Quỹ lương hưu sẽ vỡ ??? |
(VOA 27/05/2014) Ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tiến nhanh và không kém
phần vững chắc về dĩ vãng của Liên Xô năm 1986. Vỡ quỹ lương hưu là một tương
lai không hề “viễn vông”, nếu có thể mượn từ ngữ rất bóng bẩy này của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng khi ông lần đầu tiên đủ can đảm toát lộ tại Diễn đàn Kinh tế Thế
giới mới đây ở Manila, về thực chất tình hữu nghị giữa hai nhà nước Việt Nam và
Trung Quốc.
Khi mùa khô hạn năm 2014 lại càng thêm phơi bày tình trạng kiệt quệ của nền kinh tế và thước đo lòng người, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phải thêm một lần nữa - nhưng lần này bức bách và do đó minh bạch hơn nhiều - công bố con số có tới 12.000 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội đang bị trốn đóng và nợ đọng, và con số này đang lớn lên hàng tháng theo cấp số nhân. Còn báo chí nhà nước thì không bỏ lỡ cơ hội hiếm hoi để kêu gào: Một tỉ lệ không nhỏ số tiền của người lao động đang sắp mất trắng! Nếu tình trạng này kéo dài, Quỹ bảo hiểm không vỡ mới là lạ!
Khi mùa khô hạn năm 2014 lại càng thêm phơi bày tình trạng kiệt quệ của nền kinh tế và thước đo lòng người, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phải thêm một lần nữa - nhưng lần này bức bách và do đó minh bạch hơn nhiều - công bố con số có tới 12.000 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội đang bị trốn đóng và nợ đọng, và con số này đang lớn lên hàng tháng theo cấp số nhân. Còn báo chí nhà nước thì không bỏ lỡ cơ hội hiếm hoi để kêu gào: Một tỉ lệ không nhỏ số tiền của người lao động đang sắp mất trắng! Nếu tình trạng này kéo dài, Quỹ bảo hiểm không vỡ mới là lạ!
Thước đo bồn tắm
chính trị
Ở Việt Nam, hàng năm quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho trên 1,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng và trên 600 nghìn người hưởng một lần với tổng số tiền chi 60 nghìn tỉ đồng. Vào thời kỳ nền kinh tế còn chưa bị thành tích điều hành kém cỏi của chính phủ cùng thói lộng hành của các nhóm lợi ích đẩy vào vào khủng hoảng, chế độ trả lương hưu vẫn được duy trì khá ổn định, không có nhiều trường hợp cán bộ nghỉ hưu khiếu nại hoặc kiện cáo về chuyện chậm trả lương hưu hoặc mất hưu.
Nhưng với ước tính quy mô tồn tích đến tháng 4/2014 đến 12.000 tỉ, số nợ đọng bảo hiểm xã hội đang tương đương 20% tổng số tiền lương hưu và trợ cấp trung bình hàng năm của người dân. Điều đó cũng có nghĩa là con số nợ trên nếu kéo dài, không thu được sẽ làm ảnh hưởng quyền lợi của khoảng 260.000 người già về hưu.
Cũng chỉ đến lúc này và khi đã không còn “bảo mật” được nữa, Bảo hiểm xã hội Việt Nam mới buộc lòng phải công bố bí mật có đến 24.000 tỉ đồng nằm trong diện “thất thoát” do việc đóng quỹ bảo hiểm chỉ căn cứ vào tiền lương tối thiểu của nhà nước mà không căn cứ theo thu nhập thực. Con số này bằng tới 40% quỹ lương hưu và trợ cấp xã hội trên và đủ để chi trả cho hơn 620.000 người già về hưu trong một năm.
Hiển nhiên, cận cảnh chi trả như thế là quá ít ỏi so với đội ngũ người về hưu ngày càng tăng ở Việt Nam. Tình hình đó đã phác ra viễn cảnh mà theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chỉ 6 năm nữa, Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ bắt đầu bị thâm hụt; còn 20 năm nữa, quỹ này sẽ cạn kiệt đến mức âm quỹ. Cơ chế đóng ít, hưởng nhiều, trốn đóng, nợ đọng dồn ứ khiến cho quỹ an sinh xã hội lớn bằng 1/4 ngân sách này đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng.
Trong toàn bộ cái mớ bòng bong đó, kinh tế là thước đo an sinh và cũng là độ sâu của bồn tắm chính trị.
Hiện cả nước có khoảng trên 500.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, trong đó số doanh nghiệp đang hoạt động theo cơ quan thuế là gần 400.000 doanh nghiệp. Nhưng theo cơ quan bảo hiểm, số doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội chỉ là 150.000. Như vậy, có đến 50-75% doanh nghiệp đang trốn đóng bảo hiểm.
Thậm chí giữa các cơ quan quản lý cũng xảy ra mối bất nhất như thường lệ. Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, có khoảng 16 triệu người lao động là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ ghi nhận có 11 triệu người đang thực sự tham gia, bằng 68,8% số người phải tham gia bảo hiểm. Với các con số trên, ước khoảng 5 triệu người đang trốn đóng bảo hiểm.
Có thể thấy, tính tổng các khoản trên, Quỹ bảo hiểm xã hội đang bị hụt mất 91.000 tỉ đồng. Con số này bằng tới 60% số thu quỹ mỗi năm và tương ứng khả năng trả lương hưu cho hàng triệu người già hiện nay.
Thế nhưng theo con số được công bố trong cuộc gặp mặt vào tháng 4/2014 giữa Thủ tướng với lớp doanh nghiệp “tiêu biểu”, có đến 300.000 doanh nghiệp đang thực sự lâm vào vòng phá sản hoặc có nguy cơ gần tương tự. Do đó, tỉ lệ doanh nghiệp “xù” bảo hiểm xã hội còn có thể cao hơn cả mức 75%.
Cũng mãi đến lúc này, ngay cả ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) và là cơ quan vẫn “sát cánh” với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong các thống kê và báo cáo - đã phải đưa ra cảnh báo là rất có thể những cán bộ và nhân viên trung niên đang làm việc hiện nay làm sẽ chẳng nhận được một đồng lương hưu nào trong 20 năm nữa khi nghỉ, cho dù Quỹ bảo hiểm vẫn có thể được ngân sách nhà nước bảo lãnh.
Vỡ quỹ tất yếu sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng an sinh xã hội khó lường.
Kịch bản Hậu Liên Xô?
Tình hình đang trở nên nguy ngập.
Nếu thông tin về “vỡ quỹ” đã khởi phát từ năm 2012, nhưng chỉ là “dự báo xa” cho đến năm 2030, thì vào năm 2013, những tin tức mới mẻ và khá dồn dập tiếp tục được cơ quan bảo hiểm xã hội và báo chí liên tiếp tung ra như một áp lực đối với cơ chế nâng trần bội chi ngân sách của chính phủ từ 4,7% lên 5,3% lần đầu tiên từ năm 1975 đến nay, lồng trong bối cảnh rất đặc thù của chính phủ và các nhóm lợi ích xen cài là đầu tư công vẫn tiếp tục tăng tiến, bất chấp suy thoái và khủng hoảng kinh tế đã kéo dài đến năm thứ bảy liên tiếp.
Thu không đủ chi, an sinh xã hội bị bóp chặt, bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bị xếp vào danh sách những cơ quan tài chính có tốc độ in tiền lớn nhất thế giới và rất tương đồng với tình cảnh của “người anh em” Trung Quốc. Nghịch lý khủng khiếp đang hiện hình ở Việt Nam khi tiền ngồn ngộn đến ít nhất vài ba trăm ngàn tỉ đồng trong két sắt Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng lại không thể đưa vào lưu thông bởi một thứ lãi suất cho vay bị các doanh nghiệp sản xuất phẫn nộ là “cắt cổ”.
Không cần phải chờ đến năm 2030, cơn sốt phát ban sẽ dựng đứng ngay vào những năm tới. Nếu xác suất vỡ quỹ lương hưu là hiện thực thì cho dù có được ngân sách quốc gia bảo lãnh, giới về hưu sẽ chỉ nhận được những đồng tiền có độ trượt giá thê thảm. Khi đó, hậu quả chua chát nào sẽ chứng thực?
Mọi chuyện đang biến diễn khá đồng điệu với thực trạng Liên Xô năm 1986, vào lúc quỹ bảo hiểm xã hội bị co hẹp. Chỉ bốn năm sau đó, cuộc chính biến do Gorbachev khởi xướng đã chính thức đánh dấu làn sóng bỏ đảng. Trong suốt giai đoạn hậu Gorbachev, 8 năm cầm quyền của Yelsin đã chỉ là nốc rượu vodka và duy trì sự trục lợi của các nhóm tài phiệt, trong khi giá trị lương hưu thực nhận của giới cựu chiến binh và người về hưu chỉ còn 1/2 - 1/3 giá trị mà họ nhận khi đồng rúp chưa bị trượt giá khủng khiếp. Và đó cũng là giai đoạn mà lớp người về hưu bỏ đảng ồ ạt khi niềm tin chính thể của họ bị tàn phá hầu như tuyệt đối.
Vào dịp Tết năm 2014, đã bắt đầu diễn ra hiện tượng một số cán bộ về hưu kéo đến Ủy ban Nhân dân TP.HCM để khiếu nại về việc chậm trả lương hưu. Tình trạng chậm trả lương hưu cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác. Cùng với nhiều đồn đoán về nỗi ám ảnh vỡ quỹ lương hưu, rất nhiều người về hưu và kể cả một phần giới đương chức cũng đang bộc lộ sự bồn chồn không thèm che giấu về tương lai túi rỗng.
Trong bối cảnh tâm trạng bất mãn và bức xúc của giới về hưu ngày càng dâng cao và có đến 40% bỏ sinh hoạt đảng, rất có thể sự tồn tại của quỹ lương hưu sẽ chỉ là con đê cuối cùng để ngăn chặn một con sóng thoái đảng tràn ngập của ít nhất nửa triệu đảng viên về hưu trong hai, ba năm tới.
Ở Việt Nam, hàng năm quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho trên 1,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng và trên 600 nghìn người hưởng một lần với tổng số tiền chi 60 nghìn tỉ đồng. Vào thời kỳ nền kinh tế còn chưa bị thành tích điều hành kém cỏi của chính phủ cùng thói lộng hành của các nhóm lợi ích đẩy vào vào khủng hoảng, chế độ trả lương hưu vẫn được duy trì khá ổn định, không có nhiều trường hợp cán bộ nghỉ hưu khiếu nại hoặc kiện cáo về chuyện chậm trả lương hưu hoặc mất hưu.
Nhưng với ước tính quy mô tồn tích đến tháng 4/2014 đến 12.000 tỉ, số nợ đọng bảo hiểm xã hội đang tương đương 20% tổng số tiền lương hưu và trợ cấp trung bình hàng năm của người dân. Điều đó cũng có nghĩa là con số nợ trên nếu kéo dài, không thu được sẽ làm ảnh hưởng quyền lợi của khoảng 260.000 người già về hưu.
Cũng chỉ đến lúc này và khi đã không còn “bảo mật” được nữa, Bảo hiểm xã hội Việt Nam mới buộc lòng phải công bố bí mật có đến 24.000 tỉ đồng nằm trong diện “thất thoát” do việc đóng quỹ bảo hiểm chỉ căn cứ vào tiền lương tối thiểu của nhà nước mà không căn cứ theo thu nhập thực. Con số này bằng tới 40% quỹ lương hưu và trợ cấp xã hội trên và đủ để chi trả cho hơn 620.000 người già về hưu trong một năm.
Hiển nhiên, cận cảnh chi trả như thế là quá ít ỏi so với đội ngũ người về hưu ngày càng tăng ở Việt Nam. Tình hình đó đã phác ra viễn cảnh mà theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chỉ 6 năm nữa, Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ bắt đầu bị thâm hụt; còn 20 năm nữa, quỹ này sẽ cạn kiệt đến mức âm quỹ. Cơ chế đóng ít, hưởng nhiều, trốn đóng, nợ đọng dồn ứ khiến cho quỹ an sinh xã hội lớn bằng 1/4 ngân sách này đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng.
Trong toàn bộ cái mớ bòng bong đó, kinh tế là thước đo an sinh và cũng là độ sâu của bồn tắm chính trị.
Hiện cả nước có khoảng trên 500.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, trong đó số doanh nghiệp đang hoạt động theo cơ quan thuế là gần 400.000 doanh nghiệp. Nhưng theo cơ quan bảo hiểm, số doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội chỉ là 150.000. Như vậy, có đến 50-75% doanh nghiệp đang trốn đóng bảo hiểm.
Thậm chí giữa các cơ quan quản lý cũng xảy ra mối bất nhất như thường lệ. Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, có khoảng 16 triệu người lao động là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ ghi nhận có 11 triệu người đang thực sự tham gia, bằng 68,8% số người phải tham gia bảo hiểm. Với các con số trên, ước khoảng 5 triệu người đang trốn đóng bảo hiểm.
Có thể thấy, tính tổng các khoản trên, Quỹ bảo hiểm xã hội đang bị hụt mất 91.000 tỉ đồng. Con số này bằng tới 60% số thu quỹ mỗi năm và tương ứng khả năng trả lương hưu cho hàng triệu người già hiện nay.
Thế nhưng theo con số được công bố trong cuộc gặp mặt vào tháng 4/2014 giữa Thủ tướng với lớp doanh nghiệp “tiêu biểu”, có đến 300.000 doanh nghiệp đang thực sự lâm vào vòng phá sản hoặc có nguy cơ gần tương tự. Do đó, tỉ lệ doanh nghiệp “xù” bảo hiểm xã hội còn có thể cao hơn cả mức 75%.
Cũng mãi đến lúc này, ngay cả ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) và là cơ quan vẫn “sát cánh” với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong các thống kê và báo cáo - đã phải đưa ra cảnh báo là rất có thể những cán bộ và nhân viên trung niên đang làm việc hiện nay làm sẽ chẳng nhận được một đồng lương hưu nào trong 20 năm nữa khi nghỉ, cho dù Quỹ bảo hiểm vẫn có thể được ngân sách nhà nước bảo lãnh.
Vỡ quỹ tất yếu sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng an sinh xã hội khó lường.
Kịch bản Hậu Liên Xô?
Tình hình đang trở nên nguy ngập.
Nếu thông tin về “vỡ quỹ” đã khởi phát từ năm 2012, nhưng chỉ là “dự báo xa” cho đến năm 2030, thì vào năm 2013, những tin tức mới mẻ và khá dồn dập tiếp tục được cơ quan bảo hiểm xã hội và báo chí liên tiếp tung ra như một áp lực đối với cơ chế nâng trần bội chi ngân sách của chính phủ từ 4,7% lên 5,3% lần đầu tiên từ năm 1975 đến nay, lồng trong bối cảnh rất đặc thù của chính phủ và các nhóm lợi ích xen cài là đầu tư công vẫn tiếp tục tăng tiến, bất chấp suy thoái và khủng hoảng kinh tế đã kéo dài đến năm thứ bảy liên tiếp.
Thu không đủ chi, an sinh xã hội bị bóp chặt, bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bị xếp vào danh sách những cơ quan tài chính có tốc độ in tiền lớn nhất thế giới và rất tương đồng với tình cảnh của “người anh em” Trung Quốc. Nghịch lý khủng khiếp đang hiện hình ở Việt Nam khi tiền ngồn ngộn đến ít nhất vài ba trăm ngàn tỉ đồng trong két sắt Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng lại không thể đưa vào lưu thông bởi một thứ lãi suất cho vay bị các doanh nghiệp sản xuất phẫn nộ là “cắt cổ”.
Không cần phải chờ đến năm 2030, cơn sốt phát ban sẽ dựng đứng ngay vào những năm tới. Nếu xác suất vỡ quỹ lương hưu là hiện thực thì cho dù có được ngân sách quốc gia bảo lãnh, giới về hưu sẽ chỉ nhận được những đồng tiền có độ trượt giá thê thảm. Khi đó, hậu quả chua chát nào sẽ chứng thực?
Mọi chuyện đang biến diễn khá đồng điệu với thực trạng Liên Xô năm 1986, vào lúc quỹ bảo hiểm xã hội bị co hẹp. Chỉ bốn năm sau đó, cuộc chính biến do Gorbachev khởi xướng đã chính thức đánh dấu làn sóng bỏ đảng. Trong suốt giai đoạn hậu Gorbachev, 8 năm cầm quyền của Yelsin đã chỉ là nốc rượu vodka và duy trì sự trục lợi của các nhóm tài phiệt, trong khi giá trị lương hưu thực nhận của giới cựu chiến binh và người về hưu chỉ còn 1/2 - 1/3 giá trị mà họ nhận khi đồng rúp chưa bị trượt giá khủng khiếp. Và đó cũng là giai đoạn mà lớp người về hưu bỏ đảng ồ ạt khi niềm tin chính thể của họ bị tàn phá hầu như tuyệt đối.
Vào dịp Tết năm 2014, đã bắt đầu diễn ra hiện tượng một số cán bộ về hưu kéo đến Ủy ban Nhân dân TP.HCM để khiếu nại về việc chậm trả lương hưu. Tình trạng chậm trả lương hưu cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác. Cùng với nhiều đồn đoán về nỗi ám ảnh vỡ quỹ lương hưu, rất nhiều người về hưu và kể cả một phần giới đương chức cũng đang bộc lộ sự bồn chồn không thèm che giấu về tương lai túi rỗng.
Trong bối cảnh tâm trạng bất mãn và bức xúc của giới về hưu ngày càng dâng cao và có đến 40% bỏ sinh hoạt đảng, rất có thể sự tồn tại của quỹ lương hưu sẽ chỉ là con đê cuối cùng để ngăn chặn một con sóng thoái đảng tràn ngập của ít nhất nửa triệu đảng viên về hưu trong hai, ba năm tới.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.