Tượng Mao Trạch Đông ở Lệ Giang, Vân Nam. |
Bài đăng : Thứ hai 23 Tháng Bẩy 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ hai 23 Tháng Bẩy 2012
Là nhà
sáng lập ra nước Trung Quốc cộng sản, Mao Trạch Đông hiện vẫn là lá bùa
hộ mệnh của chế độ Bắc Kinh. Thậm chí nạn tôn sùng lãnh tụ lại tái xuất
hiện, cho dù Mao Trạch Đông đã làm cho nhiều triệu người bị chết vì các
chiến dịch thanh trừng và nạn đói.
Trong những năm gần đây, việc tôn sùng Người cầm lái vĩ đại lại
được đẩy lên cao độ tại thành phố Trùng Khánh, nơi Bạc Hy Lai – ngôi
sao đang lên của Đảng vừa bị thất sủng hồi tháng Ba – lại đẩy mạnh phong
trào các « ca khúc đỏ » từng vang lên khắp nơi trong cuộc Cách mạng văn
hóa (1966 – 1976). Chiến dịch này được minh họa với việc dựng lên các
bức tượng mới của Mao Trạch Đông tại các cơ quan nhà nước, nhà máy và
trường đại học. Bức tượng gây ấn tượng nhất cao đến 20 mét, được đặt tại
trường đại học y khoa của thành phố.
Tại Trung Quốc vẫn còn hàng trăm bức tượng của Mao, giống như pho tượng mà thành phố Pháp Montpellier sẽ dựng vào ngày mai, thứ Ba 24/07/2012, trong đó khoảng hơn một chục tượng tại Bắc Kinh. Theo tờ Thanh niên Nhật báo, thì trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, số tượng của Mao Trạch Đông đã vượt quá con số 2.000.
Nhiều pho tượng của Mao đã bị hạ xuống trong giai đoạn tự do hóa của chế độ, nhưng sau đó việc hạ bệ các tượng này đã bị dừng lại đột ngột cùng với việc đàn áp phong trào đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Năm 1993, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Mao Trạch Đông, các pho tượng mới đã xuất hiện khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, trong đó có một tượng đồng được đặt tại thành phố Thiều Sơn, nơi chôn nhau cắt rốn của Mao. Và hàng năm cứ đến ngày 26/12, để kỷ niệm sinh nhật của Mao chủ tịch, « hàng chục ngàn người từ cả nước đổ về chiêm ngưỡng bức tượng, và cùng đồng ca bài hát Đông phương hồng » để vinh danh cố lãnh tụ - theo như tờ Thanh niên Nhật báo.
Đến tháng 3/2011, Phó chủ tịch Tập Cận Bình, người được xem là sẽ trở thành nhân vật số một Trung Quốc trong Đại hội Đảng vài tháng tới đây, đã đến đặt vòng hoa trước tượng Mao Trạch Đông ở Thiều Sơn, thuộc tỉnh Hồ Nam. Hành động này, theo tờ Quang minh Nhật báo, là nhằm chứng tỏ « thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến bước trên con đường mà Mao chủ tịch đã vạch ra ».
Trong phạm vi quân đội, các tư tưởng quân sự của Mao vẫn luôn được giảng dạy. Còn tại các trường trung tiểu học và đại học, việc nghiên cứu « tư tưởng Mao Trạch Đông » là bắt buộc, bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin và luận thuyết của Đặng Tiểu Bình.
Mao Trạch Đông, ngự trị trên các huy hiệu cài áo bán cho khách tham quan tại tất cả những địa điểm du lịch ở Trung Quốc, cũng là thần hộ mạng đối với các tài xế xe tải nặng và đôi khi cả tài xế taxi. Treo chiếc mề-đay in hình của Mao Trạch Đông trên kính chắn gió của xe hơi, giới tài xế tin là Mao chủ tịch sẽ phù hộ cho họ tránh được tai nạn giao thông.
Từ khi Đặng Tiểu Bình mở cửa Trung Quốc ra thế giới bên ngoài, qua việc đưa ra chính sách cải cách kinh tế, thời kỳ Mao Trạch Đông lãnh đạo được chính thức đánh giá là « 70% tích cực và 30% tiêu cực ». Công thức này cho phép chế độ Bắc Kinh phục hồi danh dự cho nhiều triệu nạn nhân các vụ thanh trừng của kỷ nguyên mao-ít, mà không phải đặt lại vấn đề về sự kế tục của lãnh đạo. Đó là vì chính bản thân ông Đặng cũng đóng vai trò hàng đầu trong chiến dịch thanh trừng chống lại « bọn hữu khuynh » đòi dân chủ vào cuối thập niên 50.
Một làn sóng đàn áp đã diễn ra trước khi Mao Trạch Đông đẩy mạnh Bước đại nhảy vọt, nhằm cưỡng bức việc tập thể hóa từ 1959 đến 1961. Chiến dịch này là một thảm họa, đã dẫn đến nạn đói quy mô nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 36 triệu người chết, theo như nhà sử học Trung Quốc Dương Kế Thằng (Yang Jisheng), người đã thu thập các số liệu về chủ đề này suốt hai chục năm qua.
Nhà chính trị học Willy Lam trong số báo mới nhất của tạp chí Triển vọng Trung Quốc, đã nhấn mạnh : « Cho dù vẫn còn nhiều tranh cãi về Mao Trạch Đông, nhưng chủ nghĩa mao-ít vẫn đại diện cho tính chính thống của Đảng Cộng sản ».
Cũng vì thế mà Tập Cận Bình, trong dịp đến Thiều Sơn đặt vòng hoa, đã thận trọng tuyên bố : trung thành với truyền thống của Mao, ông sẽ « không thực hiện đa đảng, không tam quyền phân lập, và duy trì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ».
Tại Trung Quốc vẫn còn hàng trăm bức tượng của Mao, giống như pho tượng mà thành phố Pháp Montpellier sẽ dựng vào ngày mai, thứ Ba 24/07/2012, trong đó khoảng hơn một chục tượng tại Bắc Kinh. Theo tờ Thanh niên Nhật báo, thì trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, số tượng của Mao Trạch Đông đã vượt quá con số 2.000.
Nhiều pho tượng của Mao đã bị hạ xuống trong giai đoạn tự do hóa của chế độ, nhưng sau đó việc hạ bệ các tượng này đã bị dừng lại đột ngột cùng với việc đàn áp phong trào đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Năm 1993, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Mao Trạch Đông, các pho tượng mới đã xuất hiện khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, trong đó có một tượng đồng được đặt tại thành phố Thiều Sơn, nơi chôn nhau cắt rốn của Mao. Và hàng năm cứ đến ngày 26/12, để kỷ niệm sinh nhật của Mao chủ tịch, « hàng chục ngàn người từ cả nước đổ về chiêm ngưỡng bức tượng, và cùng đồng ca bài hát Đông phương hồng » để vinh danh cố lãnh tụ - theo như tờ Thanh niên Nhật báo.
Đến tháng 3/2011, Phó chủ tịch Tập Cận Bình, người được xem là sẽ trở thành nhân vật số một Trung Quốc trong Đại hội Đảng vài tháng tới đây, đã đến đặt vòng hoa trước tượng Mao Trạch Đông ở Thiều Sơn, thuộc tỉnh Hồ Nam. Hành động này, theo tờ Quang minh Nhật báo, là nhằm chứng tỏ « thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến bước trên con đường mà Mao chủ tịch đã vạch ra ».
Trong phạm vi quân đội, các tư tưởng quân sự của Mao vẫn luôn được giảng dạy. Còn tại các trường trung tiểu học và đại học, việc nghiên cứu « tư tưởng Mao Trạch Đông » là bắt buộc, bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin và luận thuyết của Đặng Tiểu Bình.
Mao Trạch Đông, ngự trị trên các huy hiệu cài áo bán cho khách tham quan tại tất cả những địa điểm du lịch ở Trung Quốc, cũng là thần hộ mạng đối với các tài xế xe tải nặng và đôi khi cả tài xế taxi. Treo chiếc mề-đay in hình của Mao Trạch Đông trên kính chắn gió của xe hơi, giới tài xế tin là Mao chủ tịch sẽ phù hộ cho họ tránh được tai nạn giao thông.
Từ khi Đặng Tiểu Bình mở cửa Trung Quốc ra thế giới bên ngoài, qua việc đưa ra chính sách cải cách kinh tế, thời kỳ Mao Trạch Đông lãnh đạo được chính thức đánh giá là « 70% tích cực và 30% tiêu cực ». Công thức này cho phép chế độ Bắc Kinh phục hồi danh dự cho nhiều triệu nạn nhân các vụ thanh trừng của kỷ nguyên mao-ít, mà không phải đặt lại vấn đề về sự kế tục của lãnh đạo. Đó là vì chính bản thân ông Đặng cũng đóng vai trò hàng đầu trong chiến dịch thanh trừng chống lại « bọn hữu khuynh » đòi dân chủ vào cuối thập niên 50.
Một làn sóng đàn áp đã diễn ra trước khi Mao Trạch Đông đẩy mạnh Bước đại nhảy vọt, nhằm cưỡng bức việc tập thể hóa từ 1959 đến 1961. Chiến dịch này là một thảm họa, đã dẫn đến nạn đói quy mô nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 36 triệu người chết, theo như nhà sử học Trung Quốc Dương Kế Thằng (Yang Jisheng), người đã thu thập các số liệu về chủ đề này suốt hai chục năm qua.
Nhà chính trị học Willy Lam trong số báo mới nhất của tạp chí Triển vọng Trung Quốc, đã nhấn mạnh : « Cho dù vẫn còn nhiều tranh cãi về Mao Trạch Đông, nhưng chủ nghĩa mao-ít vẫn đại diện cho tính chính thống của Đảng Cộng sản ».
Cũng vì thế mà Tập Cận Bình, trong dịp đến Thiều Sơn đặt vòng hoa, đã thận trọng tuyên bố : trung thành với truyền thống của Mao, ông sẽ « không thực hiện đa đảng, không tam quyền phân lập, và duy trì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.