Affichage des articles dont le libellé est Cải tạo. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cải tạo. Afficher tous les articles

vendredi 14 décembre 2018

Vũ Thư Hiên - Ngày về



1

Tôi rất yêu bài “Ngày Về” của Hoàng Giác.



Tôi có thói quen phàm yêu mến nghệ sĩ nào thì cũng phải tìm gặp bằng được. Thế mà ở cùng một thành phố tôi lại không có duyên gặp ông lấy một lần, để được bắt tay ông một cái, để được nhìn vào mắt ông mà nói một lời câm rằng tôi yêu lắm lắm bài hát ấy.

“Ngày Về” được người nghe đón nhận nồng nhiệt ngay từ khi nó ra đời, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Các đoàn Tuyên truyền Xung phong trong khi lang thang lưu diễn ở ”hậu phương”, tức vùng không bị Pháp chiếm đóng, bao giờ cũng dùng nó làm “bài tủ” để diễn đạt nỗi lòng chiến sĩ xa nhà.

Ấy là vào giai đoạn những bậc lãnh đạo đạo cao đức trọng của cuộc kháng chiến chưa kịp húp cả cặn món tạp pí lù mao-ít để buộc tội những bài hát như thế là thứ nhạc ủy mị, gọi tắt là nhạc vàng, và ra lệnh cấm chúng.

mercredi 7 novembre 2018

Trung Quốc hứng bão tại LHQ vì giam giữ cả triệu người Duy Ngô Nhĩ

"Cha mẹ và người thân của tôi, họ còn sống hay đã chết? Trong nhà tù hay trong trại tập trung?"

Hôm qua 06/11/2018 tại Genève, trong suốt cả buổi sáng, phái đoàn đông đảo của Trung Quốc do thứ trưởng ngoại giao Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) làm trưởng đoàn, đã phải hứng chịu một trận bão chỉ trích trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 
Đại diện Mỹ Mark Cassayre đòi hỏi Bắc Kinh « chấm dứt tất cả các kiểu bắt giam tùy tiện, trả tự do ngay lập tức cho hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người bị giam giữ trong các trại cải tạo ở Tân Cương ». Đại sứ Pháp François Rivasseau cũng yêu cầu « kết thúc việc giam giữ người hàng loạt trong các trại tập trung », và đề nghị cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet giám sát tình hình tại chỗ. 

Trong lúc đại sứ các nước liên tục đặt câu hỏi, đả kích, chất vấn đoàn Trung Quốc, bên ngoài trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khoảng 500 người biểu tình với các khẩu hiệu đòi « Chấm dứt diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ ».

mardi 6 novembre 2018

Trung Quốc bị chất vấn ở Liên Hiệp Quốc về các trại cải tạo Duy Ngô Nhĩ

Biểu tình trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève phản đối Bắc Kinh. Dòng chữ trên biểu ngữ: "Trên 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tùy tiện tại Trung Quốc. Liên Hiệp Quốc cần phải lên tiếng!"

Hôm nay 06/11/2018 tại Genève, Trung Quốc bị các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc chất vấn về việc giam giữ gần một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo, một chủ đề ngày càng bị thế giới chỉ trích.

Trong khuôn khổ cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR theo tiếng Anh, EPU theo tiếng Pháp) tổ chức bốn năm một lần đối với 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc trình bày bản báo cáo và tất cả các nước đều có thể đặt câu hỏi. 

jeudi 13 septembre 2018

Trại cải tạo : Bắc Kinh chỉ « giáo dục » người Duy Ngô Nhĩ

Lực lượng an ninh Trung Quốc được tăng cường tại Tân Cương, tháng 2/2017.

Một quan chức cao cấp Trung Quốc hôm nay 13/09/2018 khẳng định, chính quyền Bắc Kinh không bức hại người Hồi giáo ở Tân Cương, mà chỉ « giáo dục » họ để tránh lan truyền các ý tưởng cực đoan, trong lúc các nước châu Âu thất bại trong lãnh vực này.

Đáp trả cáo buộc của Liên Hiệp Quốc theo đó có ít nhất một triệu người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương bị giam giữ trong những nhà tù và trại cải tạo, ông Li Xiaojun, giám đốc thông tin của bộ phận phụ trách nhân quyền thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc khẳng định : « Đó không phải là đối xử tệ hại ». Theo ông, « Trung Quốc chỉ thiết lập các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp, các trung tâm giáo dục ».

samedi 11 août 2018

Liên Hiệp Quốc: Một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam ở Trung Quốc

Người Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc qua Thái Lan tị nạn. Ảnh chụp tại Songkhla, nam Thái Lan ngày 15/03/2014.

Một ủy ban gồm các chuyên gia Liên Hiệp Quốc hôm qua 10/08/2018 thông báo đang nắm giữ nhiều thông tin khả tín, theo đó hiện có một triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị nhốt trong « các trại giam khổng lồ được giữ bí mật ».

Reuters dẫn lời bà Gay McDougall, thành viên của Ủy ban thanh toán nạn phân biệt chủng tộc trực thuộc Liên Hiệp Quốc, cho biết bên cạnh đó còn có hai triệu người, gồm người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác theo đạo Hồi, bị buộc phải sống trong các « trại học tập chính trị », tức trại cải tạo, ở khu Tự trị Tân Cương.

vendredi 10 août 2018

Trung Quốc chi 10 tỉ đô la một năm để kềm kẹp Tân Cương

Công an Trung Quốc đánh đập phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, tháng 7/2009. Ảnh Guang Niu/Getty Images


La Croix hôm nay 10/08/2018mô tả « Tân Cương dưới sự giám sát của Big Brother Trung Quốc ». Vùng đất Hồi giáo ở miền tây bắc đang phải chịu đựng một « bộ máy an ninh tổng lực » duy nhất trên thế giới, khoảng mấy chục ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã bị tống vào các trại cải tạo.
100.000 đồn công an và công nghệ cao để theo dõi người dân

Đối với 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cuộc sống ngày càng giống với thế giới được nhà văn George Orwell hình dung ra trong tác phẩm nổi tiếng « 1984 ». Từ hai năm qua, Tân Cương bị đàn áp không thương tiếc. Theo ông Marc Julienne, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), thì đây là « bộ máy an ninh tổng lực chưa từng có trên thế giới và trong lịch sử » ; với các phương tiện tài chính, nhân lực và công nghệ khổng lồ.

samedi 25 mars 2017

Trung Quốc cưỡng chế tu viện Tây Tạng để "uốn nắn ý thức hệ"

Larung Gar tức Lạc Nhược Hương, khu vực tu viện nổi tiếng của Tây Tạng đang bị chính quyền Bắc Kinh âm thầm giải tỏa.

Trong bài phóng sự « Chính sách xe ủi đất tại Larung Gar », Le Monde cuối tuần cho biết từ đầu thập niên 80, các ni sư và người hành hương đổ xô đi viếng tu viện Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng trên vùng núi cao ở Tứ Xuyên. Hiện tượng này khiến chính quyền Trung Quốc không hài lòng. Từ một năm qua, Bắc Kinh âm thầm cho trục xuất cư dân và cưỡng chế phá dỡ nhà cửa vùng này, nhân danh « các giá trị cơ bản của chủ nghĩa xã hội ».
Larung Gar tức Lạc Nhược Hương trong chữ Hán, là hàng ngàn ngôi nhà nhỏ bé làm bằng những thân gỗ tròn và xi-măng, sơn màu đỏ tía, gắn chi chít vào sườn núi như những hàng ghế của rạp xiếc. Những khung cửa sổ lớn chiếm lĩnh mặt tiền nhà, như những đôi mắt mở to quan sát.

Khu vực tu viện Tây Tạng Lạc Nhược Hương nằm ở độ cao 4.200 mét, nhìn xuống thung lũng Sertar, tỉnh Tứ Xuyên, sẽ không còn mang bộ mặt xinh đẹp này bao lâu nữa. Sau nhiều năm tương đối nương tay, nay chính quyền Trung Quốc muốn siết lại cộng đồng Phật giáo đông đảo có 10.000 đến 20.000 thành viên. Và họ muốn hành động lặng lẽ không nhân chứng, đặc biệt là người ngoại quốc.