Bài đăng : Thứ sáu 13 Tháng Sáu 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 13 Tháng Sáu 2014
Tướng
Prayut Chan-O-Cha hôm nay 13/06/2014 thông báo, tập đoàn quân sự Thái
Lan từ nay cho đến tháng 9 sẽ thành lập một chính phủ lâm thời để giám
sát các cải cách, tiến đến việc tổ chức bầu cử trong vòng một năm tới.
Vị tướng lên nắm quyền sau vụ đảo chính hôm 22/5, không nói rõ là chính
phủ này sẽ gồm các thành viên dân sự hay là các quân nhân.
Trong một bài diễn văn về ngân sách năm 2015 đọc trước các viên chức, tướng Prayut Chan-O-Cha tuyên bố : « Một tân chính phủ sẽ được thiết lập vào tháng 8 hay đầu tháng 9. Xin đừng hỏi tôi đó là những ai, hay họ từ đâu đến ». Ông cũng không loại trừ khả năng sẽ lên làm Thủ tướng.
Từ sau vụ đảo chính, quân đội đã hạn chế tối đa các quyền tự do công dân khi ra lệnh cấm biểu tình, bắt bớ những người phản đối cuộc đảo chính, kiểm duyệt truyền thông và hiện đang tạm giam hàng trăm chính khách, nhà báo hay giảng viên đại học.
Tướng Prayut bác bỏ khả năng tổ chức bầu cử ít nhất là trong vòng một năm tới, để có thể tiến hành dần các cải cách chính trị trong đó có việc soạn thảo một Hiến pháp mới, mà theo ông là cần thiết để chấm dứt những năm tháng hỗn loạn về chính trị.
Kể từ cuộc đảo chính lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra năm 2006 đến nay, Thái Lan liên tục trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, với những cuộc xuống đường của những người chống đối và ủng hộ ông Thaksin.
Nhà tỉ phú này tuy đang sống lưu vong nhưng vẫn là nhân tố gây chia rẽ giữa đông đảo người dân miền bắc và đông bắc, biết ơn ông vì các chính sách hỗ trợ người nghèo, với tầng lớp tinh hoa tại thủ đô, thân Hoàng gia và được quân đội hỗ trợ, coi ông Thaksin là mối đe dọa cho vương quốc Thái.
Quân đội giải thích rằng việc nắm lấy quyền hành hôm 22/5 là để tái lập trật tự công cộng, sau bảy tháng biểu tình liên tục chống lại chính phủ của bà Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin. Những người chống đối tố cáo phe quân đội lấy cớ trên để hạn chế ảnh hưởng của gia đình Shinawatra.
Hôm nay, tướng Prayut kêu gọi người dân Thái Lan nên « kiên nhẫn ». Ông nói : « Tôi biết rằng đây là một thời kỳ trăng mật, nhưng hy vọng giai đoạn này sẽ kéo dài lâu hơn một chút ».
Từ sau vụ đảo chính, quân đội đã hạn chế tối đa các quyền tự do công dân khi ra lệnh cấm biểu tình, bắt bớ những người phản đối cuộc đảo chính, kiểm duyệt truyền thông và hiện đang tạm giam hàng trăm chính khách, nhà báo hay giảng viên đại học.
Tướng Prayut bác bỏ khả năng tổ chức bầu cử ít nhất là trong vòng một năm tới, để có thể tiến hành dần các cải cách chính trị trong đó có việc soạn thảo một Hiến pháp mới, mà theo ông là cần thiết để chấm dứt những năm tháng hỗn loạn về chính trị.
Kể từ cuộc đảo chính lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra năm 2006 đến nay, Thái Lan liên tục trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, với những cuộc xuống đường của những người chống đối và ủng hộ ông Thaksin.
Nhà tỉ phú này tuy đang sống lưu vong nhưng vẫn là nhân tố gây chia rẽ giữa đông đảo người dân miền bắc và đông bắc, biết ơn ông vì các chính sách hỗ trợ người nghèo, với tầng lớp tinh hoa tại thủ đô, thân Hoàng gia và được quân đội hỗ trợ, coi ông Thaksin là mối đe dọa cho vương quốc Thái.
Quân đội giải thích rằng việc nắm lấy quyền hành hôm 22/5 là để tái lập trật tự công cộng, sau bảy tháng biểu tình liên tục chống lại chính phủ của bà Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin. Những người chống đối tố cáo phe quân đội lấy cớ trên để hạn chế ảnh hưởng của gia đình Shinawatra.
Hôm nay, tướng Prayut kêu gọi người dân Thái Lan nên « kiên nhẫn ». Ông nói : « Tôi biết rằng đây là một thời kỳ trăng mật, nhưng hy vọng giai đoạn này sẽ kéo dài lâu hơn một chút ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.