Bài đăng : Thứ sáu 06 Tháng Sáu 2014 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 08 Tháng Sáu 2014
Ngày
26/05/2014, chiếc tàu cá mang số hiệu Đna 90152 lúc đang đánh bắt trên
vùng biển Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc vỏ sắt to gấp bốn lần bất ngờ
lao thẳng vào đâm hai cú rất mạnh làm thủng, khiến chiếc tàu bị lật úp
và chỉ năm phút sau là chìm hẳn cùng với toàn bộ ngư lưới cụ và hải sản.
Luật sư Đỗ Pháp trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
Mười ngư dân trên tàu bị rơi xuống biển suýt mất mạng, nhưng
may mắn được một tàu cá khác cứu sống. Đến chiều 29/5, xác chiếc tàu cá
bị đánh đắm này đã được lai dắt về đảo Lý Sơn.
Hành động vô nhân đạo trên gây căm phẫn trong dư luận. Bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu đã ủy quyền cho Hội Nghề cá tiến hành các thủ tục đòi bồi thường, và Hội đã nhờ Văn phòng luật sư Đỗ Pháp (Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng) hỗ trợ.
Hôm qua 05/06/2014, bà Huỳnh Thị Như Hoa đã cung cấp các tài liệu để Văn phòng hoàn thiện hồ sơ pháp lý khởi kiện chiếc tàu số hiệu 11209 của Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay, luật sư Đỗ Pháp cho biết thêm về tiến trình này.
RFI : Thân chào luật sư Đỗ Pháp. Thưa luật sư, được biết bà Huỳnh Thị Như Hoa đang chuẩn bị khởi kiện tàu Trung Quốc, việc thu thập các bằng chứng đến đâu rồi ạ ?
Luật sư Đỗ Pháp: Hiện nay theo yêu cầu giúp đỡ pháp lý của Hội Nghề cá thành phố, cũng như cá nhân bà Huỳnh Thị Như Hoa là chủ tàu Đna 90152 bị tàu sắt Trung Quốc đâm chìm, tôi, luật sư Đỗ Pháp đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngư dân, cụ thể là cho bà Hoa trong vụ kiện này. Hiện nay chúng tôi đang xúc tiến những dữ liệu để tập trung hoàn thành bộ hồ sơ khởi kiện tàu Trung Quốc theo nhiều hướng.
Trước hết có thể sẽ khởi kiện ra Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng, bởi vì nơi xảy ra vụ đâm chìm tàu này nằm trong vùng biển của lãnh thổ Việt Nam : sát với Hoàng Sa, mà Hoàng Sa là một huyện đảo của thành phố Đà Nẵng. Cho nên trước hết là nguyên đơn được quyền chọn lựa tòa án để khởi kiện.
Mà khi khởi kiện thì chắc chắn là phía nguyên đơn tức là chỗ bà Hoa, chúng tôi sẽ hướng dẫn để cung cấp đầy đủ những chứng cứ : vật chứng, nhân chứng…nói chung là hồ sơ tương đối đầy đủ để khởi kiện. Nhưng bây giờ đang có một vấn đề rắc rối về thủ tục pháp lý, tức nguyên đơn là bà Hoa có rồi, nhưng về phía bị đơn thì phải tìm cho ra chủ hợp pháp của chiếc tàu đã đâm vào tàu bà Hoa, tên tuổi, địa chỉ cụ thể, thì lúc bấy giờ mới có điều kiện về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Về vấn đề này nói chung chúng tôi đang tích cực tìm cho ra.
Ngoài ra theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự, về phía nguyên đơn sẽ cung cấp đầy đủ chứng cứ, và còn có những yêu cầu về bồi thường thiệt hại như thế nào, thì qua quá trình tố tụng sẽ diễn ra mới biết được kết quả. Còn bây giờ trong giai đoạn chúng tôi đang thu thập chứng cứ, dữ liệu để hoàn chỉnh bộ hồ sơ khởi kiện, theo quy định của pháp luật, của tố tụng dân sự Việt Nam.
Hiện nay về thời gian xảy ra là có rồi, địa điểm, số tàu của Trung Quốc, đặc biệt là thiệt hại của bà Như Hoa cũng có rồi. Chiếc tàu đó đã được đưa về âu thuyền Thọ Quang, là một chứng tích. Nhân chứng là mười người còn sống sót trở về. Nói chung là chúng tôi có đầy đủ chứng cứ trong tay, đặc biệt là một clip của ngư dân quay rất rõ về hiện trạng này, về toàn bộ diễn biến tàu Trung Quốc đâm tàu bà Hoa. Đây là những chứng cứ sống.
Bây giờ chỉ còn có vấn đề quan trọng nhất là xác định tư cách của bị đơn thôi, còn những yếu tố khác thì tương đối. Vả lại khi vụ kiện phát sinh, lúc bấy giờ mới sinh ra những quan hệ pháp lý khác. Căn cứ vào tình hình thực tế, mình sẽ điều chỉnh cho phù hợp, chứ còn bây giờ chỉ đang trong giai đoạn tập trung cho hồ sơ khởi kiện là chính.
RFI : Dù đã biết cả số hiệu của tàu sắt Trung Quốc, nhưng nếu chủ tàu này không chịu ra tòa thì sao ?
Đấy là một vấn đề. Chúng tôi đang tính đến nhiều phương án. Bởi vì giữa Việt Nam và Trung Quốc có ký một hiệp định tương tác về tư pháp, mình sẽ nhờ các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng như Trung Quốc tống đạt đến bị đơn. Nếu như tống đạt hợp lệ rồi mà vẫn vắng mặt, có đầy đủ chứng cứ mình có thể đề nghị tòa xử vắng mặt. Còn trong trường hợp xấu nhất, tòa án sẽ chuyển hồ sơ này cho một tòa án khác để thụ lý.
Vấn đề như tôi nói đó, chỉ đang gặp trở ngại duy nhất về xác định tư cách tham gia tố tụng của bị đơn. Thì vấn đề này chúng tôi đã, đang và sẽ nghiên cứu rất kỹ để làm cho ra, chưa nói trước được gì cả.
RFI : Ngoài ra có khả năng kiện ra Tòa án Luật Biển Quốc tế hay không thưa luật sư ?
Muốn kiện ra tòa án quốc tế, trước hết mình phải khởi kiện ở Việt Nam cái đã, để từ đó sinh ra các quan hệ pháp lý khác, rồi quan hệ nhân quả nữa. Tìm cách nào đơn giản nhất, thuận lợi nhất cho ngư dân, thì chúng tôi đang tính. Còn việc dẫn đến một tòa án quốc tế là tòa nào, thì còn do quá trình diễn biến của vụ kiện này, lúc bấy giờ mình sẽ thực hiện những bước tiếp theo.
RFI : Đây là lần đầu tiên một chủ tàu Việt Nam kiện tàu Trung Quốc ra tòa ? Luật sư có thể cho biết các thiệt hại đối với chủ tàu và ngư dân như thế nào ?
Đúng, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam mới có vụ chủ tàu cá kiện tàu Trung Quốc gây thiệt hại cho mình. Thứ nhất là tàu đã đưa vào bờ và không thể ra khơi. Bà Hoa đang có ý định tặng tàu này cho bảo tàng của thành phố Đà Nẵng để trưng bày chứng tích về tội ác của tàu Trung Quốc đối với Việt Nam.
Mà khi tàu đã lên bờ thì rõ ràng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, không những của gia đình bà Hoa mà của cả mười thuyền viên cũng như một số bà con có liên quan. Cho nên trước mắt thiệt hại rất lớn là công ăn việc làm bị hạn chế, không có thu nhập đồng thời gây cản trở cho những quan hệ khác nữa.
Chưa nói đến thiệt hại về ngư lưới cụ hoặc thiệt hại về tàu – chúng tôi sẽ tập hợp bổ sung sau. Nhưng về thiệt hại cả trước mắt và lâu dài đều rất nghiêm trọng cho đời sống cả tinh thần và vật chất của gia đình bà Hoa cũng như cho các thuyền viên, và một số bà con sống bằng nghề bám biển : ra khơi về, đem hải sản lên bờ mua bán. Cho nên không chỉ liên hệ đến một gia đình mà nhiều gia đình khác, ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều người liên quan.
RFI : Thưa luật sư, đây không phải lần đầu tàu Trung Quốc tấn công, đánh đắm tàu Việt Nam. Liệu vụ kiện này có thể là một tiền lệ cho các ngư dân khác lâu nay vẫn bị hà hiếp trên biển ?
Hiện nay tàu Trung Quốc luôn luôn đe dọa, tấn công các tàu cá của Việt Nam hoạt động trên Biển Đông. Nhưng để gây hậu quả chìm tàu nguy hiểm như vừa rồi, suýt mất mạng mười người, có thể là nghiêm trọng nhất. Chứ còn Trung Quốc thường xuyên tấn công ngư dân Việt Nam trên vùng biển.
RFI : Được biết các ngư dân khi tàu bị chìm chẳng những Trung Quốc bỏ mặc không cứu mà còn ngăn trở việc cứu nạn ?
Đúng rồi, đây là hành vi mà rất nhiều người lên án. Chỉ cần người ta bị tai nạn trên biển mà làm ngơ không cứu giúp, thì đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng những thỏa thuận, và đặc biệt vi phạm về mặt đạo đức. Chưa nói đến là anh cố tình đâm tàu người ta, để rồi dẫn đến hậu quả như vừa rồi.
Mình cũng không muốn làm trầm trọng thêm những điều gì bất ổn, nhưng rõ ràng hành vi không cứu người của Trung Quốc rất đáng lên án, đáng bị phê phán kịch liệt. Mạng sống con người là quý nhất ! Còn có tình người ở trong, phải cứu người. Đây là việc làm phi nghĩa của phía Trung Quốc, của tàu cá vỏ sắt Trung Quốc. Nó thể hiện cái bản chất của quan hệ mà lâu nay chúng ta cho là hữu nghị !
Nhân tiện đây chúng tôi cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ hành vi ngang ngược, xâm hại không những chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, mà còn xâm hại đến tính mạng, của cải của ngư dân Việt Nam. Và đây là tình hình cực kỳ nghiêm trọng.
Chúng tôi hy vọng sẽ phát sinh những vụ kiện để vừa gióng lên tiếng chuông cho thế giới, vừa để cảnh tỉnh những người Trung Quốc hiếu chiến. Đồng thời cũng để làm sáng tỏ được rằng chân lý và chính nghĩa đang thuộc về người Việt Nam, còn phi nghĩa, vô nhân đạo đang thuộc về phía Trung Quốc.
Để cho mọi người cùng thấy rằng chúng ta cần phải có tiếng nói vừa rộng rãi, tập hợp và trung thực, để làm sáng tỏ tình hình. Và tôi với tư cách luật sư tham gia vụ này, cũng muốn rằng qua vụ kiện sẽ nói lên được đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa.
RFI : Chúng tôi xin rất cảm ơn luật sư Đỗ Pháp thuộc Đoàn luật sư Đà Nẵng đã vui lòng nhận trả lời RFI Việt ngữ hôm nay.
Hành động vô nhân đạo trên gây căm phẫn trong dư luận. Bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu đã ủy quyền cho Hội Nghề cá tiến hành các thủ tục đòi bồi thường, và Hội đã nhờ Văn phòng luật sư Đỗ Pháp (Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng) hỗ trợ.
Hôm qua 05/06/2014, bà Huỳnh Thị Như Hoa đã cung cấp các tài liệu để Văn phòng hoàn thiện hồ sơ pháp lý khởi kiện chiếc tàu số hiệu 11209 của Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay, luật sư Đỗ Pháp cho biết thêm về tiến trình này.
RFI : Thân chào luật sư Đỗ Pháp. Thưa luật sư, được biết bà Huỳnh Thị Như Hoa đang chuẩn bị khởi kiện tàu Trung Quốc, việc thu thập các bằng chứng đến đâu rồi ạ ?
Luật sư Đỗ Pháp: Hiện nay theo yêu cầu giúp đỡ pháp lý của Hội Nghề cá thành phố, cũng như cá nhân bà Huỳnh Thị Như Hoa là chủ tàu Đna 90152 bị tàu sắt Trung Quốc đâm chìm, tôi, luật sư Đỗ Pháp đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngư dân, cụ thể là cho bà Hoa trong vụ kiện này. Hiện nay chúng tôi đang xúc tiến những dữ liệu để tập trung hoàn thành bộ hồ sơ khởi kiện tàu Trung Quốc theo nhiều hướng.
Trước hết có thể sẽ khởi kiện ra Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng, bởi vì nơi xảy ra vụ đâm chìm tàu này nằm trong vùng biển của lãnh thổ Việt Nam : sát với Hoàng Sa, mà Hoàng Sa là một huyện đảo của thành phố Đà Nẵng. Cho nên trước hết là nguyên đơn được quyền chọn lựa tòa án để khởi kiện.
Mà khi khởi kiện thì chắc chắn là phía nguyên đơn tức là chỗ bà Hoa, chúng tôi sẽ hướng dẫn để cung cấp đầy đủ những chứng cứ : vật chứng, nhân chứng…nói chung là hồ sơ tương đối đầy đủ để khởi kiện. Nhưng bây giờ đang có một vấn đề rắc rối về thủ tục pháp lý, tức nguyên đơn là bà Hoa có rồi, nhưng về phía bị đơn thì phải tìm cho ra chủ hợp pháp của chiếc tàu đã đâm vào tàu bà Hoa, tên tuổi, địa chỉ cụ thể, thì lúc bấy giờ mới có điều kiện về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Về vấn đề này nói chung chúng tôi đang tích cực tìm cho ra.
Ngoài ra theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự, về phía nguyên đơn sẽ cung cấp đầy đủ chứng cứ, và còn có những yêu cầu về bồi thường thiệt hại như thế nào, thì qua quá trình tố tụng sẽ diễn ra mới biết được kết quả. Còn bây giờ trong giai đoạn chúng tôi đang thu thập chứng cứ, dữ liệu để hoàn chỉnh bộ hồ sơ khởi kiện, theo quy định của pháp luật, của tố tụng dân sự Việt Nam.
Hiện nay về thời gian xảy ra là có rồi, địa điểm, số tàu của Trung Quốc, đặc biệt là thiệt hại của bà Như Hoa cũng có rồi. Chiếc tàu đó đã được đưa về âu thuyền Thọ Quang, là một chứng tích. Nhân chứng là mười người còn sống sót trở về. Nói chung là chúng tôi có đầy đủ chứng cứ trong tay, đặc biệt là một clip của ngư dân quay rất rõ về hiện trạng này, về toàn bộ diễn biến tàu Trung Quốc đâm tàu bà Hoa. Đây là những chứng cứ sống.
Bây giờ chỉ còn có vấn đề quan trọng nhất là xác định tư cách của bị đơn thôi, còn những yếu tố khác thì tương đối. Vả lại khi vụ kiện phát sinh, lúc bấy giờ mới sinh ra những quan hệ pháp lý khác. Căn cứ vào tình hình thực tế, mình sẽ điều chỉnh cho phù hợp, chứ còn bây giờ chỉ đang trong giai đoạn tập trung cho hồ sơ khởi kiện là chính.
RFI : Dù đã biết cả số hiệu của tàu sắt Trung Quốc, nhưng nếu chủ tàu này không chịu ra tòa thì sao ?
Đấy là một vấn đề. Chúng tôi đang tính đến nhiều phương án. Bởi vì giữa Việt Nam và Trung Quốc có ký một hiệp định tương tác về tư pháp, mình sẽ nhờ các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng như Trung Quốc tống đạt đến bị đơn. Nếu như tống đạt hợp lệ rồi mà vẫn vắng mặt, có đầy đủ chứng cứ mình có thể đề nghị tòa xử vắng mặt. Còn trong trường hợp xấu nhất, tòa án sẽ chuyển hồ sơ này cho một tòa án khác để thụ lý.
Vấn đề như tôi nói đó, chỉ đang gặp trở ngại duy nhất về xác định tư cách tham gia tố tụng của bị đơn. Thì vấn đề này chúng tôi đã, đang và sẽ nghiên cứu rất kỹ để làm cho ra, chưa nói trước được gì cả.
RFI : Ngoài ra có khả năng kiện ra Tòa án Luật Biển Quốc tế hay không thưa luật sư ?
Muốn kiện ra tòa án quốc tế, trước hết mình phải khởi kiện ở Việt Nam cái đã, để từ đó sinh ra các quan hệ pháp lý khác, rồi quan hệ nhân quả nữa. Tìm cách nào đơn giản nhất, thuận lợi nhất cho ngư dân, thì chúng tôi đang tính. Còn việc dẫn đến một tòa án quốc tế là tòa nào, thì còn do quá trình diễn biến của vụ kiện này, lúc bấy giờ mình sẽ thực hiện những bước tiếp theo.
RFI : Đây là lần đầu tiên một chủ tàu Việt Nam kiện tàu Trung Quốc ra tòa ? Luật sư có thể cho biết các thiệt hại đối với chủ tàu và ngư dân như thế nào ?
Đúng, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam mới có vụ chủ tàu cá kiện tàu Trung Quốc gây thiệt hại cho mình. Thứ nhất là tàu đã đưa vào bờ và không thể ra khơi. Bà Hoa đang có ý định tặng tàu này cho bảo tàng của thành phố Đà Nẵng để trưng bày chứng tích về tội ác của tàu Trung Quốc đối với Việt Nam.
Mà khi tàu đã lên bờ thì rõ ràng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, không những của gia đình bà Hoa mà của cả mười thuyền viên cũng như một số bà con có liên quan. Cho nên trước mắt thiệt hại rất lớn là công ăn việc làm bị hạn chế, không có thu nhập đồng thời gây cản trở cho những quan hệ khác nữa.
Chưa nói đến thiệt hại về ngư lưới cụ hoặc thiệt hại về tàu – chúng tôi sẽ tập hợp bổ sung sau. Nhưng về thiệt hại cả trước mắt và lâu dài đều rất nghiêm trọng cho đời sống cả tinh thần và vật chất của gia đình bà Hoa cũng như cho các thuyền viên, và một số bà con sống bằng nghề bám biển : ra khơi về, đem hải sản lên bờ mua bán. Cho nên không chỉ liên hệ đến một gia đình mà nhiều gia đình khác, ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều người liên quan.
RFI : Thưa luật sư, đây không phải lần đầu tàu Trung Quốc tấn công, đánh đắm tàu Việt Nam. Liệu vụ kiện này có thể là một tiền lệ cho các ngư dân khác lâu nay vẫn bị hà hiếp trên biển ?
Hiện nay tàu Trung Quốc luôn luôn đe dọa, tấn công các tàu cá của Việt Nam hoạt động trên Biển Đông. Nhưng để gây hậu quả chìm tàu nguy hiểm như vừa rồi, suýt mất mạng mười người, có thể là nghiêm trọng nhất. Chứ còn Trung Quốc thường xuyên tấn công ngư dân Việt Nam trên vùng biển.
RFI : Được biết các ngư dân khi tàu bị chìm chẳng những Trung Quốc bỏ mặc không cứu mà còn ngăn trở việc cứu nạn ?
Đúng rồi, đây là hành vi mà rất nhiều người lên án. Chỉ cần người ta bị tai nạn trên biển mà làm ngơ không cứu giúp, thì đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng những thỏa thuận, và đặc biệt vi phạm về mặt đạo đức. Chưa nói đến là anh cố tình đâm tàu người ta, để rồi dẫn đến hậu quả như vừa rồi.
Mình cũng không muốn làm trầm trọng thêm những điều gì bất ổn, nhưng rõ ràng hành vi không cứu người của Trung Quốc rất đáng lên án, đáng bị phê phán kịch liệt. Mạng sống con người là quý nhất ! Còn có tình người ở trong, phải cứu người. Đây là việc làm phi nghĩa của phía Trung Quốc, của tàu cá vỏ sắt Trung Quốc. Nó thể hiện cái bản chất của quan hệ mà lâu nay chúng ta cho là hữu nghị !
Nhân tiện đây chúng tôi cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ hành vi ngang ngược, xâm hại không những chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, mà còn xâm hại đến tính mạng, của cải của ngư dân Việt Nam. Và đây là tình hình cực kỳ nghiêm trọng.
Chúng tôi hy vọng sẽ phát sinh những vụ kiện để vừa gióng lên tiếng chuông cho thế giới, vừa để cảnh tỉnh những người Trung Quốc hiếu chiến. Đồng thời cũng để làm sáng tỏ được rằng chân lý và chính nghĩa đang thuộc về người Việt Nam, còn phi nghĩa, vô nhân đạo đang thuộc về phía Trung Quốc.
Để cho mọi người cùng thấy rằng chúng ta cần phải có tiếng nói vừa rộng rãi, tập hợp và trung thực, để làm sáng tỏ tình hình. Và tôi với tư cách luật sư tham gia vụ này, cũng muốn rằng qua vụ kiện sẽ nói lên được đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa.
RFI : Chúng tôi xin rất cảm ơn luật sư Đỗ Pháp thuộc Đoàn luật sư Đà Nẵng đã vui lòng nhận trả lời RFI Việt ngữ hôm nay.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.