Affichage des articles dont le libellé est Du học. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Du học. Afficher tous les articles

dimanche 29 novembre 2020

Lê Học Lãnh Vân - Ngày đầu tiên tại Paris


Phi cơ đáp xuống lúc khoảng sáu giờ sáng. Theo con mắt của lần đầu xuất ngoại, phi trường Charles De Gaule thật mênh mông. Ánh sáng tràn ngập không gian rộng lớn với rất nhiều máy bay sắp xếp thứ tự, mỗi chiếc một đường ống áp sát.

Vừa bước ra khỏi Việt Nam đang rất nghèo kém, Vương như đứa bé gặp cảnh tượng gì cũng mở to mắt ngạc nhiên học hỏi. Bây giờ là mùa thu, trời không nắng gắt như mùa hè, cũng không tối quá như mùa đông, chị bạn người Pháp chỉ sân bay giải thích.

Dù đã khoác chiếc áo khoác dầy cui Vương vẫn lạnh tê, thầm thán phục và mong ước ngó anh chị bạn Pháp vẫn người chiếc áo sơ-mi dài tay, người mặc pull với áo len chạy đi chạy lại. Hai bạn Pháp chịu khó chỉ Vương mọi việc, từ lúc ra khỏi ống dẫn đi tới nơi đợi hành lý mà nhiều khi Vương phải lúp xúp chạy theo họ, và họ dừng lại chờ biểu cẩn thận, không gấp.

samedi 31 octobre 2020

Lê Học Lãnh Vân – Ngày ra đi

Hôm đó là một ngày rất đặc biệt của gia đình: trong ba tiếng đồng hồ nữa Vương sẽ lên máy bay đi Pháp. Giữa thập niên 1980, một thập niên sau khi Việt Nam được thống nhất bởi chiến thắng quân sự của Miền Bắc, Sài Gòn được đổi tên là Thành Phố Hồ Chí Minh, một người gốc Sài Gòn du học Pháp là chuyện rất rất hiếm, thậm chí khó tưởng tượng.

Chuyến đi được chờ đợi từ ba năm trước, khi phái đoàn của trường đại học Orsay điền tên Vương vào danh sách nhận học bổng bốn năm của Pháp, sang Paris làm một luận án về Phả Hệ Phát Sinh Các Loài Động Vật Có Xương Sống Bằng So Sánh Phân Tử ARN thông tin của Ribosome.

Tên luận án phức tạp, có lẽ không cần nói ra với những người không nằm trong chuyên môn, nhưng thật ngộ nghĩnh, Vương thấy cái tên của nó lại liên quan tới nhiều sự kiện trong cuộc sống. Phả Hệ Phát Sinh là môn học tìm hiểu các mối dây liên lạc bà con giữa Ngành, Lớp, Bộ… sinh vật trong tự nhiên. Trong xã hội Việt Nam, các mối dây phả hệ thật chằng chịt, ràng rịt, giằng níu phần lớn cấu trúc xã hội…

mercredi 21 octobre 2020

GS Trần Văn Thọ - Một Đông Du mới


(VnExpress 21/10/2020) Một sáng sớm, tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe mấy câu tiếng Việt phát ra từ văn phòng của ban quản lý ga tàu điện ở Tokyo.

Đó là khoảng 5, 6 năm trước, khi tôi bước từ khoang khách xuống sân ga tàu điện để đi bộ đến Đại học Waseda. Buổi sáng giờ cao điểm tại một ga rất đông hành khách nên ban quản lý lưu ý và đưa ra các hướng dẫn để tránh xáo trộn. Trước đây, họ chỉ phát thanh bằng tiếng Nhật. Độ 20 năm trước, nhà ga thêm tiếng Trung Quốc, bây giờ thêm tiếng Việt.

Đi trên đường phố Tokyo những ngày này tôi cũng thường bắt gặp nhiều người, chủ yếu là giới trẻ, vừa đi vừa trò chuyện bằng tiếng Việt. Người Việt Nam ở Nhật đã lên tới 410.000 - thống kê cuối năm 2019 - chiếm 14% trong tổng số người nước ngoài tại đây, đông thứ ba sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

mardi 25 février 2020

Trần Trung Đạo - Đọc hai bài thơ « Chiều đông » và « Con có một Tổ quốc »


Một lần trong nhiều năm trước, tôi được ban tổ chức đại hội sinh viên Bắc Mỹ mời đến nói chuyện với các bạn trẻ đại diện của khoảng 50 tổ chức thanh niên sinh viên Hoa Kỳ và Canada về tham dự đại hội lần thứ nhất, được tổ chức tại đại học Emerson, thành phố Boston.

Vì khẩu hiệu chính của đại hội là "Tôi là người Việt Nam" nên buổi tâm tình của tôi cũng tập trung chung quanh ý nghĩa của câu khẩu hiệu này. Trong buổi sáng tâm tình đó, tôi có dịp chia sẻ với các em niềm vui khi biết các em đã trưởng thành.

Đối với các em du học sinh, những người sinh sau cuộc chiến Việt Nam, có được cơ hội ra nước ngoài học hỏi, không phải em nào cũng là cộng sản.