Affichage des articles dont le libellé est Kiến nghị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kiến nghị. Afficher tous les articles

lundi 5 novembre 2018

Thư ngỏ về việc TS Chu Hảo bị Đảng kỷ luật - Đợt cuối; 262 người ký



THƯ NGỎ
Kính gửi:

  • Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

  • Đồng kính gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Qua báo chí ngày 25-10-2018, chúng tôi được biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mới có sự đánh giá về ông Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, nguyên thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS – là “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa””, “có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” “chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: “vi phạm khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật”.

mardi 30 octobre 2018

Nguyên UVTƯ Nguyễn Đình Bin đề nghị rút lại kỷ luật GS Chu Hảo


Ông Hồ Chí Minh khóc xin lỗi quốc dân đồng bào vì những sai lầm trong cải cách ruộng đất.

ĐỀ NGHỊ ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG RÚT LẠI QUYẾT ĐỊNH VỀ THI HÀNH KỶ LUẬT GS CHU HẢO

1). Là một đảng viên đã có hơn 56 năm tuổi đảng và đã có một khóa được tham gia Ban chấp hành Trung ương (1996-2001), luôn canh cánh vì sự nghiệp vẻ vang và trọng trách của Đảng đối với dân tộc ta và Tổ quốc ta, tôi thực sự vui mừng và nhiệt liệt hoan nghênh Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW), từ sau Đại hội XII, đã làm được rất nhiều việc để thực thi các nghị quyết TƯ về công tác thanh, kiểm tra, góp phần rất tích cực chống tham nhũng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, lấy lại và nâng cao niềm tin của đông đảo nhân dân và cán bộ, đảng viên đối với Đảng.

2). Nhưng, từ mấy hôm nay, tôi lại rất buồn và lo lắng trước quyết định vừa công bố của UBKTTW về thi hành kỷ luật đối với GS Chu Hảo.

mercredi 8 août 2018

TUYÊN BỐ CỦA NHÓM “LÃO MÀ CHƯA AN” VỀ LUẬT ĐẶC KHU



Chính phủ Việt Nam đã trình dự thảo “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” (Luật Đặc khu) để Quốc hội thảo luận và thông qua trong kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XIV, từ ngày 21-5-2018 đến 15-6-2018. Do sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân, ngày 11-6-2018 Quốc hội đã quyết định lùi thời gian xem xét thông qua dự án luật này sang kỳ họp thứ VI, dự kiến vào tháng 10-2018.

Ngày 10-7-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, đã nói “xin ý kiến rộng rãi nhà khoa học, nhân dân về đặc khu kinh tế”. Cho đến nay chưa rõ việc “xin ý kiến rộng rãi” sẽ diễn ra thế nào.

mardi 31 juillet 2018

Tuyên bố về các dự án BOT giao thông


Các trạm BOT dày đặc tại Việt Nam. Ảnh báo Người Lao Động
Các dự án đầu tư BOT (Build-Operate-Transfer) là dự án cơ sở hạ tầng do chính quyền kêu gọi công ty tư nhân bỏ vốn ra xây dựng qua đấu thầu, rồi vận hành thu phí để thu hồi vốn và lãi, và cuối cùng chuyển giao lại cho nhà nước. Nếu làm đúng vậy, thì các dự án BOT là rất tốt: nhà nước không phải bỏ vốn ra xây dựng; người sử dụng có hạ tầng để dùng với phí hợp lý; sau khi chuyển giao nhà nước có được cơ sở hạ tầng (dù đã có thể đã xuống cấp).

Dưới đây chỉ bàn đến các dự án BOT giao thông. Rất đáng tiếc ở Việt Nam, BOT không phải đúng nghĩa BOT như nêu trên. 

vendredi 8 juin 2018

TS Cù Huy Hà Vũ kiến nghị không thông qua Luật đặc khu



Virginia, ngày 05 tháng 6 năm 2018
KIẾN NGHỊ
KHÔNG THÔNG QUA DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC

Kính gửi: Quốc Hội, Chủ tịch Quốc Hội và các Đại Biểu Quốc Hội
                Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam
 Đồng kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam

Tôi, Cù Huy Hà Vũ, công dân Việt Nam, Tiến sĩ Luật, xin gửi đến Quí Vị lời chào trân trọng nhất.

Căn cứ

Điều 28 Hiến pháp 2013

mardi 6 février 2018

LS Fushihara – Vụ bé Nhật Linh : Ký hay không ký, đó không phải là vấn đề



Cha của bé Nhật Linh xin chữ ký của người đi đường tại Nhật.
1- Việc làm của bố mẹ cháu Linh 

Liên quan đến việc bố mẹ cháu Linh đang xin ký tên của mọi người dân ủng hộ để thể hiện mong muốn mức án hình phạt cao nhất đối với phạm nhân đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhất là những ngày gần đây, Sau khi bố cháu Linh bắt đầu đứng ở ga tàu điện, xin chữ ký ủng hộ của người dân Nhật Bản. 

Đối với hoạt động xin chữ ký của bố mẹ cháu Linh, có những ý kiến một cách phê bình, cho rằng đây một việc làm không tôn trọng hệ thống pháp luật của Nhật Bản. Hoặc việc làm này can thiệp vào thủ tục tố tụng hình sự, vi pham nguyên tắc suy đoán vô tội v.v…

Nguyễn Thị Oanh - Mọi lý thuyết đều màu xám




Ảnh trái: Cha bé Nhật Linh đang xin chữ ký ở một nhà ga Nhật Bản.
Trong tất cả những ý kiến phản đối việc ký tên ủng hộ lời kêu gọi của cha mẹ bé Nhật Linh, bài viết của LS Trần Duy Hậu có thể nói là bài viết có lập luận khá vững chắc, chặt chẽ và thuyết phục nhất (hiển nhiên, vì người viết là một luật sư!). 

Tôi đồng tình với một số phân tích hợp lý và hoàn toàn xác đáng xét về góc độ khoa học pháp lý của bài viết. Nhưng nếu giờ hỏi tôi có ký không, tôi vẫn nói tôi sẽ ký và cũng vẫn muốn tìm kiếm thêm nhiều người có thể đồng cảm với tôi về quyết định này! 

Ngô Nguyệt Hữu - Công lý cho bé Linh và sự phẫn nộ trước cái ác



Nhật Linh, bé gái người Việt bé bỏng bị sát hại tại Nhật Bản trong vụ án chấn động dư luận vào tháng 3-2017 vẫn chưa tìm thấy công lý.

Tháng 4-2017, cảnh sát Nhật Bản xác định nghi can chính sát hại bé Linh là Shibuya Yasumasa, 46 tuổi, Hội trưởng hội phụ huynh trường tiểu học của bé Linh. Các bằng chứng của cảnh sát cho thấy, trong xe ô tô của Shibuya có dấu máu trùng với ADN của bé Linh.

lundi 29 août 2016

Người Việt tại Pháp kiến nghị đòi Trung Quốc tôn trọng phán quyết Biển Đông

Người Việt và Philippines biểu tình chống Trung Quốc tại Manila ngày 06/08/2016.

Trên trang web change.org dành riêng cho những kiến nghị trên mạng, đã xuất hiện một bản kiến nghị đòi hỏi « Tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12/07/2016 liên quan đến tranh chấp Biển Đông ». Kiến nghị viết bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Việt do CRAFV (Hội đồng đại diện các hội Pháp-Việt) đề xướng.
Bản kiến nghị tố cáo những hành động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông từ nhiều thập kỷ qua. Trước hết là việc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974. Đến năm 1988, đến lượt Đá Gạc Ma (Johnson Reef) thuộc Trường Sa, năm 1995 Trung Quốc chiếm giữ Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và xây lên một căn cứ hải quân. Năm 2012 bãi cạn Scarborough của Philippines lọt vào tay Bắc Kinh.