Một ngư dân được chăm
sóc y tế tại Lý Sơn, Quảng Ngãi ngày
|
Liêm sỉ “tàu lạ”!
Một tâm thế không thể lý giải nổi là cho đến giờ này,
khi họa xâm lăng của Trung Quốc đã hiển hiện và có triển vọng độc ác không kém
so với các vụ tàn sát ở biên giới phía Bắc vào năm 1979, một số tờ báo nhà nước
vẫn kiên định chủ nghĩa bảo tồn liêm sỉ của họ bằng vào từ “tàu lạ”.
Đầu tuần này, “tàu lạ” đã cực kỳ hung hãn và sắt máu
khi đâm chìm một tàu cá và làm tử thương hai ngư dân Việt ở Quảng Ninh, một
tỉnh lỵ chỉ cách “người láng giềng” phương Bắc vài bước chân. Những người sống
sót trên tàu vẫn còn bàng hoàng về thái độ “quyết giết” từ những kẻ lạ mặt mà
chẳng ai hoài nghi chúng nhận lệnh từ Bắc Kinh.
“Tàu lạ” cũng luôn là một tu từ mà có lẽ chỉ Ban Tuyên
giáo Trung ương - cơ quan bị xem là tổng biên tập duy nhất của hơn 800 tờ báo
Việt Nam - mới có thể sáng kiến ngược dòng liêm sỉ đến thế, ngay cả trong tình
cảnh Tổng bí thư Đảng bị Tập Cận Bình thẳng thừng từ chối nghênh tiếp, còn các
vụ khiêu khích của hải quân Trung Quốc đã trở nên khốc liệt và sống sượng không
thèm che giấu.
Vậy cái còn lại phải che giấu là gì? Tâm thế bức xúc
của giới phóng viên nhà nước ngày càng chất chồng vời vợi, khi họ không thể kềm
chế thái độ giận dữ đối trước hành động quá sức ươn hèn của những người đang
nắm giữ vận mệnh tư tưởng “Mười sáu chữ vàng” và “Bốn Tốt”.
Không có gì dễ giải thích hơn khi từ thái độ chủ hàng
Trung Quốc như thế, giàn khoan HD 981 vẫn lì lợm bám rễ trên Biển Đông. Một
tháng đã trôi qua kể từ hình bóng đầu tiên của giàn khoan này êm ái hiện ra,
nhưng có lẽ điều mà dư luận người dân tiên đoán là khó sai: đã đến lúc triều
đình Việt Nam để mặc cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Những cuộc đấu khẩu bất tận
trên phương tiện phát ngôn Bộ Ngoại giao đều chỉ mang tính “một chiều” như thói
quen bất dịch của hai nhà nước, và thật ra chẳng có tác dụng gì, trong khi một
viên tướng về hưu của Trung Quốc còn đe dọa rằng họ có thể đem cả trăm giàn
khoan như HD 981 vào Biển Đông.
“Đáy Mao Đài” và “Kẻ thù số một”
Một khi liêm sỉ đã nằm dưới đáy của ly rượu Mao Đài,
giới chính khách Việt Nam đành phải quay qua cầu cứu những người mà cách đây không lâu họ vẫn coi
là “thù địch”. “Kẻ thù số một” ấy – Tổng thống Mỹ Barak Obama – vừa đưa ra lời
cảnh báo lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ của ông: Mỹ có thể điều binh đến Biển
Đông nếu tình hình nơi đây xảy ra xung đột quân sự và đe dọa an ninh của người
Mỹ cũng như các đồng minh của Mỹ.
Cùng với sự mở lời về “đối tác chiến lược” giữa Hoa Kỳ
và Việt Nam của Tư lệnh quân đội Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương Locklear,
những tín hiệu từ Nhà Trắng đang cho thấy một sự chuyển động khá đáng kể của Mỹ
để bảo vệ quan điểm “xoay trục” của họ. Không thể nói khác hơn là cho đến lúc
này và sau hàng loạt động tác gây hấn của Trung Quốc ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư
của Nhật Bản cùng một số đảo nhỏ thuộc Philippines, người Mỹ đã không thể bàng
quan về một tương lai đầy hậu họa mà Trung Quốc có thể tích tụ khiến cho chủ đề
an toàn hàng hải của Hoa kỳ không còn an toàn nữa.
Cùng lúc, những thông tin mới nhất từ Quốc hội Hoa kỳ
đã cho thấy giới nghị sĩ quốc gia này đang cảm thấy tự tin hơn hẳn trên bàn đàm
phán TPP với Việt Nam . Dường như không còn là cuộc mặc cả bất tận và chẳng biết đến lúc nào
mới kết thúc, mà ngay giờ đây, đòi hỏi về tổ chức nghiệp đoàn lao độc độc lập
đang được phái đoàn Mỹ đặt ra như một điều kiện tiên quyết nếu Việt Nam muốn
được nhanh chóng sở hữu một cái ghế trong TPP.
Cũng đến lúc này, sức ép của giới nghị sĩ Hoa Kỳ dường
như đã đủ lớn đối với tổng thống. Có 153 dân biểu trong Quốc hội Hoa Kỳ đã vừa
đồng ký tên trong một lá thư gửi cho Đại diện thương mại Mỹ về khả năng không
quá cần thiết cung cấp hạn ngạch TPP cho Việt Nam, nếu Hà Nội không chịu thỏa
mãn những điều kiện rốt ráo về dân chủ và nhân quyền.
Một lần
nữa sau 21 vòng đàm phán, TPP lại trở thành khối băng chưa thể tan chảy. Những
gì mà Hà Nội cần và phải làm vào lúc này không còn đơn giản là chứng minh nguồn
gốc xuất xứ của tỉ lệ ít nhất 35% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc hay nhãn
mác cho sở hữu trí tuệ, mà họ sẽ phải biến lời hứa từ vài chục năm qua thành
hành động cụ thể cho ngay trước mắt. Tương lai cận kề đó lại vừa phát sinh
trong kỳ họp quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội, nơi các đại biểu dân bầu vừa
nhất trí bấm nút thông qua chương trình dự luật năm 2015 bao gồm cả Luật Biểu
tình.
Lòng tôn trọng tối thiểu?
Biểu tình,
và trên hết là biểu tình ôn hòa, luôn là nhu cầu thiết thân đến độ không thể từ
chối của đại đa số con dân nước Việt. Mới chỉ hai tuần trước, tinh thần phản
kháng chống Trung Quốc của dân chúng đã bị dập tắt một cách phũ phàng bởi huấn
thị “kiên quyết loại trừ gây rối và bạo động” từ trung ương đảng cầm quyền ở Hà
Nội. Những cái cớ từ Bình Dương và Đồng Nai được mài sắc và tung ra, khiến cho
lòng dân một lần nữa phải ôm lấy nỗi thất vọng không có điểm cuối.
Song với
giới lãnh đạo luôn bị coi là bất nhất, sẽ không có điểm cuối cùng nào trong
quyết tâm gìn giữ ý thức hệ bảo thủ của họ. Mối tương quan giữa thế và lực của
chính quyền với giới hoạt động dân chủ ở Việt Nam lại phụ thuộc mật thiết vào
những chuyển động đối ngoại, với hiểm họa Trung Quốc có thể được xem là một
điểm tựa may mắn để phong trào “xoay trục” về phương Tây diễn ra phóng khoáng
hơn. Hiện tượng hầu như rõ rệt là sau lời tuyên bố hứng khởi đột biến về “tình
hữu nghị viển vông” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngay cả báo đảng cũng chuyển
giọng đột ngột: Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng bảo vệ Hoàng Sa!
Bóng ma
chiến tranh với Trung Quốc có vẻ như không quá hiện hữu, nhưng không thiếu
chiêu trò bẩn thỉu sẽ được Bắc Kinh tỉ mẩn chà xát ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ
thời điểm nào họ muốn. Không phải chờ đến năm 2015, mà ngay bây giờ, Luật Biểu
tình phải được ban hành để “nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Trong bất
kỳ cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nào, nhà nước cũng phải cần đến nhân dân.
Khi thế kỷ 21 đang sang trang, nhân dân đó chính là xã hội dân sự và còn là
biểu trưng cho những mối quan hệ quốc tế vừa công khai vừa thầm lặng mà một chế
độ nửa khép nửa hở không thể bỏ qua.
Làm
thế nào để các chính khách Hà Nội chạm được vào cái áo của người Mỹ nếu họ
không biết cách thể hiện lòng tôn trọng tối thiểu đối với xã hội dân sự?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.