Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử. Afficher tous les articles

dimanche 3 mars 2024

Hoàng Quốc Dũng - Đào, Phở và Piano

 

Trong hai ngày liên tiếp, tôi đi xem hai bộ phim và cũng là tình cờ cả hai phim đều là phim về chiến tranh.

Tôi không phải là người say mê cinéma nên chỉ đi xem phim rất ngẫu hứng khi có thời gian. Có mặt ở Hà Nội trong dịp Tết, tôi có nghe nói loáng thoáng về một bộ phim được coi là rất hay, rất hot đang được trình chiếu tại Hà Nội. Trong đó có cả cảnh nóng tình yêu lãng mạn, có cả phở và cũng có cả âm nhạc. Ôi thích quá.

Được một người bạn thân có nhã ý rủ đi xem, tôi đã chấp nhận ngay. Đất nước mình bây giờ đổi mới rồi, chắc tư duy làm phim cũng khác hoàn toàn. Không như cái hồi tôi còn nhỏ và thời thanh xuân của tôi, toàn chỉ được xem phim tuyên truyền, chán đến mức tôi không bao giờ đi xem phim nữa. Bây giờ mà còn làm phim tuyên truyền thì chó nó xem. Hoàn toàn với tinh thần như vậy, tôi hồ hởi đi nhanh đến rạp.

Dương Quốc Chính - Phim tuyên truyền this và that

 

Cũng là phim tuyên truyền nhưng ngày xưa làm hay hơn bây giờ rất nhiều. Ví dụ như Cánh đồng hoang, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn...Hồi bé mình xem mấy phim đó cảm thấy nó sống động như bước chân vào cuộc sống thời ấy.

Ván bài lật ngửa Biệt động Sài Gòn là phim nhiều tập, bao cảnh rộng lớn, quay trong thời gian rất dài, đến nỗi diễn viên già hẳn đi. Nhưng từ diễn xuất đến phim trường đều rất thật.

Tất nhiên hồi bé, khi phim mới ra, thì mình ít có kiến thức lịch sử, nên không thể thấy sạn, nếu có. Nhưng kể cả sau này xem lại vẫn không thấy có sạn mấy, trừ những đoạn hơi phóng đại cho tuyên truyền, nhưng đại ý là nó không có những đoạn phi logic ngớ ngẩn như phim Đào. Hai phim này có lẽ là dạng bom tấn của điện ảnh xã hội chủ nghĩa.

Dương Quốc Chính - Cuộc chiến 60 ngày đêm bảo vệ thủ đô đã diễn ra thế nào ?

 

Cuộc chiến 60 ngày chống Pháp của Việt Minh ở Hà Nội thực tế diễn ra thế nào? Mình cho là không có nhiều người biết cụ thể.

Vì những người thực sự có trải nghiệm và còn minh mẫn thì giờ này đã chết vãn. Những người đó phải sinh trước 1940. Thế nên khi phim Đào công chiếu đã tạo nên những tranh cãi về lịch sử rất nhiều.

Các page dư luận viên thì hầu như do các cháu sinh viên hoặc tầm 3x tuổi chém gió, kiểu cháu Tifosi, mà toàn chém dựa vào sách giáo khoa, làm cho giới trẻ hiểu lệch lạc diễn biến. Một số status của người có tuổi hơn, nhưng đa số cũng sinh tầm 195x về sau, chém sâu hơn tí nhưng cũng sai nhiều. Cơ bản do lười đọc sách (do có trải nghiệm đâu) hoặc đọc sách một chiều.

samedi 2 mars 2024

Thái Vũ - Hậu « Ga tàu thủy Bạch Đằng »

Câu chuyện "ga tàu thủy Bạch Đằng" đã yên ổn tốt đẹp rồi, vừa bụng bọn bàn phím Facebook lắm rồi. Nhưng cho nói một suy nghĩ gọi là hết nhẽ.

Từ khi thay tên Saigon bằng một tên khác, rồi sau đó thay tên hàng loạt con đường, không có ai không có bất kỳ một suy xét, cân nhắc nào tới tâm tư người dân Saigon, người miền Nam.

Chính cái đó tạo ra tâm lý đè nén để ra cớ sự "ga tàu thủy Bạch Đằng".

vendredi 1 mars 2024

Phan Xuân Trung - Cái bến ở Sài Gòn

Xưa kia Sài Gòn có nhiều sông rạch, giao thông đường thủy nhiều ; do đó có nhiều bến bãi cho ghe, tàu neo đậu. Các bến đó là Bến Thành, Bến Nghé.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập, các tên đường phố Sài Gòn được chuyển đổi từ tên Tây sang tên Ta. Ông Ngô Văn Phát, nhà văn – bút hiệu Thuần Phong được giao nhiệm vụ đặt lại tên đường cho Sài Gòn.

Tất cả các tên đường được sắp xếp rất khoa học, có liên quan với nhau. Ví dụ đường Hai Bà Trưng và đường Thi Sách ở bên nhau, đường Hai Bà Trưng thì dài còn Thi Sách thì ngắn, nhỏ do công trạng trong lịch sử. Cô Giang, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học được đặt gần nhau. Võ Tánh, Gia Long, Ngô Tùng Châu... ở gần nhau. Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ được đặt cho các con đường lớn nhất...

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (3)

Cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra mở màn hôm 17.2.1979 nhìn dưới góc độ của người Việt tử tế, đó là cuộc chiến tranh xâm lược.

Kẻ đem quân đi đánh nước khác ngay trên đất nước ấy, không là chiến tranh xâm lược thì là gì? Bản thân nhà cầm quyền Trung Quốc thừa hiểu điều đó nhưng nó cố tránh, gọi trẹo đi thành “dạy cho Việt Nam một bài học”. Lạ ở chỗ, có những người Việt Nam lại cố tình không hiểu, cũng tìm cách gọi trẹo như Trung Quốc.

Hệt như lúc này, người ta vì lý do khốn nạn nào đó không dám gọi bọn Nga xâm lược Ukraine là bọn xâm lược, chỉ dám rụt rè thập thò bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Ông hàng xóm nhà tôi bảo chiến dịch chiến dịch cái mả bà nhà chúng nó.

jeudi 29 février 2024

Dương Quốc Chính - Sự tiến hóa của chế độ thực dân

 

Cứ lần nào nhắc đến chuyện thực dân đô hộ...là anh em thiện lành, bò đỏ nhảy dựng lên chửi phản động, tự hào dân tộc dâng lên cuồn cuộn. Đọc thấy buồn cười. Đấy là do anh em không có góc nhìn đủ rộng mà thôi.

Khi có nghiên cứu liên ngành đủ rộng, không còn thuần túy lịch sử nữa, mà combo sử, địa, văn, kinh tế, chính trị, triết học thì phải thấy rằng chế độ thực dân nó là tất yếu lịch sử.

Thời tư bản hoang dã, người bóc lột người là chuyện đương nhiên, như động vật ăn thịt lẫn nhau trong chuỗi thức ăn. Anh em nhìn thực dân Anh, Pháp tàn sát, cai trị thổ dân phải thấy giống đàn sư tử truy đuổi hươu nai, linh dương, trâu rừng để ăn thịt. Loài người cũng là động vật ăn tạp và ăn nhiều thịt vậy thôi. Con khỏe mạnh hơn sẽ ăn thịt con già yếu. Quốc gia, dân tộc mạnh sẽ xâm lược, sáp nhập, tiêu diệt quốc gia yếu kém hơn.

Huỳnh Ngọc Chênh - Bàn về Bến

Từ xa xưa tổ tiên ta chủ yếu đi lại bằng đường thủy qua thuyền ghe. Nơi dừng đậu ghe thuyền bên bờ sông gọi là BẾN.

Nói đến bến, hàng ngàn năm qua được mặc định là bến ghe thuyền. Và rồi mãi về sau xuất hiện thêm xe ngựa, xe kéo “tham gia giao thông” trên bộ, thế là hình thành ra bến trên bộ gọi là bến xe để phân biệt với bến dưới nước.

Từ lúc đó, nước Nam ta xuất hiện hai loại bến: Bến xe và Bến.

mercredi 28 février 2024

Dương Quốc Chính - Thuộc địa this và thuộc địa that

 

Sau 20 năm hành tẩu giang hồ mạng, chăn bò vạn con như chốn không người, thì mình nhận thấy rằng sự thiếu hụt kiến thức lịch sử là điểm yếu nhất của trí thức Việt Nam nói riêng và dân Việt Nam nói chung. Đặc biệt là kiến thức lịch sử cận hiện đại NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA.

Ở đây không/chưa bàn tới sách ngoài luồng, sách chế độ cũ, sách lậu, sách in ở nước ngoài. Mà chỉ nói tới sách chính thống phát hành chính thức ở Việt Nam, thậm chí sách chính do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội và Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM (nó gần như Chính trị Quốc gia, nhưng của TP HCM).

Cho đến nay, người ta đã cho xuất bản rất nhiều đầu sách, đặc biệt là lịch sử về thời Pháp thuộc, thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa (kiểu như âm thầm giải mật). Về thời đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa (tổng thống Thiệu) thì có vẻ còn che giấu nhiều, có lẽ do xung đột trực tiếp và gần hơn?

mardi 27 février 2024

Dương Quốc Chính - Chiến tranh Pháp-Việt nổ ra như thế nào ?

Mình mới đọc được comment của một người hình như là thày giáo dạy sử, như ảnh đính kèm, khi bạn này bình luận về quân Pháp vào thời điểm họ tấn công vào phía Việt Nam. Comment tuyệt đối đúng sách giáo khoa, mà thày được học và đi dạy!

Xét thấy quan điểm này quá phổ biến đối với người Việt và được coi là quan điểm chính thống, yêu nước, nên người ta mặc sức tuyên truyền một cách vô tri. Mình tin là rất hiếm người được hoặc cố gắng tìm đọc thông tin nhiều chiều, nên cũng mặc nhiên coi quan điểm này là tuyệt đối đúng.

Theo những gì mình tìm hiểu lâu nay, người Pháp trước thời điểm bị Nhật đảo chính năm 45 có cách hành xử rất khác với người Pháp quay trở lại Đông Dương với vai trò giải giáp Nhật đại diện đồng minh. Ban đầu là thay thế người Anh ở Nam vĩ tuyến 16, sau Hiệp định Sơ bộ 06/03/1946 thì tiếp tục thay thế quân Tưởng ở Bắc vĩ tuyến 16.

lundi 26 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Nhìn “Ga tàu thủy Bạch Đằng” ở giữa sông nước Sài Gòn mà buồn lòng quá xá!

 

Lịch sử, văn hóa Sài Gòn đã có sự khó hiểu, sai lệch từ những năm sau này, khi mà chữ nghĩa Miền Nam đã bị thay đổi.

Lịch sử Bến Bạch Đằng đơn giản. Đây vốn là đất Kompong Luông vùng Sài Gòn. Pháp qua đặt tên đường từ cột cờ Thủ Ngữ tới công trường Mê Linh là Quai le Myre de Vilers, đoạn còn lại tới Ba Son là Quai d’Argonne.

Sau 1955 tổng thống Ngô Đình Diệm nhập hai đoạn đường lại đặt thành Bến Bạch Đằng. Kêu là bến vì đây là đại lộ ven sông, dưới là bến sông nhiều ghe tàu. Sau 1975 Bến Bạch Đằng bị xóa tên, đặt thành đường Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên người Sài Gòn vẫn kêu là Bến Bạch Đằng. Và nay xuất hiện "ga tàu thủy" tại bến Bạch Đằng.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (2)

(Nhật ký hậu chiến)

16/6

Phổ biến một nghị quyết mới, có các nhận định :

- Người ăn lương đã đến mức không thể chịu được nữa.

- Chống tiêu cực, không chống nổi.

- Ta đầu tư vào xây dựng cơ bản quá nhiều. Nhiều công trình đắp chiếu nằm đấy, khi xong cũng đã lạc hậu.

- Sẽ gần như không chiêu sinh đại học thời gian tới. Học sinh hết lớp 10 chuyển về nông thôn, vào vùng B2 cũ, đi xuất khẩu lao động.

dimanche 25 février 2024

Phúc Lai - Cầu Kerch sẽ bị đánh một lần nữa như thế nào ?

 

(Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine – ngày 25/02/2024)

Trong chiến tranh Việt Nam, có một cây cầu đã tiêu tốn của Không quân Hải quân Hoa Kỳ kha khá máy bay: cầu Hàm Rồng. Đây là cầu đường sắt kiêm đường bộ bắc qua sông Mã cách – hồi đó là thị xã Thanh Hóa hai ki-lô-mét về phía đông bắc.

Sở dĩ nó được gọi là Hàm Rồng có lẽ vì địa hình ở khu vực gần đó bằng phẳng, ngoại trừ một sườn núi lởm chởm ở phía tây gọi là núi Rồng và một ngọn đồi nhỏ ở phía đông gọi là đồi Ngọc – không quân và hải quân Hoa Kỳ gọi là Jade Hill. Cùng với nhau, hai mũi đất tạo thành xương hàm của miệng rồng ở hai bên bờ sông.

Từ năm 1965 đến năm 1972, cây cầu là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công không thành công của máy bay Hải quân và cả Không lực Hoa Kỳ.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (1)

(Nhật ký hậu chiến)

8/1

Trứng 1 đồng một quả. Thịt 2,6 đồng. Tất cả các thứ đều lên giá. Giá vàng tăng từ 23,5 lên 30. Xe pơgiô khoảng 5,6 ngàn. Từ 1/1 nhà nước chỉ bán cho mỗi người trong gia đình một ký gạo một  tháng. Đầu năm chưa có phiếu, vợ Bằng Việt đẻ, con chưa được cấp phát gì hết.

Ở một khu phố ngoài bãi, điện đột ngột lên cao, hàng loạt nhà bị hỏng đồ điện. Không ai đặt vấn đề đòi bồi thường.

Đăng kể chuyện trên đơn vị: Cả B trưởng, A trưởng cũng trốn.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1979

 

(Nhật ký hậu chiến)

Lời dẫn : Mấy năm 1979-1982 quả là đặc biệt trong đời sống xã hội, nên mặc dù chỉ quen ghi chép về các sinh hoạt trong giới văn học, trong năm ấy, đôi lúc - nghĩa là tùy hứng -  tôi cũng thường “vào sổ” các sự kiện hàng ngày được nghe được biết trong sổ tay.

Tôi ghi một cách thật gọn và không kèm theo bình luận. Còn chính xác đến đâu thì quả thật không biét và đến nay lại càng không biết.

 Lọc lại một số đoạn ghi năm ấy như bạn đọc sẽ đọc dưới đây, tôi hiểu mình thực ra vẫn chỉ làm việc theo hướng suy nghĩ lâu nay - mong từ cái nhỏ hiểu ra cái lớn và lấy quá khứ để giải thích hiện tại. 

Dương Quốc Chính - Review phim Đào

 

Lưu ý là bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim nên ai muốn đi xem cho hồi hộp để khóc sướt mướt thì lượn luôn, không đọc xong lại trách móc nỉ non.

Về tổng thể, đây là vở kịch, hay cải lương, đại khái là dạng sân khấu, nhưng mà quay thành phim điện ảnh, công nghệ Dolby 7.1, kinh phết, pháo bắn cũng giật mình phết!

Gọi là tác phẩm sân khấu vì nó có tính ước lệ quá cao và phim trường giả trân kiểu sân khấu mô hình kẻ vẽ sơn phết. Phim này ít tiền, nên không thể đầu tư được phim trường cho giống thật. Thôi thì méo mó có hơn không. Mình sẽ không bàn sâu chuyện này, vì dù sao nó cũng có lý do tương đối khách quan, ít nhất là với những người tham gia làm phim.

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (2)

 

Muốn biết chính xác tên gọi của cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra ngày 17.2.1979, hãy đọc lại chính những câu chữ của nhà cầm quyền Việt Nam trong cuốn sách trắng “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua” (xuất bản tháng 10.1979, NXB Sự Thật). Được viết khi họ còn tỉnh táo, đầy bản lĩnh, chứ không u mê tre pheo gì cả.

Trong chương 3 “Điên cuồng chống Việt Nam một cách công khai”, mục 4 “Tấn công Việt Nam từ hai hướng” ghi rõ:

“Bọn cầm quyền Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân gồm nhiều quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng và xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại của hầu khắp các quân khu của Trung Quốc, điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979.

samedi 24 février 2024

Nguyễn Quốc Việt – Làm phim lịch sử nhưng « Đào, Phở và Piano » đã đi quá xa thực tế

 

Thường gã không dám bình gì về phim, vì biết mình không có chuyên môn. Thâm tâm gã cũng ý thức nên khích lệ để phim Việt phát triển. Hãy xem mặt hay, còn soi mặt thiếu sót thì ai không có, ngay cả các nền điện ảnh lớn như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng sơ suất đầy ra đó.

Tuy nhiên, với phim Đào, phở và piano thì gã phải xin góp vài thiển ý. Vài lời để mong tốt hơn chứ không hề phê phán, dìm xuống gì cả.

Và ở đây, gã xin nói về tên phim Đào, phở, piano được "giựt" theo kiểu sách báo "hiện đại" hay hại điện gì đó.

mardi 20 février 2024

Lưu Trọng Văn - Ước gì quá khứ được khép lại

 

Có quan chức hỏi gã, tại sao trên mạng những ngày lịch sử chiến tranh với Pháp, Mỹ cộng đồng mạng ít nhắc đến, trong khi ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, ngày 17.2 Trung Quốc đánh Việt Nam cộng đồng mạng tràn ngập tưởng niệm?

Cùng là quá khứ chống xâm lăng của Dân tộc mà. Phải chăng nhiều người ghét Trung Quốc?

Gã ngạc nhiên trước thắc mắc của vị quan chức nọ. Gã càng ngạc nhiên hơn khi một nhóm dư luận viên tạo ra các Facebook với các hình ảnh chống Mỹ, Pháp trong ngày 17.2 này. Họ có ý nhắc nhở cộng đồng mạng kẻ thù là ai.

Hoàng Nguyên Vũ - 17 tháng Hai, đừng quên đây là ngày gì để không có lỗi với xương máu cha ông!

 

“Đó là ngày mà Trung Quốc nổ súng xâm lược Việt Nam 45 năm trước”, tôi trả lời vỏn vẹn khi sáng nay, cậu bé hàng xóm có hỏi tôi về ngày này. Cậu bé 15 tuổi, người mà tôi thường chỉ cho cậu về cầu lông, khi thấy tôi xem một số bức ảnh lịch sử với những gì xảy ra ở Cao Bằng tròn 45 năm trước.

“Chú cũng sinh năm ấy, đó cũng là một trong những lý do để chú nhớ”. Rồi tôi kể cho cậu về cuộc chiến, về việc tại sao nó lại xảy ra và tại sao trong một thời gian dài, sự kiện này chìm trong im lặng.

Bốn năm trước, trong một đợt công tác ở khu vực biên giới, tôi dậy rất sớm đi một vòng. Tôi chạy xe thật chậm, mở radio nghe chương trình buổi sáng. Thật bất ngờ, chương trình kể về cuộc chiến với những câu chuyện của hẹn ước, của những chàng trai sẵn sàng rời Hà Nội lên đường chiến đấu.