mercredi 2 avril 2025

Nóng : Việt Nam bị Trump đánh thuế 46 %


(Cứ phải click hoài vào máy xem ông Trump đã « giải phóng » mình chưa, giờ thì đã có một ít thông tin ban đầu).

(Reuters & AFP 02/04/2025)Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay thông báo đánh thuế « đối ứng » 46 % lên hàng nhập khẩu từ Việt Nam, 34 % lên hàng Trung Quốc, 31 % đối với Thụy Sĩ, 20 % với Liên hiệp Châu Âu (EU).

Anh quốc chịu thuế 10 %, Nhật Bản 24 %, Hàn Quốc 25 %.

Hoàng Quốc Dũng – Thế giới đang bị cuốn vào cơn bão địa chính trị, Trump tung đòn mạnh chưa từng có !


Thế giới đã thay đổi một cách chóng mặt và đầy hỗn loạn chỉ trong vài tháng qua. Những lời lẽ từ người đứng đầu cường quốc số một thế giới không còn là ngôn từ ngoại giao, mà đã trở thành những tuyên bố gây sốc, đầy tính khiêu khích.

Donald Trump vừa thẳng tay chỉ đích danh 15 quốc gia mà ông ta gọi là "15 nước khốn nạn" ("Dirty 15"). Đây không chỉ là một lời sỉ nhục mà còn là tín hiệu mở màn cho một cuộc chiến thương mại tàn khốc mà Trump sắp phát động.

"Ngày giải phóng" hay ngày khởi đầu của hỗn loạn ?

Hà Phan - Chờ phán quyết của đồng chí Đỗ Nam Trung


Trong số 10 tỉ phú giàu nhất thế giới, những người có 100 tỉ đô trở lên hết 8 mang quốc tịch Mỹ dù quốc gia này đang có nhiều biến động, cũng "cải cách thể chế" và tinh gọn bộ máy như Việt Nam.

Hai ông còn lại đến từ Pháp và Tây Ban Nha, một là ông chủ của hãng hàng hiệu LVMH, ông còn lại tui không quen!

Điều khá thú vị là cả 8 tỉ phú Mỹ, ngoài ông vua chơi chứng khoán Warren Buffett, còn lại đều giàu lên từ công nghệ, chế tạo, kỹ thuật số... và sừng sững đấy nhiều năm qua nhờ "dẫn dắt" thế giới trong ngành này! Chẳng thấy ông nào có ngành nghề chính là bất động sản hay ngân hàng cả. Họ cũng là những nhân tố chủ yếu giúp Mỹ dù có phần mất vị thế, kinh tế có lúc lao đao nhưng vẫn giữ được ngôi vị số 1 và còn làm ông kẹ thế giới.

Kim Hạnh – Hơn nửa thế kỷ rồi

Ai yêu Trịnh? Người vỗ ngực tự xưng ít thấy mà người phê phán Trịnh về lập trường chính trị của anh cũng có, ở những diễn đàn khác nhau.  

Cuối giờ chiều qua, mệt đừ sau một ngày làm việc đầu tháng căng thẳng, tôi xách xe chạy ra Đường Sách. Riêng với tôi, ngoài một năm ngồi cạnh bàn làm việc với anh ở Hội Văn nghệ Sài Gòn-Gia Định (còn có anh Phạm Trọng Cầu, ở Pháp về, vui tính, hay đùa kiểu tây con, vui hết biết), tôi còn có nhiều năm làm hàng xóm của anh.

Khi đó tòa soạn báo ở đường Duy Tân gần nhà anh (mỗi khi có bài hát mới, anh gọi tôi sang và hát bài đó). Anh mất cùng năm, chỉ sau mẹ tôi một tuần, nên giỗ anh cũng là lúc chị em nhà tôi giỗ mẹ.

Trần Hoàng Nhân - Chút kỷ niệm với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn


Năm tui 19 tuổi, gần ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tờ báo nơi tui cộng tác kêu thằng sinh viên đi phỏng vấn giáo sư-nhạc sĩ Thế Bảo.

Tui đến văn phòng Hội Âm nhạc ở 81 Trần Quốc Thảo, biết giáo sư-nhạc sĩ có ở trỏng, gõ cửa vào thì thấy các vị đang họp, tui lui ra ngồi gốc cây sứ chờ. Hồi lâu giáo sư đi ra, tui đứng lên nói ý định của mình. Giáo sư-nhạc sĩ xua tay không muốn trả lời trả vốn gì ráo.

Lúc đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng vừa ra, nghe chuyện, ông cất giọng nhẹ nhàng, đại ý: Anh Thế Bảo giúp em nó có bài nộp tòa soạn phân công.

Nguyễn Hoài Bắc - Khánh Ly, một thoáng trong tôi!


Không phải việc ca sĩ lừng danh Khánh Ly bị đột quỵ khi bước sang tuổi 80 của một đời ca hát mà tôi, kẻ ngoại đạo với « ca múa nhạc kịch » cảm thấy nao nao thương cảm trong lòng. Những ca khúc bất hủ với giọng hát có một không hai của nữ danh ca Khánh Ly đã nhiều đêm làm tôi trăn trở khi ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

Tôi biết về Khánh Ly nhiều hơn khi tôi vượt biên và sống trong trại tị nạn On Pulau Bidong, Malaysia và những năm 1988-1989.

Ngày ấy trên hòn đảo « chó ăn đá, gà ăn sỏi » là trại tù cũ của chính phủ Malaysia giam giữ những tù nhân chính trị, sau được Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc thuê làm trại tị nạn cho người Việt Nam vượt biên đi tìm vùng đất hứa. Nơi ấy những quốc gia được vẽ lên trong lòng họ là một thế giới tự do.

Lâm Bình Duy Nhiên - Dân chủ là không có ai có thể ngồi xổm trên pháp luật

 

Luật pháp nước Pháp từng kết án các chính trị gia nổi tiếng về tội biển thủ công quỹ. Trong số đó có Jacques Chirac (tổng thống) bị kết án tù treo. Ngoài ra còn có François Fillon (thủ tướng), Claude Guéant (bộ trưởng)…Jérôme Cahuzac, từng là bộ trưởng cũng bị kết án về tội trốn thuế và rửa tiền.

Cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy cũng bị kết án 1 năm tù giam vì tội tham nhũng. Lần đầu tiên trong nền Đệ Ngũ Cộng Hòa, một cựu tổng thống Pháp bị kết án tù giam và cũng chưa bao giờ có một cựu tổng thống Pháp khởi kiện nhà nước Pháp ra trước Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu.

Hôm qua, đến lượt bà Marine Le Pen, cựu Chủ tịch đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc (Rassemblement National - RN) cũng bị tuyên án 4 năm tù giam (2 năm phải bị mang vòng điện tử) và bị tước quyền ứng cử trong 5 năm vì tội biển thủ công quỹ.

Lưu Trọng Văn – Khúc ca hội tụ

Một số bạn tỏ ra quan tâm tới cuộc gặp gỡ giữa các nhà hoạt động văn hóa xã hội với các nhà hoạt động chính trị ngày 30.3 vừa qua tại Sài Gòn. Các bạn hỏi gã có phát biểu gì không?

Gã xin trả lời rằng, gã cũng có đôi nhời. Gã chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Phương Đông và Hội Nhà văn Việt Nam đã tạo cơ hội cho gã tham gia cuộc gặp mặt rất cởi mở này.

Điều thứ nhất gã cho rằng: “Bất cứ việc gì cũng vậy có hội tụ ngồi bên nhau, lắng nghe nhau vẫn tốt hơn là xa cách nhau. Có thẳng thắn trao đổi với nhau thì mới tìm ra được cái chung và cái khác biệt.

Tuấn Khanh - Gặp nhau “tâm tình”, điểm lại

Cuộc gặp bất ngờ giữa các trí thức, văn nghệ sĩ với ông bí thư Nguyễn Văn Nên vào ngày 30 Tháng Ba, ở Viện nghiên cứu Phát triển Phương Đông, Sài Gòn, đem lại nhiều tò mò cho những người hay tin, và cũng để lại không ít những lời bàn.

Trong tất cả các bài viết ngắn, viết dài trên mạng xã hội nói về chuyện này, nổi bật là bài viết của giáo sư Mạc Văn Trang. Ông mô tả cuộc gặp một cách đơn giản, không màu mè hoa lá, không ngợi ca hay chê bai. Trần thuật của giáo sư Mạc Văn Trang, có thể thấy được cái tôn nghiêm của một trí thức – trí thức đau đáu với đất nước và không ngại phản biện.

Qua mô tả của giáo sư Mạc Văn Trang, có thể thấy cuộc gặp này được cân nhắc kỹ lưỡng: Người phát thư mời là tiến sĩ Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Phương Đông ký, nhưng có sự ủy nhiệm của ông Nên.

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 02.04.2025

1. "Cháy nhà lúc rạng sáng ở TPHCM, 3 người tử vong"- Được biết chủ tịch Nguyễn Văn Được đã đến tận nơi kiểm tra, thăm và chia sẻ nỗi đau của gia đình.

"Chủ tịch TPHCM Nguyễn Văn Được thăm hỏi, yêu cầu khắc phục nhanh vụ cháy tại Xóm Củi". Đám cháy khiến ba người tử vong (hai người lớn và một trẻ em). Thời điểm cháy trong nhà có tám người, năm người đã kịp thoát ra ngoài.

2. "Hiệu trưởng nói giáo viên là ‘gái bao’, huyện vào cuộc"- Sáng nay kể tin này cho một cô hiệu trưởng nghe, cô ấy lè lưỡi. ""Vụ việc này xảy ra ngày 27-11-2021, trong lúc tôi bồng bột, nóng tính nên đã nói giáo viên là "gái bao". Trước đó giáo viên có đi ăn cơm, tiếp khách với UBND xã mời mà tôi không được biết"- Hay là vì không được mời mà... gato, huhu.

Võ Xuân Sơn – Không đồng ý việc Trung Quốc diễu binh trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Tôi nhớ, trong hồi ký của Frank Snepp có nói đến cuộc thương thuyết giữa Mỹ và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) những ngày cuối tháng 4 năm 1975.

Theo đó, phía Bắc Việt và Việt Cộng nói sẽ pháo kích bao nhiêu phát đạn (tôi không nhớ rõ số liệu) vô Dinh Độc Lập. Theo tinh toán của phía Mỹ, thì với “sai số cho phép”, Đại sứ quán Mỹ cũng sẽ trúng hàng ngàn phát pháo kích. Lúc đó, Mỹ rất lo ngại việc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sẽ tử thủ, dẫn đến cuộc pháo kích làm mất mặt nước Mỹ kia.

Theo những nguồn tin khác, trước khi Tổng thống Dương Văn Minh trong giờ phút quyết định, đã có kẻ đại diện cho chính quyền Bắc Kinh khi đó, đến và yêu cầu Tổng thống Dương Văn Minh tử thủ, họ sẽ thay thế Mỹ chống lưng cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Thế nhưng, để tránh một cuộc tắm máu cho Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.04.2025


 

mardi 1 avril 2025

Phúc Lai - Viết dài vừa vừa về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 01/04/2025

 

Ngày này ba năm trước, ngày 1 tháng Tư năm 2022, quân Nga xâm lược chính thức rút chạy khỏi thủ đô Kyiv…

Và nó cũng chấm dứt luôn cho chúng ta niềm lo lắng khắc khoải suốt hơn một tháng, hướng về thành phố Kyiv đang lâm nguy. Sáng sớm nay thấy anh Quang bên Kyiv nhắc lại kỷ niệm, các ký ức lại hiện về.

Có lẽ hình ảnh ấn tượng nhất là những bức ảnh của Lee Durant chụp con đường ở đây, chất đầy xác xe cơ giới của Nga, đúng là “hút tầm mắt.” Lúc đó chiến tranh mới hiểu rõ: Người Ukraine mạnh mẽ như thế nào. Và cũng từ đó chúng ta hiểu: Putler không thể thắng được cuộc chiến tranh này.

Từ Thức - Trịnh Công Sơn và những ngày Văn khoa

(Gởi những người bạn Sài Gòn ngày xưa)

Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ ? (VĐL)

Một ngày đầu tháng Tư (2001), tôi lên phi trường Charles de Gaulle đón một người bạn từ Việt Nam qua. Trên xe về Paris, anh ta hỏi : Cậu có nghe tin về Trịnh Công Sơn (TCS) ? Tôi gật đầu : mấy hôm trước, có người gọi dây nói cho hay Sơn vừa từ trần.

Anh bạn nói đám tang Sơn rất đông. Người ta ở đâu đổ về như kiến, chật cả đường phố. Quen có, lạ có. Không đủ chỗ đặt vòng hoa phúng điếu. Tôi nói với ông bạn : Như vậy, cái xứ của ông vẫn còn văn minh, vẫn còn thuốc chữa.

Đó là cái tin lạc quan nhất về Việt Nam mà tôi được nghe từ nhiều năm nay. Dostoievski nói : Cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại. C’est la beauté qui va sauver le monde. Bỏ công ăn việc làm , đến tiễn đưa một thi sĩ - TCS trước hết là một thi sĩ, tác phẩm TCS là những bài thơ phổ nhạc - chứng tỏ người ta còn nghĩ đến cái đẹp, người ta còn có tâm hồn.

Lê Minh Hạ - Tấm hình đi qua một phần tư thế kỷ

 

Có rất nhiều điều để nhớ, đã qua trong tấm hình này.

Khi Sài Gòn tiễn đưa một người vừa nằm xuống năm 2001 - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.  Đây là một trong ba cuộc tiễn đưa có đông người đi cùng nhứt sau 1975 ở Sài Gòn.

Trước đó là lần cả Sài Gòn và các nơi  đổ về đưa tiễn cố nghệ sĩ Thanh Nga (1978) và sau  đó 18 năm, là lần đưa tiễn diễn viên Lê Công Tuấn Anh (1996). Cả ba cuộc tiễn đưa đều khiến Sài Gòn rúng động, khi cả ba người nghệ sĩ nổi tiếng đều đi xa khi còn trẻ.

Nguyễn Hải Đông - Hình ảnh đám tang Trịnh Công Sơn

 

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất ngày 1 tháng 4 năm 2001.

Lúc đó có mình tui được phân công chụp hình đám tang nên trực suốt ở nhà nhạc sĩ. Nhóm quay phim cũng toàn tay máy tên tuổi lứa 30 lúc đó, anh Phạm Hoàng Nam, Trinh Hoan… Ngay cả báo đài cũng phải ở ngoài đầu hẻm chớ không đem máy vô nhà quay chụp gì.

Tui nhớ ba tui, họa sĩ Chóe, mang bức tranh sơn dầu vẽ chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tới viếng. Chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ba Chóe vẽ chỉ bằng một nét, tới cuối ghi hai chữ “hẹn gặp…” rồi ký tên.

Lê Đức Dục - Hôm nay, lại nghĩ về ông Trịnh...

 

Thế kỷ 20 của người Việt, với bom rơi đạn lạc, với chia ly và thống khổ, thật may mắn khi có một Trịnh Công Sơn.

Ông sinh ra để tiên cảm và hát về những vết thương (hình như rất khó lành) trên da thịt và tâm hồn của đất nước này.

Tôi thì tin rằng ông Trời sinh ra Trịnh Công Sơn như một món quà, không, không phải là quà, đó là cái duyên trong “vạn sự tùy duyên” của nước Việt.

Nguyễn Ngọc Chính - Có thể bạn chưa biết về Tháp Eiffel

 

Cho dù có đến đây để “nhìn tận mắt, rờ tận tay” tòa tháp cao sừng sững giữa thủ đô Paris hoa lệ, nhưng chúng ta vẫn chưa thể tự hào là người biết rõ Tháp Eiffel ngoài những thông tin đã được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng.   

Mọi người đều biết tên của ngọn tháp này được đặt theo tên của kiến trúc sư Gustave Eiffel. Biết vậy nhưng ông đồng thời còn là một nhà thầu, một nhà chuyên môn về các kết cấu kim loại và là một nhà khí tượng học.

Tuy nhiên, ông lại không phải là người sáng tạo ra công trình này, mà chủ nhân thực sự của bản vẽ ban đầu chính là hai đồng nghiệp của ông - Maurice Koechlin và Emile Nouguier.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 01.04.2025

 

Tin sáng

1. Tin hân hoan phấn khởi hồ hởi tưng bừng vui tươi lạc quan khí thế ngút trời nhất trưa nay là, cái thằng dùng gậy bóng chày đánh người đàn ông chở cháu bé ở Bình Dương dù chưa va chạm giao thông ấy, đã bị bắt tại Khánh Hòa. Cảnh sát hình sự Bình Dương ra tận Khánh Hòa đón lõng thằng này khi đang lái xe về lại nhà. 

Nhà cháu cà phê về và reo ầm lên khi thấy ảnh nó chân đeo lắc bạc ngoan ngoãn đứng cho công an... chụp hình. Trước đấy, năm nào đấy, ở Hà Nội cũng có vụ một thằng đi xe ô tô, cũng xuống dùng gậy bóng chày "tác động vật lý" vào người đi đường, thấy thiên hạ bảo, có khi cũng là thằng này. Dân Nghệ An vào tận Bình Dương mà đếch sợ ai thì nể thật.

"Tài xế Nguyễn Tiến Hải, 40 tuổi, quê Nghệ An bị tạm giữ tại Khánh Hòa. Sau khi đánh người, tài xế này đã đi từ Bình Dương hướng về quê".

Lưu Trọng Văn - Một thành phố bốn phương hội tụ

 

Trần Tiến từ Vũng Tàu xuất hiện với cái mũ kê-pi trên đầu. Mấy năm lại đây không lúc nào rời chiếc mũ. Người nghệ sĩ, thần tượng một thời của biết bao cô nàng xinh đẹp, đến chết cũng không muốn đánh mất hình ảnh của mình mà.

Một Trần Tiến kềnh càng lãng tử rậm rịt tóc râu… giờ thời gian và bệnh tật đã tước bỏ gần hết. Nhưng trời thương vẫn còn để lại giọng hát, và các cô nàng xinh đẹp thương vẫn “mắn đẻ” không ngừng cho ra đời những giai điệu mê đắm.

Mỗi lần gặp Trần Tiến là lại thòi lòi ra một bài hát mới. Trần Tiến không hỏi “bài này cậu nghe chưa nhỉ” vì làm sao mà nghe được khi nó vừa ra… lò.