Affichage des articles dont le libellé est Cạnh tranh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cạnh tranh. Afficher tous les articles

vendredi 19 juin 2020

Châu Âu không còn ngây thơ để cho Trung Quốc lợi dụng

Cao ủy châu Âu phụ trách đối ngoại, ông Josep Borrell phát biểu trong cuộc họp báo về Đối thoại Chiến lược EU-Trung Quốc, tại Bruxelles (Bỉ) ngày 09/06/2020. © Kenzo Tribouillard/Pool via REUTERS
Đăng ngày:


Ngày 18/06/2020 tại Bruxelles, bà Margrethe Vestager, ủy viên châu Âu về cạnh tranh và ông Thierry Breton, ủy viên phụ trách thị trường nội khối đã trình bày các dự án đối phó với các công ty ngoại quốc được nhà nước trợ cấp.

Giờ đây, Ủy ban Châu Âu không còn muốn bị coi là « ngây thơ » trước một Trung Quốc đang bành trướng khắp nơi trên thế giới, cũng như trước các đại tập đoàn kỹ thuật số Mỹ. Le Monde ghi nhận những từ ngữ « tự chủ chiến lược », « chủ quyền », một châu Âu « hùng mạnh » không còn để ngỏ trống trải tứ bề, ngọn gió nào cũng tung hoành được.

dimanche 12 avril 2020

Thuc Tran - Trump không muốn « Chết dưới tay Trung Cộng »



(Bài viết từ năm 2019, tác giả đăng lại và được chia sẻ rất nhiều trên Facebook và mail).

Nó có hơn một tỉ dân, nếu đánh nhau chết hết một nửa thì dân số nó vẫn còn gần gấp hai dân số Mỹ, và gần gấp sáu lần dân số Việt.

Nếu nó nổi máu điên đem giết sạch hết dân Hồng Kông thì chỉ cần một tuần lễ, thậm chí một ngày nó có thể đưa đủ dân qua để lấp đầy thành phố này.

Con đông thì chạy cho nó đủ ăn cũng mệt, nhưng nó cũng có cái lợi của con đông. Cần làm gì ra lịnh một tiếng chúng ào ào xông ra. Biểu chúng bắt chim sẻ chúng hè nhau rượt riết tới mức chim bay hết nổi phải tự rớt xuống. Biểu chúng qua nhà hàng xóm cướp cá thì chúng kéo cả đoàn tàu kín cả mặt biển khiến hàng xóm nhìn thấy cũng phải hãi hùng.

mercredi 12 février 2020

Nguyễn Tiến Tường - Bên trong sự ngạo nghễ


Khoảng thời gian cuối tháng Giêng, khi đại dịch mới bùng phát Corona ở Vũ Hán, Vietjet được cấp phép 4 chuyến bay liên tiếp đến Vũ Hán. Đại diện Cục hàng không và doanh nghiệp khi đó nói rằng 4 chuyến bay là do chính quyền Trung Quốc “nhờ” chở công dân của họ về nước.

Bốn chuyến bay liên tiếp chở người Trung Quốc hồi hương, và bay về Việt Nam bằng máy bay rỗng. Đương nhiên điều kiện cấp phép chuyến bay không nằm trong thẩm quyền của Cục cũng như doanh nghiệp. Nhưng không một ai tham mưu cho Chính phủ để mang công dân về.

Thời điểm đó, công dân Việt Nam bị trả về ở biên giới. Sự “biệt đãi” của Vietjet cho công dân Trung Quốc và sự đáp lễ của Trung Quốc cho công dân Việt Nam gây nên sự bức xúc.

vendredi 13 septembre 2019

Chiến tranh công nghệ chống TQ và cuộc chiến giữa các vì sao chống LX

Khuôn silicium để sản xuất chip điện tử bằng công nghệ in nano.

Le Figaro hôm nay 13/09/2019nói về « Giấc mơ Reagan của nước Mỹ và người khổng lồ Trung Quốc ». Tờ báo đặt ra các câu hỏi : Hoa Kỳ sẽ dùng chiến lược nào để đối phó với Trung Quốc ? Liệu Mỹ có thể hành động như tổng thống Reagan trong thập niên 80 đối với Liên bang Xô viết, chú tâm đến công nghệ ? 

Theo Le Figaro, ông Trump rất muốn thế, nhưng Trung Quốc của Tập Cận Bình với vũ khí kỹ thuật số không phải là một con cọp giấy như Liên Xô cũ.

« B Team » và sự sụp đổ của chế độ cộng sản Liên Xô

Năm 1983, ông Ronald Regan đã gây ngạc nhiên cho Liên Xô khi bất ngờ tung ra « Cuộc chiến tranh giữa các vì sao ». Chiến lược này là phát súng ân huệ cho nền kinh tế xô-viết đang bị rối loạn và tê liệt vì nạn tham nhũng.

jeudi 23 mai 2019

Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung : Nguy hại hơn thời Liên Xô cũ

Thời kỳ trăng mật Trump-Tập đã qua, bây giờ là cuộc chiến tranh lạnh mới. Ảnh tư liệu chụp ngày 09/11/2017 khi tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Bắc Kinh.

Bởi vì nếu Liên Xô thời đó là một cường quốc đang đi xuống, với mô hình kinh tế thất bại, thì Trung Quốc lại sắp trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Ngoài ra, trao đổi thương mại giữa Mỹ và Liên Xô rất ít ỏi, trong khi Trung Quốc nay đã hội nhập hoàn toàn vào hệ thống thương mại và đầu tư thế giới".
Về cuộc xung đột hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tác giả Nouriel Roubini trên Les Echos hôm nay 23/05/2019cho rằng « Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung sẽ tệ hại hơn so với Liên Xô trước đây ».

Tuy cả Washington lẫn Bắc Kinh đều ý thức về « chiếc bẫy Thucydide » - một cuộc chiến tranh khó tránh khỏi giữa cường quốc đang thống trị và cường quốc đang lên muốn hất cẳng - nhưng cả đôi bên dường như đều ngả theo xu hướng này. Nếu một cuộc chiến tranh trực diện giữa hai đại cường Mỹ-Trung khó thể xảy ra, nhưng sự kiện được khởi đầu như một cuộc chiến thương mại từ nay chuyển thành tình trạng xung khắc thường trực. 

mercredi 13 mars 2019

Đối đầu Mỹ-Trung và sự quay lại với thế giới lưỡng cực

Dự án khổng lồ "Một vành đai, Một con đường" của Trung Quốc được giới thiệu tại Diễn đàn Tài chính Châu Á ở Hồng Kông ngày 08/01/2016.

Theo Financial Times, thế giới lưỡng cực đã quay lại với sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ; và công nghệ chứ không phải sức mạnh quân sự đang là cốt lõi của tình trạng chia rẽ này trên toàn cầu.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, thế giới chia làm hai khối « Phương Đông » và « Phương Tây », được định nghĩa là các quốc gia đứng về phía Matxcơva hay Washington.

Ngày nay, gần 30 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, căng thẳng tăng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tái tạo một ranh giới cho sự chia rẽ về địa chính trị. Các nước ngày càng được đòi hỏi phải tỏ rõ thái độ, hoặc đứng về phía Washington, hoặc ủng hộ Bắc Kinh. 

mercredi 23 janvier 2019

Davos : Cuộc song đấu từ xa của Trump-Tập

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Davos, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu chụp ngày 26/01/2018.

Tại Davos, phía Mỹ tố cáo « mô hình tập trung vào Nhà nước, sự hung hăng đối với các láng giềng và chính sách đối nội độc đoán » của Trung Quốc.

Le Figaro hôm nay 23/01/2019chạy tựa « Người dân Pháp tham gia vào cuộc thảo luận toàn quốc ». Libération đặt câu hỏi « Phải chọn lựa giữa đóng thuế và dịch vụ công ? ». Les Echos phân tích « Renault lật sang trang mới sau thời kỳ ông Ghosn », còn La Croix dành trang nhất cho « Những thành phố chuyển sang xanh ». Le Monde nói về « Diễn đàn Davos vào lúc toàn cầu hóa đang bị nghi hoặc ».

Diễn đàn Davos tập hợp những nhân tố kinh tế chính trên thế giới, diễn ra từ ngày 22 đến 25/01/2019 tại Thụy Sĩ trong bối cảnh kém lạc quan. Le Monde tóm lược : xu hướng hiện nay tại một số nước là nghi ngờ toàn cầu hóa, co cụm lại. Không có nguyên thủ nào đến dự, trừ tân tổng thống Brazil. Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ mức dự báo tăng trưởng do cuộc thương chiến Mỹ-Trung và Brexit. Trung Quốc, Đức tăng chậm, còn Pháp có nguy cơ bị ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình Áo Vàng.

jeudi 27 décembre 2018

Công nghệ cao, trọng tâm của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung

Ảnh minh họa: Tìm việc tại hội chợ việc làm công nghệ TechFair ở Los Angeles, California, Hoa Kỳ ngày 26/01/2017.

Washington ngày càng ngăn chận nhiều vụ Trung Quốc thâu tóm công nghệ và yêu cầu các đồng minh hành động tương tự. Theo Le Figaro, mục tiêu là chiến thắng trong cuộc cách mạnh kỹ nghệ sắp tới : trí thông minh nhân tạo.
Từ công nghệ nhận diện của một start-up…

Eva Chen không cần đến thẻ từ để vào được văn phòng lịch sự trên một tòa tháp bằng thép, đường bệ nhìn xuống khu Bund. Ở cửa vào, một con mắt thủy tinh bí ẩn nhận ra khuôn mặt của cô, và như có phép lạ, cánh cửa trụ sở Yitu mở ra. 

Công ty start-up Thượng Hải đã làm nên tên tuổi trên thế giới về công nghệ nhận diện, thậm chí qua mặt cả Thung lũng Silicon. Cô Chen, phụ trách truyền thông của công ty, khoe : « Thuật toán của chúng tôi đứng hàng đầu thế giới, có thể nhận ra khuôn mặt một người trong số một tỉ người khác, chỉ trong vòng một giây đồng hồ ».

mercredi 5 décembre 2018

Tổng giám đốc Đức bị Trung Quốc sa thải : Một gáo nước lạnh cho Berlin

Xe hơi BMW được các "cánh tay robot" của KUKA lắp ráp.

Hôm thứ Hai 26/11/2018, ông chủ mới Trung Quốc khi loan báo về việc sa thải Till Reuter, tổng giám đốc KUKA, tập đoàn Đức nổi tiếng về sản phẩm « cánh tay thông minh », biểu tượng cho công nghệ thời kỳ 4.0, đã dội một gáo nước lạnh vào giới kỹ nghệ nước Đức. 

Ông Till Reuter, 50 tuổi, vốn là người tích cực ủng hộ việc tập đoàn Midea của Trung Quốc mua lại KUKA với giá 4 tỉ đô la hồi năm 2016. Bộ trưởng Kinh Tế Đức thời đó là Sigmar Gabriel đã làm mọi cách để ngăn cản nhưng không được. Từ đó đến nay, ông Reuter không bỏ lỡ một dịp nào để nhấn mạnh việc Midea mua KUKA rất có lợi cho tập đoàn Đức.

Nhưng những lời ca ngợi này không cứu vãn được sự nghiệp của chính ông Reuter. Ông bị ông chủ Hoa lục cho về vườn một cách phũ phàng, sau mười năm lãnh đạo tập đoàn KUKA, tên tuổi hàng đầu thế giới trên thị trường robot thông minh.

lundi 3 décembre 2018

Chuyên gia Pháp : Sự khó lường của Trump là thay đổi khổng lồ cho Trung Quốc


Buổi làm việc giữa hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình bên lề G20 ở Buenos Aires ngày 01/12/2018.

(Le Figaro 03/12/2018) Chuyên gia về Trung Quốc François Godement, giám đốc nghiên cứu European Council on Foreign Relations, phân tích sự so găng hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Le Figaro : Liệu ông Trump đang thay đổi cung cách trong sự đối mặt Mỹ-Trung, qua việc tấn công trực diện về thương mại ?

François Godement : Tôi tin rằng ông ấy đang mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ-Trung. Quan hệ này từ năm 1972 vẫn xoay chuyển xung quanh một điểm trung bình. Có những tranh chấp trước bầu cử tổng thống, tiếp theo là một sự hòa hoãn mà người Trung Quốc muốn gọi là đối tác chiến lược, còn người Mỹ chưa bao giờ chấp nhận.

Đặc thù của ông Trump, là ông đã đưa vào tính bất trắc, và loan báo rằng ông sẽ khó lường. Đối với Bắc Kinh, đó là một sự thay đổi khổng lồ, vì như vậy trên thực tế, Trump đã cướp mất lợi thế về sự bí ẩn của họ - nguyên tắc cơ bản của ngoại giao Trung Quốc.

mercredi 14 novembre 2018

Đông Nam Á trong trận thương chiến Mỹ-Trung

Dây chuyền lắp ráp xe gắn máy tại Hải Phòng, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 03/11/2018.

Le Figaro hôm nay 14/11/2018nhận định « Đông Nam Á muốn vượt qua cuộc đối địch Mỹ-Trung » : mười nước ASEAN vừa lệ thuộc vào Trung Quốc vừa là đối thủ cạnh tranh ; và cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ là mối lợi tình cờ cho Việt Nam.
Các cường quốc đều muốn gia tăng ảnh hưởng kinh tế và chính trị tại khu vực thuộc loại năng động nhất thế giới, có 647 triệu người tiêu dùng. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có thể gặp gỡ tổng thống Nga Vladimir Putin, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hay thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Singapore (tuy Donald Trump và Tập Cận Bình không tham dự, còn châu Âu lại vắng mặt).

mardi 18 septembre 2018

Doanh nghiệp châu Âu tố cáo nạn cạnh tranh bất bình đẳng ở Trung Quốc

Chuyến tàu hàng từ Hamburg (Đức) quay về Vũ Hán, Hà Bắc (Trung Quốc) ngày 26/08/2018.

Trong báo cáo thường niên công bố hôm nay 18/09/2018, Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc tố cáo Bắc Kinh thiếu thiện chí trong việc mở cửa thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài qua nạn phân biệt đối xử, những quy định không rõ ràng…mặc dù liên tục hứa hẹn cải cách.

Những chỉ trích trên đây được đưa ra trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đợt hai lên hàng Trung Quốc nhập khẩu. Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc, ông Mats Harborn nhấn mạnh « gốc rễ của cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ chính là do Bắc Kinh không chịu mở cửa hoàn toàn thị trường Hoa lục ».

mercredi 27 septembre 2017

Tàu cao tốc Pháp-Đức hợp nhất đối phó với cạnh tranh Trung Quốc

Một tàu cao tốc AGV (Automotrice à grande vitesse), do tập đoàn Alstom chế tạo, phiên bản cải tiến của tàu TGV, tại Saint-Ouen, ngoại ô Paris, ngày 26/09/2017.

Tập đoàn Alstom của Pháp và Siemens của Đức sẽ sáp nhập các hoạt động đường sắt, theo loan báo tối qua 26/09/2017 từ phía Pháp. Đây là một liên minh về kinh tế để chống lại tập đoàn Trung Quốc CRRC, đồng thời mang tính chính trị, được nguyên thủ Pháp-Đức đồng thuận.
« Siemens Alstom » sẽ trở thành tập đoàn đứng nhì thế giới về phương tiện đường sắt, đứng nhất về hệ thống tín hiệu. Tàu cao tốc (TGV) Pháp-Đức có số vốn góp tương đương giữa đôi bên trong bốn năm đầu, nhưng thỏa thuận dự kiến Siemens sau đó sẽ tăng vốn lên trên 50,5%.

mardi 19 septembre 2017

Châu Âu yêu cầu Trung Quốc cụ thể hóa lời hứa mở cửa thị trường

Khu trung tâm văn phòng thương mại tại Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 29/08/2017.

Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc hôm nay 19/09/2017 yêu cầu Bắc Kinh bãi bỏ những hạn chế và các quy định gây trở ngại cho đầu tư nước ngoài. Châu Âu lấy làm tiếc là tuy Trung Quốc hứa hẹn mở rộng cửa thị trường, nhưng cho đến nay vẫn chưa có gì cụ thể.
Tháng Giêng năm nay tại Diễn đàn Davos, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã long trọng hứa « sẽ mở rộng cánh cửa ». Tiếp theo bài diễn văn ấn tượng này là thông tư của chính phủ dự kiến « tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng » « nỗ lực nhiều hơn để thu hút vốn nước ngoài ».

lundi 22 mai 2017

Sản xuất máy bay đường dài, Trung-Nga thách thức Boeing và Airbus

Chiếc C919 hạ cánh xuống sân bay Phố Đông, Thượng Hải ngày 05/05/2017.

Trung Quốc và Nga hôm nay 22/05/2017 tung ra một dự án đầy tham vọng, nhằm hợp tác chế tạo một kiểu máy bay đường dài để cạnh tranh với Boeing và Airbus, chỉ hai tuần sau khi chiếc máy bay chở hành khách đầu tiên của Trung Quốc cất cánh thành công.
Tập đoàn quốc doanh COMAC (Trung Quốc Thương Dụng Phi Cơ) của Trung Quốc cùng với tập đoàn quốc doanh Nga UAC (United Aircraft Corporation) loan báo đã chính thức thành lập một công ty liên doanh ở Thượng Hải. Dự án này trị giá từ 13 đến 20 tỉ đô la, mỗi bên góp một nửa vốn.