Bài đăng : Thứ bảy 19 Tháng Mười 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 19 Tháng Mười 2013
Trong tuần này, Trung Quốc kỷ niệm trọng thể một cách bất thường 100 năm ngày sinh của ông Tập Trọng Huân, cha của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, thuộc thế hệ lãnh đạo đầu tiên trong cách mạng cộng sản. Theo các nhà quan sát, sự kiện nhấn mạnh đến lý lịch « con giòng cháu giống » của người quyền lực nhất Trung Quốc, là con dao hai lưỡi đối với ông Tập Cận Bình.
Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun) qua đời năm 2002, thọ 89 tuổi, là
một trong những lãnh đạo lâu đời của Hồng quân Trung Quốc cho đến khi
Mao Trạch Đông giành chiến thắng năm 1949. Ông được cử giữ chức Phó thủ
tướng năm 1959, được tiếng là một nhân vật ôn hòa.
Bị Mao thanh trừng năm 1962, buộc tội là cầm đầu một phe nhóm chống
đảng, suốt 16 năm trời Tập Trọng Huân sống trong tù rồi được cho đi lao
động tại nhà máy. Ông được Đặng Tiểu Bình phục hồi danh dự năm 1978, và
trở thành Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông. Tại đây Tập Trọng Huân tiến hành
những cải cách kinh tế, mà cho đến nay vẫn còn được gắn với tên ông.
Một loạt các tác phẩm viết về cuộc đời Tập Trọng Huân cũng như tập hợp các bài viết của ông mới đây đã được xuất bản, cùng với các mẫu tem chính thức có hình Tập Trọng Huân. Kênh truyền hình quốc gia CCTV trình chiếu một bộ phim tài liệu hoành tráng dài sáu tập, được thực hiện trong ba năm trời, phỏng vấn khoảng 300 nhân vật.
Tối thứ Ba vừa qua, chương trình thời sự của CCTV đã coi đây là chủ đề chính, dành thời lượng rất dài cho một cuộc hội thảo về người cha của Tập Cận Bình, với hàng mấy trăm khách mời tại Đại sảnh đường Nhân dân ở quảng trường Thiên An Môn. Tân Hoa Xã dẫn lời một trong những thành viên tham dự « kêu gọi noi theo tấm gương cao quý về tinh thần cách mạng và phong cách ấn tượng » của người cha vị Chủ tịch nước đương nhiệm.
Những hoạt động vinh danh dồn dập trên đây không hề tình cờ, mà nhằm tạo cho Tập Cận Bình - lên làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc từ tháng 11/2012 và Chủ tịch nước từ tháng 3/2013 - một chiều sâu lịch sử có liên hệ với Mao Trạch Đông, mà theo các nhà phân tích thì hiện vẫn còn được một bộ phận quan trọng trong dân chúng coi là một « vĩ nhân ».
Trong những tháng gần đây, Tập Cận Bình công khai sử dụng lối nói sáo rỗng theo kiểu Mao-ít, đề cao trở lại việc sử dụng biện pháp « tự kiểm » đối với các cán bộ mắc sai phạm, hay « đường lối tập thể », nhằm lấy lại lòng tin đã đánh mất của người dân đối với một đảng Cộng sản đang bị nạn tham nhũng hoành hành.
Nhưng khi nhấn mạnh đến gia thế của mình, Tập Cận Bình đã đồng thời nhắc nhở rằng ông là một « Thái tử đỏ » - thuộc giai cấp thượng lưu mới, mà địa vị và những đặc quyền có được nhờ là « con ông cháu cha », con cháu của thế hệ đầu tiên đã thành lập chế độ cộng sản Trung Quốc.
Jeffrey Wasserstrom, nhà sử học chuyên về Trung Quốc ở trường đại học California Irvine nhận định : « Vấn đề tế nhị nhất hiện nay là sử dụng thủ đoạn này một cách thận trọng, vào thời điểm có quá nhiều chỉ trích đối với các Thái tử đỏ và những quan hệ của thế hệ này. Tập Cận Bình muốn người ta nhớ rằng cha của ông ta là một nhà cách mạng lão thành, nhưng khá nguy hiểm khi nhắc nhở người dân về vị thế ưu đãi và đặc quyền của mình ».
Những năm gần đây, một loạt các xì-căng-đan tham nhũng, quan hệ nam nữ bừa bãi và thái độ ngông nghênh của các « Thái tử đỏ » đã gây sốc trong dân chúng, và gây tai tiếng rất lớn trên internet. Vụ đình đám nhất là vụ Bạc Hy Lai, cựu ủy viên Bộ Chính trị và là con của ông Bạc Nhất Ba, một trong Bát đại nguyên lão – lớp đại thụ của cuộc cách mạng cộng sản. Cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, người đề cao chủ nghĩa Tân Mao, hồi tháng Chín đã bị kết án chung thân vì tội tham nhũng, và đang kháng án.
Tỉnh Cam Túc, nơi Tập Trọng Huân từng nổi bật trong cuộc chiến tranh du kích thập niên 30, đã mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông vào tuần trước, với sự tham dự của em trai ông Tập Cận Bình là Tập Viễn Bình (Xi Yuanping) - người vừa ca ngợi cha mình trên tờ báo chính thức Thanh niên Nhật báo.
Ông Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), nhà phân tích chính trị độc lập ở Bắc Kinh nhận xét, « việc trống giong cờ mở kỷ niệm 100 năm sinh nhật tưng bừng như thế là bất thường ». Theo ông, Chủ tịch nước Tập Cận Bình muốn « chứng minh tính chính danh của mình, qua việc vừa gắn bó với truyền thống cách mạng của chế độ, vừa mang tính cải cách » - chủ yếu nhắm đến đại hội toàn thể vào tháng 11 tới, lúc ông phải loan báo tiến trình cải cách kinh tế. Cũng theo chuyên gia trên : « Nhưng Tập Trọng Huân là một chính khách hết sức khôn ngoan, và độc lập với các quan điểm chính trị. Tôi không biết là điều này có được kế thừa hay không ».
Chế độ cầm quyền Bắc Kinh cũng sẽ kỷ niệm trọng thể sinh nhật lần thứ 120 của Mao Trạch Đông vào tháng 12 tới, mà số tiền gần 2 tỉ euro dành cho các hoạt động này đã khiến cư dân mạng Trung Quốc phẫn nộ.
Một loạt các tác phẩm viết về cuộc đời Tập Trọng Huân cũng như tập hợp các bài viết của ông mới đây đã được xuất bản, cùng với các mẫu tem chính thức có hình Tập Trọng Huân. Kênh truyền hình quốc gia CCTV trình chiếu một bộ phim tài liệu hoành tráng dài sáu tập, được thực hiện trong ba năm trời, phỏng vấn khoảng 300 nhân vật.
Tối thứ Ba vừa qua, chương trình thời sự của CCTV đã coi đây là chủ đề chính, dành thời lượng rất dài cho một cuộc hội thảo về người cha của Tập Cận Bình, với hàng mấy trăm khách mời tại Đại sảnh đường Nhân dân ở quảng trường Thiên An Môn. Tân Hoa Xã dẫn lời một trong những thành viên tham dự « kêu gọi noi theo tấm gương cao quý về tinh thần cách mạng và phong cách ấn tượng » của người cha vị Chủ tịch nước đương nhiệm.
Những hoạt động vinh danh dồn dập trên đây không hề tình cờ, mà nhằm tạo cho Tập Cận Bình - lên làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc từ tháng 11/2012 và Chủ tịch nước từ tháng 3/2013 - một chiều sâu lịch sử có liên hệ với Mao Trạch Đông, mà theo các nhà phân tích thì hiện vẫn còn được một bộ phận quan trọng trong dân chúng coi là một « vĩ nhân ».
Trong những tháng gần đây, Tập Cận Bình công khai sử dụng lối nói sáo rỗng theo kiểu Mao-ít, đề cao trở lại việc sử dụng biện pháp « tự kiểm » đối với các cán bộ mắc sai phạm, hay « đường lối tập thể », nhằm lấy lại lòng tin đã đánh mất của người dân đối với một đảng Cộng sản đang bị nạn tham nhũng hoành hành.
Nhưng khi nhấn mạnh đến gia thế của mình, Tập Cận Bình đã đồng thời nhắc nhở rằng ông là một « Thái tử đỏ » - thuộc giai cấp thượng lưu mới, mà địa vị và những đặc quyền có được nhờ là « con ông cháu cha », con cháu của thế hệ đầu tiên đã thành lập chế độ cộng sản Trung Quốc.
Jeffrey Wasserstrom, nhà sử học chuyên về Trung Quốc ở trường đại học California Irvine nhận định : « Vấn đề tế nhị nhất hiện nay là sử dụng thủ đoạn này một cách thận trọng, vào thời điểm có quá nhiều chỉ trích đối với các Thái tử đỏ và những quan hệ của thế hệ này. Tập Cận Bình muốn người ta nhớ rằng cha của ông ta là một nhà cách mạng lão thành, nhưng khá nguy hiểm khi nhắc nhở người dân về vị thế ưu đãi và đặc quyền của mình ».
Những năm gần đây, một loạt các xì-căng-đan tham nhũng, quan hệ nam nữ bừa bãi và thái độ ngông nghênh của các « Thái tử đỏ » đã gây sốc trong dân chúng, và gây tai tiếng rất lớn trên internet. Vụ đình đám nhất là vụ Bạc Hy Lai, cựu ủy viên Bộ Chính trị và là con của ông Bạc Nhất Ba, một trong Bát đại nguyên lão – lớp đại thụ của cuộc cách mạng cộng sản. Cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, người đề cao chủ nghĩa Tân Mao, hồi tháng Chín đã bị kết án chung thân vì tội tham nhũng, và đang kháng án.
Tỉnh Cam Túc, nơi Tập Trọng Huân từng nổi bật trong cuộc chiến tranh du kích thập niên 30, đã mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông vào tuần trước, với sự tham dự của em trai ông Tập Cận Bình là Tập Viễn Bình (Xi Yuanping) - người vừa ca ngợi cha mình trên tờ báo chính thức Thanh niên Nhật báo.
Ông Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), nhà phân tích chính trị độc lập ở Bắc Kinh nhận xét, « việc trống giong cờ mở kỷ niệm 100 năm sinh nhật tưng bừng như thế là bất thường ». Theo ông, Chủ tịch nước Tập Cận Bình muốn « chứng minh tính chính danh của mình, qua việc vừa gắn bó với truyền thống cách mạng của chế độ, vừa mang tính cải cách » - chủ yếu nhắm đến đại hội toàn thể vào tháng 11 tới, lúc ông phải loan báo tiến trình cải cách kinh tế. Cũng theo chuyên gia trên : « Nhưng Tập Trọng Huân là một chính khách hết sức khôn ngoan, và độc lập với các quan điểm chính trị. Tôi không biết là điều này có được kế thừa hay không ».
Chế độ cầm quyền Bắc Kinh cũng sẽ kỷ niệm trọng thể sinh nhật lần thứ 120 của Mao Trạch Đông vào tháng 12 tới, mà số tiền gần 2 tỉ euro dành cho các hoạt động này đã khiến cư dân mạng Trung Quốc phẫn nộ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.