Affichage des articles dont le libellé est Ký ức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ký ức. Afficher tous les articles

jeudi 30 décembre 2021

Giải thể Memorial : Phát súng ân huệ của Putin cho đối lập Nga


Đăng ngày:

Les Echos tố cáo « Tư pháp Nga giải thể Memorial, tổ chức phi chính phủ của thời perestroika ». Le Figaro coi sự kiện này là « đòn cuối cùng đánh vào đối lập », còn Libération gọi đây là « phát súng ân huệ », « chiến thắng của lịch sử chính thức » - tức viết theo ý muốn của Nhà nước. 

Tập hợp được danh sách ba triệu nạn nhân gu-lắc

dimanche 31 octobre 2021

Cù Mai Công - Đại sự bất thành của ba đại tá dân Ông Tạ trong tuần tam nhật Các Thánh 31-10, 1-11, 2-11-1963

 

  HAI CÁI CHẾT THẢM Ở NGOẠI Ô VÀ MỘT ÁN TỬ HÌNH

(Tôi không phải là người viết sử mà chỉ ghi nhận thông tin từ góc người Ông Tạ. Nhưng lịch sử Việt Nam Cộng Hòa chắc chắn sẽ phải viết lại hoàn toàn nếu mưu sự ấy thành công).

Trên đường Thánh Mẫu (nay là Bành Văn Trân, Tân Bình, TP.HCM) có một ngôi nhà khá lặng lẽ. Dân trong xóm này gọi bà chủ nhà lịch thiệp, nét sang trọng này là o Khôi. Ít ai biết đó là vợ đại tá Việt Nam Cộng Hòa Lê Quang Tung.

O Khôi ở với con gái là Lan. Chồng cô Lan là đại tá Cầu, sĩ quan thuộc quyền đại tá Tung, tư lệnh Lực lượng Đặc biệt Việt Nam Cộng Hòa, kiêm Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ. Phó của ông Tung là đại tá Trần Khắc Kính; con rể cụ lý Sóc trong ngõ Con Mắt, cách nhà cũ của nhà thơ Đỗ Trung Quân chừng vài chục mét; gần sát nhà cụ Vũ Hữu Soạn, cha đại tá hạm trưởng HQ4-Trần Khánh Dư tham gia Hải chiến Hoàng Sa 1974 Vũ Hữu San.

Tôn Nữ Thu Dung - Trong mịt mù ký ức

 

Ký ức sâu đậm nhất còn lại sau rất nhiều năm là hình ảnh con bé áo nỉ đỏ chạy ào tới, ôm choàng sau lưng một người đàn ông mặc quốc phục, reo mừng( trước bao nhiêu đôi mắt ngạc nhiên của nhiều người lớn chung quanh): Ba về, Ba về … để rồi bàng hoàng khi không đánh hơi được cái mùi quen thuộc.

Con bé sững sờ buông tay ra, ngỡ ngàng kinh ngạc òa lên khóc khi người đàn ông quay lại hoàn toàn xa lạ: TỔNG THỐNG.

Tổng Thống đặt tay lên đầu con bé, nhẹ nhàng lay lay cái đuôi tóc bím ngắn ngủn:

lundi 18 octobre 2021

Dương Thủy - Viết cho một người được gặp từ 50 năm trước

 

Mùa tựu trường năm 1972, lúc đó mình chỉ mới 6 tuổi và được vào lớp 1.

Ngôi trường mình học có tên là tiểu học Phước Bình, hiện nay nó thuộc quận 9, tọa lạc đâu đó trên con đường Đỗ Xuân Hợp thì phải?

Ngày xưa, ba mình vốn là thương phế binh thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa. Để ghi nhớ những công lao người lính mất một phần thân thể hay sức khỏe vì cuộc chiến, khi ba xuất ngũ, chánh phủ có cấp cho gia đình một căn nhà tại Làng Phế binh Thủ Đức.

vendredi 10 septembre 2021

Tạ Duy Anh - Tiếng cuốc kêu

 

(Hồi tôi còn bé, mẹ vẫn thường nhắc tôi: “Con được sống làm người là may mắn lớn nhất rồi. Còn biết bao nhiêu linh hồn không có cơ hội để có hình hài, dù là trong cái hình hài xấu xí, còm cõi của con. Đừng than thân trách phận con ạ.”

Cảm ơn về những lời chúc tốt lành vào ngày tôi vượt qua ngưỡng tuổi của số mệnh. Xin tặng lại bạn bè chút ký ức da diết về làng quê. Mong được thứ lỗi vì muôn điều sơ suất và chúc tất cả bình an)

(Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc)

Sinh ra và lớn lên ở nhà quê, hầu như bất cứ ai cũng có trong ký ức tiếng kêu của con chim cuốc. Có lẽ đó là loài chim hoang dã duy nhất thực lòng thích sống cạnh con người.

lundi 6 septembre 2021

Kim Hài - Nhà giáo Triệu Thị Chơi và Sổ tay nội trợ

 

Tôi được tin chị Triệu Thị Chơi qua đời vì Covid khi đang nằm vùi bởi những phản ứng phụ sau khi tiêm vaccin ngừa Covid. Chúng tôi cùng một lứa tuổi, sống quá thất thập đã là ân sủng của cuộc đời rồi. Giữa cơn đại dịch nầy, người còn, người mất chưa đoán định được.

Nhưng khi một người quen ra đi, không, khá nhiều người quen ra đi chỉ trong vòng 3 tháng, lòng vẫn thấy bất an khó thể tiếp nhận.

Tôi và chị Triệu thị Chơi nếu nói là bạn thời không phải, bạn nghề cũng không đúng. Chúng tôi quen nhau như một cái duyên tình cờ . Đó là những tháng giữa năm 1991. Thành phố trong giai đoạn đổi mới. Truyền thông cũng không ngoại lệ.

lundi 3 mai 2021

Thiên Di - Đùng một cái, ngày 30 tháng 4…


Với lứa chúng tôi, bây giờ đã 60, Hè 1975 luôn gợi nhớ một nỗi buồn da diết, một mùa hè bi tráng trong cuộc đời mỗi người Sài Gòn.

46 năm kể từ ngày đó – 30 tháng 4 năm 1975 – nửa thế kỷ vật đổi sao dời, bao lớp người ra đi, bao lớp người kế tiếp, bao nhiêu điều muốn nói, bao tâm tư ẩn tàng…

Ngày đó, chúng tôi 15 tuổi học lớp 9 – lứa tuổi hoa xuân đầy nhiệt huyết, niềm tin và căng tràn sức sống được nuôi dưỡng bởi mộng đẹp sẽ góp sức xây đời cho một ngày mai Việt Nam huy hoàng – thì đùng một cái: thay đổi, thay đổi hoàn toàn, thay đổi đến tận bây giờ.

lundi 15 mars 2021

Huy Hậu - Những người thợ lặn ở Trường Sa 1988

 


(Soha 14/03/2021) Ba ngày sau thông tin 64 chiến sĩ công binh ta bị Trung Quốc thảm sát tại Gạc Ma, tàu Đại Lãnh (thuộc Xí nghiệp liên hiệp trục vớt cứu hộ) nhanh chóng lên đường.

45 con người, bao gồm thuyền viên, thợ lặn và hải quân, ra đi với danh nghĩa tìm kiếm vết xác tàu HQ 605. Thế nhưng, còn một nhiệm vụ đặc biệt hơn mà tất cả người trong cuộc hôm ấy phải ngầm hiểu : Đại Lãnh sẽ thay thế tàu bị bắn chìm, tiếp tục canh giữ đảo.

23 ngày lênh đênh trên biển, tay không vũ khí, ngày ngày đối diện với họng súng quân Trung Quốc, họ vẫn quyết tâm mang được về cho đất liền những tư liệu, bằng chứng thép tố cáo tội ác kẻ thù.

jeudi 25 février 2021

Tạ Duy Anh - Những khoảnh khắc kỳ lạ (1)


Trong đời cầm bút, tôi đã trải qua khá nhiều khoảnh khắc kỳ lạ. Sau mỗi khoảnh khắc ấy thường là một ý tưởng nào đó bỗng nhiên hiện ra, để rồi bắt đầu quá trình hình thành một tác phẩm.

Một vài tác phẩm suýt gây họa cho tôi. Tuy nhiên, khi nghiệm lại thì thấy đa phần những khoảnh khắc như vậy giống như ân sủng ! Tôi không biết dùng từ nào khác.

Tôi xin kể một vài khoảnh khắc như vậy, những khoảnh khắc thực sự đã thay đổi cuộc đời tôi. Chỉ để mua vui bạn đọc và thay cho hy vọng về một năm mới không có những thảm họa động trời (cả thiên tai và nhân tai). Thay cho lời cầu mong mưa thuận gió hòa, lòng người bình yên, để chúng ta có đủ sự thanh thản bàn chuyện văn chương chữ nghĩa. Tất cả có 5 phần, phần cuối là nói về khoảnh khắc hình thành nên tiểu thuyết Đất mồ côi.

mercredi 17 février 2021

Nguyễn Thông - Ngày này 42 năm trước


Ngày này tức là ngày 17 tháng 2. Còn 42 năm trước, tức vào buổi chiều 17.2.1979. Khi ấy tôi dạy tại Trường dự bị đại học TP.HCM.

Mới gần 2 tuổi nghề, hăng lắm, trường giao việc gì cũng nhận, thậm chí chưa giao cũng xung phong. Hồi ấy không biết, hoặc chưa có bài vè “Tiến lên ta quyết tiến lên/Tiến lên ta lại xông lên hàng đầu”, hăng bởi đang là đoàn viên.

Sáng 17.2.1979, cả trường vẫn hoạt động bình thường, thầy trò lên lớp, học hành theo lịch, chả có gì thay đổi.

dimanche 14 février 2021

Phạm Công Luận - Mùi…chạp phô


Trong những khu xóm nhỏ, tiệm chạp phô báo hiệu Tết đến sớm khi bắt đầu đưa hàng về bán càng lúc càng nhiều. Trong đó, có nước mắm tĩn, cải xá bấu, khô cá và có cả đầu ông Địa. Hàng hóa của ông tạo thành một thứ mùi riêng, đó là…

MÙI... CHẠP PHÔ

Cuối tuần mấy ông bạn già ngồi cà phê với nhau. Sau khi nói hết chuyện thời sự, một ông cắc cớ hỏi: “Nghề tui là lái xe cho ông chủ. Có lúc ngồi đợi chủ ngoài bãi xe, tôi chợt nghĩ: người ta hay nói... mùi quê hương. Nghe cũng hay hay, nhưng theo mấy ông, mùi quê hương là mùi gì?”

Một ông buông tờ báo nói: “Đó là mùi sữa mẹ!”.

“Thôi đi, nghe nói hồi ông còn nhỏ, má ông đứt sữa sớm, ông phải uống sữa Guigoz. Không có bú sữa mẹ thì làm sao ông nhớ được tới giờ?”

Phúc Tiến - Thưởng ngoạn Tết Sài Gòn


(TTO 11/02/2021) - Sài Gòn được gọi là đô thành từ thập niên 1950. Dân số bùng nổ, hội tụ người từ khắp Bắc Trung Nam. Từ ấy đến năm 1975, Tết Sài Gòn mang khí vị mừng xuân của cả một quốc gia chứ không riêng một vùng miền.Các thế hệ sinh ra hoặc lớn lên ở đô thành vào thuở ấy nay đã trên 60 tuổi, chắc không quên những cái Tết xưa đan xen cả nét cổ truyền sâu lắng với những sinh hoạt tân tiến sôi động.

Chợ hoa Nguyễn Huệ mỹ lệ

Cho đến nay, đại lộ Nguyễn Huệ không chỉ đẹp vì to rộng và trải dài đến bến sông bát ngát. Nhiều bức ảnh và thước phim hơn 50 năm trước cho thấy, mỗi lần Tết đến, đại lộ càng trở nên mỹ lệ khi xuất hiện ngàn hoa xuân thắm và cả "hoa biết nói’.

Nhà báo Nguyễn Công Thành, vào những năm 20 tuổi, đã đến "săn ảnh" tại đây. Ông từng chụp được cảnh "minh tinh" Thẩm Thúy Hằng cùng "tài tử" La Thoại Tân - hai ngôi sao màn bạc dạo chơi chợ hoa Nguyễn Huệ. Phóng viên các báo cũng thường đến chợ hoa để chụp ảnh cho số tân niên hay nhiều trang báo đặc biệt khác.

lundi 17 août 2020

Khánh Ly - Đừng đánh mất nụ cười



(VnExpress 15/08/2020) Tôi đã định về Việt Nam một lần thôi, “để nhìn cho biết”. Đi xuyên đất nước một lần, thăm tất cả, thế là đủ. Dầu mình không bao giờ trở lại nữa thì trong lòng vẫn yên.
Đó là tôi tự nhủ đã lâu lắm rồi, rất nhiều lần. Tôi là người không định đi khỏi Việt Nam và cũng không định về. Ngày đi hay về đều không chuẩn bị. Nhưng, người ta có cái số rồi. Khi nào rời cố hương là rời, quy cố hương là quy.
Lần đầu, khi những suy nghĩ "về Việt Nam" đến, tôi vẫn tự nhủ "có khi nào mình trở lại nơi mình bắt đầu, biết là không tìm được gì đâu". Lúc đó chồng tôi đồng ý, các con lớn rồi, có gia đình đầm ấm rồi, mình có vắng một thời gian cũng không sao cả. Rồi chồng tôi mất, ý định không về nữa càng lớn hơn. Vì trước kia đi đâu cũng có chồng tôi lo mọi thứ, không có anh thì tôi về làm gì nữa. Vì nhiều năm, tôi cũng coi mình là người ngoài lề của thời cuộc.

mardi 11 août 2020

Nguyễn Công Khế - Đôi nét về ông Lê Khả Phiêu



Tác giả Nguyễn Công Khế và ông Lê Khả Phiêu.

(Tôi viết bài này một cách nhìn nhận khách quan đối với người quá cố. Cho nên mọi bình luận xúc phạm hoặc không có văn hoá, thì cho tôi được xóa).

Định không viết gì về một người vừa khuất. Nhưng không viết thì cũng cảm thấy không yên lòng.

Tôi có nhiều lần gặp ông Lê Khả Phiêu. Vì công việc có, vì tình cờ gặp cũng có. Trước khi làm Tổng bí thư, ông được ông Lê Đức Anh và ông Đỗ Mười ưu ái, chuẩn bị kỹ càng để ngồi vào chiếc ghế quyền lực cao nhất nước này. 

Ông Đỗ Mười nhiều lần đánh giá rằng chỉ có ông Lê Khả Phiêu và ông Nguyễn Hà Phan là lập trường vững vàng nhất, là thứ gạo bỏ vào cối giã không bao giờ bị bể vụn. Ông Lê Khả Phiêu được vào chức Thường trực Ban bí thư để làm Tổng bí thư, còn ông Nguyễn Hà Phan được chuẩn bị để làm Thủ tướng. 

jeudi 18 avril 2019

Nhà thờ Đức Bà, ký ức Paris sẽ hồi sinh

Quang cảnh Nhà thờ Đức Bà Paris sau trận hỏa hoạn. Ảnh chụp ngày 16/04/2019.

Chiều nay 17/04/2019 đúng 18 giờ 50, giờ mà ngọn lửa bắt đầu bốc lên ở Nhà thờ Đức Bà Paris hôm thứ Hai 15/4, chuông của tất cả các giáo đường trên nước Pháp đồng loạt đổ để tỏ tình tương thân tương ái đối với « Trái tim nước Pháp », « Thánh đường mẹ của các giáo đường ».

Người dân Paris lẫn du khách đều sững sờ chứng kiến ngôi giáo đường nguy nga nhất thủ đô, đã tồn tại trên 850 năm bốc cháy dữ dội. Tối hôm đó, những chiếc « bateau mouche », tàu chở khách tham quan dọc theo sông Seine, vẫn còn phát bài giới thiệu thường lệ, trong đó có Nhà thờ Đức Bà. Một công trình tồn tại hơn tám thế kỷ, đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nước Pháp.

Hơn 850 năm lịch sử

Năm 1455, thánh nữ Jeanne d’Arc được minh oan tại Nhà thờ Đức Bà Paris. Hơn ba thế kỷ sau, hoàng đế Napoléon Đệ nhất chọn Vương cung Thánh đường Paris là nơi làm lễ đăng quang. Ngày 26/08/1944, tướng De Gaulle sau khi diễu hành mừng thủ đô Paris được giải phóng khỏi phát-xít Đức, đã đến Nhà thờ Đức Bà dự thánh lễ. 

samedi 2 février 2019

Hoàng Linh - Hoa xuân bên thềm cũ



Tôi mang mấy tờ báo Xuân Tuổi Trẻ và vài phong bao lì xì đến thăm mấy cô chú bên Thủ Thiêm là người quen hơn 30 năm trước nổi tiếng về nghề huê kiểng.

Trời đất, quận 2 vắng lặng lạ thường không có chút không khí Tết nào, hoa đào hoa mai cũng chẳng thấy.

Ông chú cố cựu nói, ước gì ông còn sống đến ngày chính quyền giải quyết ổn thỏa vấn đề nhà đất, ông sẽ về lại cuộc đất cũ, dựng lại căn nhà đơn sơ như cũ. Để chậu bông mai ở bậc thềm, cặp vạn thọ ở hàng ba và nhìn ra trời đất, như thế chết cũng mãn nguyện lắm rồi.

Đây có lẽ cũng là mơ ước của chú Tám, cô Bẩy, dì Sáu và hàng ngàn người dân cố cựu ở Thủ Thiêm.Con đường từ khu tạm cư, từ những căn phòng trọ về nền đất cũ không xa nhưng đi mãi không đến được. Hai mươi năm rồi, những cuộc khiếu kiện triền miên và không có hồi kết.