Affichage des articles dont le libellé est Công an. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Công an. Afficher tous les articles

mardi 18 juillet 2023

Nguyễn Anh Tuấn - Đặc ân cuối cùng

 

Một chi tiết ít người để ý trong trong phiên tòa chuyến bay giải cứu, là các bị cáo đều đeo khẩu trang khi bị dẫn giải.

Trong khi, cảnh sát dẫn giải lại không.

Lạ hơn, khi đứng lên khai báo, các bị cáo vốn là quan chức này có khi vẫn đeo khẩu trang, dù ai cũng biết nói qua khẩu trang thường khó nghe hơn nhiều. Và cảnh sát trong phòng xử cũng vẫn không đeo.

Vậy lý do là gì?

samedi 15 juillet 2023

Hoàng Linh - Bị cáo Hưng dọa tung chứng cứ mới, có tung được không?

 

Lời khai cơ quan tố tụng ép tội đồng thời bỏ lọt tội phạm của bị cáo Hoàng Văn Hưng đã gây chấn động. Liệu nó có mở ra chiếc hộp tai ương Pandora không?

Vì sao bị cáo Hưng phản cung trong lúc 53/54 bị cáo khác nhận tội một cách dễ dàng đến đáng ngờ, như là họ nhận 1 để không bị khui 10?

Thật dễ hiểu, thuật ngữ hình sự gọi là thỏa thuận nhận tội.

Dương Quốc Chính - Kịch hay còn chưa được diễn

 

Những phiên tòa xử công an luôn đầy kịch tính, thậm chí chính là một vở kịch to. Bởi vì anh em, đồng chí, ngày thường đầu gối tay ấp, chén chú chén anh, cùng nhau ăn nhậu chơi bời các cái, nay lại rơi vào hai chiến tuyến.

Ở Việt Nam thì Tòa, Viện Kiểm sát, Công an nói chung đều là chỗ anh em thân thiết, nếu có số má là biết nhau cả, vì phải qua lại làm việc phối hợp. Nhất là công an điều tra thì càng quen thân Viện Kiểm sát và Tòa. Cậu Hưng, cựu điều tra viên của Cục An ninh Điều tra là dạng đó. Làm tới trưởng phòng rồi thì chắc hẳn là phải quen biết rộng.

Nay lại bị khởi tố thì đầu tiên là chính đồng đội của Hưng điều tra Hưng chứ ai. Cơ quan An ninh điều tra sau khi có kết luận điều tra thì chuyển qua Viện Kiểm sát. Thành ra việc Viện Kiểm sát hỏi Hưng ở tòa thì bản chất là cũng dựa trên kết luận điều tra của bên An ninh thôi. Chuyện này cả bị can lẫn kiểm sát viên đều rất quen thuộc.

Nguyễn Thông - Phận dân (1)

 

Những ngày qua, và sẽ còn khá nhiều ngày nữa, từ quan tới dân, từ báo chí truyền thông mậu dịch tới mạng xã hội, từ thông tấn xã quốc gia tới thông tấn xã vỉa hè, người ta chú mục, hợp khẩu, tập trung sự quan tâm vào phiên tòa, một phiên tòa ô nhục nhất thế giới.

Nói như nhà báo Trương Huy San hay còn gọi là Osin Huy Đức, “vụ án đang xử trong tuần là nỗi nhục quốc gia. Trong lịch sử loài người hiếm khi có một nhà nước nào đối xử với công dân của mình như thế”. Tòa ấy xử đám đầu trâu mặt ngựa trong cái gọi là “chuyến bay giải cứu”.

Rồi không biết kết thúc sẽ như thế nào, nhất là nó bị phụ thuộc vào luật pháp và tòa án xứ này. Điều gì cũng có thể xảy ra mà không cần theo luật. Nhà thơ dân gian Bảo Sinh thốt lên chua chát “Bãi phân xử tội con giòi/Vì đâu mày lại nảy nòi sinh ra”.

vendredi 7 juillet 2023

Lưu Trọng Văn - Học trò nghiện ma túy bắt đầu từ cái bẫy này

 

MỖI GIA ĐÌNH HÃY THẬT CẢNH GIÁC!

Công an Thanh Hóa cho biết:

“Theo điều tra, xác minh của Phòng cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy Công an tỉnh Thanh Hóa. Thời gian qua, trên địa bàn Thanh Hóa xuất hiện loại ma túy thường được đựng trong các gói trà giảm cân, đông trùng hạ thảo, gói bột nước trái cây có in dòng chữ dễ nhầm lẫn như: "Crispy fruit", "Crispy fruit grape", hoặc "nước dâu", "nước vui", cà phê "White coffe"…

Công an Thanh Hóa khẳng định:

“Đây là sản phẩm nhìn bề ngoài giống một loại nước giải khát, trong đó có dạng gói hương dâu, hương nho, hương xoài. Theo kết quả giám định của cơ quan công an, số ma túy trên là một loại ma túy mới xuất hiện, được pha trộn từ nhiều chất ma túy tổng hợp như: MDMA, ketamine, diazepam.

mercredi 28 juin 2023

Đặng Đình Mạnh - Ừ, thì truy tìm

 

Trong buổi họp báo ngày 27/06/2023, trả lời truyền thông trong nước về thông tin ba luật sư đang bị truy tìm trong toàn quốc hiện đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ từ nhiều ngày trước, người đại diện công an tỉnh Long An hoàn toàn bác bỏ và cho rằng đấy chỉ là thông tin vô căn cứ trên mạng xã hội.

Đồng thời, những hình ảnh kèm theo thông tin ấy đã cắt ghép từ những hình ảnh cũ mà thôi.

Bình luận trước quan điểm trình bày trên của Công an tỉnh Long An, luật sư Đặng Đình Mạnh, "đối tượng" đang bị truy tìm cho biết :

mardi 20 juin 2023

Huy Đức - Biên chế cứng hay biên chế mềm

Sau vụ Tây Nguyên mà theo luận Luật An ninh cơ sở thì Quốc hội thật khó để mà bàn lùi. Nhưng, an ninh cơ sở phải chăng chỉ được đảm bảo khi tăng biên chế.

Trong khi, cái gốc của vấn đề là như Đại tướng Tô Lâm chỉ ra: "Tất cả những tệ nạn..., con cái đối tượng thế này thế kia… dân cũng biết. Cái dở là dân biết nhưng chính quyền, công an không biết."

Cách đây mấy năm, khi tôi đang vận động xây nhà cho bà con người Arem, một lãnh đạo xã Tân Trạch lúc ấy, than rằng, "Xã vừa có thêm ba sĩ quan, nhưng có việc gì làm đâu; trong khi lương họ cao gấp đôi lương tôi". Ở các xã Biên giới còn có thêm một sĩ quan Biên phòng biệt phái sang làm Phó chủ tịch [biên chế này rất có ích].

dimanche 18 juin 2023

Nguyễn Thông - Ngôn ngữ hình sự thời công an trị (kỳ 3)

 

Nói tiếp về từ “đối tượng”. Như đã kể, ngoài việc để chỉ những người, nhóm người được các tổ chức chính trị (đảng), chính trị xã hội (đoàn, đội, hội, mặt trận) để ý nhằm kết nạp, thì nó trong rất nhiều năm, nhất là thập niên 60 - 80 ở miền Bắc được dùng nói về người đang được yêu, bất kể trai hay gái.

Thêm nghĩa nữa cũng rất phổ biến trong chính quyền cộng sản, nhất là vào thời hậu chiến, từ đối tượng để chỉ những nhóm người được ưu tiên, gọi là “đối tượng chính sách”.

Ném biết bao xương máu vào cuộc chiến ý thức hệ nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn, sau khi chiến thắng, bên thắng cuộc đã bù đắp cho phe mình bằng sự ưu tiên. Họ gọi đó là công bằng, nhân văn, nhân đạo, uống nước nhớ nguồn. Nhưng cần nói rằng đã ưu tiên thì sẽ vứt bỏ quy định chung, thứ quy định mà tất cả mọi người đều phải tôn trọng.

vendredi 16 juin 2023

Dương Quốc Chính - Thông tin mới về vụ đột kích ở Đắk Lắk

 

Vụ Đắk Lắk có lẽ rút kinh nghiệm vụ Đồng Tâm nên phía Bộ Công an đưa tin rất hạn chế, ở mức tối thiểu. Báo chí cũng được cảnh báo là đưa tin có kiểm chứng, đồng nghĩa với việc chỉ dẫn từ một nguồn Bộ Công an. Vì thế, dường như tin từ Facebook đang chiếm sóng và tất nhiên là loạn xạ.

Tin trong ảnh mình lấy từ một nguồn thứ cấp, đăng lại tin từ báo Công an, nhưng nguồn gốc đã xóa, không tìm thấy được nữa. Cũng không thấy có báo nào to to đăng tin này.

Theo nguồn này thì có khoảng hơn 50 người tụ tập từ một chòi rẫy để ăn uống, sau đó mới đi đến hai trụ sở UBND xã để đột kích. Thông tin này có vẻ khớp với đoạn video cho thấy số người tương tự, mặc đồ rằn ri, ở trong một căn nhà như cái kho (có thể là chòi rẫy?). Một người, trông như chỉ huy có khuôn mặt trùng khớp với một đối tượng bị bắt mặc áo đỏ. Trong đoạn video này, họ nói tiếng dân tộc, mình nghe được mỗi một từ Campuchia, nên ban đầu tưởng cái kho đó ở Cam. Nhưng có lẽ không phải.

Nguyễn Thông - Ngôn ngữ hình sự thời công an trị (2)

 

Như đã nói, đọc những bài, những bản tin trên báo mậu dịch lấy từ nguồn công an, ta thấy nhan nhản thứ ngôn ngữ “hình sự hóa” mà từ “đối tượng” là ví dụ rõ nhất.

Ở đây, cần nói ngay thế này, công an họ làm gì, chế biến thứ gì, ra làm sao… là quyền của họ. Nhưng báo chí truyền thông phải biết tôn trọng bạn đọc, và nhất là phải có ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Đâu có cái thói họ (công an) nhét cho thứ gì thì cứ cun cút làm, không hề đắn đo suy xét.

Trước năm 1976, hồi tôi còn đi học, từ “đối tượng” ít được dùng, mà nó chỉ loanh quanh trong vài lĩnh vực đời sống, có nội dung tích cực, tốt, không hề gắn với cái xấu, cái ác.

jeudi 15 juin 2023

Nguyễn Thông - Ngôn ngữ hình sự thời công an trị (1)

 

Những ngày qua, báo chí mậu dịch và mạng xã hội sốt sắng thông tin về vụ Tây Nguyên.

Đã có khá nhiều “đương sự” phây búc cơ bị phạt do sự nhanh nhảu láu táu. Báo thì bị lỗi 404 rồi thay bằng tin “chính thống”, mạng thì bị lôi lên chỗ nhà chức việc phạt cho dăm bảy triệu để chừa cái thói “cầm đèn chạy trước ô tô” về tội… xuyên tạc.

Ông bạn tôi vốn lâu nay trùm chăn trước mọi sự, rụt rè bảo mày ạ, cứ phải đợi tin chính thống, lệch là chết. Lại nhớ, thời cải cách ruộng đất thập niên 50, tin chính thống là tin của “đội”, hễ nói sai thì bị xử lý, thậm chí đập đầu, bắn bỏ. Khi sửa sai, thì tin chính thống lại thành tin phản động. Chả biết thế nào mà lần.

dimanche 11 juin 2023

Dương Quốc Chính - Xung đột sắc tộc ở Tây Nguyên

 

Tây Nguyên nguyên là hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá, đến thời Minh Mạng vẫn chỉ là thuộc quốc của Đại Nam. Có lẽ chúa rồi vua Nguyễn cũng không định xâm lược và sáp nhập.

Khi Pháp chiếm Đông Dương thì vùng này mới được nhập vào An Nam (Trung Kỳ), vì người Pháp mới tận dụng được lợi thế về đất đai và tài nguyên ở đây, các đồn điền cafe, cao su… mới chỉ có từ khi người Pháp xâm lược. Có nghĩa là đây là vùng đất cuối cùng được nhập vào Việt Nam.

Đến giai đoạn Quốc gia Việt Nam, vùng này được quy chế tự trị dành riêng cho Hoàng gia, gọi là Hoàng triều cương thổ. Các lãnh đạo địa phương chỉ thần phục Quốc trưởng Bảo Đại. Đến thời Việt Nam Cộng Hòa, ông Diệm thống nhất quốc gia nên xóa bỏ Hoàng triều cương thổ, nhập vào Việt Nam Cộng Hòa.

mardi 30 mai 2023

Đặng Bích Phượng - Sợ mất đảng hơn mất nước

 

Nói thật, là chẳng phải người dân thờ ơ với chuyện biển đảo đâu. Nhưng phản đối trên mạng xã hội, thì giống như đàn gảy tai trâu với những kẻ có trách nhiệm. Mà hó hé ra đường là bị chặn, bị tóm, bị gán tội rồi bỏ tù.

Hồi những năm 2011, ít nhất là lần đầu tiên người dân dám xuống đường biểu tình rầm rộ, kéo dài trong mấy tháng (chỉ biểu tình vào các ngày Chủ nhật). Nhiều người từ các tỉnh xa cũng đến hẹn là về Hà Nội để biểu tình (rất ngưỡng mộ tinh thần của họ).

Nhà cầm quyền ban đầu còn bối rối, đối phó chưa có bài bản. Nhưng sau một thời gian nghiên cứu, họ bắt đầu phân phó cho an ninh địa phương, ngăn chăn triệt để người biểu tình ngay tại cửa nhà. Sổng được ai, thì ra gần đến mục tiêu là an ninh ở đó hốt nốt.

lundi 29 mai 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Không “vũ trang hóa” các cơ quan quyền lực

 

1. Dân sự hóa vị trí bộ trưởng

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của đa số các quốc gia (ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và một số nước khác) không đeo quân hàm quân đội.  

Bộ trưởng quốc phòng là thành viên chính phủ. Chính phủ thay đổi thì thành viên chính phủ thay đổi. Nhiều nước như Đức, Nhật, Pháp có các bộ trưởng quốc phòng là phụ nữ.

Ở Việt Nam, cứ giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an là nghiễm nhiên thành đại tướng. Cho nên, sẽ có trường hợp, chưa ngày nào được đào tạo trong quân đội hay công an mà khi bổ nhiệm giữ chức vụ bộ trưởng Bộ Quốc phòng hay bộ trưởng Bộ Công an, thì nghiễm nhiên được phong hàm đại tướng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Công an các nước không mang quân hàm là bởi vậy. Hệ quả là Việt Nam có rất nhiều đại tướng.

Thái Kế Toại - Nói lại chuyện phim Xích Lô

 

Ngoảnh đi ngoảnh lại từ khi phim Xích lô bị cấm chiếu ở Việt Nam đã 16 năm. Mười sáu năm gần như là khoảng cách một thế hệ. Nhiều đồng nghiệp trẻ trong làng điện ảnh thì hầu như không biết đến chuyện này. Một số đồng nghiệp già thì không biết đầy đủ. Mấy người biết đầy đủ thì im lặng.

Trong mấy năm vừa rồi tôi có nêu lại việc này với Cục Điện ảnh. Những người lãnh đạo cũ trong cuộc thì đã nghỉ hưu. Người mới thì dường như cảm thấy mình không có trách nhiệm trả lời về một vụ án oan trong làng điện ảnh đã thuộc về quá khứ.

Tôi cũng đã nghỉ hưu, gần như giã từ các hoạt động điện ảnh để tập trung làm mấy tác phẩm văn học cuối đời nhưng tôi cứ băn khoăn về câu hỏi Tại sao có vụ cấm chiếu phim Xích lô? Tại sao lại có chuyện đối xử kỳ quái, bất công với đạo diễn Trần Anh Hùng như thế?

samedi 27 mai 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Lương có thể tăng, nhưng tướng không thể loạn

 

1.

Từ cổ chí kim, tướng là danh hiệu dành cho bậc cầm quân xuất sắc. Tướng không phải là chức danh bán lấy tiền nộp ngân khố quốc gia như ông Hiệu ông Cửu. Tướng càng không phải là danh hiệu để hội hè ăn mừng.

Một đất nước, trong chiến tranh, tìm ra một đại tướng đã là khó. Huống chi trong thời bình, biết ai giỏi mà phong đại tướng?

2.

Chỉ nói riêng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trải qua cuộc chiến tranh kháng Pháp, chống Mỹ, với quân đội cả triệu người, nhưng đến năm 1975 chỉ có 36 vị tướng, trong đó có 2 đại tướng.

Nguyễn Thông - Tướng Quốc hội (1)

 

Sáng 27.05, thay mặt Bộ Công an, đại tướng Tô Lâm trình bày báo cáo, đề xuất đối với sĩ quan công an biệt phái sang Quốc hội được phê chuẩn chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội, thì có hàm cao nhất là thượng tướng. Thậm chí ông chủ nhiệm đương chức Lê Tấn Tới còn đòi phải phong hàm đại tướng.

Các báo mậu dịch đều thông tin như vậy chứ không phải tôi bịa.

Biệt phái là gì? Cứ hiểu nôm na, biệt là đặc biệt, khác bình thường. Biệt đãi là sự ưu đãi đặc biệt, biệt danh là tên gọi khác cho riêng ai đó. Ví dụ ông Nguyễn Lương Bằng có biệt danh là Sao Đỏ. Phái là cử, sai khiến, điều chuyển. Phái viên là để chỉ người được cử đi, phái bộ là nhóm được cử đi. Biệt phái tức là cử ai đó đi làm nhiệm vụ đặc biệt, không theo quy tắc quy định thông thường. Chuyện biệt phái từ quân đội và công an sang các cơ quan ban ngành khác ở xứ này vốn chẳng ai lạ, nhất là để đảm bảo về quốc phòng và an ninh. 

lundi 24 avril 2023

Nguyễn Hưng Quốc - Một lần gặp Dương Thu Hương

 

Mấy ngày vừa qua, trên Facebook, nhiều người xôn xao vì một tin vui: nhà văn Dương Thu Hương được giải Cino Del Duca trị giá 200.000 euro của Pháp.

Tôi cũng vui.

Tôi gặp Dương Thu Hương một lần ở Hà Nội vào cuối năm 1996. Tối đó có cả nhà thơ Lê Đạt. Chúng tôi ăn tối trong một nhà hàng, thú thực, đến nay, tôi hoàn toàn không nhớ tên. Cũng không nhớ đã ăn món gì. Chỉ nhớ những lời Dương Thu Hương kể về cuộc đời của chị, về công việc viết lách của chị.

vendredi 21 avril 2023

Kim Văn Chính - Tại sao biên chế công an tăng ?

 

Nhiều nước rất giàu có nhưng họ không có chế độ cảnh vệ (bảo vệ gác) đối với các yếu nhân làm hành chính, chính trị ngoài giờ làm việc.

Nước ta đã nghèo, chính quyền và đảng tự xưng là do dân, vì dân... nhưng lại rất sợ nhân dân và thế lực thù địch ám hại, bố trí biên chế cành vệ rất đông.

Chuyện kể của một phó chủ tịch Quốc hội, bà Tòng Thị Phóng cho biết bà có đến 3 cảnh vệ thì phải?

mardi 18 avril 2023

Bông Lau - Đồn cảnh sát bí mật của Trung Cộng ở New York

 

Hôm qua FBI đã bắt giữ hai kiều dân Trung Cộng đang sinh sống ở New York. Đó là ông Lu Jianwang, 61 tuổi, và Chen Jinping, 59 tuổi.

Họ bị cáo buộc là thành lập một bót cảnh sát bí mật cho nhà cầm quyền Trung Cộng ngay trong lòng phố Tàu ở New York.

Nhiệm vụ của họ là đàn áp, quấy nhiễu những người Tàu đối lập sống trên đất Mỹ và thân nhân của họ ở quê nhà. Những tội trạng khác là ép buộc những người Tàu đã đào thoát vì bất đồng chính kiến phải trở về China. Gia đình của những người chạy trốn này ở Hoa Kỳ và Hoa Lục cũng bị an ninh đe dọa gây áp lực.