Affichage des articles dont le libellé est Hồ Duy Hải. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hồ Duy Hải. Afficher tous les articles

samedi 6 juin 2020

Trương Châu Hữu Danh - Hồ Duy Hải, thủ phạm sạch sẽ nhất thế giới !



Vụ án bưu điện Cầu Voi, cơ quan tố tụng biến Hồ Duy Hải thành một nhân vật sạch sẽ nhất hành tinh:

- Vào bưu điện, Hải bỏ dép ở bậc tam cấp.

- Cứ mỗi lần gây án xong là Hải đi rửa dao thật sạch, sau đó cẩn thận cất sau tấm bảng.

Trương Châu Hữu Danh - Chấn động : Người phát hiện vụ án Cầu Voi không ký tên trong hồ sơ vụ án !



Anh Phùng Phụng Hiếu - bưu tá phát hiện thi thể hai nạn nhân tại bưu điện Cầu Voi đã lập tức trèo rào quay ra và báo công an. Anh vừa là bưu tá, vừa là anh bà con của hai cô gái. 

Thông tin về anh trên báo chí xuất hiện rất nhiều, nhưng dư luận cứ băn khoăn: Rốt cuộc cánh cổng bưu điện sáng hôm đó mở hay đóng? Có khóa hay không? Vì sao Hồ Duy Hải lại trèo rào ra phía trước lấy xe, và hồ sơ vụ án không hề nói Hải sau khi lấy xe thì đóng cổng lại?

Đến hôm nay, tôi đã có bút lục lời khai của anh Hiếu. Nhưng lời khai này được lấy sau khi cả hai cấp tòa đã tuyên Hải tử hình. Biên bản ghi lời khai lập ngày 26/9/2011, do ông Đỗ Xuân Tựu - Phó Vụ 3 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thực hiện.

lundi 1 juin 2020

Trương Châu Hữu Danh - Hồ Duy Hải không phải là người anh Còi nhìn thấy



Anh Đinh Văn Còi năm 2008 là cảnh sát, anh lại là võ sư dạy võ cho lực lượng công an.


Anh có máu mê đá gà cựa, bóng bánh nên hắc bạch lưỡng đạo đều tỏ tường.

Giới "đặc tình" ở Long An, anh rành sáu câu. Còn mấy thanh niên mới lớn như Hải, anh không chơi thì cũng biết mặt.

samedi 30 mai 2020

Trương Châu Hữu Danh - Vụ Hồ Duy Hải : Anh Đinh Văn Còi khai gì ?



Tại biên bản ghi lời khai ngày 15/1/2008 (BL 139, 140) anh Đinh Văn Còi khai: 

Anh Còi trình bày cho biết khoảng thời gian từ 19h đến 21h ngày 13/1/2008 anh có đến bưu điện Cầu Voi không?

Tôi Còi trình bày khoảng 15h tôi cùng với Tí ở gần nhà tôi có đi công chuyện ở Bến Lức sau đó Tí chở tôi về đi bằng xe Waveo Trung Quốc biển số tôi không nhớ (xe của Tí). Khi về đến Cầu Ván ghé vào ăn cháo vịt, ăn xong tôi nhìn đồng hồ lúc đó 19h30, tôi mới kêu Tí chạy về Long An.

vendredi 29 mai 2020

Nguyễn Hồng Lam - Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải: Một cơ hội bị … bỏ lỡ?



Nguyễn Hồng Lam : Sau nhiều đắn đo, lần lữa, cuối cùng cũng có một tờ báo chịu đăng cái nhìn của tôi về vụ án Hồ Duy Hải, dưới góc độ một ca xử lý khủng hoảng truyền thông. Bài viết chỉ bị cắt ví dụ dẫn đề, phần còn lại biên tập vài ba chữ, nghĩa là tuy bị "kiểm duyệt" bỏ đi 1/3 nhưng...không làm thay đbi bản chất của bài báo (!).

Bài viết này tôi gửi cho Vũ Mạnh Hà, Phó tổng biên tập Báo Bảo vệ Pháp Luật. Cách đây chỉ hơn một năm, Hà vẫn còn đeo quân hàm Thượng tá, đồng cấp, đồng chức với tôi trong cùng một cơ quan - báo Công an Nhân dân. Tôi biết, để bài viết này có thể xuất hiện trên tờ báo của mình, Hà và Ban biên tập Báo Bảo vệ Pháp luật đã phải mất không ít thời gian để nhờ đọc, thẩm định, kiểm duyệt. Đó là thái độ nghiêm túc, cầu thị, quyết liệt và tích cực. Thiếu một chút can đảm thì người ta sẽ không chịu làm, hoặc không làm được. Tôi cảm ơn Ban biên tập Báo, Vũ Mạnh Hà và ông em Hương Trà Đồng (người đề nghị tôi viết) vì sự tử tế đó, với nghề.

Hai anh em trong cùng một cơ quan báo cũ, cùng trong ngành công an, cố gắng một chút để có thể nói lên tiếng nói trung thực, không ngại sự va chạm khó tránh. Không nhiều, nhưng tôi tin điều đó có ý nghĩa nhất định và không thể vô ích.

Vụ án Hồ Duy Hải: Việc rút 4 bút lục khỏi hồ sơ nếu có thật sẽ nghiêm trọng thế nào?



Bưu điện Cầu Voi

(DV 29/05/2020) Chuyên gia pháp lý cho rằng, nếu có việc 4 bút lục bị rút ra khỏi hồ sơ nhằm chứng minh Hồ Duy Hải là hung thủ của vụ án như nghi vấn của luật sư Trần Hồng Phong thì việc này là rất nghiêm trọng, bởi nó làm thay đổi bản chất vụ án.

Ngày 27/5 vừa qua, luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi đến Giám đốc Công an tỉnh Long An để đề nghị giải thích.

Ông Phong cũng gửi thư đến Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND Tối cao và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để cung cấp thêm thông tin về vụ án Hồ Duy Hải mà ông mới thu thập được.

jeudi 28 mai 2020

Trương Châu Hữu Danh - Người đó là ai ?



Để tử hình Hồ Duy Hải, cơ quan tố tụng dựa vào lời khai của anh Hồ Văn Bình và Đinh Vũ Thường. 
 
Anh Bình khai, từ 19h khi anh ghé gửi xe ở bưu điện đã thấy có một thanh niên ngồi bên trong nói chuyện với Hồng. Hơn 19h30, anh ghé lấy xe thì thanh niên này vẫn còn ngồi với Hồng.

Và hơn 19h30, thì anh Thường cũng thấy có một thanh niên ngồi bên cạnh Hồng. 

mercredi 27 mai 2020

Luật sư của Hồ Duy Hải gửi kiến nghị tới Công an Long An, nội dung gì?


Tòa nhà nơi xảy ra án mạng, bỏ hoang đã lâu. Ảnh Hoàng Điệp/TT

(TT 27/05/2020) Ngày 27-5, luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi giám đốc Công an tỉnh Long An đề nghị giải thích một số nội dung mà luật sư mới phát hiện.

Ngày 27-5, luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi đến giám đốc Công an tỉnh Long An để đề nghị giải thích.

Ông Phong cũng gửi thư đến bộ trưởng Bộ Công an, viện trưởng Viện KSND tối cao và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để cung cấp thêm thông tin về vụ án Hồ Duy Hải mà ông Phong mới thu thập được.

Có 2 thanh niên đến Bưu điện Cầu Voi buổi tối xảy ra án mạng?

Vụ án Hồ Duy Hải đang thách thức cả nền công lý tư pháp Việt Nam



(NĐT 26/05/2020) LTS. Quyết định mới nhất của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành ngày 8.5 sau phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, thừa nhận “có những thiếu sót, vi phạm” nhưng khẳng định “những thiếu sót, vi phạm này không phải là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và không làm thay đổi bản chất của vụ án”, đã gây phản ứng mạnh trong dư luận.

Cùng với đó, xung đột thẩm quyền giữa hai cơ quan tư pháp tối cao cũng đã cho thấy những hệ lụy đáng lo ngại sẽ phát sinh cho mục tiêu bảo vệ pháp luật và bảo vệ công lý. Người Đô Thị giới thiệu ý kiến của các chuyên gia luật phân tích, làm rõ hơn những bất cập tố tụng và áp dụng pháp luật, thông qua một vụ án chưa từng có tiền lệ.

“Vụ án Hồ Duy Hải không chỉ liên quan đến sinh mạng của một con người mà còn trở thành vụ án có tính lịch sử, bộc lộ sự bế tắc và khủng hoảng của hệ thống tư pháp hiện tại”,  LS - TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, chia sẻ với Người Đô Thị.

Trương Châu Hữu Danh - Hồ Duy Hải không hề khai nhận



Đây là chữ do thư ký phiên tòa ghi chép tại phiên sơ thẩm. Hồ Duy Hải không hề khai nhận, nhưng qua miệng 17 vị thẩm phán tối cao, thì họ nói Hải nhận hết.

Phiên tòa hỏi đáp nhiều, thư ký viết phải thật nhanh nên chữ không đẹp - nhưng tất cả ai biết chữ đều đọc được nội dung.

Có lẽ, chỉ có 17 anh tối cao và đám dư luận viên kêu gào "Mặc dù không có chứng cứ nhưng Hải nhận tội".

Tạ Duy Anh - Hoan nghênh ông Nguyễn Thế Kỷ



Lúc 18 giờ kém ngày 24 tháng 5 năm 2020, VOV Giao thông của ông Nguyễn Thế Kỷ phát một chương trình phải nói là rất nặng ký về án oan, kéo dài chừng 30 phút. 

Điều đáng kể nhất là bản tin đã tường trình chi tiết về quá trình các tử tù như Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn…bị nhục hình, bức cung trong hầm tối, bởi những tên cán bộ điều tra ác quỷ, đến mức để giữ mạng sống ra tòa đòi công lý, họ đã phải nhận tội giết người.

Hoanh Nghênh ông Nguyễn Thế Kỷ.

Bản tin vừa nêu đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh phiên tòa Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải đang là tâm điểm của dư luận, phản ánh sự xộc xệch, nhem nhuốc của nền tư pháp Việt Nam. 

Trương Châu Hữu Danh - Vì sao thu 4 chiếc nhẫn của em gái Hải để làm tang vật?



Trong vụ án bưu điện Cầu Voi, tối 21/3/2008, công an ập vào nhà Hải thu giữ 4 chiếc nhẫn của Hồ Thị Thu Thủy để làm tang vật.

Đúng ba tháng sau, ngày 21/6/2008, công an lấy lời khai của anh Nguyễn Mi Sol, và anh khai anh mua tặng nạn nhân... đúng 4 chiếc.

Về số lượng, con số anh Sol khai khớp với con số thu của Thủy!

dimanche 24 mai 2020

Trương Châu Hữu Danh - Lời khai của bốn nhân chứng về vụ Hồ Duy Hải



Vụ án bưu điện Cầu Voi, ngoài vợ chồng chị Ngân bán trái cây (anh Long đã mất), có ít nhất bốn người nhìn thấy hai nạn nhân trước khi họ bị sát hại. Cả bốn người này, đều nhìn thấy "người thanh niên" ngồi ở ghế salon bên trong.

1/ Anh Hồ Văn Bình (bút lục 265, 266) chia làm hai mốc:

-  Hơn 19h, anh tới gửi xe để qua nhà người quen (anh thường gửi xe ở đây) và thấy có một thanh niên ngồi với Hồng. 

- Hơn 19h30, anh quay lại, thấy người thanh niên vẫn đang ngồi.

samedi 23 mai 2020

Trương Châu Hữu Danh - Những điểm lạ về anh Mi Sol



Anh Mi Sol khai, từ tháng 3/2007 anh đã về 240/xx Nguyễn Văn Luông, Q6 làm thợ bạc nên chúng tôi đã về đây tìm hiểu. 

Theo đó, tiệm cũ của Mi Sol làm đã chuyển đi, nhưng những người ở địa chỉ này cũng kể, sau vụ án thì anh nghỉ và về quê ở Vĩnh Long. Do đó chúng tôi cũng đã về nhà anh - mục đích tìm cho ra Nguyễn Văn Nghị (theo án Giám đốc thẩm nêu). Nhưng chúng tôi không gặp anh vì anh đã đi làm ăn xa 2 năm nay.

Trở lại câu chuyện anh Sol khai, có vài điểm hơi lạ, là ở chỗ 240 Nguyễn Văn Luông người ta vẫn nhớ anh, nhưng người ta mang máng nhớ, nhân viên thường nghỉ vào cuối tuần (anh Sol khai anh về giữa tuần - và cuối tuần thì xảy ra thảm án). 

Mẹ Nguyễn Mi Sol: "Con tôi không liên quan vụ án Bưu điện Cầu Voi"


Đường vào nhà Nguyễn Mi Sol.

(GT 20/05/2020) Công an xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long xác nhận, tại ấp Vĩnh Tiến có người tên Nguyễn Mi Sol.

Ngày 20/5, PV Báo Giao thông tìm đến ấp Vĩnh Tiến, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long để tìm nhân vật Nguyễn Mi Sol, một trong hai nhân vật được nhắc đến trong vụ án Bưu điện Cầu Voi xảy ra 12 năm trước, nhằm tìm hiểu thêm thông tin.

Liên hệ Công an xã Hựu Thành, nơi đây xác nhận, ấp Vĩnh Tiến có người tên Nguyễn Mi Sol (SN 1984) đang sinh sống. Công an xã Hựu Thành cho biết, anh Sol có thời gian rời khỏi địa phương, 4 năm trước thì trở về ấp Vĩnh Tiến sinh sống bằng nghề làm thuê.

Nguyễn Trung Bảo - Người thanh niên trong đêm xảy ra thảm án là ai ?



Trong suốt hơn 10 năm theo đuổi vụ kiện Bưu cục Cầu Voi để bảo vệ cho bị án Hồ Duy Hải tưởng đã đọc hết mọi hồ sơ vụ án, nhưng luật sư Trần Hồng Phong chưa bao giờ nghe đến cái tên Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí. Không có bất kỳ trang hồ sơ nào nhắc đến hai nhân vật này.

Hai cái tên này đột ngột xuất hiện một cách bí hiểm trong vai nhân chứng với lời khai về đêm xảy ra thảm án. Theo đó, cả hai đều đã nhìn thấy một thanh niên ngồi với hai nạn nhân trong bưu cục trong khoảng thời gian từ 19:40 - 20:00.

Hơn 12 năm trước, Đinh Văn Còi là thiếu tá phòng Cảnh sát Cơ động - Bảo vệ và Hỗ trợ Tư pháp (PC 22) thuộc Công an tỉnh Long An. Đêm 13/1/2008, Còi và Trí trước khi đến bưu cục Cầu Voi mua card điện thoại đã ăn cháo vịt tại Cầu Ván, một địa điểm cách bưu cục khoảng 2,6km. Theo biên bản lời khai của Còi, cả hai rời khỏi quán cháo vịt vào lúc 19:30. Cả hai đến bưu cục vào khoảng 19:40 bằng xe máy.

Vũ Hữu Sự - Ông Nguyễn Hòa Bình không phải là thẩm phán ?



Thẩm phán là một nghề đặc biệt. Đó là những người cầm cán cân công lý, có thẩm quyền xét xử các vụ án và quyết định hình phạt, mà hình phạt cao nhất là tước đoạt mạng sống đối với những người vi phạm pháp luật, bị Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) truy tố và bị kết luận là có tội sau quá trình xét xử. 

Vì vậy, theo quy định tại khoản 1 điều 67 luật tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND), thì thẩm phán phải là những người “trung thành với tổ quốc và hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực”. 

Có rất nhiều tiêu chuẩn mà một cử nhân luật phải đáp ứng để được trở thành thẩm phán. Nhưng điều quan trọng nhất, theo quy định tại khoản 1 điều 65 luật tổ chức TAND, làphải được chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử”. Không được chủ tịch nước bổ nhiệm, không thể trở thành thẩm phán và không được phép xét xử các vụ án, bất kể là vụ án thuộc loại nào, ở cấp tòa nào. 

mercredi 20 mai 2020

Lê Học Lãnh Vân - Vai trò của chứng cứ trong thực thi công lý



Luật sư và mẹ của tử tù Hồ Duy Hải đưa ra bằng chứng ngoại phạm. Ảnh NLĐ

(MTG 20/05/2020) Chứng cứ đóng vai trò trung tâm trong các vụ án. Chứng cứ quyết định tính chất phạm tội của nghi can.


Công lý (justice) là một khái niệm gắn liền với xã hội. Đây là một khái niệm rất rộng, liên kết với nhiều khái niệm phức tạp như luân lý, đạo đức, tôn giáo, luật pháp, công bằng, công dân…

Là khái niệm gắn liền với xã hội, công lý cũng gắn với các tính chất công khai, minh bạch, trung thực, công bình… Nghĩa là công lý không thuộc về một cá nhân hay một nhóm người, mà phải thuộc về toàn xã hội. Việc bảo vệ và thực thi công lý có thể được giao cho những nhà chuyên môn được bổ nhiệm chính danh, nhưng việc đó phải được công khai trong sự hiểu biết và chấp nhận của xã hội.

Trương Châu Hữu Danh - Hồ sơ Hồ Duy Hải thiếu bút lục chứng minh



Bản án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, 17 vị thẩm phán cho rằng 20h30 bưu điện đóng cửa, 

Hải đưa tiền để Vân đi mua trái cây và gây án trong thời gian Vân ra ngoài.

Sau đó Vân về, thì bị sát hại ngay lập tức. Nghĩa là, thời gian gây án sẽ từ 20h30 + thời gian Vân đi mua trái cây + thời gian sát hại Vân. 

Nguyễn Ngọc Chu - Cải cách tư pháp phải bắt đầu từ thẩm phán



I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP 

Một quốc gia muốn văn minh thì phải có một nền tư pháp văn minh tương thích. Trong một nền tư pháp bệnh tật thì không bao giờ một quốc gia có thể phát triển thành một “đế chế văn minh”. 

Nền tư pháp là “cái lồng nhốt quốc gia”. Quốc gia muốn lớn mạnh thì “chiếc lồng tư pháp” phải lớn nhanh hơn sự bành trướng của quốc gia. Hoàn thiện tư pháp là tiến trình song hành không tách rời đảm bảo cho sự tiến bộ mỗi quốc gia. Việt Nam muốn bay lên thì nền tư pháp Việt Nam phải bay lên cùng lúc.

Bởi thế, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam luôn quan tâm đến nền tư pháp. Trong các Văn kiện Đại hội Đảng (IX- XII) đều đề cập đến Cải cách Tư pháp (CCTP). Đặc biệt, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược CCTP đến năm 2020.