Bài đăng : Thứ sáu 25 Tháng Mười 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 25 Tháng Mười 2013
Hãng tin Reuters hôm nay 25/10/2013 cho biết, theo báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tình hình nhân quyền tại Miến Điện, các vụ bạo động nhằm vào người thiểu số Rohingya ở Miến Điện gây ra tâm lý chống Hồi giáo, đe dọa những cải cách chính trị và kinh tế được tiến hành sau nửa thế kỷ dưới chế độ độc tài quân sự.
Theo số liệu của chính phủ Miến Điện, ít nhất 192 người đã bị
thiệt mạng từ tháng 6 đến tháng 10/2012 trong các vụ xung đột giữa người
Rakhine theo đạo Phật và người Rohingya, vốn bị đa số cho là người nhập
cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Các vụ đụng độ này gây hỗn loạn trên các
miền khác của đẩt nước, nhiều nhóm Hồi giáo khác cũng bị tấn công. Được
biết chỉ có 5% trên tổng số 60 triệu người Miến Điện theo đạo Hồi.
Trước Ủy ban phụ trách nhân quyền của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, báo cáo viên Tomas Ojea Quintana phát biểu : « Tổng thống Thein Sein đã đọc những bài diễn văn nêu cao sự cần thiết phải chứng tỏ lòng tin cậy, sự tôn trọng và cảm thông giữa những người theo các tôn giáo khác nhau và các nhóm thiểu số ở Miến Điện. Tuy nhiên chính phủ còn phải làm nhiều hơn để tấn công vào các luận điệu phân biệt đối xử, và bảo vệ các cộng đồng thiểu số dễ tổn thương ».
Ông Quintana nói thêm : « Nguyên nhân sâu xa của việc phân biệt đối xử người Hồi giáo, và đặc biệt là người Rohingya, vẫn chưa được xử lý. Những khẳng định về các vi phạm hiển nhiên từ đầu đợt bạo động hồi tháng Sáu, kể cả từ phía các thành viên cơ quan an ninh Nhà nước, vẫn chưa hề được đề cập đến ».
Trước Ủy ban phụ trách nhân quyền của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, báo cáo viên Tomas Ojea Quintana phát biểu : « Tổng thống Thein Sein đã đọc những bài diễn văn nêu cao sự cần thiết phải chứng tỏ lòng tin cậy, sự tôn trọng và cảm thông giữa những người theo các tôn giáo khác nhau và các nhóm thiểu số ở Miến Điện. Tuy nhiên chính phủ còn phải làm nhiều hơn để tấn công vào các luận điệu phân biệt đối xử, và bảo vệ các cộng đồng thiểu số dễ tổn thương ».
Ông Quintana nói thêm : « Nguyên nhân sâu xa của việc phân biệt đối xử người Hồi giáo, và đặc biệt là người Rohingya, vẫn chưa được xử lý. Những khẳng định về các vi phạm hiển nhiên từ đầu đợt bạo động hồi tháng Sáu, kể cả từ phía các thành viên cơ quan an ninh Nhà nước, vẫn chưa hề được đề cập đến ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.