Affichage des articles dont le libellé est Nạn nhân. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nạn nhân. Afficher tous les articles

samedi 20 novembre 2021

Ngô Nguyệt Hữu - Lẽ ra…

 

1. Lẽ ra, lãnh đạo thành phố không nên phân biệt dân với dân.

Thành phố vật vã trong đại dịch, người giàu cũng mất người nghèo cũng mất, đâu cũng cũng là dân nước mình.

Thành phố nếu rộng rãi đã quyết, “Tất cả các hộ dân trên địa bàn thành phố sẽ nhận được hỗ trợ…”.

Lê Huyền Ái Mỹ - Sau đêm tưởng niệm…

 

Đêm tưởng niệm đồng bào mất vì Covid-19, có lẽ cái giây phút tắt đèn, thắp nhang, gõ một hồi chuông và hồi hướng về những người đã khuất rồi qua màn hình, chấp chóa những con tàu nằm nơi bến cảng, tiếng còi kéo liên hồi; với tôi, đó là hai giây khắc lòng mình lắng lại.

Những con đường hoang vắng, những đứa trẻ mồ côi, những giọt nước mắt lặng rơi và những đoàn người đổ về thành phố, trợ lực, san sẻ… cùng âm thanh của tiếng chuông trôi theo dòng hoa đăng.

Và tiếng còi tàu từ bến cảng.

Đỗ Duy Ngọc - Lễ tưởng niệm đồng bào đã tử vong vì dịch bệnh

 

Đêm hôm qua 19.11, thành phố đã tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ đã tử vong vì dịch. Đó là việc cần làm nên làm và phải làm.

Hàng chục ngàn người đã chết, biết bao gia đình đã tan nát, tổ ấm không còn. Biết bao đứa trẻ đã trở thành kẻ mồ côi, những hũ cốt xếp hàng lặng lẽ. Cơn đại dịch đã khiến cho người dân trải qua một thời gian dài sống trong lo âu, sợ hãi và sang chấn tâm lý.

Cơn đại dịch cũng đã biến Sài Gòn xơ xác, bi thương suốt cả mấy tháng trường. Tất cả đang dần đi qua, rồi cũng sẽ đi qua. Nhưng nỗi đau vẫn còn lại, âm ỉ trong lòng mỗi người, bi thương vẫn tồn tại trong mỗi gia đình có người chết trong cơn đại dịch.

vendredi 19 novembre 2021

Thái Hạo – Xin lỗi…

xin li

tôi không th tt đèn

đ đt lên mt ngn nến tù mù trong đêm

nhng người đã chết oan đang cn ánh sáng đ v nhà

 

Hoàng Nguyên Vũ - Tưởng niệm hơn 23.000 đồng bào, nghĩ về hàng triệu người trong cuộc mưu sinh tiếp theo

 

Tôi nhớ bạn, miệng có cái răng khểnh và rất hay cười. Thi thoảng chúng tôi ngồi café nói vài chuyện đời thường. Bạn ít nói lắm nhưng trên khuôn mặt lúc nào cũng vui vẻ và nhìn về mọi thứ với nguồn năng lượng tích cực.

Lúc Sài Gòn bùng dịch, chúng tôi thường gọi điện hỏi thăm nhau, mục đích cũng là kiểm tra nhau có còn tồn tại trước dịch bệnh hay không. Bạn nói rằng cứ yên tâm dịch bệnh sẽ qua nhanh thôi và còn nhiều việc phải làm ở phía trước.

Một ngày tháng Chín, tôi gọi, máy bên kia chuông vẫn đổ nhưng không thấy ai bắt máy. Ngày hôm sau tôi tiếp tục gọi thì máy không liên lạc được.

Tiểu Vũ - Lệ nào khóc người ra đi, lệ nào thương người ở lại


(Hôm nay Sài Gòn tưởng niệm các nạn nhân của đại dịch cúm Tàu, đưa lại tấm hình cũ hồi tháng 10 và vài dòng để nhớ về một Sài Gòn đau thương)

Một người đàn ông đạp xe rời Sài Gòn, trong mớ hành trang đơn giản của mình, có lẽ cây đàn guitare là tài sản lớn nhất. Và dường như âm nhạc là thứ có thể an ủi vỗ về những thân phận lưu dân sau những mất mát đau thương.

Tôi đoán rằng những ngày Sài Gòn bị phong tỏa, cung đàn tiếng nhạc của anh chắc sẽ nỉ non buồn tủi lắm.

Hoàng Hải Vân - Xin tưởng niệm, không chỉ 23.400 đồng bào…

 

Hôm nay cả nước cùng thắp nến hoặc rung chuông tưởng niệm 23.400 đồng bào đã qua đời vì đại dịch. Đó là con số đồng bào bị nhiễm dịch qua đời được ngành y tế thống kê.

Chúng ta cầu mong hương hồn những đồng bào không may qua đời đươc yên nghỉ và siêu thoát. Chúng ta bày tỏ lòng thương xót đến người thân của họ, đến những em bé mồ côi.

Nhưng còn vô số những đồng bào bị những căn bệnh khác không có cơ hội được cứu sống, vì sự phong tỏa cực đoan của chính quyền nhiều địa phương khiến cho họ không thể được đưa đến bệnh viện để điều trị.

Nguyễn Đình Bổn - Vết thương nơi người còn sống vẫn chưa lành

 

Sang chấn, tức chấn thương tâm lý được mô tả do cá nhân đã chứng kiến, trải nghiệm một hoặc những sự kiện gây tử vong, bản thân có nguy cơ tử vong hoặc đe dọa nghiêm trọng tính mạng cá nhân hoặc cộng đồng.

Đó còn là phản ứng của cá nhân liên quan đến trạng thái căng thẳng, sợ hãi dữ dội, vô vọng, bất lực hoặc kinh hoàng do hoàn cảnh xung quanh tạo ra.

Theo mô tả trên, mọi người dân Sài Gòn trong đại dịch vừa qua đều bị sang chấn nhiều hay ít, tùy theo bi kich mà họ nhận lấy hoặc cảm xúc cá nhân.

Võ Xuân Sơn - Đồng bào

 

Hôm nay, Sài Gòn tưởng niệm đồng bào đã vĩnh viễn ra đi vì dịch viêm phổi Vũ Hán. Thấy có Hà Nội tham gia, có lẽ là cả nước.

Còn nhớ, tôi đã có đề nghị, cần có Quốc tang cho đồng bào mất vì dịch. Theo tôi biết, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã gởi đề xuất này cho Chính phủ. Vừa qua, trong chương trình họp Quốc hội, hình như vấn đề này không được nhắc đến.

Hôm nay, đọc những khẩu hiệu về tưởng niệm, tôi nghĩ rằng có lẽ sẽ khó để có được một quốc tang cho những đồng bào của chúng ta đã không may tử vong vì dịch viêm phổi Vũ Hán.

Tuấn Khanh - Cho buổi tưởng niệm nạn nhân Covid-19 (19-11-2021)

 

Tưởng niệm người đã mất vì Covid là điều cần thiết. Nhưng đừng để mọi thứ được xoa dịu và lãng quên bằng hình thức.

Cách tưởng niệm đầy đủ nhất, là cần có những nghiên cứu, báo cáo khoa học đủ-đúng, và công khai với toàn dân. Để biết vì sao số người thiệt mạng lại nhanh và nhiều như vậy, đặc biệt là ở Sài Gòn.

Chắc chắn cần phải có những cuộc tìm hiểu đầy đủ để biết rằng vì sao số người nhiễm bệnh bùng phát và những nguy cơ có thể qua đời.

Tưởng niệm 23.000 nạn nhân Covid-19: Vết sẹo khó lành, tình người xoa dịu!


(DT 19/11/2021) Covid-19 đã lấy đi tính mạng của hơn 23.000 người Việt. Không thể đong đếm nỗi đau của người ở lại. Mỗi người vẫn phải mạnh mẽ bước tiếp, cùng vết sẹo không bao giờ lành với cả nhân loại.

"Covid nhẫn tâm đến mấy cũng nên để lại bố hoặc mẹ!"

Đầu mùa hè năm nay, chỉ cách đây vài tháng, cậu học trò lớp 9 Lê Đức Tùng (tên nhân vật đã được thay đổi), học sinh một Trường THCS ở Quận 10, TPHCM vẫn đang sum vầy trong mái ấm gia đình, trong vòng tay ba mẹ. Tùng là con hiếm muộn, từ nhỏ được bố mẹ chăm chút cẩn thận, kỹ lưỡng.

mercredi 3 novembre 2021

Trần Trung Đạo - Người Việt tự do có nên nhận mình là « bên thua cuộc » ?

 

Lý luận cần thiết nếu không muốn nói là quyết định. Một người đi lạc trong rừng không có đầu óc lý luận để biết việc gì nên làm trước và việc gì nên làm sau, có thể phải chết trong rừng già.

Mục tiêu trước mắt của người đi lạc là tồn tại chứ không phải là ra khỏi khu rừng. Do đó, việc nên làm trước là bình tĩnh đi tìm chung quanh mình một con suối hay ít nhất một khe nước, thay vì hoảng sợ chạy tứ tung để tìm một lối thoát cho đến khi tuyệt vọng quỵ xuống và chết trong đói khát.

Một nhận xét tôi thường gặp trên Facebook “Nói hoài, nói mãi, vấn đề là làm gì”. Người viết nhận xét đó thật ra không có ý khinh thường hay nặng lời với các tác giả cặm cụi suốt ngày đọc và viết, nhưng chứng tỏ tâm lý thất vọng trước các vấn nạn của đất nước.

mercredi 8 septembre 2021

Khủng bố Paris 2015 : Nỗi ám ảnh vẫn không nguôi


Đăng ngày:

 

Ngày hôm ấy diễn ra trận đấu giữa đội tuyển bóng đá Pháp và đội Đức, đương kim vô địch thế giới. Tổng thống Pháp François Hollande ngồi cạnh ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, sân vận động Stade de France chật kín người. Trận đấu vừa bắt đầu khoảng 15 phút thì có một tiếng nổ, khán giả reo hò trước tiếng pháo có hơi to hơn thường lệ. Trước cổng D, một quân thánh chiến vừa kích hoạt đai chất nổ lúc 21 giờ 16.

"Khoan, có một quả bom vừa nổ, có lẽ là ở sân vận động Stade de France. Quả bom thứ hai nổ, chạy đi, có khủng bố…"

Manuel Colaço Dias, tài xế xe buýt vừa đưa một đoàn cổ động viên đến rồi vào quán uống cà phê, là nạn nhân đầu tiên trong số 130 người thiệt mạng ngày hôm ấy. Bốn phút sau, một tiếng nổ lớn thứ hai vang lên. Trước cổng H, một quân thánh chiến thứ hai kích hoạt chiếc áo chứa chất nổ, sức công phá mạnh đến nỗi những mảnh thi thể của hắn văng xa nhiều mét.

dimanche 27 juin 2021

Phan Thế Hải - Điều chưa biết về doanh nhân Nguyễn Thị Năm


Ngày cuối tuần, ghé thăm ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam. Cùng với những câu chuyện ôn lại chặng đường hơn nửa thế kỷ gắn bó với ngành thép còn được ông tặng cuốn sách “Ký ức về Gia đình- Bạn bè”. Ông Cường là doanh nhân có thâm niên gần 60 năm hoạt động trong ngành thép và kết thúc sự nghiệp với cương vị là Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam.

Những tưởng, cuộc đời như ông là viên mãn, không mấy ai được như thế. Nhưng đọc hồi ký của ông mới thấy những lớp lớp giông bão, bao lần tưởng như vùi dập sự nghiệp của ông, nhưng ông đã vượt qua.

Lý do để ông gặp nhiều rắc rối đến thế chỉ vì gia đình ông là thông gia với bà Nguyễn Thị Năm, nhà tư sản thời thuộc Pháp có nhiều duyên nợ với kháng chiến. Chị gái ông Cường, bà Phạm Thị Cúc (1929) lấy ông Nguyễn Hanh (1923) là con trai cả của bà Nguyễn Thị Năm.

dimanche 23 mai 2021

Đỗ Duy Ngọc - Virus Vũ Hán đã làm thay đổi thế giới


Tôi sinh ra trong thời Pháp thuộc, thời Việt Minh kháng chiến 9 năm chống Pháp. Lớn lên trong cuộc chiến tranh hai miền Nam, Bắc. Chứng kiến chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc và bọn Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam.

Nhiều người thân, bạn bè tôi đã chết trong các cuộc chiến tranh đó. Bản thân tôi cũng đã phải sống và là chứng nhân của các cuộc chiến. Tôi cũng đã xem, đã đọc nhiều cuốn phim, nhiều cuốn sách viết về hai cuộc thế giới đại chiến. Tôi cũng thường theo dõi cuộc chiến ở Trung Đông, Afghanistan, Iran, Irac...

Cuộc chiến nào cũng gây đau thương, mất mát, khổ đau, tàn phá, chết chóc. Thế nhưng, ở thế kỷ 21, cơn dịch bệnh Virus Vũ Hán có lẽ là một cuộc chiến tồi tệ nhất, khốn nạn nhất.

samedi 10 avril 2021

Bông Lau - Môn thể thao hung dữ


Lại thêm một vụ xả súng tàn sát hôm qua ở Rock Hill, South Carolina. Các nạn nhân bị bắn chết là Bác sĩ Robert Lesslie 70 tuổi, phu nhân của Bác sĩ là Barbara 69 tuổi; hai cháu là Adah Lesslie 9 tuổi và Noah Lesslie 5 tuổi. Có hai nhân công đang làm việc bên ngoài cũng bị bắn một chết và một trọng thương.

Tất cả người chết đều là Mỹ trắng. Bắn xong ông Mỹ này lái xe về nhà rồi dùng súng ngắn 45 cal quyên sinh từ giã cuộc đời ô trọc.

Trong vụ xả súng giết người hàng loạt này truyền thông hết sức nhẹ nhàng thận trọng, hổng vội vàng kết luận vì hung thủ là một ông Mỹ đen tên Phillip Adams, từng chơi trong đội banh bầu dục NFL yêu quý vang lừng của xã hội Hoa Kỳ. Robert Lesslie là bác sĩ của Phillip Adams.

jeudi 4 février 2021

Nguyễn Chương Mt - Bao giờ, một xã hội có « khuôn mặt người » ?

 

*

Một chị năm nay cỡ 60 tuổi, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, vào sống ở Sài Gòn (đổi tên thành TPHCM) được hơn mười năm. Tôi gặp chị trong một trung tâm Anh ngữ (có người nước ngoài giảng dạy).

Chị nói chị công tác trong một cơ quan cấp sở. Và trong câu chuyện kể lể về quá khứ, chị chép miệng mà nói: “Anh ở trong Nam, đâu phải chịu bom rơi, đâu trở thành nạn nhân chiến tranh”.

Tôi nghe xong, lặng người đi, buồn rười rượi. Phải chi hồi năm 1976, lúc đó chị còn nhỏ, không biết gì, không trách. Sao bây giờ, 60 tuổi rồi, vô Nam sống cũng mươi năm rồi, mà chị vẫn chưa đủ trí khôn hay sao?

mardi 15 décembre 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Họ chưa từng là "con người"

Họ độc ác hơn chúng ta tưởng !

Vì những ứng xử khiến bất cứ ai cũng rùng mình. Chỉ nghĩ đến tiền, thay vì nghĩ đến tính mạng của người khác, sau khi người thân của họ đi xe sang gây tai nạn khiến một tài xế xe công nghệ tử vong và một phụ nữ (làm tiếp viên hàng không) thương tật 79%, mà tòa xử hôm nay.

Mãi ám ảnh, có lẽ là những chi tiết sau:

- Gây tai nạn: Bỏ chạy để thoát thân, thay vì phải cứu người bị nạn do mình gây ra.

Hà Phan - Bồi thường cho chiếc xe và cái cây, nhưng bỏ mặc nạn nhân !


Cô gái xinh đẹp này giờ đây sống trong những tháng ngày triền miên đau đớn, hết ca mổ này đến phẫu thuật khác và những lúc hơi khỏe cũng chỉ để chờ lên bàn mổ !

Hôm nay cô ra Tòa, phiên xử kẻ đã cướp đi mạng sống của bác tài Grab và gần như cuộc đời tươi đẹp của cô.

Giờ đây với thương tật vĩnh viễn 75%, cô còn không tự lo được cho mình huống hồ con nhỏ và mẹ già.

mardi 3 novembre 2020

Pháp sẽ tổ chức tưởng niệm toàn quốc các nạn nhân khủng bố ở Nice


Đăng ngày:

Buổi lễ sẽ diễn ra tại Nice, và việc tổ chức phải đáp ứng yêu cầu an ninh cũng như giãn cách xã hội trong hoàn cảnh phong tỏa toàn quốc. Song song đó, cảnh sát vẫn đang tiến hành điều tra. Một nguồn tin cho AFP biết sáng nay có thêm bốn nghi can ở Val-d’Oise (ngoại ô Paris) bị câu lưu. Một nghi can 29 tuổi bị cho là đã liên lạc với hung thủ Brahim Issaoui, ba người khác tuổi từ 23 đến 45 hiện diện tại nhà của nghi can này.

Kẻ sát nhân người Tunisia 21 tuổi vẫn đang nằm viện, bị cảnh sát bắn trọng thương do dùng dao đe dọa sau khi đã giết chết ba nạn nhân. Tình trạng của hung thủ vẫn trầm trọng nên chưa thể thẩm vấn. Le Figaro cho biết do Issaoui bị phát hiện dương tính với virus corona, nên các nhân viên cứu cấp đã chăm sóc hung thủ sau khi bị cảnh sát bắn, hôm nay đều bị cách ly.