Affichage des articles dont le libellé est Lãnh thổ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lãnh thổ. Afficher tous les articles

samedi 24 juillet 2021

Huy Đức - Hà Nội, Bắc Kinh và việc gọi đúng tên cuộc chiến

 

Ngày 21-7-2021, thượng tướng Đỗ Căn đã lên Hà Giang viếng các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh Biên giới (1979 - 1989). Đặc biệt, Thượng tướng đã thay mặt Đại tướng Phan Văn Giang, trao số tiền 50 tỉ đồng (do các doanh nghiệp Quân đội đóng góp) để nâng cấp Nghĩa Trang Liệt Sĩ Quốc Gia Vị Xuyên. Thượng tướng Đỗ Căn cũng đã thăm, tặng quà Đội Tìm kiếm, Quy tập hài cốt liệt sĩ, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

Đại tướng Phan Văn Giang là một người lính đã chiến đấu và trưởng thành trong cuộc chiến tranh này. Việc làm của ông, ngay sau khi nhận quân hàm Đại tướng và chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, là rất ý nghĩa.

Tuy nhiên, bản tin của báo Quân Đội Nhân Dân khi nhắc đến Nghĩa Trang Quốc Gia Vị Xuyên và Đài Hương 468 đều không nói rõ các liệt sĩ được an táng, được hương khói ở đó hy sinh trong cuộc chiến tranh nào.

vendredi 16 juillet 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Sáp nhập tỉnh không phải là biện pháp để Việt Nam hùng mạnh


Nghe tin Bộ Nội vụ chuẩn bị phương án nhập tỉnh mà buồn. Buồn vì thấy rằng những nhà quản lý hiện tại không học được bài học thực tiễn 50 năm (1954-2004) chia tách và sáp nhập tỉnh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

Quản lý nhà nước cần phải nắm được quy luật lúc nào thì chia tách và sáp nhập tỉnh, và việc chia tách hay sáp nhập tỉnh dựa trên những nguyên tắc nào? Quản lý nhà nước thì phải học từ bài học thực tiễn đã có về tách nhập tỉnh của tiền nhân. Cả ba vấn đề vừa nêu đều chưa được để ý.

1. KHI NÀO THÌ SÁP NHẬP TỈNH?

dimanche 18 avril 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ được như thời vua Minh Mạng

Nhà Nguyễn có công vô cùng to lớn trong mở rộng lãnh thổ Việt Nam. Điểm qua vài dữ liệu để biết ơn tiền nhân, không quên lịch sử.

Từ năm 1611-1816, vua chúa nhà Nguyễn đã mở rộng bờ cõi từ Phú Yên cho đến tận Hà Tiên.

Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, vua chúa nhà Nguyễn lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên Biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ XVII, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711. Năm 1816, vua Nguyễn Ánh cho cắm cờ xác định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

dimanche 6 septembre 2020

Ấn Độ và Trung Quốc thỏa thuận làm giảm căng thẳng ở biên giới


Chiến đấu cơ Ấn Độ trên vùng Ladakh, biên giới với Trung Quốc, ngày 02/09/2020. © REUTERS - Stringer
Đăng ngày:


Đây là cuộc tiếp xúc cấp cao nhất giữa đôi bên từ khi xảy ra một cuộc đụng độ hồi tháng Sáu ở vùng biên giới Ladakh, làm 20 lính Ấn Độ tử thương.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn, ông Rajnath Singh gặp đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) hai tiếng đồng hồ, bên lề cuộc họp bộ trưởng quốc phòng các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nga, Kazakhstan, Kyrghyzstan, Tajikistan, Uzbekistan).

mardi 11 août 2020

Lộc Dương - Thánh tổ thần đèn



Hôm qua hắn về thăm người em cột chèo ở Mỹ Tho. Cô em vợ nói : Anh Tư ngồi ăn cơm, chút chiều anh Đức em mới về, ảnh đang làm công trình ở Cai Lậy. 

Hắn hỏi : Công trình lớn hay nhỏ ? Cô em vợ nói : Dạ nhỏ. Di dời căn nhà hai tầng vô phía trong chừng chục mét vì ở ngoài mé sông sợ lở đất.

Người em cột chèo của hắn là một thần đèn mới ra nghiệp. Trước đây Bảy Đức làm công cho thần đèn Nguyễn Văn Cư, nổi tiếng vì di dời những công trình đồ sộ, trong đó có công trình nâng nhà thờ giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình, nặng 6 ngàn tấn, lên cao 2 mét. Sau này nhờ có kinh nghiệm và khéo tay, Bảy Đức ra mở công ty riêng.

Trương Nhân Tuấn - Đám tang Lê Khả Phiêu, hàn thử biểu đo lường quan hệ Việt-Trung ?



(Tác giả viết bài này lúc chưa có tin tổ chức quốc tang cho ông Lê Khả Phiêu trong hai ngày 14-15/08/2020.)

Không biết lễ tang của ông Lê Khả Phiêu sẽ được đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tổ chức thế nào? 

Đến lúc viết những giòng chữ này thì vẫn không thấy báo chí Việt Nam cho biết ông Phiêu có được "quốc táng", với nghi thức dành cho những người "có công" với "đảng" hay với "tố quốc" hay không ? Điều này cho thấy có sự "giằng co" các phe trong đảng CSVN. 

Dĩ nhiên phe thân Võ Văn Kiệt có lý do để phản đối một đám tang rình rang cho Phiêu. Làm sao những người thân ông Kiệt có thể quên lúc ông Phiêu "mắng" ông Kiệt là "người hai mặt".

vendredi 19 juin 2020

Xung đột Ấn-Trung bùng nổ: Bắc Kinh hiếu chiến hơn trong khủng hoảng ?

Người biểu tình tại Kolkata (Ấn Độ) ngày 18/06/2020 đốt cờ Trung Quốc và hình ông Tập Cận Bình. © REUTERS/Rupak De Chowdhuri
Đăng ngày:


« Cách đây 60 năm, tướng De Gaulle từ Luân Đôn đã đưa ra lời kêu gọi nhân dân Pháp kháng chiến », sự kiện lịch sử này được Le Figaro đưa lên trang nhất hôm nay 18/06/2020. Cũng với ảnh bìa tướng De Gaulle, La Croix chạy tựa « Một ngày 18 tháng Sáu năm xưa ». 

Le Monde quan tâm đến vấn đề « Thương mại : Châu Âu tự vệ trước Trung Quốc ». Les Echos phấn khởi trước « Kinh tế Pháp rốt cuộc đã ra khỏi giấc ngủ » : GDP giảm ít hơn quý I, tiêu dùng tiếp tục tăng. Hồ sơ của Libération dành cho cuộc điều tra đặc biệt về chất perfluore (PFAS) hiện diện trong nhiều sản phẩm như chất chống dính, mỹ phẩm…tồn tại rât lâu trong môi trường và cơ thể người, với ảnh bìa là một cái chảo và hàng tựa hàm ý« đầu độc trong im lặng ».

lundi 21 octobre 2019

Trương Nhân Tuấn - Không có cha ông nào để lại lãnh thổ Biển Đông cho Trung Quốc !


Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe)

Trang Facebook của VOA đưa tin sớm về "Diễn đàn Hương Sơn", nói về quốc phòng ở Bắc Kinh hôm nay 21 tháng 10. Trang này dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa : Biển Đông là phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc và chúng ta sẽ không để một tấc đất mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta bị lấy đi.

Chưa biết đích xác cha nội họ Ngụy này nói ra sao, có điều khi nói Biển Đông "là phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc" là trật lất.

Vì sao trật ?

jeudi 24 août 2017

Nga và Trung Quốc, bạn hay thù?

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại điện Kremlin ngày 08/05/2015.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong những năm gần đây tỏ ra có quan hệ ấm áp. Tuy nhiên The Economist trong bài viết mang tựa đề « Nga và Trung Quốc, đối tác bấp bênh » đã nhận định,mối nghi ngờ tiềm ẩn giữa đôi bên cũng rất sâu sắc.

Hôm 21/07/2017, ba tàu chiến Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận đầu tiên tại Biển Baltic với hạm đội Nga. Hai cường quốc muốn gởi đi một thông điệp đến nước Mỹ cũng như người dân trong nước, rằng chúng tôi đoàn kết chống lại sự thống trị của phương Tây, không sợ hãi trong việc biểu dương lực lượng ngay tại sân sau của NATO ! Cuộc tập trận cũng nhằm chứng tỏ tình hữu nghị Nga-Trung thắm thiết như thế nào. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu kể từ sau cuộc chiến tranh lạnh giữa Matxcơva và Bắc Kinh từ thập niên 60 đến thập niên 80.

samedi 14 janvier 2017

Vì sao phương Tây lại để Bắc Kinh làm mưa làm gió trên Biển Đông ?

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận tại Biển Đông, tháng 12/2016.

Nhà nghiên cứu Ross Babbage trong một bài phân tích trên trang War On The Rocks (trang mạng chuyên phân tích vấn đề an ninh, trụ sở tại Washington) nhận định, bây giờ là thời điểm để nhanh chóng hành động một cách khôn ngoan trước những cuồng vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bài viết này là một phần trong báo cáo của tác giả cho Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách, mang tựa đề « Đối phó với những hành động phiêu lưu của Bắc Kinh trên Biển Đông : Các chọn lựa chiến lược cho chính quyền Trump ».

Theo tác giả, chính sách của Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận đã thất bại. Những tuyên bố lặp đi lặp lại về lợi ích giới hạn đi kèm với những đợt cho phi cơ và chiến hạm tuần tra không ngăn được chương trình xây lên các đảo nhân tạo của Bắc Kinh, cũng như ý đồ thống trị khu vực về mặt quân sự.

mercredi 4 janvier 2017

Hải chiến trên Biển Đông : Châu chấu đá voi



Tàu đánh cá Việt Nam trên đảo Lý Sơn. Ảnh Ben Bohane

(Phóng sự của đặc phái viên Arnaud Vaulerin tại Việt Nam, đăng trên báo Libération ngày 03/01/2017) Tại quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền, các ngư dân Việt Nam đang ở tuyến đầu, trước các hành vi của Trung Quốc : đánh đắm tàu, giật lưới cá, đánh người thậm chí cả giết người. Hà Nội phải nhỏ giọng vì sợ bị trả thù.

Trên gương mặt sạm đen vì nắng và muối biển, nổi bật lên đôi mắt linh hoạt đầy lo lắng, chăm chú nhìn vào những ngọn sóng nhấp nhô trước mũi tàu. Vi ngồi xổm trên boong chiếc tàu gỗ sơn hai màu xanh trắng. Khoảng ba mươi tuổi, vẻ dứt khoát và bức bối, ngư dân Việt Nam này lẽ ra phải đi biển, nhưng không có mẻ lưới nào sáng nay. Hôm 1/11, bọn Trung Quốc đã cướp hết lưới cũng như lượng cá đánh bắt được, xăng dầu mang theo và đồ dùng cá nhân của toàn bộ 18 thủy thủ trên tàu.

vendredi 2 septembre 2016

Putin bác bỏ việc đổi chác với Nhật về quần đảo Kuril

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vladivostok, 02/09/2016.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 02/09/2016 đã bác bỏ ý tưởng nhượng một hòn đảo thuộc quần đảo Kuril cho Nhật Bản, để đổi lấy việc tăng cường hợp tác kinh tế với Tokyo. Tuyên bố trên được đưa ra vài giờ trước cuộc hội đàm với thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Trả lời hãng tin Bloomberg, tổng thống Nga nói : « Chúng tôi không bán đi lãnh thổ của mình, cho dù vấn đề hiệp ước hòa bình với Nhật Bản là rất quan trọng, và chúng tôi mong cùng với các bạn Nhật tìm ra được giải pháp ».