Affichage des articles dont le libellé est Đô thị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đô thị. Afficher tous les articles

mercredi 2 août 2023

Dương Quốc Chính - Bàn về việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm

 

Xét về sự tương đồng, gần gũi về lịch sử, văn hóa, đô thị, cảnh quan thì dự là quận Hoàn Kiếm sẽ được sáp nhập vào quận Hai Bà Trưng, chứ không phải với các quận lân cận khác.

Nếu ghép như vậy, quận mới sẽ có ranh giới gần khớp với thành phố Hà Nội thời nhượng địa. Chính vì thế nên nó mới có sự tương đồng nói trên.

Nếu muốn tương đồng hơn nữa thì quận Hai Bà Trưng cần được bổ làm đôi, phân chia bởi trục đường Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân. Ranh giới phía Nam của Hà Nội thời Pháp là tuyến đường này, có giới hạn bởi ô Đống Mác và ô Cầu Dền. Phía Bắc sẽ về Hoàn Kiếm, phía Nam về Hoàng Mai.

Phó Đức An - Xin đừng sáp nhập!

 

Hoàn Kiếm mà sáp nhập thì như một cái quận thượng lưu cuối cùng bị xóa sổ.

Hoàn Kiếm mà sáp nhập như một viên ngọc rớt xuống bùn đen.

Hoàn Kiếm mà sáp nhập như các mợ các cậu thôi không khăn xếp áo the nữa mà cứ bận may ô quần đùi nhong nhong ngoài đường.

Hoàn Kiếm mà sáp nhập như một hãnh diện cuối cùng của cư dân phố cổ đi đời nhà ma.

Huy Đức - Chính quyền đô thị : Vì phẩm hàm hay để phục vụ dân

 

Tôi không có đủ dữ liệu để bình luận về cảnh báo của Chủ tịch Trần Sĩ Thanh trước khả năng sáp nhập quận Hoàn Kiếm. Các tiêu chí do hành chánh quan liêu đặt ra thì cũng có thể dùng hành chánh mà điều chỉnh nó.

Một quận tốt không phải vì nó to hay nhỏ mà vì ở chỗ, người dân trong quận đó cả đời không cần biết đến chính quyền, nhưng hễ cứ có việc cần là chính quyền có mặt liền. Nếu xây dựng chính quyền đô thị mà chỉ quan tâm đến quy mô hoặc phẩm hàm của người đứng đầu [đô thị loại I, loại II hay cái gọi là “thành phố trong thành phố” kiểu Thủ Đức city] thay vì tìm kiếm một mô hình phục vụ dân tốt hơn thì không bao giờ lựa chọn đúng.

Tại sao, “tinh giản biên chế” từng được đưa ra từ đầu thập niên 1990 đã chưa bao giờ thành công. Thập niên 1990 là thập niên bắt đầu bung ra, nhu cầu hành chính tăng thì không thể giảm biên chế được.

lundi 8 mai 2023

Cù Mai Công - Ba đại lộ đầy cây xanh sầm uất nhất Sài Gòn đã bị « sa mạc hóa » ra sao ?

 

Ai cũng biết đó là ba đại lộ nào: Tôn Đức Thắng, Nguyễn Huệ và Lê Lợi. Và ai cũng biết ba đại lộ giữa trung tâm Sài Gòn ấy từng đẹp đẽ ra sao; nhiều cây cối mát mẻ ra sao; buôn bán sầm uất, khách qua lại tấp nập ngày đêm ra sao.

Đại lộ Tôn Đức Thắng trước 1975 là cung đường Cường Để tạo nên “khung trời đại học” thơ mộng, lãng mạn thứ hai của Sài Gòn; cuối thập niên 1990 từng là một trong những cung đường được xếp hạng đẹp nhất Việt Nam.

Hai đại lộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi - hai dòng kinh/đường nước đầu thời Pháp thuộc bị lấp thì sau đó cả trăm năm, luôn là cung đường “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” tạo nên bộ mặt đô thị bậc nhất của một Sài Gòn phát triển, thay đổi từng ngày.

mardi 28 mars 2023

Lê Quang - Cây xanh hay mái che ?

 

Tranh luận về việc có thể trồng cây xanh tạo bóng mát hay buộc phải làm mái che nhân tạo ở đường Lê Lợi, TP.HCM nghe có vẻ rất phi lý. Nhưng cũng sẽ là tình huống đầu tiên mà người dân Sài Gòn được trải nghiệm đối với vấn đề mái hiên tự nhiên (green canopies) tại các đô thị có hạ tầng ngầm.

Khác với Việt Nam, các đô thị phương Tây đã có hạ tầng ngầm hoàn chỉnh (như các hệ thống cống lớn, ga tàu điện ngầm và cả bãi đỗ xe nữa) từ cách đây một thế kỷ. Việc gia tăng mức độ che phủ, thoạt nghe có vẻ dễ dàng (đặc biệt ở các nước nông nghiệp và thời tiết thuận lợi cho trồng cây như ở Việt Nam). Tuy nhiên trên thực tế, nó có thể hoàn toàn thiếu khả thi bởi các nguyên nhân nặng tính kỹ thuật.

Hạ tầng ngầm. Đây cũng là tình huống ta gặp phải tại đường Lê Lợi. Nếu ai đã từng tới các quảng trường lớn ở châu Âu chắc hẳn sẽ nhận ra, nhiều trường hợp cũng không có cây.

lundi 6 mars 2023

Trung Sơn - Vỉa hè Hà Nội là của ai?

 

- Thành phố thì nói vỉa hè là của người đi bộ.

- Chủ tiệm thì đuổi, dẹp gọn hết để giữ vỉa hè làm chỗ để họ bày hàng, bán hàng.

- Người giữ xe thì giữ vỉa hè để xếp xe thu tiền gửi xe, trông xe.

dimanche 5 mars 2023

Hà Phan - Giấc mơ con đường ven sông Sài Gòn

 

Hai mươi năm trước tôi mơ Sài Gòn có con đường đi bộ ven sông ! Sáng đạp xe chạy bộ hay rảo bước ngắm mỹ nhân, nhìn nước trôi lững lờ, chim hót véo von, cây reo...

Con đường ấy sẽ làm dịu đi những đua chen phố thị, hút thêm du khách và làm Sài Gòn thơ mộng hơn!

Giờ đây, sau bao nhiêu lần hô hào, quyết tâm có lẽ 20 năm nữa tôi sẽ được chống gậy trên con đường ấy nếu dân thành phố này may mắn hơn. Năm 2020, chỉ một đoạn phía Bình An, Thảo Điền người ta cũng quyết liệt lắm nhưng rồi mọi thứ chỉ trên báo.

lundi 6 février 2023

Lưu Nhi Dũ - "Việt Nam chỉ có Sài Gòn là vui"?

 

Sáng 02-02, dự Workshop tại đại học Văn Lang, với chủ đề: "Làm thế nào để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị đáng sống?" do tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp - nhà nghiên cứu cấp cao của Sở Kế hoạch và Tài nguyên của Bang New South Wales (Úc), trình bày.

Nội dung cũng không có gì mới mẻ nhưng cũng gợi lên nhiều suy nghĩ.

Thực ra vấn đề đặt ra của TS Hiệp cũng là để trả lời câu hỏi trong bốn câu thơ tương truyền là của Trung niên thi sĩ Bùi Giáng: "Sài Gòn Chợ Lớn ăn chơi/Đi lên đi xuống đã đời du côn/Bác Hồ nói với Bác Tôn/Việt Nam chỉ có Sài Gòn là vui!"

dimanche 29 janvier 2023

Ngọc Vinh - Di chứng tinh thần

 

1) Sau khi chiếm được thành phố du lịch Nha Trang xinh đẹp, chính quyền mới sau 1975 đã cho xây dựng ngay quảng trường biển trung tâm một cột trụ xi măng thô kệch tráng đá rửa có tên là Tổ quốc ghi công. Để ghi công các liệt sĩ cộng sản đã hiến thân cho cuộc chiến.

Thời gian dần trôi, cây trụ xi măng ấy ngày càng cho thấy sự xấu xí và không đúng chỗ.

Chính quyền muốn phá bỏ nó đi nhưng không dám vì sợ mang tội phá bỏ tượng đài tổ quốc ghi công, giống như hành vi phá bỏ bàn thờ.

jeudi 19 janvier 2023

Trình Phương Quân - Linh vật gây cười

 

Trong những ngày giáp Tết Quý Mão, tôi được chiêm ngưỡng linh vật mèo khắp nơi trên cả nước.

Bên cạnh những tác phẩm đẹp, có hồn; không ít linh vật trông như "mèo đội lốt chuột", "mèo rầu rĩ", "mèo hốt hoảng"... làm xấu cảnh quan đô thị.

Tạo hình linh vật gây chú ý nhất đến nay có lẽ là con Pikalong vào Tết năm 2017 - do họa sĩ Thăng Fly vẽ lại, dựa trên con rồng vàng với hình dáng xấu khó tả, được mang ra trang trí đường phố ở Hải Phòng.

mercredi 11 janvier 2023

Thọ Nguyễn - Cảm nhận quê nhà (2) Chuyện cái vỉa hè

 

(Tiếp theo)

Hàng ngày tôi đi qua mấy cái khẩu hiệu to lừng lững treo ngang trên những con phố nhỏ với dòng chữ: « Nhân dân khu phố... quyết tâm giữ vững danh hiệu khu phố văn hóa ».

Khi phải chịu đựng giọng ca karaoke chấn động lòng người, ngửi mùi khói khét lẹt do đốt vàng mã, phải tránh những xác chuột khô đét trên mặt đường, tôi không thấy được cái quyết tâm được phô rất tốn kém đó. Chỉ thấy đám chuột hoan hỉ quần đảo trong các hộp đựng rác styropor không có nắp bên vệ đường, trong khi công nghiệp nhựa Việt Nam thừa sức cung cấp hàng triệu thùng rác có nắp, với giá thành rẻ hơn tiền thuốc chuột mỗi gia đình bỏ ra cả năm.

Hàng năm ngành xuất bản bán 3.000 tỉ đồng ấn phẩm văn hóa. Chia cho gần 100 triệu dân thì mỗi người mua 30.000 đồng sách báo. Trong khi đó trung bình mỗi gia đình trong số 25 triệu hộ đốt 120.000 đồng vàng mã/năm để mong cho gia tiên được mặc quần áo đẹp, đươc cưỡi ô-tô, được chơi iPhone nơi chín suối. Đó là chưa kể tiền làm các loại cổng chào để giữ vững danh hiệu văn hóa.

dimanche 16 octobre 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Thiết kế bất hợp lý của đường sắt đô thị Hà Nội

 

1. TỔN THẤT KHÔNG CỦA RIÊNG AI

Nhìn vào bản đồ Metro Hà Nội (đi ngầm và lộ thiên) mà buồn và lo đến mức nổi giận. Nhưng không biết trút giận vào ai.

Không cần phải là chuyên gia ngành giao thông vận tải, cũng không cần phải học hết đại học, thì cũng thấy rõ đó là một thiểt kế què quặt, có quá nhiều bất hợp lý.

mardi 15 mars 2022

Mạnh Kim - Cận chiến “tay đôi” trong đô thị


“Plan A” - tiến vào Kyiv như trở bàn tay với sứ mạng “giải phóng” và được người dân Ukraine đón chào - đã phá sản. Bây giờ là “Plan B”: Cận chiến trong đô thị. Với hỏa lực dồn dập của Nga, Kyiv sẽ thất thủ bất kỳ lúc nào nhưng điều đó không có nghĩa quân Nga có thể giương cờ chiến thắng.

Tháng Chín 1942, trong trận chiến lịch sử Stalingrad, trung sĩ Nga Yakov Pavlov cùng trung đội mình cố thủ trong một tòa nhà bốn tầng được xây dựng vuông góc với bờ kè sông Volga hướng ra một quảng trường lớn - sau này được giới quân sử gọi là “Nhà Pavlov - Дом Павлова”.

Tòa nhà có tầm nhìn từ ba phía. Lính của Pavlov đặt dây thép gai, mìn sát thương và mìn chống tăng xung quanh. Họ khoét lỗ tường ăn thông và gác sẵn khẩu súng máy trong các góc tòa nhà, đồng thời đào rãnh nối liền với các vị trí của Liên Xô bên ngoài bờ sông Volga.

vendredi 4 février 2022

Đỗ Hòa - Một bộ mặt mới của TPHCM

 

Ai không đến Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) trong 6 tháng gần đây chắc là khó mà hình dung những tấm hình này được chụp ở đâu.

Trong khi các thành phố lớn trong và ngoài nước nơi có bờ sông, thì họ đều biến nó thành một điểm nhấn thu hút khách du lịch của thành phố, một địa điểm check-in bắt buộc đối với du khách, những ai đã từng đến thành phố ấy.

Vậy mà cái bờ sông bến Bạch Đằng nhếch nhác với những hàng quán sinh tố, bãi giữ xe tự phát, là tụ điểm tệ nạn của dân chích choác ngay tại quận trung tâm của TPHCM đã tồn tại sừng sững trước mặt trụ sở Ủy ban đến mấy chục năm, qua mấy đời lãnh đạo mà không ai lấy làm xấu hổ.

dimanche 16 janvier 2022

Lưu Trọng Văn - Ánh sáng không ở các cổng chào


Theo các báo:

"Trong buổi họp báo chiều 14-1, Nguyễn Thanh Mân, chủ tịch thành phố Kon Tum, cho biết trong năm 2021, Kon Tum khởi công 5 cổng chào điện tử."

ĐỂ LÀM GÌ?

Theo ông chủ tịch, 5 cái cổng chào được khởi công vì mục đích đưa thành phố Kon Tum lên đô thị loại II.

mardi 14 décembre 2021

Giấc mơ quy hoạch Thủ Thiêm của Việt Nam Cộng Hòa hai lần tan vỡ

 

Đã từng có hai lần Việt Nam Cộng Hòa quy hoạch phát triển khu đô thị Thủ Thiêm, nhưng cả hai lần đều bị hủy bỏ vào giờ chót.

Lần thứ nhứt dự án quy hoạch Thủ Thiêm được triển khai bởi Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào cuối thập niên 50 đầu thập niên 60. Dự án khi đã lên kế hoạch hết thì Tổng thống Ngô Đình Diệm bị phe đảo chánh ám sát chết.

Lần thứ hai vào thời Đệ Nhị Cộng Hòa của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Bản đồ tiếp tục được quy hoạch và phát triển Thủ Thiêm lần hai, từ 1967 tới năm 1972 hoàn thành. Và một lần nữa dự án khi đó cũng đã lên kế hoạch phát triển thì ngày 30 tháng 4 năm 1975 ập tới.

mercredi 8 décembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Những con hẻm của Sài Gòn

 

Sài Gòn có những con hẻm, có hẻm cạn chục nóc nhà, có hẻm sâu hun hút chạy ngoằn nghèo dẫn ta đi miết đến những xóm nhà khác nếu không quen sẽ khó tìm lối ra. Có hẻm giàu với những giàn hoa đẹp dưới nắng vàng và những ngôi nhà đóng cửa. Có hẻm nghèo bốn mùa nước đọng.

Cách đây hơn nửa thế kỷ có chàng trai tỉnh lẻ vào đất này kiếm chữ. Vì hoàn cảnh nên ở trọ trong những xóm nghèo của những con hẻm đó. Phương tiện di chuyển là đôi chân, nên anh chàng len lỏi trong hẻm mà đi, và nhờ vậy anh ta khám phá ta cái duyên của những con hẻm Sài Gòn.

Ở đó người ta chen chúc nhau trong những căn nhà nhỏ. Ở đó người ta sống ở ngoài ngõ nhiều hơn ở trong nhà. Sáng ngồi cà phê ăn gói xôi, tô cháo, ổ bánh mì, dĩa bánh cuốn...rồi tản đi kiếm cơm. Chiều chiều, tối tối tụ lại, bắt ghế ra ngồi tán bao nhiêu là chuyện.

dimanche 28 novembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Chặt cây

 

Chỉ cần một cây cổ thụ cả trăm năm trốc gốc, người ta lại chặt cây của một con đường. Có lẽ trên thế giới, kể cả các nước lạc hậu, người ta cũng không bao giờ xử sự như thế. Đó là quan niệm không quản được thì diệt. Một lối tư duy kỳ lạ và hiếm thấy.

Đấy là trường hợp hàng cây lâu năm ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đang bị xử lý gây tiếc nuối trong lòng dân Sài Gòn. Nhất là những người có nhiều kỷ niệm với hàng cây trên con đường này. Đó là một trong mấy con đường đẹp của Sài Gòn còn sót lại sau những chiến dịch triệt hạ những cổ thụ của thành phố.

Một con đường Tôn Đức Thắng (Cường Để) đẹp như tranh mất hàng trăm năm mới có được đã từng bị chặt hạ, san phẳng. Và giờ đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Con đường đã từng đi vào văn học, nghệ thuật với tà áo dài Trưng Vương, với khung trời nhiều kỷ niệm của những chàng học sinh trường Võ Trường Toản một thời.

dimanche 14 novembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Nhớ Đà Lạt

 

Hôm qua gặp gỡ nhóm bạn bè đã lâu không được gặp nhau từ khi Sài Gòn chớm dịch. Có người nhắc lâu rồi không đi chơi xa cùng nhau và gợi đến Đà Lạt. Và bỗng dưng nhớ vô cùng miền đất một thời mù sương đấy.

Tôi đến Đà Lạt lần đầu cách đây đã hơn 50 năm. Cuộc chạm mặt đầu tiên với thành phố đó làm tôi ngỡ ngàng. Hồi đó Đà Lạt còn đẹp lắm, không khác gì những thành phố nhỏ của nước Pháp.

Khi xe vừa mới lên đến đèo Prenn, một ngọn đèo trên quốc lộ 20 ở cửa ngõ phía nam thành phố với những đồi thông và những tảng đá xếp lớp bên đường đi, lòng tôi đã xao xuyến và tự nhủ có phải đây chính là thành phố thường hiện về trong những giấc mơ của tuổi mới lớn của mình.

dimanche 26 septembre 2021

Hoàng Nguyên Vũ - Phố đã mất nhiều


Bốn tháng rồi phố bệnh, phố nghỉ. Không thấy những gương mặt hối hả trong những sáng nắng chói chang hay vội vã trong những chiều mưa. Không thấy những quầy hoa quán nhạc đêm về, những cơm tấm café Sài Gòn không buổi tối...

Người nợ phố hoặc phố nợ người một không khí của cuộc sống bình thường.

Nhiều người không biết lá đã đổ trên đường Phạm Ngọc Thạch, hoa dầu đã bay trên đường Trần Quốc Thảo, lá me đã chảy theo những dòng suối mưa trên đường Nguyễn Du...