Các nhà hoạt động và thân nhân đòi trả tự do cho những người bất đồng chính kiến, tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội ngày 27/08/2017. |
(AFP
15/09/2017) Một quan chức cao cấp về thương mại của châu
Âu hôm nay 15/09/2017 cảnh báo, hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam có thể thất
bại nếu Hà Nội không giải quyết được những vấn đề liên quan đến nhân quyền, và
khẳng định đây là trung tâm của các cuộc thương lượng.
Quan
điểm của Việt Nam về cưỡng bức lao động và tự do ngôn luận là trung tâm của những
cuộc thương thảo hiện nay. Ông Bernd Lange, chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế
của Nghị viện Châu Âu hôm nay đã nói với các nhà báo tại Hà Nội như trên. Ông
tuyên bố : « Nếu không có được những giải pháp đầy đủ, không biết hiệp
định này sẽ đi về đâu ».
Hiệp định
tự do mậu dịch ký kết giữa Bruxelles và Hà Nội năm 2015 có thể được phê chuẩn
sau khi xem xét về mặt luật pháp. Một khi có hiệu lực, hiệp định sẽ giúp giảm hầu
như toàn bộ thuế hải quan giữa đôi bên. Nhưng tình hình nhân quyền ở Việt Nam
được cho là nhân tố chủ yếu cho việc hoàn tất hiệp định này.
Việt
Nam trong những tháng gần đây bị cáo buộc là đã tống giam và kết án nặng nề các
nhà ly khai, đồng thời cũng nhắm đến các quan chức bị cho là tham nhũng.
Trên VTV ngày 03/08/2017, ông Trịnh Xuân Thanh nói rằng đã tự về Hà Nội đầu thú. |
Hiệp định
tự do mậu dịch sẽ là món lợi bất ngờ cho Việt Nam - một trong những nền kinh tế
năng động nhất khu vực, dựa trên xuất khẩu. Việt Nam sẽ xâm nhập tốt hơn thị
trường châu Âu, một điều quan trọng sau khi Hoa Kỳ rút lui khỏi Hiệp ước Đối
tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Châu
Âu là một trong những đối tác thương mại chính của Việt Nam, và là một trong những
nhà đầu tư lớn nhất. Liên hiệp Châu Âu (EU) nhập khẩu hàng điện tử, dệt may, nông
sản như cà phê, gạo, hải sản…Xuất khẩu của châu Âu vào Việt Nam chủ yếu là sản
phẩm kỹ thuật cao như máy móc, thiết bị điện, phi cơ, xe cộ, dược phẩm.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.