mardi 6 février 2018

LS Fushihara – Vụ bé Nhật Linh : Ký hay không ký, đó không phải là vấn đề



Cha của bé Nhật Linh xin chữ ký của người đi đường tại Nhật.
1- Việc làm của bố mẹ cháu Linh 

Liên quan đến việc bố mẹ cháu Linh đang xin ký tên của mọi người dân ủng hộ để thể hiện mong muốn mức án hình phạt cao nhất đối với phạm nhân đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhất là những ngày gần đây, Sau khi bố cháu Linh bắt đầu đứng ở ga tàu điện, xin chữ ký ủng hộ của người dân Nhật Bản. 

Đối với hoạt động xin chữ ký của bố mẹ cháu Linh, có những ý kiến một cách phê bình, cho rằng đây một việc làm không tôn trọng hệ thống pháp luật của Nhật Bản. Hoặc việc làm này can thiệp vào thủ tục tố tụng hình sự, vi pham nguyên tắc suy đoán vô tội v.v…
Sau khi tôi thấy trên Facebook có rất nhiều nhận thức không đúng với chế độ pháp luật Nhật Bản như trên, tôi đã viết một status và đã giải thích vị trí pháp lý của chữ ký trong quá trình xét xử tại Tòa án. 

Theo đó, chữ ký là một trong rất nhiều tư liệu để tòa án xem xét về cảm xúc của xã hội tại thời điểm xét xử, bởi cơ sở của tính chất phải chịu trách nhiệm hình sự của mỗi tội phạm có sự thay đổi theo sự biến hóa của tình hình xã hội đương đại. Ý thức và cảm xúc xã hội cũng là một nền tảng để diễn giải pháp luật thành văn thực định. Ai biết pháp luật thì đều hiểu rằng quy phạm pháp luật thực định không phải là bất biến, cố định mặc dù câu chữ của pháp luật thành văn không thay đổi.

Có người có thể nói rằng, "khi xem pháp luật hình sự Nhật Bản cũng không thấy chỗ nào, quy đinh thành văn nào cho phép tòa án xem xét hình phạt theo cảm xúc và ý thức xã hội". Nhưng cách đọc pháp luật này là không đúng theo nguyên lý cũng như cách diễn giải qui phạm pháp luật như tôi vừa nêu trên.

Một điều nữa cần được nhắc lại rằng, theo pháp luật Nhật Bản, việc chứng minh có tội hay không chỉ được xác định theo chứng cứ định tội danh. Trong phần này, những chữ ký của người dân không được xem xét. Do đó, cảm xúc xã hội hay ý thức xã hội nói chung sẽ không bao giờ can thiệp vào nguyên tăc suy đoán vô tội. 

Như đã nói ở status trước, cho đến này, tại Nhật Bản, có nhiều gia đình nạn nhân cũng đã tổ chức kêu gọi người dân ký tên ủng hộ mong muốn của gia đình nạn nhân. Vịện Kiểm sát cũng như tòa án tiếp nhận những tư liệu đó làm một phần chứng cứ liên quan đến các yếu tố tăng nặng.

Do đó, việc làm của bố mẹ bé là hoàn toàn có cơ sở theo chế độ pháp luật hình sự của Nhật Bản và xã hội chấp nhận. 

2- Tự lựa chọn? Hay theo hiệu ứng đám đông?

Như tôi đã nói ở trên, sau khi tôi thấy trên Facebook có rất nhiều nhận thức chưa chính xác về chế độ pháp luật Nhật Bản, tôi đã viết một status và đã giải thích vị trí pháp lý của chữ ký trong quá trình xét xử tại Tòa án. Tôi đã chỉ mong muốn các bạn không hiểu sai, và không hiểu theo cách không thiện chí về việc làm của bố mẹ cháu Linh xét theo chế độ pháp luật Nhật Bản.

Thật sự không ngờ rằng sáng hôm sau đó, tôi thấy có mấy nghìn người like và mấy nghìn người share bài đó của tôi. Tôi lúc đó và kể cả bây giờ không hiểu vì sao có nhiều người phản ứng như vậy. Mỗi khi tôi viết stt, tôi chỉ viết như những câu chuyện tào lao của phần tử ngoại quốc, nên không để ý nhiều số người like.

Sau đó, tôi thấy bao nhiêu người kêu gọi chữ ký, bao nhiêu báo chí đăng bài về việc bố mẹ xin chữ ký và nhiều người khác kêu gọi xin chữ ký. Tôi không hiểu vì sao có nhiều người hưởng ứng về việc hợp tác thu thập chữ ký như cao trào.

Có những người phê bình đây là hiệu ứng đám đông, và cho rằng chúng ta phải tự kiếm thông tin và tự tìm hiểu và tự phán đoán để đưa ra quyết định lựa chọn. Riêng về suy nghĩ này, tôi cũng tán thành.

Tôi cũng thấy rất nhiều hiện tượng mà có thể gọi là hiện tượng đám đông. Nói theo cách của tôi thì những hiện tượng đánh hội đồng cho ông Đinh La Thăng, hay ông Daniel Hauer cũng là hiện tượng đám đông. Cổ vũ cuồng nhiệt của chúng ta đối với U-23 cũng có thể nói là hiệu ứng đám đông ( tuy đó có thể nói là hiện tượng đám đông có phần tích cực) .

Mỗi khi có hiện tượng như vậy, chúng ta nhận được cơ hội để kiểm tra và đặt câu hỏi cho chính mình - rằng mình đã tự tìm hiểu đủ thông tin làm cơ sở để tự lựa chọn sự quyết định đứng đắn hay chưa. 

Với việc tham gia, hỗ trợ xin chữ ký của bố mẹ cháu Linh, chúng ta cần phải tỉnh táo ; nên tự suy nghĩ và tự tìm hiểu và tự định đoạt với trách nhiệm của mình. Khi nào mỗi người chúng ta thấy mình tự tin rằng mình không quyết định theo đám đông thì mới nên định đoạt quyết định cùa mình, 

3- 1 và 2 là hai vấn đề khác nhau

Việc làm của bố mẹ cháu Linh mong muốn có nhiều chữ ký của người dân ủng hộ là việc làm hợp pháp và chính đáng, theo nhận thức chung của xã hội Nhật Bản. Bố mẹ cháu Linh cũng chắc mong muốn được nhiều chữ ký của các bạn Nhật Bản. 

Để thực hiện việc đó, Bố mẹ cháu Linh đã soạn thư chia sẻ bằng tiếng Nhật, viết bao nhiêu blog bằng tiếng Nhật, cũng trả lời phỏng vấn của báo chí Nhật Bản để kêu gọi ửng hộ của các bạn Nhật Bản tư rất lâu. Đây là quá trình giao lưu, đối thoại giũa bố mẹ cháu Linh với cộng đồng Nhật Bản. Quá trình này rất ít khả năng phát sinh hiện tượng hoặc hiệu ứng đám đông, bởi mọi người đều có cơ hợi để biết và nghe những suy nghĩ của bố mẹ cháu, và hiểu được những nền tảng pháp lý cho sự cần thiết của chữ ký. 

Trong khi đó, các bạn ở Việt Nam có khó khăn nhất định trong việc hiểu bản chất của câu chuyện, cũng như chế độ pháp lý Nhật Bản. Vì thế, các bạn ở Việt Nam nhiều khi đành phải phản ứng và định đoạt trong môi trường và hoàn cảnh chưa đủ cơ sở.

Chúng ta cũng không thể trách được bố mẹ cháu Linh chưa giải thích về ý nghĩa pháp lý của chữ ký theo chế độ Nhật Bản một cách dễ hiểu cho các bạn Việt Nam, hoặc các bạn có thể trách tôi vì tôi chưa giải thích kịp thời…tôi sẵn sàng chấp nhận. Tuy nhiên, chúng ta biết là có nhiều bạn đã tự cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của chữ ký theo góc nhìn của pháp luật Nhật Bản và xã hội Nhật Bản. Có một số bạn đã nhắn tin cho tôi để tìm hiểu học hỏi những vấn đề liên quan. Có thể nói không phải ai cũng đã phản ứng theo hiệu ứng đám đông. Chúng ta nên nhìn vào hoàn cảnh khách quan, phải nhìn vào những ruột thịt của câu chuyện.

4- Ai là đám đông?

Đối với hiện tượng này, có những người thuộc tầng lớp trí thức đã đưa ra quyết định không ký tên, có thể nói là với hai lý do chính. 

Thứ nhất là việc xin chữ ký của bố mẹ cháu Linh là việc đưa cảm xúc của xã hội vào quá trình xét xử hình sự và điều đó không phù hợp với nền tảng của pháp luật, không tôn trọng chế độ pháp luật của Nhật Bản. Tôi đề nghị những người có nhận định này hãy tìm hiểu chế độ pháp luật của Nhật Bản rồi hãy nói

Thứ hai là việc ký tên này đi theo hiệu ứng đám đông, không phải là quyết định độc lập tự chủ. Tôi đề nghị những người này hãy tự thừa nhận mình là thành viên của đám đông. Cho mình là người trí thức thì không cần lấy lý do này để lập luận, vì người trí thức lẽ ra biết tự tìm hiểu để quyết định được rồi.

Một khi đã coi mình là người trí thức, và không phải là thành viên đám đông, thì trước khi phê bình việc xin chữ ký, và trước khi phê bình hiệu ứng đám đông, hãy tự tìm hiểu những ý nghĩa của việc chữ ký theo chế độ pháp luật Nhật Bản rồi hãy quyết định.

Ký hay không ký. Đó không phải là vấn đề.
Tôi không thuyết phục ai ký hay ai không ký.


FB LS HIROTA FUSHIHARA 01.02.2018

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.