tại Strasbourg hôm nay đã thông qua với số phiếu cao một nghị quyết khẩn. Thông điệp rất rõ ràng : chính quyền Việt Nam phải chấm dứt chính sách bóp nghẹt tự do.

vendredi 15 septembre 2017

Hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam-EU tùy thuộc vào nhân quyền



Các nhà hoạt động và thân nhân đòi trả tự do cho những người bất đồng chính kiến, tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội ngày 27/08/2017.

(AFP 15/09/2017) Một quan chức cao cấp về thương mại của châu Âu hôm nay 15/09/2017 cảnh báo, hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam có thể thất bại nếu Hà Nội không giải quyết được những vấn đề liên quan đến nhân quyền, và khẳng định đây là trung tâm của các cuộc thương lượng.

Quan điểm của Việt Nam về cưỡng bức lao động và tự do ngôn luận là trung tâm của những cuộc thương thảo hiện nay. Ông Bernd Lange, chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu hôm nay đã nói với các nhà báo tại Hà Nội như trên. Ông tuyên bố : « Nếu không có được những giải pháp đầy đủ, không biết hiệp định này sẽ đi về đâu ».

mercredi 26 avril 2017

RSF : Tự do báo chí chưa bao giờ bị đe dọa đến thế !

Bản đồ tự do báo chí năm 2017 của RSF.


Đả kích nhắm vào truyền thông, tin giả, đàn áp… « chưa bao giờ tự do báo chí lại bị đe dọa đến thế! ». Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), trong bản báo cáo thường niên được công bố hôm nay 26/04/2017, đã báo động như trên. Riêng Việt Nam vẫn giữ nguyên thứ hạng 175 như năm ngoái.
Theo RSF, tự do báo chí lâm vào tình trạng « khó khăn » hay « nguy ngập » tại 72/180 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Nga, Ân Độ, hầu như toàn bộ Trung Đông, Trung Á và Trung Mỹ và hai phần ba châu Phi. Bản đồ tự do báo chí năm nay tràn ngập màu đỏ (biểu thị tình trạng « khó khăn ») và màu đen (« nguy ngập »). Báo chí chỉ được tự do tại khoảng năm chục nước ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, Nam Phi.

samedi 7 janvier 2017

Blogger, một nghề nguy hiểm ở Việt Nam

Biểu tình tại Hà Nội ngày 01/05/2016 phản đối Formosa gây ra thảm họa cá chết ở miền Trung Việt Nam, một đề tài được nhiều blogger tham gia tranh đấu.
Liên quan đến Việt Nam, Le Courrier International tuần này đăng bài viết « Blogger, một nghề nguy hiểm » của tờ báo Khaosod ở Bangkok Thái Lan, sau khi gặp gỡ các cây bút đối lập ở Saigon. Theo tác giả Lobsang Dundup Sherpa Subirana, chính quyền Việt Nam tiếp tục cuộc chiến không ngơi nghỉ chống lại những ai dám lên tiếng chỉ trích.

Bài báo mở đầu bằng việc mô tả cảnh tượng hai chục nhân viên an ninh xuất hiện trước một trường mẫu giáo, bắt đi ông Phạm Chí Dũng ngay trước mắt các phụ huynh, giáo viên và các em học sinh. Và đây chỉ là một trong ba vụ câu lưu tùy tiện mà ông Dũng, 50 tuổi, là mục tiêu trong năm 2015. Mỗi lần như vậy ông bị thẩm vấn nhiều tiếng đồng hồ, chịu áp lực tâm lý. Người ta muốn ông thú nhận một tội phạm, mà tại đa số các nước, là một quyền con người. Nhà báo tự do này than thở : « Họ cư xử như tôi là một kẻ khủng bố ».