Affichage des articles dont le libellé est Địa chính trị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Địa chính trị. Afficher tous les articles

jeudi 23 mai 2019

Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung : Nguy hại hơn thời Liên Xô cũ

Thời kỳ trăng mật Trump-Tập đã qua, bây giờ là cuộc chiến tranh lạnh mới. Ảnh tư liệu chụp ngày 09/11/2017 khi tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Bắc Kinh.

Bởi vì nếu Liên Xô thời đó là một cường quốc đang đi xuống, với mô hình kinh tế thất bại, thì Trung Quốc lại sắp trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Ngoài ra, trao đổi thương mại giữa Mỹ và Liên Xô rất ít ỏi, trong khi Trung Quốc nay đã hội nhập hoàn toàn vào hệ thống thương mại và đầu tư thế giới".
Về cuộc xung đột hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tác giả Nouriel Roubini trên Les Echos hôm nay 23/05/2019cho rằng « Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung sẽ tệ hại hơn so với Liên Xô trước đây ».

Tuy cả Washington lẫn Bắc Kinh đều ý thức về « chiếc bẫy Thucydide » - một cuộc chiến tranh khó tránh khỏi giữa cường quốc đang thống trị và cường quốc đang lên muốn hất cẳng - nhưng cả đôi bên dường như đều ngả theo xu hướng này. Nếu một cuộc chiến tranh trực diện giữa hai đại cường Mỹ-Trung khó thể xảy ra, nhưng sự kiện được khởi đầu như một cuộc chiến thương mại từ nay chuyển thành tình trạng xung khắc thường trực. 

mercredi 13 mars 2019

Đối đầu Mỹ-Trung và sự quay lại với thế giới lưỡng cực

Dự án khổng lồ "Một vành đai, Một con đường" của Trung Quốc được giới thiệu tại Diễn đàn Tài chính Châu Á ở Hồng Kông ngày 08/01/2016.

Theo Financial Times, thế giới lưỡng cực đã quay lại với sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ; và công nghệ chứ không phải sức mạnh quân sự đang là cốt lõi của tình trạng chia rẽ này trên toàn cầu.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, thế giới chia làm hai khối « Phương Đông » và « Phương Tây », được định nghĩa là các quốc gia đứng về phía Matxcơva hay Washington.

Ngày nay, gần 30 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, căng thẳng tăng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tái tạo một ranh giới cho sự chia rẽ về địa chính trị. Các nước ngày càng được đòi hỏi phải tỏ rõ thái độ, hoặc đứng về phía Washington, hoặc ủng hộ Bắc Kinh. 

samedi 7 juillet 2018

Trung Quốc, đại cường Bắc Cực và Nam Cực ?

Một nhà hoạt động Greenpeace giơ cao lá cờ mang dòng chữ « Hãy cứu Bắc Cực ».

Bắc Kinh tự xưng là « quốc gia gần Bắc Cực », trong khi Trung Quốc thực ra ở gần đường xích đạo hơn. Bắc Cực và Nam Cực được xác định là « viễn cảnh chiến lược mới » trong luật an ninh quốc gia năm 2015 của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc là nước chi tiền nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác cho cơ sở hạ tầng ở địa cực.

samedi 27 janvier 2018

Không chiến cũng chẳng hòa : Chiến lược Trung Quốc độc chiếm Biển Đông

Không ảnh ngày 11/05/2015 cho thấy Trung Quốc hối hả đào đắp đảo nhân tạo tại Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa.

Tuần báo Anh The Economist dành chủ đề cho « Cuộc chiến sắp tới », với nhiều bài viết nói về sự cạnh tranh về công nghệ và địa chính trị đang làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh. Riêng trong bài « Sắc xám : Không chiến cũng chẳng hòa », tờ báo phân tích về chiến lược nhập nhằng để giành chiến thắng, chẳng hạn như thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trực diện đối đầu quân đội Mỹ sẽ là tự sát

Một nhân tố chính trong chiến lược của Trung Quốc là « hiểu rõ kẻ thù ». Các tướng lãnh tại Học viện Khoa học Quân sự ở Bắc Kinh nghiên cứu mọi phương diện về chiến tranh với Hoa Kỳ trong thập niên 80, và kết luận rằng mặc dù Trung Quốc đã khai thác được các công nghệ mới nhằm « tin học hóa » chiến tranh, nhưng vẫn không thể đối đầu trực diện với quân đội Mỹ cho đến giữa thế kỷ 21. Nếu hành động sớm hơn sẽ là tự sát.

mardi 12 septembre 2017

Hồi kết của siêu cường Mỹ


(Renaud Girard, Le Figaro 12/09/2017) Trong suốt cả thập niên sau khi bức tường Berlin sụp đổ và Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ đã trở thành quyền lực độc tôn – từ đạo đức, văn hóa, ngoại giao cho đến tài chính, quân sự - có thể áp đặt luật lệ cho toàn thế giới. Cựu ngoại trưởng Pháp Hubert Védrine đã sáng tạo ra từ « siêu cường » để chỉ Hoa Kỳ.

Siêu quyền lực này đã được chứng tỏ, trong cuộc xung đột Kosovo năm 1999 chẳng hạn. Khi lãnh đạo chiến dịch quân sự của NATO chống lại Serbia (mà không được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bật đèn xanh), người Mỹ đã thành công trong việc tách được một tỉnh cũ của Serbia, biến nó thành một Nhà nước để rồi tuyên bố độc lập sau đó, mà không có nước nào dám công khai phản đối.