Ảnh chụp tại Hà Nội 19/06/2014. |
Số 0 tròn trịa
“Sell in May and go away” - bán tháng Năm rồi đi chơi - như một lời chú của giới đầu cơ phương Tây. Nhưng từ năm 2012 đến nay, câu thành ngữ này lại đặc biệt đồng cảm với trường hợp Việt Nam.
Nửa đầu của năm 2014 đã vùn vụt lao qua, nhưng trong khi các chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn đều đặn tăng tiến, thị trường tài chính Việt lại không bán được gì hết. Tất cả mọi thứ muốn bán và phải bán vẫn hầu như một con số 0 tròn trịa: không tín dụng, không bất động sản, không nợ xấu.
“Sell in May and go away” - bán tháng Năm rồi đi chơi - như một lời chú của giới đầu cơ phương Tây. Nhưng từ năm 2012 đến nay, câu thành ngữ này lại đặc biệt đồng cảm với trường hợp Việt Nam.
Nửa đầu của năm 2014 đã vùn vụt lao qua, nhưng trong khi các chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn đều đặn tăng tiến, thị trường tài chính Việt lại không bán được gì hết. Tất cả mọi thứ muốn bán và phải bán vẫn hầu như một con số 0 tròn trịa: không tín dụng, không bất động sản, không nợ xấu.
Rất phản cảm với “quyết tâm” của ban lãnh
đạo Ngân hàng Nhà nước và tình cảm hối thúc “quyết liệt” của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng, gia tốc cho vay tín dụng vẫn không khác hình ảnh một con bò kéo xe
lên dốc. Cho tới cuối tháng 5/2014, tín dụng chỉ tăng 1,31% so với đầu năm,
bằng phân nửa tốc độ tăng của cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn rất nhiều “mục tiêu
điều hành cả năm là 12%-14%”. Cỗ xe bò kéo cũng vì thế đang bị biến thành một
cái bẫy khổng lồ cho những kẻ ngu ngốc.
Cũng hết sức trái ngược với những tuyên bố của Thống đốc Nguyễn Văn Bình vài tháng trước về triển vọng tốc độ giải ngân tín dụng vẫn duy trì ở mức 7-8%, nền kinh tế lại phải chứng kiến một sự thay đổi chóng mặt giữa các con số bất nhất về cho vay, hoàn toàn không khác biệt với thực trạng biến ảo khôn lường của ít nhất 7 lần biến đổi về tỉ lệ nợ xấu quốc gia mà cơ quan Ngân hàng Nhà nước làm công tác hỏa mù từ năm 2011 đến nay.
Chết trên đống tài sản
Tuy nhiên, 1,31% mức tín dụng cho vay mới chỉ là con số báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, chìm trong vô vàn số liệu phát ra của cơ quan này mà gần như không có cơ sở để kiểm chứng. Ở một thái cực khác, một số chuyên gia tài chính không nén nổi vẻ giễu cợt thê thảm khi cho rằng ứng với hiện tình nền kinh tế rất có thể đang nằm trong tình trạng giảm phát, mức tín dụng cho vay thực tế rất có khả năng còn ít hơn nhiều những gì mà Ngân hàng nhà nước báo cáo.
Cùng tắc biến, thị trường tín dụng Việt Nam đang vấp phải “vách đá tài chính” - nói một cách hoa mỹ theo văn phong giới chính trị Mỹ. Tín dụng quá tồi tệ, nhưng vốn huy động toàn hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng 4,2%. Không biết đầu tư vào đâu và cũng chẳng còn mấy niềm tin để đầu tư, người người và nhà nhà chỉ còn biết bỏ tiền vào ngân hàng. Đó là một nghịch lý kinh khủng đang khiến cho rất nhiều ngân hàng có thể “chết trên đống tài sản” - nói theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam.
Vào đầu tháng 6/2014, Ngân hàng Vietcombank lại một lần nữa mở lối tiên phong giảm lãi suất huy động và khuấy động phong trào cực chẳng đã phải giảm lãi suất tiền gửi lan rộng ra các ngân hàng khác. Hầu như không thể cho vay, nhiều ngân hàng phải ôm tiền mua trái phiếu chính phủ kiếm bạc cắc, đợi đến một ngày nào đó sẽ thực hiện chính sách “lãi suất âm” như một số ngân hàng châu Âu đang làm.
Trong khi đó, các cơ quan quản lý vẫn ra sức PR cho một nền tín dụng giăng bẫy. Nếu so với thời điểm 2006 thì quả đúng như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư “phấn khởi”, lãi suất tiền gửi được kéo xuống rất mạnh đã khiến cho lãi suất cho vay trở về mức mà những năm 2010-2011 có mơ cũng không thấy.
Thế nhưng cơn ác mộng về một thứ lãi suất cho vay cắt cổ lên đến 20-25% cách đây ba năm vẫn làm giới doanh nghiệp sản xuất chết khiếp. Không thể liều mình vay mượn để một lần nữa bị biến thành con tin của ngân hàng, họ còn mục thị rõ như ban ngày là tình trạng có ít nhất vài trăm ngàn tỉ đồng đang nằm chết dí trong két sắt nhà băng mà không thể cho vay được. Nếu vào giữa năm 2012 khi bắt đầu ứ tiền, giới ngân hàng còn bày đủ loại thủ tục làm khó dễ doanh nghiệp muốn vay, thì từ giữa năm 2013, ngay cả giám đốc chi nhánh ngân hàng cũng có nguy cơ bị sa thải nếu không hoàn thành chỉ tiêu “săn tìm khách hàng”.
Kể từ câu chuyện “nhà thơ đi làm kinh tế” và cuộc đổ bể giá - lương - tiền giai đoạn 1985-1986, chưa bao giờ khối doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Việt Nam lại ở vào vị thế đế vương như hiện thời, bất chấp hơn một nửa trong số đó đã bị phá sản và tự giải thể, cũng như hai phần ba số này chỉ còn rất ít khả năng đóng thuế để cống nạp cho bộ máy gần 3 triệu công chức nhà nước làm công tác “quản lý”.
‘Mong một sáng thức dậy không nợ nần’
“Tham thì thâm” - tục ngữ Việt chưa bao giờ ứng nghiệm đến thế với giới đầu cơ ngân hàng. Nếu ngay từ đầu năm 2011 khi tình hình kinh tế đã bắt đầu bi đát và thị trường tiêu dùng bắt đầu lộ ra tính khí trơ lì của nó, các ngân hàng tự biết tiết giảm mức lợi nhuận khổng lồ của mình, còn giới đầu cơ bất động sản không quá ảo tưởng vào mặt bằng giá nhà đất đô thị còn cao hơn cả Tokyo, hẳn họ đã có không ít cơ hội để tiêu tán hàng tồn kho chứ không bị chìm ngập vào tâm thế “mong một sáng thức dậy không nợ nần” như giờ đây.
Rốt cuộc đã không có một buổi sáng thanh sạch nào hết. Một sự thật quá đỗi tối tăm cần khẳng định như đinh đóng cột là từ năm 2011 đến nay, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã không hề được giải quyết, dù chỉ một phần nhỏ. Không những thế, tỉ lệ thuận với các thông tư “đảo nợ” và “ân hạn nợ” của Ngân hàng Nhà nước từ tháng 4/2012 đến nay, tình thế càng trở nên nguy cấp vì nợ + lãi phát sinh liên tục. Một vài trường hợp có vẻ thoát hiểm như doanh nghiệp thuộc loại cá mập là Hoàng Anh Gia Lai chỉ là rất hiếm hoi.
Ít nhất 500.000 tỉ đồng là con số nợ xấu mà các ngân hàng phải “gánh” - chỉ tính theo số liệu khiêm tốn mà hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố vào tháng 3/2014. Như vậy trong tổng số khoảng 3.400.000 tỉ đồng nợ ngân hàng, ít nhất 13% thuộc về nợ nhóm 5 - khu vực không thể thu hồi vốn và hiển nhiên mang trên mình thiên chức không cánh mà bay.
Cũng cho đến giữa năm 2014, triển vọng “cất cánh” của thị trường bất động sản - như vô số hứa hẹn của giới quan chức ngành xây dựng và ngân hàng - đã một lần nữa gãy sụp. Sau 4 tháng đầu năm thanh khoản thị trường này có vẻ “nhúc nhích” ở phân khúc nhà đất bình dân, tháng 5/2014 đã phải chứng kiến lượng giao dịch chỉ bằng 5% so với tháng trước đó - theo khảo sát mới nhất từ một hãng tư vấn.
Bất động sản lại là nguồn cơn sinh ra gần hết mọi chuyện. Không thể giải quyết hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp đang phơi mình trong mưa nắng thì đương nhiên chẳng thể nói đến sứ mệnh xử lý nợ xấu mà công ty mua bán nợ (VAMC) đang không biết bán cho ai số nợ đã mua từ các ngân hàng thương mại.
Go away - Bỏ của chạy lấy người!
Việc gì phải đến đã đến. Vào gần giữa năm nay, một hiện tượng lạ đã xuất hiện: lần đầu tiên chính Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình “tiết lộ” về khả năng số lượng ngân hàng trong tương lai không xa sẽ được “tái cấu trúc” về 14 - 17 đơn vị.
Cũng hết sức trái ngược với những tuyên bố của Thống đốc Nguyễn Văn Bình vài tháng trước về triển vọng tốc độ giải ngân tín dụng vẫn duy trì ở mức 7-8%, nền kinh tế lại phải chứng kiến một sự thay đổi chóng mặt giữa các con số bất nhất về cho vay, hoàn toàn không khác biệt với thực trạng biến ảo khôn lường của ít nhất 7 lần biến đổi về tỉ lệ nợ xấu quốc gia mà cơ quan Ngân hàng Nhà nước làm công tác hỏa mù từ năm 2011 đến nay.
Chết trên đống tài sản
Tuy nhiên, 1,31% mức tín dụng cho vay mới chỉ là con số báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, chìm trong vô vàn số liệu phát ra của cơ quan này mà gần như không có cơ sở để kiểm chứng. Ở một thái cực khác, một số chuyên gia tài chính không nén nổi vẻ giễu cợt thê thảm khi cho rằng ứng với hiện tình nền kinh tế rất có thể đang nằm trong tình trạng giảm phát, mức tín dụng cho vay thực tế rất có khả năng còn ít hơn nhiều những gì mà Ngân hàng nhà nước báo cáo.
Cùng tắc biến, thị trường tín dụng Việt Nam đang vấp phải “vách đá tài chính” - nói một cách hoa mỹ theo văn phong giới chính trị Mỹ. Tín dụng quá tồi tệ, nhưng vốn huy động toàn hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng 4,2%. Không biết đầu tư vào đâu và cũng chẳng còn mấy niềm tin để đầu tư, người người và nhà nhà chỉ còn biết bỏ tiền vào ngân hàng. Đó là một nghịch lý kinh khủng đang khiến cho rất nhiều ngân hàng có thể “chết trên đống tài sản” - nói theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam.
Vào đầu tháng 6/2014, Ngân hàng Vietcombank lại một lần nữa mở lối tiên phong giảm lãi suất huy động và khuấy động phong trào cực chẳng đã phải giảm lãi suất tiền gửi lan rộng ra các ngân hàng khác. Hầu như không thể cho vay, nhiều ngân hàng phải ôm tiền mua trái phiếu chính phủ kiếm bạc cắc, đợi đến một ngày nào đó sẽ thực hiện chính sách “lãi suất âm” như một số ngân hàng châu Âu đang làm.
Trong khi đó, các cơ quan quản lý vẫn ra sức PR cho một nền tín dụng giăng bẫy. Nếu so với thời điểm 2006 thì quả đúng như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư “phấn khởi”, lãi suất tiền gửi được kéo xuống rất mạnh đã khiến cho lãi suất cho vay trở về mức mà những năm 2010-2011 có mơ cũng không thấy.
Thế nhưng cơn ác mộng về một thứ lãi suất cho vay cắt cổ lên đến 20-25% cách đây ba năm vẫn làm giới doanh nghiệp sản xuất chết khiếp. Không thể liều mình vay mượn để một lần nữa bị biến thành con tin của ngân hàng, họ còn mục thị rõ như ban ngày là tình trạng có ít nhất vài trăm ngàn tỉ đồng đang nằm chết dí trong két sắt nhà băng mà không thể cho vay được. Nếu vào giữa năm 2012 khi bắt đầu ứ tiền, giới ngân hàng còn bày đủ loại thủ tục làm khó dễ doanh nghiệp muốn vay, thì từ giữa năm 2013, ngay cả giám đốc chi nhánh ngân hàng cũng có nguy cơ bị sa thải nếu không hoàn thành chỉ tiêu “săn tìm khách hàng”.
Kể từ câu chuyện “nhà thơ đi làm kinh tế” và cuộc đổ bể giá - lương - tiền giai đoạn 1985-1986, chưa bao giờ khối doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Việt Nam lại ở vào vị thế đế vương như hiện thời, bất chấp hơn một nửa trong số đó đã bị phá sản và tự giải thể, cũng như hai phần ba số này chỉ còn rất ít khả năng đóng thuế để cống nạp cho bộ máy gần 3 triệu công chức nhà nước làm công tác “quản lý”.
‘Mong một sáng thức dậy không nợ nần’
“Tham thì thâm” - tục ngữ Việt chưa bao giờ ứng nghiệm đến thế với giới đầu cơ ngân hàng. Nếu ngay từ đầu năm 2011 khi tình hình kinh tế đã bắt đầu bi đát và thị trường tiêu dùng bắt đầu lộ ra tính khí trơ lì của nó, các ngân hàng tự biết tiết giảm mức lợi nhuận khổng lồ của mình, còn giới đầu cơ bất động sản không quá ảo tưởng vào mặt bằng giá nhà đất đô thị còn cao hơn cả Tokyo, hẳn họ đã có không ít cơ hội để tiêu tán hàng tồn kho chứ không bị chìm ngập vào tâm thế “mong một sáng thức dậy không nợ nần” như giờ đây.
Rốt cuộc đã không có một buổi sáng thanh sạch nào hết. Một sự thật quá đỗi tối tăm cần khẳng định như đinh đóng cột là từ năm 2011 đến nay, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã không hề được giải quyết, dù chỉ một phần nhỏ. Không những thế, tỉ lệ thuận với các thông tư “đảo nợ” và “ân hạn nợ” của Ngân hàng Nhà nước từ tháng 4/2012 đến nay, tình thế càng trở nên nguy cấp vì nợ + lãi phát sinh liên tục. Một vài trường hợp có vẻ thoát hiểm như doanh nghiệp thuộc loại cá mập là Hoàng Anh Gia Lai chỉ là rất hiếm hoi.
Ít nhất 500.000 tỉ đồng là con số nợ xấu mà các ngân hàng phải “gánh” - chỉ tính theo số liệu khiêm tốn mà hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố vào tháng 3/2014. Như vậy trong tổng số khoảng 3.400.000 tỉ đồng nợ ngân hàng, ít nhất 13% thuộc về nợ nhóm 5 - khu vực không thể thu hồi vốn và hiển nhiên mang trên mình thiên chức không cánh mà bay.
Cũng cho đến giữa năm 2014, triển vọng “cất cánh” của thị trường bất động sản - như vô số hứa hẹn của giới quan chức ngành xây dựng và ngân hàng - đã một lần nữa gãy sụp. Sau 4 tháng đầu năm thanh khoản thị trường này có vẻ “nhúc nhích” ở phân khúc nhà đất bình dân, tháng 5/2014 đã phải chứng kiến lượng giao dịch chỉ bằng 5% so với tháng trước đó - theo khảo sát mới nhất từ một hãng tư vấn.
Bất động sản lại là nguồn cơn sinh ra gần hết mọi chuyện. Không thể giải quyết hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp đang phơi mình trong mưa nắng thì đương nhiên chẳng thể nói đến sứ mệnh xử lý nợ xấu mà công ty mua bán nợ (VAMC) đang không biết bán cho ai số nợ đã mua từ các ngân hàng thương mại.
Go away - Bỏ của chạy lấy người!
Việc gì phải đến đã đến. Vào gần giữa năm nay, một hiện tượng lạ đã xuất hiện: lần đầu tiên chính Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình “tiết lộ” về khả năng số lượng ngân hàng trong tương lai không xa sẽ được “tái cấu trúc” về 14 - 17 đơn vị.
Nhưng từ trước đó, vào đầu năm 2014, Quốc hội đã lần đầu tiên bàn về việc bổ sung một quy định cho Luật Phá sản Việt Nam. Trong bầu không khí nghiêm mặc chốn nghị trường, các đại biểu dân bầu gật gù về một điều khoản phá sản của ngân hàng.
Toát lên từ ngay cả một chốn kinh viện như Quốc hội, tương lai phá sản toàn diện có lẽ không còn là giáo điều. Nếu thực tế có đến hơn 90% doanh nghiệp đang “không biết vay để làm gì”, còn phần lớn túi tiền người dân còn phải lo đối phó với những nhu cầu thiết yếu và nguy cơ bão giá, làm sao niềm tin dân chúng còn được duy trì ở mức “ổn định” đối với một thị trường tài chính cùng một nhà nước quá thiếu minh bạch?
Lối hành xử vừa nhu nhược vừa bất nhất của chính thể trước tai họa Trung Nam Hải trong thời gian qua cũng càng tô điểm cho bức tranh mất niềm tin của tầng lớp công dân bị tước đoạt lòng yêu nước.
Phải chăng đó là những tín hiệu vừa cũ vừa mới, cho thấy trong một tương lai gần, sẽ có “một bộ phận” nào đó ngân hàng phải đội nón ra đi, khiến cho đường biểu diễn “hồi phục” của nền kinh tế sẽ rơi thẳng đứng?
Đến lúc đó hoặc ngay vào lúc này, liệu thành ngữ phương Tây “Go away…” có nên được biên dịch sang tục ngữ Việt Nam “Bỏ của chạy lấy người”?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.