Affichage des articles dont le libellé est Mao Trạch Đông. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Mao Trạch Đông. Afficher tous les articles

lundi 16 mai 2016

Thế hệ mất mát của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc


Khách tham quan chụp hình trước tượng Mao Trạch Đông và tướng Chu Đức (Zhu De) tại một viện bảo tàng ở Tứ Xuyên.
Libération hôm nay 16/05/2016 có bài viết về « Thế hệ mất mát của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc ». Cách đây 50 năm, Mao Trạch Đông tung ra một chiến dịch đàn áp dài hơi, làm cho nhiều triệu người chết và ngày nay, thập kỷ đẫm máu này vẫn là điều cấm kỵ tại Trung Quốc.
« Chúng tôi không còn là người nữa, mà đã trở thành chó sói ». Bà Yu Xiangzhen, một nhà báo về hưu ở Bắc Kinh 64 tuổi, chỉ mới là một thiếu nữ lúc Mao Trạch Đông tung ra Cách mạng Văn hóa tháng 5/1966, cho rằng mình đã bị biến thành một thứ quái vật. Vào thời điểm đó, cô Yu đang học lớp 10 tại Bắc Kinh, thì bất chợt có lệnh từ chính quyền trung ương buộc các trường phải cho học sinh nghỉ học. Các thanh niên Trung Quốc phải tham gia vào cuộc « Đại cách mạng văn hóa vô sản », mà Mao đang về già có sáng kiến phát động để cứu vãn quyền lực.

vendredi 8 janvier 2016

Trung Quốc : Tượng Mao Trạch Đông khổng lồ bị phá hủy một cách bí ẩn

Tượng Mao Trạch Đông khổng lồ được dựng lên tại Hà Nam ngày 04/01/2016.

Một pho tượng khổng lồ của Mao Trạch Đông, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã vừa được dựng lên trong tuần này đã bị phá hoại, theo một trang mạng thân chính quyền Trung Quốc.
Các hình ảnh của bức tượng Người cầm lái vĩ đại mạ vàng cao đến 37 mét, đặt tại một cánh đồng ở tỉnh Hà Nam thuộc miền trung Trung Quốc, đã được lan truyền khắp thế giới trong tuần này. Pho tượng Mao Trạch Đông ngồi trên ghế bành, đôi tay bắt chéo, đã hoàn thành vào tháng 12/2015 sau chín tháng xây dựng.

jeudi 20 août 2015

Mao gặp Churchill: Phim Trung Quốc bóp méo lịch sử

Mao Trạch Đông nổi bật trên áp-phích của phim "Tuyên bố Cairo".
Đăng ngày 20-08-2015


Một bộ phim Trung Quốc kể lại hội nghị Cairo năm 1943 – giai đoạn quan trọng của Đệ nhị Thế chiến – đã bị cư dân mạng tha hồ chế nhạo: áp-phích của bộ phim dài này cho thấy Mao Trạch Đông đứng cạnh Thủ tướng Anh Churchill và Tổng thống Mỹ Roosevelt…trong khi Mao chưa hề tham dự sự kiện này.
« Tuyên bố Cairo » là một bộ phim chiến tranh có ngân sách rất lớn, do một công ty của quân đội Trung Quốc sản xuất, nằm trong chương trình phim chào mừng kỷ niệm 70 năm Nhật Bản đầu hàng trong Đệ nhị Thế chiến. 

samedi 18 juillet 2015

Khi người Trung Quốc tìm lại « màu sắc » của Cách mạng văn hóa

Đăng ngày 18-07-2015 Sửa đổi ngày 18-07-2015 18:07

Năm 1965, Solange Brand mới 19 tuổi, được tuyển vào làm thư ký ở đại sứ quán Pháp ở Bắc Kinh. Tại đây, cô cơ hội quan sát kỹ lưỡng khi cuộc Cách mạng văn hóa nổ ra. Brand không thể nào ngờ những tấm ảnh màu được cô chụp tại chỗ sau này trở thành những tài liệu lịch sử, được xuất bản tại Trung Quốc nửa thế kỷ sau đó.

Ra mắt vào tháng Giêng, cuốn sách ảnh « Hồi ức Trung Quốc, 1966 » tập hợp 90 bức ảnh của cô gái Pháp. Trong đó có thể thấy những cảnh người Trung Quốc hồ hởi trước các chiến dịch đấu tranh giai cấp, giơ cao những cuốn sách đỏ hay đọc đại tự báo – những tấm áp-phích trên đường phố để « giáo dục quần chúng ». Những người khác tham gia các cuộc mít-tinh vĩ đại từ ngày 1 tháng Năm đến ngày 1 tháng Mười, hay các hoạt động mang tính tuyên truyền chống chiến tranh Việt Nam.

Simon Leys, người cả gan đánh tan huyền thoại Mao Trạch Đông

Đăng ngày 18-07-2015


Tuần san Le Point kỳ này đăng bài phê bình sách của giải Nobel văn chương Pháp Mario Vargas Llosa. Ông đã đọc cuốn sách mới xuất bản của Pierre Boncenne, viết về Simon Leys, tác giả cuốn « Những bộ quần áo mới của Mao chủ tịch » - người đã nói lên sự thật và dũng cảm đối đầu với giới trí thức khuynh tả Pháp trong thập niên 60 đang say sưa với những huyền thoại xung quanh Mao Trạch Đông.
Nhà văn đoạt giải Nobel văn chương năm 2010 nhận xét, trong thập niên 60 đã diễn ra một hiện tượng là một bộ phận quan trọng trong giới trí thức Pháp ủng hộ và lý tưởng hóa Mao Trạch Đông cũng như cuộc Cách mạng văn hóa của ông ta.

jeudi 21 août 2014

Bắc Kinh kỷ niệm Đặng Tiểu Bình và ca tụng "nhà cải cách" Tập Cận Bình

Tập Cận Bình muốn đứng trên hai người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân.
Bài đăng : Thứ năm 21 Tháng Tám 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 21 Tháng Tám 2014 
Khi vinh danh Đặng Tiểu Bình trong tuần này - cha đẻ của chính sách mở cửa cách đây 35 năm - bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đã đặc biệt nhấn mạnh đến những tương đồng với đương kim chủ tịch Tập Cận Bình, vốn tự cho là người kế thừa của ông Đặng Tiểu Bình.

Lễ kỷ niệm 110 năm sinh nhật Đặng Tiểu Bình diễn ra vào ngày mai được tổ chức rất tưng bừng : một bộ tiểu sử chính thức dày cộm được xuất bản, và một bộ phim truyền hình dài đến 48 tập chiếu vào giờ vàng được dành riêng để nói về ông Đặng.

Bộ phim dài lê thê này chỉ vẽ lại tám năm trong cuộc sống của Đặng Tiểu Bình cho đến năm 1984, tức là trước khi xảy ra vụ đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989, nhưng đủ sớm để cho thấy đà tiến của các cải cách đã giúp cất cánh về kinh tế.

samedi 28 décembre 2013

Tránh sùng bái Mao, Bắc Kinh vẫn duy trì di sản chính trị



Thượng Hải ngày 26/12/2013: “Mao” vẫn vô tư khi người dân ngập trong sương mù ô nhiễm.
(Le Monde 27/12/2013) Nếu đến năm 1981 chính thức bị coi là người chịu trách nhiệm về thảm họa Cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông - qua đời năm 1976 - chưa bao giờ bị bứng khỏi các tượng đài tại Trung Quốc. Chân dung ông ta tiếp tục ngự trị trên mặt tiền cổng vào Thiên An Môn. Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Mao ngày 26/12, cũng làm dấy lên những tranh cãi về di sản đáng ngại của ông ta.

Thế tiến thoái lưỡng nan mà Đảng Cộng sản luôn phải đối phó – theo đó Mao vừa là Lênin vừa là Stalin – tiếp tục làm chia rẽ người Trung Quốc. Người thì quyết liệt bảo vệ ông ta, nhân danh lòng ái quốc ; người lại cho rằng Mao Trạch Đông là nguồn gốc gây ra mọi xấu xa trong xã hội Trung Quốc ngày nay. Giới trí thức mà Mao cố chà đạp, coi Mao như ác quỷ: chưa bao giờ có một kẻ đào mồ chôn tri thức và văn hóa với tầm cỡ như thế.

vendredi 13 décembre 2013

Khánh thành tượng Mao Trạch Đông bằng vàng trị giá 16 triệu đô la


Tượng Mao Trạch Đông bằng vàng, kim cương và cẩm thạch được trưng bày tại Thâm Quyến, Quảng Đông ngày 13/12/2013.
Bài đăng : Thứ sáu 13 Tháng Mười Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 13 Tháng Mười Hai 2013 
Một bức tượng Mao Trạch Đông trị giá trên 16 triệu đô la đã được khai trương hôm nay 13/12/2013 tại Thâm Quyến. Đây là ví dụ mới nhất cho thái độ không nhất quán của đảng Cộng sản Trung Quốc về việc tổ chức kỷ niệm sinh nhật lần thứ 120 của người đã khai sinh ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Bức tượng cao 80 cm, nặng trên 50 kg đã được khánh thành tại thành phố Thâm Quyến đang phát triển nhanh chóng. Cách đây vài thập kỷ, Thâm Quyến chỉ hơi lớn một làng chài, và sự thịnh vượng của thành phố này là hình ảnh thu nhỏ cho sự chuyển đổi của Trung Quốc từ thời kỳ nền kinh tế chỉ huy của Mao Trạch Đông cho đến nay.

mardi 26 novembre 2013

Bao thư Mao Trạch Đông gởi cha Bạc Hy Lai: Một triệu đô la

Bài đăng : Thứ hai 25 Tháng Mười Một 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 25 Tháng Mười Một 2013 
 
AFP hôm nay 25/11/2013 cho biết, một bao thư với dòng chữ do chính tay Mao Trạch Đông viết gởi đến hai chỉ huy quân sự trong đó có cha của Bạc Hy Lai, trong cuộc bán đấu giá tại Bắc Kinh hôm qua đã được mua với giá trên một triệu đô la.

Trang web của công ty bán đấu giá China Guardian thông báo, bao thư trên đó Người cầm lái vĩ đại đã viết bằng bút lông nét lớn : « Gởi các đồng chí Phó Nhất Sinh (Fu Yisheng) và Bạc Nhất Ba (Bo Yibo) » hôm qua đã được bán với giá 6,55 triệu nhân dân tệ (787.000 euro).

samedi 9 novembre 2013

Tập Cận Bình muốn kỷ niệm đơn giản 120 năm ngày sinh Mao Trạch Đông

Bài đăng : Thứ sáu 08 Tháng Mười Một 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 08 Tháng Mười Một 2013 
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 08/11/2013 kêu gọi kỷ niệm 120 năm sinh nhật Mao Trạch Đông một cách đơn giản, sau khi bị chỉ trích dữ dội về số tiền khổng lồ dự định bỏ ra để tổ chức các lễ hội trong dịp này.

Mao Trạch Đông, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sinh ngày 26/12/1893 tại làng Thiều Sơn (Shaoshan) huyện Tương Đàm tỉnh Hồ Nam thuộc miền trung.

dimanche 28 octobre 2012

Xác ướp của Mao có thể sẽ bị đưa ra khỏi Thiên An Môn

Mao sẽ bị xua đuổi khỏi Thiên An Môn ???

(Courrier International/Á châu tuần san 25/10/2012) Theo Á châu tuần san, thì Bắc Kinh rất có thể sẽ quyết định đưa xác ướp Mao Trạch Đông ra khỏi quảng trường Thiên An Môn. Và lăng Mao chủ tịch, tức « Mao Trạch Đông kỷ niệm đường » sẽ được đổi tên thành « Nhân dân anh hùng kỷ niệm đường ».

Tuy không dẫn nguồn cụ thể, nhưng tờ tuần báo Hồng Kông vốn thạo tin cho biết, trong dịp quốc khánh, con gái Mao Trạch Đông là Lý Mẫn (Li Min) cùng với con gái của bà là Khổng Đông Mai (Kong Dong Mei) và con rể là Trần Đông Thăng (Chen Dong Sheng) đã được giao việc đi đến Tỉnh Cương Sơn (Jinggangshan), cứ địa cách mạng của Mao trước đây, tìm một địa điểm để chuyển di hài Mao Trạch Đông đến.

Lăng Mao Trạch Đông
Gần đến đại hội thứ 18 của Đảng Cộng sản, có nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ giữ khoảng cách với « tư tưởng Mao Trạch Đông » vẫn ngự trị lâu nay.

Ngày 28/9, trong một hội nghị Bộ Chính trị, đề tài này không được nhắc đến. Còn số mới nhất của tờ báo Cầu Thị ra hai tháng một lần – tờ báo này là cơ quan chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã đăng bài xã luận mang tựa đề « Đấu tranh để đẩy nhanh cải cách và mở cửa », mà không hề nói đến tư tưởng Mao Trạch Đông. Trong khi đó nội dung của tờ Cầu Thị trước đại hội luôn được xem là định hướng cho đường lối sắp tới của Đảng.

Bài viết liên quan:
Trung Quốc từ bỏ tư tưởng Mao Trạch Đông trên đường cải cách

Trung Quốc từ bỏ tư tưởng Mao Trạch Đông trên đường cải cách

Khẩu hiệu trước Trung Nam Hải: "Tư tưởng Mao Trạch Đông bất khả chiến bại vạn tuế!"

Reuters (23/10/2012) Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mà ban lãnh đạo sẽ được thay đổi vào đầu tháng 11, có thể sẽ đi theo hướng cải cách, nếu căn cứ vào sự kiện cụm từ tư tưởng Mao Trạch Đông đã biến mất trong hai thông báo mới nhất.

Theo một số nhà phân tích, việc bỏ đi cụm từ nhắc đến « Người cầm lái vĩ đại » và tư tưởng của Mao trong hai thông báo đưa ra vào những tuần gần đây, có thể đánh dấu ý hướng cải cách từ ban lãnh đạo mới của Đảng.

Bên cạnh đó, Tân Hoa Xã hôm thứ Hai 22/10 cũng đã loan báo, dự thảo sửa đổi điều lệ của ĐCSTQ sẽ được đưa ra thảo luận tại đại hội Đảng lần thứ 18, được dự kiến khai mạc vào ngày 8/11. Trong quá khứ đã từng có những sửa đổi điều lệ Đảng để làm cơ sở cho quyết định chính trị quan trọng, như việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

Mao Trạch Đông luôn được xem là chỗ dựa ý thức hệ chủ chốt, tất cả các văn kiện Đảng, theo truyền thống đều dẫn ra Mác, Lênin, các cựu chủ tịch Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân cũng như đương kim Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Giai đoạn quan trọng ?

Mỗi văn bản của Bộ Chính trị - cơ quan quyền lực cao nhất của ĐCSTQ, có khoảng hai chục ủy viên – xưa nay luôn kết thúc bằng công thức « Giương cao ngọn cờ tư tưởng Mao Trạch Đông và chủ nghĩa Mác - Lê ». Nhưng hai văn bản mới nhất chỉ nhấn mạnh rằng Đảng phải tiếp tục theo đuổi « luận thuyết Đặng Tiểu Bình », tức chủ thuyết « Ba đại diện »« Quan niệm phát triển khoa học » (« Ba đại diện » : ĐCSTQ đại diện cho sức sản xuất tiên tiến nhất, đại diện cho lợi ích của đại đa số nhân dân, và đại diện cho nền văn hóa tiên tiến của Trung Quốc - chú thích của người dịch).

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên (Zheng Yongnian), giám đốc Viện Đông Á của trường đại học quốc gia Singapore cho rằng : « Điều đó rất quan trọng. Trước khi Bạc Hy Lai bị thất sủng, định hướng này còn mập mờ, nhưng nay thì đã rõ ràng. Tôi muốn nói là, ít Mao hơn nhưng nhiều Đặng hơn ».

Khi làm biến mất cụm từ tư tưởng Mao Trạch Đông, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã chứng tỏ quyết tâm cải cách. Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên phân tích như trên, khi so sánh với việc Đặng Tiểu Bình đã đưa một liều lượng tư bản chủ nghĩa vào nền kinh tế kế hoạch hóa của Trung Quốc vào cuối thập niên 70.

Bạc Hy Lai, ngôi sao đang lên của ĐCSTQ mà chính sách Tân Mao được sự ủng hộ của cánh tả trong Đảng, đã bị ngưng chức vụ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh và có thể bị bãi miễn chức đại biểu Quốc hội, sau xì-căng-đan đình đám mà ông Bạc và vợ bị dính vào (nay thì ông Bạc Hy Lai đã bị loại khỏi Quốc hội ngày 26/10 và bị truy tố - ND).

Đặng Tiểu Bình, người lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1978 đến 1992, đã đưa ra ý tưởng Trung Quốc vừa có thể là nước cộng sản, mà vẫn có thể tiến hành cải cách dựa trên quy luật thị trường. Thuyết « Ba đại diện » là từ cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, cho phép các nhà tư bản được vào Đảng ; trong khi Quan điểm phát triển khoa học - chủ trương phát triển kinh tế một cách hợp lý hơn và tôn trọng môi trường - là do Hồ Cẩm Đào khởi xướng.

Một cô gái trước căn nhà sẽ bị phá dỡ ở Bắc Kinh. Trưng thu nhà đất là một nguyên nhân gây căng thẳng xã hội.
Kêu gọi cải cách

Sự khác biệt về về chủ thuyết giữa những người chủ trương cải cách và cánh tả trong Đảng phản ánh sự mãnh liệt của những tranh cãi hiện nay trong ĐCSTQ nhằm xác định đường hướng cho ban lãnh đạo mới, sẽ chính thức được đề cử vào ngày 8/11 tới.

Đại hội 18 của ĐCSTQ diễn ra vào thời điểm mà đất nước này có tỉ lệ tăng trưởng hàng năm thấp nhất trong gần 13 năm qua, trong khi căng thẳng xã hội vẫn cao độ, do tệ nạn tham nhũng, trưng thu đất đai và các nhu cầu an sinh xã hội không được đáp ứng.

Báo chí chính thức và các chuyên gia thân cận với chính phủ thường xuyên hăng hái đưa ra lời kêu gọi tiến hành cải cách mạnh mẽ, mà theo họ thì đó là cách duy nhất để tránh được khủng hoảng, cho dù không ai chờ đợi việc Trung Quốc chọn lựa con đường dân chủ.

Study Times, tờ báo do Trường Đảng trung ương – nơi đào tạo các cán bộ cho ĐCSTQ – xuất bản, tuần này cũng đã ca ngợi mô hình Singapore, một nền dân chủ được kiểm soát chặt chẽ.

Mặc cho những chiến dịch chính trị phi nhân, đã làm cho nhiều chục triệu người chết, Mao Trạch Đông - mà chân dung vẫn ngự trị trên quảng trường Thiên An Môn - luôn đuợc thần thánh hóa như một lãnh tụ có sức thu hút, vì đã đối mặt với các nước lớn và thống nhất đất nước. Ban lãnh đạo Đảng vẫn kiên quyết duy trì hình ảnh của Mao để củng cố tính chính đáng của ĐCS, mà họ không có được nhờ đã kinh qua chiến tranh như Mao.

Một số nhà quan sát cũng cảnh báo việc từ bỏ quá nhanh chóng di sản của Mao. Wang Zhengxu, nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Nottingham, Anh quốc cho rằng việc bỏ cụm từ tư tưởng Mao trong điều lệ Đảng: « Chỉ đơn giản là không thể được ». Một blogger viết : « Tư tưởng Mao Trạch Đông là linh hồn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (…) và là ánh sáng soi đường công lý cho nhân dân».

Nhưng đối với giáo sư Trịnh Vĩnh Niên, đại học quốc gia Singapore, thì tầm nhìn của Mao Trạch Đông không còn phù hợp nữa, và ngày càng nhiều người Trung Quốc dửng dưng với Mao. Giáo sư nói : « Chỉ có cánh tả là quan tâm thôi. Đa số người dân, nhất là thế hệ trẻ, thì đã chán ngán. Ký ức đã bị xóa nhòa ».

Bài viết liên quan:

mardi 2 octobre 2012

Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (3)

Ảnh Mao Trạch Đông luôn ngự trên Thiên An Môn.

Đôi khi Mao cũng ngạc nhiên vì các cô gái không coi ông ta là một người đàn ông, mà như Thượng đế. Điều ấy làm Mao bật cười, nhưng cái chính không phải ở đó. Các thiếu nữ này phải chứng tỏ họ xứng đáng với ham muốn của Mao, vốn chừng như không giảm sút đi với thời gian.

Gần đến tuổi bảy mươi, Mao có vẻ đã nói lời vĩnh biệt với chứng bất lực mà trước kia vẫn làm ông ta khiếp sợ mỗi khi nghĩ đến nguy cơ này. Trở thành tín đồ nhiệt thành của các phương pháp làm tình theo tinh thần Lão giáo, xem hành vi tình dục là nghi lễ phù hợp với luật âm dương của trời đất để trường thọ, Mao cần những thiếu nữ có đủ điều kiện tham gia và tỏ ra xuất sắc trong lãnh vực này.

Từ đó, chiếc giường size « khủng » của Mao đón tiếp có thể đến một tá cô gái cùng một lúc. Thực tế, quan niệm Lão Tử chỉ là cái cớ cho tính dâm dục tự nhiên của ông ta. Những điều mà các người tình một đêm này cho là hạ cấp đối với những người đàn ông khác, thì với Mao lại được coi là tuyệt vời, và các cô tự hào kể lại những kỳ tích của Mao. 

Các cô gái không ngần ngại học hỏi kỹ năng làm tình để đáp ứng được những đòi hỏi trớ trêu của ông ta, vì thật là tệ hại nếu không phục vụ được ngang tầm. Cô nàng đó sẽ bị loại ngay lập tức, trong khi có hàng tá cô gái khác đang chầu chực ngoài cổng. Một trong số các cô, một hôm đã ngây ngất thổ lộ :

- Tất cả những gì ông ấy làm hết sức tuyệt vời, đê mê !

Ở tuổi bảy mươi, Mao vẫn cảm thấy cường tráng, mà ông ta cho rằng đó là nhờ hoạt động tình dục có thể sánh vai với Sardanapale (một vị vua thời cổ đại chỉ thích khoái lạc – ND). Mao thích làm tình hơn tất cả mọi thứ trên đời, cũng như các cô gái trẻ xinh xắn, đặc biệt là các trinh nữ. 

Người ta đưa các cô đến phục vụ cho Mao như là thức ăn hàng ngày, tuyển lựa dựa theo các tiêu chuẩn cụ thể : phải thật đẹp và xuất thân từ thành phần vô sản. Mao chúa ghét những phụ nữ tinh tế, học thức và ở lứa tuổi chín chắn. Những cô gái trúng tuyển choáng ngợp trước vinh dự này.

Người cầm lái vĩ đại thực sự là một con sư tử trong lãnh vực tình dục. Cho đến lúc chết, cuộc sống riêng tư của Mao là một loạt những cuộc truy hoan. Đó là thú vui duy nhất của ông ta, và Mao tiêu thụ một số lượng thiếu nữ không thể đếm xuể.

Sự ham mê sắc dục của Mao không chỉ giới hạn ở những cô gái trẻ. Ông ta cũng thích các thanh niên đẹp trai lực lưỡng, như đa số các nam nhân viên phục vụ vẫn thường xuyên phải đấm bóp cho ông dễ ngủ. Mao đòi hỏi các chàng thanh niên này phải xoa bóp cả bộ phận sinh dục của ông ta nữa. Và cũng không ít trường hợp khi đã được làm nóng, Mao lại vuốt ve bộ phận kín của chàng trai. Đây không hẳn là khuynh hướng đồng tính luyến ái, nhưng đúng ra là một nhu cầu tình dục mãnh liệt dưới mọi dạng thức. 

Đương nhiên không phải là đơn giản khi để cho bằng ấy thiếu nữ có ngoại hình hoàn hảo sống cùng một mái nhà với các chàng trai đẹp « lung linh ». Đội ngũ cận vệ gồm đủ loại người, trừ các hoạn quan, và họ không ngần ngại buông lời trêu hoa ghẹo nguyệt với các cô gái tuổi đôi mươi này. Nhưng hãy coi chừng cơn thịnh nộ của vị chúa tể…Mao không ưa người khác đi săn trên lãnh địa của mình, và đã có nhiều người học được bài học đắt giá.

Có vài ba lần Mao say đắm tài năng của một trong số các tì thiếp cho đến nỗi không cho cô ta kết hôn, khi cô phải lòng một anh chàng đẹp trai. Thế là nhiều nhân chứng đã phải chứng kiến những vụ cãi cọ chẳng khác ngoài chợ. Một cô ái phi khác thì dần dà có ảnh hưởng lớn đến mức cô ta tự cho phép mắng Mao sa sả. Nhưng cô này làm tình rất nghệ thuật cho nên Mao bỏ qua tất cả. Hơn nữa cô ta còn giới thiệu với Mao một lô một lốc các người đẹp trong gia đình mình, cô sau lại còn đẹp hơn cô trước.

Vào thời kỳ đó, cuộc sống tình dục của Mao Trạch Đông gần như trở thành quan hệ gia đình. Ông ta nhanh chóng sủng ái một trong các cô em của cô bồ đương nhiệm, và cô này đương nhiên bị hất cẳng. Cô em đã có chồng, nhưng điều này có can hệ gì…Một buổi tối, Mao mời cả gia đình đến ăn tiệc. Lúc đến món tráng miệng, ông ta bất thần nảy sinh ham muốn. Mao yêu cầu anh chồng đi nơi khác để có thể « chăm sóc » cô vợ. Đương nhiên là người chồng chẳng dám hé miệng, thậm chí còn cho rằng việc vợ mình được Mao chọn lựa là một sự ưu ái. Mao ưa thích các phụ nữ trong gia đình này cho đến nỗi ông ta có thể ngủ cả với người mẹ nếu bà còn sống…

**

Thời gian càng trôi đi, các người tình của Mao càng trở nên ngạo mạn. Hãy còn vô tư lúc mới gặp gỡ, chỉ cần được vời đến nhiều đêm trên giường của Mao là những người đẹp này bỗng trở thành những cô ả đanh đá. Đa số vô học, nên các cô nhanh chóng trở nên kiêu căng. Những người đẹp này ngu ngơ cho đến mức khi bị lây nhiễm căn bệnh hoa liễu, vốn không có lý do gì mà không ập đến chốn thanh lâu này, các cô còn tỏ ra hãnh diện vì được Mao Trạch Đông lây bệnh cho. Những thiếu nữ này xem đó là một niềm vinh hạnh, và nhất là, đây là bằng cớ chứng tỏ mình đã được ngủ với Mao.

Khi phải chữa trị cho nhân vật là nguồn gây lây lan bệnh, thì lại là chuyện khác vì Mao không bị ảnh hưởng gì, cho rằng đây là điều vô bổ. Các bác sĩ cảnh báo nguy cơ :

- Thưa chủ tịch, điều gì sẽ xảy ra nếu đến lượt phu nhân Giang Thanh của ngài cũng bị lây bệnh ? 

Mao cười lớn :

- Điều đó chẳng bao giờ xảy đến đâu ! Tôi không quan hệ tình dục với bà ấy từ đời nảo đời nào rồi…Tôi bảo với bà ấy là tôi già quá rồi, không thể làm tình được nữa.

Nguy cơ lây truyền bệnh hoa liễu lại càng cao hơn vì Mao không bao giờ tắm rửa. Kể cả rửa « cái ấy ». Ông ta cười hô hố :

- Tôi rửa nó trong cơ thể phụ nữ rồi !

Hậu quả là Mao Trạch Đông mang trong người vi trùng hoa liễu cho đến cuối đời, và tiếp tục lây nhiễm căn bệnh cho hàng mấy trăm thiếu nữ…

Mời đọc lại:

dimanche 30 septembre 2012

Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (2)

Ảnh chân dung mới của Mao Trạch Đông được treo lên Thiên An Môn ngày 28/09/2012.

Nếu làm tình là thú tiêu khiển hàng đầu đối với Mao, thì ngược lại ông ta không yêu mến ai cả. Mao không có khả năng yêu thương lẫn cảm tình. Cũng có thể do ông ta đã chứng kiến quá nhiều thảm kịch và cái chết trong đời. Người vợ thứ hai, Dương Khai Tuệ bị Quốc dân đảng xử bắn, cũng như hai người em trai của ông. Nhiều người con của Mao đã chết trong cuộc Trường Chinh. Tất cả những bi kịch này làm Mao Trạch Đông trở nên sắt đá.

Trong thâm tâm, Mao hài lòng đã sống sót được qua nhiều nghịch cảnh, mà theo ông ta đó là dấu hiệu cho thấy mình sẽ trường thọ. Ông đã chứng tỏ trái tim sắt thép qua tất cả những hành động trong đời sống thường ngày, theo gương những hoàng đế Trung Hoa tồi tệ nhất. Chẳng hạn như Trụ vương đời nhà Thương, vị hôn quân thích trưng bày cái xác bị tùng xẻo của các nạn nhân, đổ đầy rượu vào hồ bơi, có hàng ngàn nàng hầu vây quanh. Hoặc Tùy Dạng Đế (Sui Yangdi), một trong những bạo chúa tệ hại nhất trong lịch sử Trung Hoa, đã bắt những cô gái trẻ đẹp phải kéo thuyền rồng đi ngược gió bằng những dải lụa.

Một bằng chứng cho sự tàn bạo của Mao Trạch Đông, lịch sử đặc biệt ghi nhận câu trả lời của ông ta trước Nehru :

- Chúng tôi chẳng việc gì phải sợ bom nguyên tử cả. Nếu ai tấn công tôi bằng bom nguyên tử, thì tôi có thể trả đũa tương tự. Mười triệu hay hai chục triệu người chết cũng chẳng ăn nhằm gì đối với chúng tôi !

Nehru không phải từ bi hỉ xả gì, nhưng cũng phải dựng tóc gáy khi nghe câu nói của Mao coi mạng người như ngóe.

Không một điều gì có thể làm Mao xúc động. Trong chiến dịch Đại nhảy vọt, nhiều triệu người dân nông thôn đã chết đói, nhưng ông ta vẫn ăn ngon ngủ yên. Ngay cả đối với người thân trong gia đình cũng thế. Chỉ cần kể ra đây thái độ đối với chính người con trai lớn của Mao. 

Mao Ngạn Anh (Mao An Ying) tử nạn ngày 25/11/1950, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên đã làm cho khoảng 400 ngàn người Trung Quốc thiệt mạng. Ngạn Anh đã lấy vợ trước đó một năm và vợ anh, Lưu Tư Tề (Liu Xi Qi), từ vài năm qua vẫn được xem như là con gái nuôi của Mao Trạch Đông. Ông ta thích cô đến nỗi tỏ ra vô cùng giận dữ khi nghe tin Ngạn Anh và Tư Tề đính hôn. Sự thực đằng sau cơn thịnh nộ này là: Lưu Tư Tề hết sức xinh đẹp, và Mao ghen với người con trai sẽ được ngủ với cô. Ông ta cản trở việc tổ chức đám cưới với những cái cớ kỳ lạ, chẳng hạn như phải chờ đến lúc tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ngày 01/10/1949…Khi nghe tin con trai mình tử thương, Mao phát biểu câu này thay cho lời ai điếu :

- Đã là chiến tranh làm sao không có người chết cho được ?

Ông ta không tỏ ra buồn phiền một chút nào, không hề nhỏ một giọt nước mắt. Tư Tề suốt một thời gian dài vẫn không hay biết về cái chết của chồng, và cuối cùng khi cô chất vấn Mao Trạch Đông về vấn đề này, ông ta trả lời là Ngạn Anh đã chết. Lưu Tư Tề kề cận cha chồng gần như hàng ngày trong suốt hai năm rưỡi trời, nhưng chưa bao giờ thấy Mao tỏ vẻ u sầu. Thậm chí ông ta còn nói đùa với cô về Ngạn Anh, như là con trai vẫn còn sống…

Lưu Tư Tề và Mao Ngạn Anh
Kể từ năm 1958, trong cơn say Đại nhảy vọt, Mao trở nên ít kín đáo hơn trong cuộc sống riêng tư. Cho đến nỗi nhiều người đều biết về cách sống xa hoa, phóng đãng của ông ta, về những tòa biệt thự nằm rải rác khắp đất nước Trung Quốc, và về việc cung cấp gái đẹp mà chính Mao gọi là « tuyển lựa cung phi ». Các nữ nghệ sĩ trẻ của các đội văn công tham gia các buổi dạ vũ, cạnh tranh với nhau để làm đẹp lòng Mao, và kết thúc bằng việc qua đêm với ông ta. Các cô ganh tị lẫn nhau, cô nào được Mao nắm tay dẫn vào phòng ngủ trở thành mục tiêu bị các cô khác thù ghét. 

Một hôm – và đây là lần duy nhất trong đời – Giang Thanh đã làm ầm ĩ lên với Mao. Ông ta phản ứng bằng cách cấp tốc ra khỏi phòng. Giang Thanh nhanh chóng hối hận vì cơn nóng giận này, và gởi đến Mao lời xin lỗi. Ông ta chỉ nhún vai. Có nghĩa lý gì, vài cô hầu thiếp dành cho con người quyền lực nhất, nhà sáng lập nước Trung Hoa cộng sản ?

Từ đó Mao hoàn toàn yên ổn, không hề bị bà vợ chua ngoa chỉ trích. Ông ta cũng không còn giấu diếm việc đi lại thường xuyên với các cô gần như là gái gọi hạng sang. Thỉnh thoảng lại có một trong số những cô gái này, nhờ quyến rũ hơn, đã được nâng cấp : thay vì là người tình một đêm, được ân sủng trở thành quý phi. 

Người đầu tiên giành được vị trí ưu tiên này là một nữ nhân viên trẻ của Cơ mật viện - một cô gái tuyệt đẹp có làn da trắng như tuyết, đôi mắt sáng và cặp chân mày xinh như vẽ. Cô ta không thèm giấu diếm gì với Giang Thanh, và còn tìm cách làm thân với bà. Giang Thanh, được nịnh hót và vẫn còn áy náy vì mới đây đã nổi nóng với Mao, vui vẻ chấp nhận sự hiện diện của cô ta. Bà tự hứa với chính mình là sẽ không gây sự với chồng vì chuyện các cô bồ của ông ta nữa.

Mao Trạch Đông và Giang Thanh, năm 1949
Những người thân tín của Mao luôn tìm cách làm vui lòng ông ta. Ban đầu mỗi tuần chỉ có một đêm dạ vũ, nhưng sau đó họ nhanh chóng thấy rằng để chiều lòng chủ tịch thì như thế chưa đủ. Thế là từ một buổi dạ vũ trở thành hai buổi mỗi tuần, có nghĩa là số cung phi dành cho Mao phải tăng gấp đôi. Tất cả các đoàn văn công đều phải đóng góp vào. Sự chăm sóc này không phải là quá đáng, vì chủ tịch càng cao tuổi thì ham muốn tình dục lại tăng lên. Năm đó Mao đã 67 tuổi.

Khi phải nhận lãnh những ngón đòn chính trị và bực tức trước những lãnh đạo cao cấp khác của Đảng, Mao nằm lì suốt nhiều ngày và chỉ ra khỏi giường để dự dạ vũ. Ông ta thường xuyên nhảy nhót cho đến hai giờ sáng, rồi sang phòng bên cạnh « nghỉ ngơi » với các « đối tác ». Không một tiếng động nào lọt ra khỏi căn phòng có cánh cửa bọc vải dày. Những cô gái được chọn lựa không hề phàn nàn, mà hoàn toàn ngược lại. 

Chưa bao giờ, ngay cả trong những giấc mơ điên rồ nhất, các cô có thể tưởng tượng ra có ngày lại được phục vụ cho thú vui nhục cảm của vị thượng đế được hàng trăm triệu người tôn sùng. Rất ít người từ chối đề nghị của chúa tể Trung Quốc. Có thể chỉ có vài cô y tá hay phụ nữ hơi cứng tuổi. Cô y tá nào từ chối thì đó là vì đạo đức nghề nghiệp không cho phép lẫn lộn vai trò, còn phụ nữ lớn tuổi thì do mắc cỡ khi phải gia nhập hậu cung gồm toàn các thiếu nữ tuổi xuân hơ hớ. Còn tất cả những cô gái khác đều phát cuồng vì Mao, và sẵn sàng thỏa mãn những đòi hỏi dù có quá quắt của ông ta.

Hầu hết là những cô gái rất nghèo khó. Chẳng hạn cô Lưu từng đi ăn xin trên đường phố cùng với mẹ, cô Chu là trẻ mồ côi. Thường thì cha mẹ các cô này, đã qua đời, được xem là « liệt sĩ cách mạng ». Nhiều cô không được học hành gì cả, và trở thành diễn viên múa nhờ có Đảng. Các đoàn văn công đầy dẫy những thiếu nữ loại này, được tuyển mộ nhờ ngoại hình chuẩn, để giúp người của các cán bộ cao cấp trong Đảng giải trí. 

Các cô được lên giường với Mao là « hàng tuyển trong số hàng tuyển », cho dù chỉ vài tiếng đồng hồ. Điều này chỉ có thể hiểu được nếu chúng ta nhớ lại nạn thần thánh hóa Mao Trạch Đông. Sự xuất hiện của Mao trong những dịp lễ lạc trang trọng, oai vệ như một bức tượng đại đế tại quảng trường Thiên An Môn, là một kỷ niệm không thể quên đối với mỗi người tham dự. Chưa nói đến những người được đặc ân có một không hai là bắt tay với Mao, họ không rửa ráy trong nhiều tuần lễ để giữ trên người loại « nước thánh ». Có thể nói, Mao gần như một huyền thoại, và còn được yêu mến và kính trọng hơn cả các đại đế Trung Hoa. 

Làm thế nào trong điều kiện đó, các cô gái trẻ dốt nát lại không cảm thấy hãnh diện khi được vinh dự ngủ vài tiếng đồng hồ bên cạnh vị thánh sống ? Việc này cũng như một lễ hiến tế tối thượng, và các cô sẵn sàng làm tất cả để xứng đáng với niềm vinh hạnh lớn lao như thế. Tất cả những cô gái này đều chưa chồng, vừa mới tròn hai mươi, hai mươi hai tuổi, và một khi đã bị Mao chán chê thì cũng phải đợi đến khi chủ tịch cho phép mới được lập gia đình.

Mời đọc lại:
Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (1)

samedi 22 septembre 2012

Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (1)

Bìa sách "Tình dục, dối trá và chính trị" của Pierre Lunel

LND : Tác phẩm « Tình dục, dối trá và chính trị » - Những kẻ bị ám ảnh đang lãnh đạo chúng ta – của tác giả Pierre Lunel, nhà xuất bản L’Archipel, Paris 2012 – gồm có ba phần. Phần đầu « Các nhà độc tài » viết về Stalin, Mussolini, Mao Trạch Đông và Bokassa. Phần hai về các lãnh đạo ở Mỹ : Kennedy, Bill Clinton, Arnold Schwarzennegger, và phần thứ ba dành cho châu Âu : Mitterand, Giscard d’Estaing, Berlusconi, Chirac, DSK.

Pierre Lunel là cựu hiệu trưởng trường đại học Paris 8, tác giả nhiều đầu sách tiểu sử và biên khảo sử học. 

Thụy My xin giới thiệu một phần chương sách « Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp » trong tác phẩm trên, đã tạm lược bỏ 8 trang đầu nói về những người vợ của Mao là Dương Khai Tuệ (Yang Kaihui), Hạ Tử Trân (He Zizhen), Giang Thanh (Jiang Qing).

Mao vẫn tiếp tục ngự trên quảng trường Thiên An Môn.
…Mao có tính cách giản đơn của các tên tuổi lớn. Đa số thời gian, ông xử lý các vấn đề của Trung Quốc trên chiếc giường gỗ rộng mênh mông mà ông vẫn mang theo khi di chuyển, hay bên cạnh hồ bơi riêng. Ông ta có thể không mặc quần áo suốt nhiều ngày. 

Mao rất thích các hồ bơi và những món ăn mỡ màng, ngập trong dầu béo ngậy. Ông ta không bao giờ đánh răng, chỉ súc miệng với nước trà. Mao không bao giờ tắm, mà vệ sinh thân thể bằng cách bắt những người tình một đêm dùng khăn nóng chà lên người mình. Bị chứng mất ngủ, ông có thể thức trắng nhiều đêm, và các cán bộ của ông phải chuẩn bị tinh thần để bị triệu đến lúc hai, ba giờ sáng. Làm việc với Mao thì cứ phải khỏe như vâm.

Hai mươi năm trước khi qua đời, Mao rất tự hào là một tay bơi giỏi, ông có hai hồ bơi trong dinh thự của mình. Một hồ ngoài trời thì các nhân viên có thể sử dụng, còn hồ kia có mái che, trên nguyên tắc được dành cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng. Nhưng dần dần các vị này thôi không sử dụng nữa, và hồ bơi này trở thành một thứ tài sản riêng của Mao. Vì ông ta dành nhiều thời gian ở đây, rốt cuộc người ta đã phải xây dựng cho Mao một căn hộ ở ngay bên cạnh với phòng khách, phòng làm việc và phòng ngủ.

Chính tại đây mà Mao Trạch Đông đã tiếp Tổng thống Mỹ Nixon và hàng loạt nguyên thủ quốc gia khác. Cuối cùng người ta bèn gọi dinh thự của Mao là « hồ bơi » cho nó gọn và xác thực. 

Suốt ngày hầu như ông ta lững thững chỉ với chiếc áo choàng tắm khoác hờ trên người, để lộ bờ vai lực lưỡng và chiếc bụng to tướng. Mao có nước da trắng đẹp, khuôn mặt đầy đặn luôn nở nụ cười, mái tóc đen dày. 

Mao vẫn giữ thói quen nông dân. Khi phải mặc đồ, ông ta tròng vào bộ quần áo cũ mèm và đôi giày cà tàng. Bộ trang phục « kiểu Mao Trạch Đông » nổi tiếng và những đôi giày bóng lộn được dành cho những dịp long trọng. Chính trong cái bộ dạng kỳ khôi đó mà Mao đã lãnh đạo đất nước Trung Quốc.

Khi không có việc gì buộc phải ngồi dậy, ông ta nằm ườn trên chiếc giường gỗ « khủng », kích thước to gấp đôi một chiếc giường đôi thông thường. Người khách nào có óc quan sát có thể để ý thấy cái góc giường mà Mao dựa lưng cao hơn khoảng mười phân. Nếu có ai liều lĩnh đặt câu hỏi, sẽ được nghiêm chỉnh trả lời là đóng cao hơn để tránh cho khi ngủ mê không bị té xuống giường. Nhưng thật ra chỉ là nhảm nhí – gờ giường đóng cao theo yêu cầu của Mao để cho những trận bão tình ái được thuận tiện.

Mao « tán » các con mồi qua những buổi tối khiêu vũ, đây là một điều đặc biệt. Nhảy đầm đã bị Cách mạng cấm vì cho là lối sống suy đồi, và tất cả các sàn khiêu vũ đều bị chính thức đóng cửa. Thế nhưng Mao hàng tuần vẫn tổ chức những đêm khiêu vũ, tại sảnh Xuân Liên rộng mênh mông, không xa căn hộ của Mao là mấy. 

Khi Mao vừa tới nơi khiêu vũ, là hàng chục thiếu nữ liền bổ nhào đến, năn nỉ ông nhảy với mình một bản. Mao nhảy một cách nặng nề, nhưng điều đó có nghĩa lý gì đối với các cô gái muốn được thần tượng chú ý bằng mọi giá. Các cô được những người thân cận của Mao tuyển lựa từ các đội văn công, theo tiêu chuẩn có ngoại hình đẹp và trung thành về mặt chính trị. 

Mao nhanh chóng cho đặt một trong những chiếc giường size « khủng » của ông ta trong một căn phòng giáp với phòng khiêu vũ. Sau khi nhảy được vài ba bản, đại đế Mao tỏ ý muốn nghỉ ngơi, nắm lấy tay một trong những cô gái hơ hớ tuổi xuân này và đưa vào phòng. Ông ta chỉ ra khỏi phòng chừng hai tiếng đồng hồ sau đó, đa phần là với vẻ hài lòng vì đã được cô gái phục vụ tận tình.


Mao luôn bị ám ảnh với ý nghĩ một ngày nào đó sẽ bị mất đi khả năng tình dục. Khi các bác sĩ báo cho biết là ông ta đã trở nên vô sinh, Mao trả lời một cách xúc động :

- Thế là tôi đã thành hoạn quan rồi à !

Các bác sĩ phải hết lời trấn an, nói rằng tuy « tinh binh » của Mao không bình thường, nhưng không hề ảnh hưởng gì đến năng lực tình dục cũng như ham muốn. 

Thực ra Mao chẳng hề quan tâm đến việc vô sinh, nhưng sợ hãi khi nghĩ đến khả năng bị bất lực, nhất là khi ông ta mang nặng trong đầu ám ảnh là năng lực làm tình sẽ chấm dứt vào tuổi sáu mươi. Đến tuổi này, ông ta có đôi khi bị trục trặc, nên thường cho tiêm truyền chất bột nhung hươu, mà tương truyền theo đông y là món thuốc cường dương đại bổ. Nhưng thấy nhung hươu không giúp giải quyết được vấn đề, Mao bèn ngưng sử dụng và quay lại với tây y - nói chung, ông ta không tin tưởng vào đông y.

Mao muốn được lưu danh theo truyền thống các hoàng đế Trung Quốc, đặc biệt là một vị theo truyền thuyết đã trở nên trường sinh bất tử nhờ quan hệ với một ngàn thiếu nữ đồng trinh. Ông ta hy vọng theo gót được vị tổ sư này. Không tin mấy vào năng lực tự nhiên, Mao say mê thu thập tất cả những tin tức từ phương tây hay những nơi khác, loan báo việc phát hiện các loại dược liệu giúp hoạt động tình dục cho đến chín mươi tuổi. 

Trong khi chờ đợi thần dược ra đời, Mao nhồi nhét vào người đủ loại nhân sâm và đưa lên giường một số lượng đáng nể các cô thiếu nữ. Dù sao thì ông ta vẫn cho rằng đi ngủ và tắm rửa là lãng phí thời gian.

Mời đọc thêm:

lundi 17 septembre 2012

« Bia mộ » : Mao Trạch Đông và nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

"Bia mộ" của Dương Kế Thằng vừa được phát hành tại Paris.

(AFP & Le Monde) Gần 40 triệu người Trung Quốc đã bị chết đói, hậu quả của chiến dịch Đại nhảy vọt do Mao Trạch Đông đưa ra. Nhà báo kiêm nhà sử học Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) đã bỏ ra 15 năm trời thu thập chứng cứ để viết ra tác phẩm « Bia mộ », tài liệu đầy đủ nhất từ trước đến nay về nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Sách đã được tái bản đến lần thứ tư tại Hồng Kông.

 « Cuốn sách này là bia mộ cho cha tôi, bị chết đói vào năm 1959, bia mộ cho 36 triệu người dân Trung Quốc nạn nhân của trận đói, bia mộ cho chế độ đã gây ra thảm kịch này ». Tác giả đã viết như trên trong lời nói đầu của bản dịch tiếng Pháp vừa được nhà xuất bản Seuil phát hành tại Paris ngày 13/09/2012.

Sinh năm 1940, Dương Kế Thằng từng là phóng viên kỳ cựu của Tân Hoa Xã, và hiện nay là Phó tổng biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu). Mười lăm năm điều tra trên thực địa, với hàng ngàn trang tài liệu tìm được ở địa phương và rất nhiều nhân chứng, tác giả đã thuật lại sự điên cuồng của việc cưỡng bức tập thể hóa.

Xã hội nông thôn bị phá hủy. Để nuôi sống thành thị, người ta đã để cho nông dân phải chết đói. Những thông tin sai lạc (thổi phồng sản lượng, che giấu những trường hợp chết vì đói) được báo cáo lên trên, dẫn đến các chỉ thị mù quáng. Không ai dám cảnh báo với Mao Trạch Đông về nạn đói, vì sợ bị quy là phản cách mạng.

Bắt đầu từ cuối năm 1958, đại họa đã lan tràn : nhiều ngôi làng hoàn toàn bị xóa tên vì dân làng đã chết đói hết, những trường hợp ăn thịt người nhân rộng, những người sống sót trở nên điên loạn. Bên cạnh nạn đói, là hàng loạt các vụ bạo lực, tự tử, nhiều ngàn trẻ em bị bỏ rơi.

…Một số trang sách khiến người ta nghĩ đến sự thinh lặng của một cái xác bị chết trôi. Tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, từ năm 1958 đến 1962, « vài chục triệu người đã biến khỏi thế giới này, không một tiếng động, không một tiếng thở dài, trong sự thờ ơ hoặc u mê ». Giống như là một cả một vùng đất lớn và dân cư trên đó đã bị đổ sụp thành vực sâu. 

Thế nhưng không phải thiên tai hay chiến tranh đã gây ra cuộc thảm sát, để lại những người sống sót vật vờ, chỉ lo kéo dài sự sống, mà là nạn đói, một nạn đói khủng khiếp do những quyết định ngu xuẩn của lãnh đạo gây ra.

Lao động trong hợp tác xã nông nghiệp
…Từ năm 1958 tất cả phải vào hợp tác xã. Xoong nồi, bàn ghế đều bị trưng dụng, gà vịt cũng thế, không gia đình nào được tự sản xuất. Các bữa ăn được phân phối miễn phí tại các căng-tin được gọi là « điểm đấu tranh giai cấp ở nông thôn ». Chỉ trong vài tháng, sản lượng bị giảm sút thấy rõ. Một « làn sóng phóng đại » lan tràn, đưa đất nước vào cái vòng lẩn quẩn của dối trá. Sợ mất lòng cấp trên, mỗi  cấp cơ sở lần lượt thổi phồng sản lượng, còn báo chí thi nhau ca ngợi các phép lạ. Một địa phương vượt kế hoạch ? Điển hình này luôn bị nơi khác vượt qua, một cuộc đua không có hồi kết.

Từ 1959, người ta tịch thu lúa má của nông dân, kể cả lúa giống, khi họ không còn gì nữa thì bị lên án là đã che giấu. « Tại một làng ở Hà Nam, không còn một hạt thóc nào, dân bắt đầu chết đói hàng loạt. Làng có 26.691 dân, và từ tháng 9/1959 đến tháng 6/1960, đã có 12.314 người chết, tức một phần ba dân số ». Tình trạng tương tự diễn ra ở khắp nơi và trong vòng nhiều tháng trời. Trong khi đó Nhà nước vẫn còn hàng chục triệu tấn ngũ cốc trong kho, và tiếp tục xuất khẩu ! Nhiều ngàn trường hợp ăn thịt người đã được ghi nhận trong tài liệu lưu trữ của các địa phương.

Thế mà tháng 8/1958, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vẫn giao cho sáu cơ quan nghiên cứu giải quyết một đề tài - vô nghĩa một cách bi kịch – do Mao nêu ra trong chuyến viếng thăm Hà Bắc : Làm gì đây khi chúng ta có quá nhiều lúa mì ? 

Trong vở hài kịch đáng xấu hổ này, Mao Trạch Đông đóng vai chính. Bị ám ảnh bởi cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, ông ta không hề quan tâm đến thực tế, nhất là khi nó chứng minh là Mao đã sai lầm. Tại hội nghị Lư Sơn tháng 7/1959, tất cả những ai phản đối lại chính sách của Mao đều bị bất ngờ tuyên bố là « phần tử cơ hội hữu khuynh » và bị loại trừ. Sau đó, thảm họa đói kém đã mặc sức lan tràn, các cán bộ cao cấp của Đảng đều phải im lặng.

« Bia mộ » (Mộ Bi trong nguyên tác tiếng Hoa) là công trình khảo cứu đầu tiên về đề tài này do một người Trung Quốc tiến hành. Bị cấm ở đại lục, nhưng tác phẩm được xuất bản ở Hồng Kông – chính quyền không cản trở cũng không trấn áp tác giả. Về mặt chính thức, thì Bắc Kinh nói là nạn đói do hạn hán gây ra.

Trích đoạn :

« Trong khi nông dân chết đói, cơ quan công an cấm lan truyền tin tức ra ngoài, cấm gởi thư bằng cách kiểm soát tất cả các bưu cục. Đảng ủy Tín Dương đã buộc bưu điện phải ém lại mười hai ngàn lá thư cầu xin giúp đỡ. Tại chi bộ đảng của một làng đã mất đi 20 đảng viên vì bị chết đói, ba đảng viên sống sót đã gởi cho Tỉnh ủy một lá thư viết bằng máu yêu cầu cứu giúp nông dân. Bức thư này bị bí thư Tỉnh ủy giữ lại, ra lệnh truy lùng các tác giả và trừng trị họ. Tại quận Quang San, một bác sĩ đã bị bắt và trừng phạt vì đã nói với một bệnh nhân, chỉ cần hai bát cháo là khỏi bệnh ».

Phỏng vấn tác giả Bia mộ - "Đảo gu-lắc" made in China

Phỏng vấn tác giả Bia mộ - « Đảo gu-lắc » made in China


Tác giả Dương Kế Thăng và tác phẩm "Bia mộ" bản tiếng Hoa.
(Marianne 8-14/09/2012) Trận đói khủng khiếp trong chiến dịch Đại nhảy vọt đã làm cho 36 triệu người chết. Nhà sử học, nhà báo Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) đã dành 15 năm trời sưu tầm, nghiên cứu để viết ra tác phẩm “Bia mộ” nói về thảm kịch này. Tuần báo Marianne đã tiếp xúc với tác giả tại Bắc Kinh.

Năm 1960, Mao Trạch Đông rất được giới trí thức cấp tiến phương Tây hâm mộ. Cùng thời gian đó, tại Trung Quốc đã diễn ra nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Khoảng 30 đến 40 triệu người Trung Quốc, và cũng có thể lên đến trên 50 triệu người, đã chết đói mà thế giới hoàn toàn không biết đến. Đó là hậu quả của chiến dịch công nghiệp hóa thô thiển và cưỡng bức tập thể hóa ruộng đất được gọi là “Bước Đại nhảy vọt”.

Năm mươi năm đã trôi qua. Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn cố xóa đi trong hồi ức của đất nước thời kỳ mà Đảng phải cùng gánh trách nhiệm với Mao. Nhưng một nhà sử học Trung Quốc đã chọn lựa tiến hành một cuộc điều tra nghiêm túc về thảm kịch trên. 

Dương Kế Thằng không phải là một nhà ly khai, cũng không phải là một nhà hoạt động chính trị. Xuất thân từ một gia đình nông dân, ông biết được những gì xảy ra xung quanh Đại nhảy vọt và nạn đói tiếp theo sau đó. Năm 19 tuổi, khi cha mình bị chết đói, ông vẫn nhiệt tình phục vụ cho Đảng, và còn sáng tác một bài thơ ca ngợi chiến dịch Đại nhảy vọt. Nhiều năm sau đó, khi trở thành nhà báo, ông mới nghi ngờ, đặt ra những câu hỏi về nguyên nhân thực sự đã gây ra cái chết của người cha.

Các tiểu tướng Hồng vệ binh trong Cách mạng Văn hóa.
Marianne : Ông sống ở Bắc Kinh. Ông có lo ngại sau khi cuốn sách của ông được xuất bản tại Hồng Kông năm 2008 không ? Ông có thể ra nước ngoài để nói chuyện về tác phẩm của mình ?

Dương Kế Thằng : Tôi không bị một áp lực nào hết, và tôi thường xuyên được mời nói chuyện tại các trường đại học Hồng Kông và Mỹ

Từ khi ra mắt đến nay, cuốn sách đã được đón nhận như thế nào ?

Bia mộ đã nhận được nhiều giải thưởng. Cuốn sách được ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo, nhà ly khai Trung Quốc được giải thưởng Nobel hòa bình năm 2010) khen ngợi và đã được hàng trăm bài báo trên báo chí quốc tế đề cập đến. Chúng tôi đã tái bản đến lần thứ tư tại Hồng Kông.

Ông nói về công chúng ở Hồng Kông, Đài Loan hoặc Hoa Kỳ, nhưng còn công chúng Trung Quốc thì sao ? Cho dù bị kiểm duyệt, nhưng sách của ông có đến được với độc giả ở Trung Quốc hay không ? Phản ứng của họ ra sao ?

Đối với những độc giả đã tìm cách đọc được, thì 99% trong số họ cho đây là một tác phẩm quan trọng. Chỉ có một thiểu số rất nhỏ người đọc không tin vào những gì mình đã đọc được. Cuốn sách được tạp chí bán chính thức của cơ quan nghiên cứu lịch sử hiện đại cởi mở đón nhận, so sánh với tác phẩm Đảo gu-lắc của Soljenitsyne. 

Dù bị cấm, sách vẫn được in lậu và bán lén lút, hoặc là những người Trung Quốc khi đi Hồng Kông đã mua và mang về Hoa lục. Một số khi về đến đại lục đã bị kiểm soát, nếu cuốn sách được tìm thấy trong hành lý của họ thì sẽ bị tịch thu. Có thể tìm mua được ở Vân Nam, Tân Cương hay trên đường phố, tại quầy của những người bán hàng lưu động. Internet cũng là một kênh phân phối rất mạnh. Tôi ước lượng có khoảng 100.000 bản sách đang được lưu hành tại Trung Quốc.

Việc một cuốn sách như sách của ông lại được so sánh với Đảo gu-lắc trên một tạp chí chính thức ở Bắc Kinh có vẻ khó tin…Trong trường hợp này, vì sao tác phẩm lại bị cấm ?

Chính Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về tình trạng đáng buồn này. Trong khi đang nắm quyền, Đảng từ chối việc nghiên cứu cặn kẽ về thời kỳ này của lịch sử. Vẫn có những công nhận về mặt chính thức, không hoàn toàn chối bỏ, nhưng lại khác biệt hiển nhiên so với các nhà sử học, về hai điểm quan trọng.

Trước hết là số người chết trong nạn đói khủng khiếp đó. Theo con số chính thức thì đã có 20 triệu người Trung Quốc chết đói, còn theo ước tính của các nhà nghiên cứu thì tối thiểu là 30 triệu cho đến trên 50 triệu. Tôi thì ước lượng số người chết đói là 36 triệu. 

Điểm khác biệt thứ hai là về nguyên nhân của nạn đói. Đối với chính quyền Bắc Kinh, nguyên nhân chính là do ba năm liên tiếp bị thiên tai, tiếp theo là áp lực của Liên Xô lên Trung Quốc, và cuối cùng mới đến một ít sai lầm chính trị.

Nhưng theo các nhà nghiên cứu thì thời tiết trong ba năm xảy ra nạn đói đều bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là từ chính trị, và lý do của các quyết định tai hại này là tính độc tài của chế độ.

Nạn đói vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc,  mà Đảng Cộng sản vẫn muốn chối bỏ trách nhiệm.
Ông nói là Đảng phải nhìn thẳng vào lịch sử để trút bỏ gánh nặng trên vai. Làm thế nào có thể như thế được ?

Nếu Đảng đối mặt với lịch sử và trách nhiệm của mình trong trận đói khủng khiếp, thì điều đó có thể giúp được Đảng trong việc cải cách và chấm dứt hoàn toàn với chủ nghĩa độc đoán, để hướng về dân chủ.

Các nhà lãnh đạo trong Ủy ban thường trực và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc có đọc cuốn sách của ông chưa ? Liệu tác phẩm có gây ảnh hưởng đối với Đảng, có nghĩa là đối với tương lai đất nước ?

Tôi không biết các nhà lãnh đạo cấp cao nhất có được phản hồi về công trình của tôi hay không. Nhưng ngoài kiểm duyệt ra, việc tôi không phải chịu nhiều áp lực cho thấy ít nhiều về thái độ của nhà cầm quyền.

Thái độ này có thể giải thích cho việc ông được hưởng ít nhiều tự do ?

Vâng, nhưng khoảng không gian tự do này có thể nhanh chóng biến mất, vì không có quy định nào rõ ràng cả.

Điều này tùy thuộc vào những diễn tiến và sự lựa chọn trong tương lai của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo ông thì trong tương lai gần Trung Quốc sẽ đi theo hướng nào ?

Tôi khó thể hình dung ra được một sự tiến triển về mặt chính trị. Đặc thù của hệ thống Trung Quốc là tình trạng ban phát ân huệ cho người thân. Trung Quốc ngày nay là một sự kết hợp giữa quyền lực chính trị và chủ nghĩa tư bản, hậu quả của cải cách kinh tế mà không có cải cách Nhà nước. Thế thì làm thế nào có tiến triển được ? Khó lắm.

Rất khó thực hiện được một sự thay đổi về chính trị, tuy nhiên điều này lại rất cần thiết. Tình hình xã hội hết sức căng thẳng. Mỗi ngày tạp chí của chúng tôi đều nhận được nhiều thư khiếu kiện của những nạn nhân bị xử sự bất công, và các vụ nổi dậy vẫn diễn ra thường xuyên trên đất nước. Đối với chính quyền, giữ nguyên trạng không phải là một lựa chọn.

Trên cánh đồng tập thể
Ông từng là phóng viên của Tân Hoa Xã. Trong khi thu thập tài liệu nghiên cứu, ông đã từng được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp nhà báo được quyền tham khảo các tài liệu lưu trữ. Báo chí Trung Quốc đã đón nhận tác phẩm như thế nào ?

Tân Hoa Xã không phải là một khối thống nhất. Một số tuân theo đường hướng chính thức, ca ngợi vinh quang của Đảng. Số khác chỉ trích nhiều về những vấn đề xã hội. Thế nhưng khả năng duy nhất họ có được để biểu lộ chính kiến, là đưa được một tài liệu nội bộ đến cấp lãnh đạo, gợi được chú ý, mà điều này rất đáng thất vọng. Một khi đã về hưu, như trường hợp của tôi, các nhà báo mới được tự do hơn. Đó là những người đã giúp đỡ tôi.

Nhất là có một đồng nghiệp cũ đã giúp tôi rất nhiều trong việc nghiên cứu. Ông ấy đã đọc cuốn sách khi xuất bản. Là một người liêm chính, ông hỗ trợ tôi trong công việc ; nhưng do rất mao-ít, nên ông cho rằng việc làm của tôi là có hại cho Đảng. Bị giằng xé giữa lương tâm về lịch sử và ý thức hệ được giáo dục xưa nay, ông ấy rất đau khổ.

Ông là đảng viên Cộng sản, vậy ông luôn là người mác-xít ?

Không. Tôi đã ra khỏi Đảng, khi thấy rằng nếu có những yếu tố nhân bản nơi Marx, thì trước hết đó là những ý tưởng được đánh dấu bởi tinh thần hệ thống, với những yếu tố không tưởng. Marx cuốn hút vì ông đứng ngay về phía giai cấp công nhân. Đó là một quan điểm đúng đắn về đạo đức. Người ta có thể tiếp tục nghiên cứu Marx. Nhưng việc áp dụng chủ nghĩa Marx thì có vấn đề vì các yếu tố nguy hiểm, như việc xóa bỏ sở hữu tư nhân. Cách áp dụng của Lênin đã tạo ra một dạng chủ nghĩa chuyên chế, dẫn đến thất bại của nhiều nhà nước.

Nhân viên một khách sạn ở Bắc Kinh xây dựng lò nấu sắt trong Đại nhảy vọt.
Ở Trung Quốc đã áp dụng thế nào ?

Tại Trung Quốc người ta thường tự hỏi đâu là ranh giới giữa Đảng và nhân dân, cứ như là có một cuộc chiến giữa chính quyền và xã hội, trong đó chính quyền là người tấn công còn nhân dân thì tự vệ. Vấn đề là ở Trung Quốc trận tuyến phòng vệ của người dân không hề hiện hữu. Chính quyền xuyên thấu toàn bộ xã hội. Về lịch sử thì độc tài là đặc trưng của hệ thống đế quốc, còn với Đảng, cái cách ý thức hệ được ghép với quyền lực đã cho phép với tay ra không hạn định.

Dưới thời Mao Trạch Đông, có Nhà nước nhưng không có xã hội, có tập thể nhưng không có cá nhân. Ví dụ cụ thể là tình trạng người nông dân dưới chế độ Mao. Họ phải chịu vô số kiểm soát, từ chế độ tem phiếu cho đến việc đi đâu cũng phải xin giấy phép, khiến cho suốt cả đời mình, người nông dân không thể đi xa khỏi cánh đồng hơn 50 km. Họ bị đóng đinh trên mảnh đất.

Hậu quả của sự cô lập này trong chiến dịch Đại nhảy vọt hết sức bi đát. Thông tin không hề đến tai, cực ít người biết được những gì đang diễn ra trên toàn quốc. Bản thân nông dân là những nạn nhân đầu tiên, cũng không ý thức được tầm cỡ của nạn đói. Khi cha tôi qua đời trong trận đói lịch sử ấy, chúng tôi vẫn coi đây là chuyện buồn riêng của gia đình. Chúng tôi không biết thảm kịch này có liên quan đến sai lầm của chế độ và các chính sách của lãnh đạo.

Khi cha ông mất đi, ông đang là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản. Ông tin vào chủ nghĩa cộng sản và tham gia tích cực vào chiến dịch Đại nhảy vọt. Ông đã mở được mắt về thực chất của chế độ vào lúc nào ?

Đó là cả một quá trình lâu dài. Tôi nghĩ rằng yếu tố quyết định là ngày 4 tháng Sáu năm 1989 (1). Nhưng việc này bắt đầu từ trước, trong cuộc Cách mạng Văn hóa (2) mà theo tôi, đã vạch trần các cán bộ Đảng. Những lá thư tố cáo đã đập tan sự sùng bái tôi vẫn có đối với các lãnh tụ. Đó là một sự giải thoát. Cách mạng Văn hóa đã làm rung chuyển mạnh mẽ Trung Quốc và quyền lực của Đảng. 

Chính Đảng đã nhìn nhận điều trên, vì sau này đã nêu ra ba cuộc khủng hoảng do thời kỳ đó gây ra. Trước hết là khủng hoảng niềm tin đối với Đảng, thứ hai là khủng hoảng niềm tin cách mạng, và thứ ba là khủng hoảng hy vọng vào tương lai. Đối với tôi, về ngắn hạn thì Cách mạng Văn hóa là một thời kỳ khủng hoảng, nhưng về lâu về dài là một sự giải phóng.

Phiên tòa xử "Bè lũ bốn tên"
Còn Mao, ông đã ngưng coi ông ta là một vị thánh từ bao giờ ?

Dần dần từng bước một, sau khi Mao chết. Nhưng Mao Trạch Đông vẫn là nhân vật trung tâm của chế độ. Những bài diễn văn chính thức luôn cho là Mao đã phạm một số sai lầm nhưng không ảnh hưởng đến công trạng của ông ta. Còn về Cách mạng Văn hóa chẳng hạn, thì chính « Bè lũ bốn tên » (3) đã lợi dụng những sai lầm cá nhân của Mao để đưa xã hội đến tình trạng hỗn loạn, chứ Mao Trạch Đông không trực tiếp liên can. Có một sự gắn kết tư duy tập thể nhằm duy trì hình ảnh của Mao, chủ nghĩa Mao vẫn là cột trụ của chính quyền Trung Quốc.

(1) Thời điểm đàn áp đẫm máu sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn.
(2) « Đại Cách mạng Văn hóa giai cấp vô sản » đã tàn phá Trung Quốc từ 1966 đến 1976.
(3) « Bè lũ bốn tên » tức Tứ nhân bang, gồm : Giang Thanh (vợ thứ tư của Mao, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn, bị bắt và đưa ra xét xử sau khi Mao chết.

"Bia mộ": Mao Trạch Đông và nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại