dimanche 31 octobre 2021

Tôn Nữ Thu Dung - Trong mịt mù ký ức

 

Ký ức sâu đậm nhất còn lại sau rất nhiều năm là hình ảnh con bé áo nỉ đỏ chạy ào tới, ôm choàng sau lưng một người đàn ông mặc quốc phục, reo mừng( trước bao nhiêu đôi mắt ngạc nhiên của nhiều người lớn chung quanh): Ba về, Ba về … để rồi bàng hoàng khi không đánh hơi được cái mùi quen thuộc.

Con bé sững sờ buông tay ra, ngỡ ngàng kinh ngạc òa lên khóc khi người đàn ông quay lại hoàn toàn xa lạ: TỔNG THỐNG.

Tổng Thống đặt tay lên đầu con bé, nhẹ nhàng lay lay cái đuôi tóc bím ngắn ngủn:

Nguyễn Hồng Hải - Tản mạn về cụ Ngô Đình Diệm

 

Tất nhiên thế hệ 8X của tôi mà viết về cụ Ngô tổng thống thì thật là viễn vông, vì khi tôi sinh ra thì cụ đã mất được 22 năm rồi.

Thế nhưng cái tên Ngô Đình Diệm lại gắn với những năm học cấp 2 của tôi, mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi.

Chuyện là trong lớp tôi lúc đó có một bạn tên Ngô Đình Duy. Một hôm bạn được giáo viên gọi lên trả bài, vì lý do gì đó mà bạn lại không thuộc. Tôi vẫn nhớ khuôn mặt tức giận của thầy giáo quát vào mặt đứa trẻ mới lớp 6 rằng: “Mày có phải con cháu gì với Ngô Đình Diệm không?”

Khiết Nguyễn - Sự khác biệt giữa hai dân tộc: Số phận và định mệnh

 

Tôi có một anh bạn người Hán Thành, Đại Hàn Dân Quốc. Anh từng phục vụ tại Việt Nam với tư cách một cán sự kỹ thuật chuyên dạy nghề cho các hồi chánh viên từ năm 1969 đến 1971. Chúng tôi liên lạc lại với nhau vào năm 1993.

Gần đây, anh ta có tâm sự với tôi như sau. Việt Nam Cộng Hòa ở trong thời chiến, phải chiến đấu để chống lại làn sóng xâm lăng của giặc cộng, thế mà lại có hai tổng thống hết sức hiền đức.

Anh ta nói rằng dưới thời Tổng Thống Phác Chính Hy, quân đội đặt súng đại liên giữa ngã tư trong thủ đô Hán Thành, đứa nào đi biểu tình mà xâm nhập các khu cấm là bị bắn gục tại chỗ.

Nguyễn Xuân Diện - Ông Ngô Đình Diệm, một người yêu nước

 

Hôm nay 1/11, giỗ Ông Ngô Đình Diệm. Ông là một nhân vật lịch sử. Lịch sử sẽ phán xét rất công bằng về ông ấy. Tôi không phải là sử gia nên không dám lạm bàn.

Nhưng ông ấy là một người yêu nước (điều này ông Hồ Chí Minh nói). Và ông rất thiết tha với cội nguồn văn hóa dân tộc. Điều này ai cũng biết.

Suốt thời ông làm Tổng thống, và suốt thời gian tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa thì phần mộ của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, bố của Ông Hồ Chí Minh được chăm sóc và tôn tạo chu đáo, đèn nhang đầy đủ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 31.10.2021


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.10.2021


 

samedi 30 octobre 2021

Trung Quốc tự cô lập, Tập Cận Bình vắng mặt suốt hai năm trên trường quốc tế


Đăng ngày:

 

Trong khi thế giới mở cửa trở lại, thì Trung Quốc tự đóng cửa. Tập Cận Bình không đến Roma ngày 30 và 31/10 để tham dự thượng đỉnh G20 cũng như không đi Glasgow từ 01-12/11 dự hội nghị khí hậu thế giới COP26. Tương tự đối với Senegal, nơi diễn ra thượng đỉnh Trung Quốc-Châu Phi cuối tháng 11. Tại châu Âu, ngoại trưởng Vương Nghị sẽ thay mặt ông.

Đã tuyên bố chiến thắng virus, ông Tập phải tiếp tục Zero Covid

Đỗ Hoàng Diệu - Bác sĩ giỏi, xin đừng làm lãnh đạo

 

Ông Tuấn tim bị khởi tố, rất nhiều người giận - thương - tiếc. Nhưng có vẻ giận chỉ một chút, còn thương- tiếc trùng trùng dằng dặc.

Bà Đoan Trang nhà báo sắp bị đưa ra xét xử, không nhiều người (dám) bàn, trừ đơn vị hồng vệ binh được nhà nước trả lương để căm hờn và chửi rủa.

Dễ hiểu vì sao ông Tuấn được dân giận dân thương dân tiếc. Bởi nghề nghiệp của ông trực tiếp tác động đến sức khỏe, thậm chí tính mạng con người. Những việc bà Trang làm từ xưa đến giờ, tác động của chúng lên dân chúng có vẻ mơ hồ.

Trần Phi Tuấn - Quán nhậu bán mồi, không bán bia

 

Cho bán mồi không cho bán rượu bia. Có vẻ như cái thời những năm 1990 đã quay lại!

Thời đó, mới dò dẫm “kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường" cho nên cái gì cũng “dò đá qua sông”, thí điểm, thử nghiệm, vì sợ bung ra, không kiểm soát nổi. Nền kinh tế trên đỉnh cao chỉ huy đã ăn sâu mấy chục năm, dễ gì thay đổi.

Cho nên, quyền trao cho Chủ tịch tỉnh, thành phố về việc cấp phép thành lập doanh nghiệp. Mà ngài chủ tịch thì trăm công ngàn việc, muốn chắc ăn thì hỏi các ban ngành, sở, quận huyện. Đến lượt chủ tịch quận lại hỏi các ban bệ của mình, và ông chủ tịch phường. Phường lại hỏi tổ dân phố, rồi ban bệ của mình.

Huy Đức - Sài Gòn đừng sợ

 

Số ca tử vong ở Sài Gòn hôm qua đã “chọc thủng đáy 30”, còn 27. Số ca thở máy xâm lấn còn 237, so với con số 995 (mức trung bình/ngày của tuần lễ từ 13-9-2021, tuần lễ cao nhất là hơn 2.700 ca). Tuy nhiên, Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh  vẫn không dám quyết đoán để mở cho hợp lý.

Rõ ràng là Covid-19 vẫn còn là một đe dọa, việc gửi một thông điệp đúng đắn tới công chúng là cần thiết, nhưng thay vì đưa ra các cảnh báo thẳng thắn, Chính quyền lại toan tính những quy định không dựa trên cơ sở khoa học nào.

Đã cho mở quán ăn sao lại cấm rượu bia; tại sao café trong phòng kín thì được mà café ở những quán ăn ngoài trời (như Café 30-4) lại cấm…

Hà Huy Sơn - Chống tham nhũng hay là nuôi tham nhũng

 

Chống tham nhũng nhưng lại hạ thấp pháp luật, coi pháp luật là thứ yếu. Không thiết kế để ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ chống tham nhũng.

Chẳng hạn như: Chưa ban hành Luật kê khai tài sản của công dân. Vì quan chức phải kê khai tài sản nhưng người thân của họ không phải kê khai tài sản thì Luật phòng, chống tham nhũng quy định quan chức phải kê khai tài sản cũng như không.

Hay Luật thanh toán qua ngân hàng và sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Mở rộng phạm vi khởi kiện hành chính cho đến cấp cao nhất trong bộ máy nhà nước chứ không chỉ hạn chế đến cấp Bộ trưởng như hiện nay. Luật bổ nhiệm, công chức viên chức ...

Nguyễn Thông - Phiên tòa Thới Lai (2)

 

Sau này, nếu ai viết về lịch sử tư pháp Việt Nam chớ có quên phiên tòa Thới Lai. Gắn cho nó màu gì, tùy người biên chép. Chỉ có điều nó rất buồn cười, thậm chí giống trò đùa.

Ai đời, như tường thuật của báo Tuổi Trẻ hôm 27.10, ngày đầu phiên xử Báo Sạch, tòa cho biết bị cáo Thắng đang ở Hà Nội có đơn xin vắng mặt, đã làm cam kết chấp nhận mọi phán quyết của tòa. Hỏi tại sao không triệu tập bị cáo vào, tòa bảo do hoàn cảnh, nhất là đang có dịch…

Đúng là đùa, giống như học trực tuyến, giờ bắt chước xử trực tuyến chăng. Đường bay đã nối lại, đã “cuộc sống bình thường mới”, khó gì việc đưa đương sự vào. Nhưng tòa cứ thích xử vắng mặt, làm gì nhau.

Nguyễn Thông - Phiên tòa Thới Lai (1)

 

Mấy hôm nay, địa danh Thới Lai được người ta nhắc đến. Nếu không có phiên tòa cấp huyện, tôi dám chắc người xứ An Nam này chả mấy ai biết Thới Lai.

Có khi mấy ông bà hơi già già còn nhầm thành Phù Lai, nói ở Thừa Thiên-Huế, bởi từng thuộc “Mà đất Phù Lai vẫn tốt cà”, hoặc nghĩ nó ở Bến Tre, “Thới Lai, Thới Thuận liền hai trận/Ba bốn nghìn quân, bảy máy bay”. Nếu hỏi mấy thí sinh săn tiền “Ai là triệu phú” rằng Thới Lai ở đâu, có khi 99% hết cả 4 quyền trợ giúp vẫn tắc tị.

Thới Lai là một huyện của Cần Thơ. Đất Nam Bộ nhiều vùng kiêng húy theo quy định triều Nguyễn, nên Thái bị đổi thành Thới. Thới Lai, Thới Bình, Thới An, Bình Thới…

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.10.2021


 

jeudi 28 octobre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Tưởng thưởng và cống hiến

 

Trận dịch vừa qua (và đang diễn ra) làm cho hơn 20.000 người chết và hàng triệu người khốn đốn. Cho đến nay, mỗi ngày vẫn có hàng trăm người chết do dịch, hay có liên quan đến dịch.

Trong bối cảnh như vậy mà tổ chức lễ tặng thưởng và tung hô với nhau về 'thành tích chống dịch' có vẻ không phải đạo chút nào.

Chức năng xã hội của tưởng thưởng là một hình thức ghi nhận sự cống hiến của một cá nhân hay tập thể. Hai chữ quan trọng ở đây là 'cống hiến'. Cống hiến khác với đóng góp. Nhưng có những tưởng thưởng đi lệch khỏi lý tưởng cống hiến.

Nguyễn Đình Ấm - "Huân chương như nắp bia, bằng khen như bươm bướm"

 

Ai để ý sẽ thấy số doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thành tích, danh hiệu nọ, kia nhiều hơn số doanh nghiệp tư nhân. Số doanh nghiệp nhà nước có điều kiện làm ăn thuận lợi, kinh tế khá có nhiều thành tích, danh hiệu hơn số doanh nghiệp,cơ quan điều kiện khó khăn.

Xem ra là như thế này: doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần thành tích, danh hiệu để lãnh đạo dễ lên chức, lên lương, vào trung ương, quốc hội, thăng tiến. Doanh nghiệp được ưu đãi thuế má, vay vốn, cán bộ nhân viên được phê duyệt lương, thưởng ở mức cao…Còn doanh nghiệp tư nhân hầu hết chỉ cần lời lãi.

Ở doanh nghiệp, cơ quan nhà nước thuộc quy mô nhất định trở lên đều có bộ phận, người phụ trách thi đua, khen thưởng(TĐKT).Ở trung ương có Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương to vật với những vụ nọ, vụ kia.

Nguyễn Hưng Quốc - Những nhà văn khác chiến tuyến

 

Trong hai năm 1979 và 1980, tôi có dịp gặp Chế Lan Viên (1920-1989) vài lần tại Sài Gòn. Có lần, tôi nghe ông kể chuyện Võ Phiến từ Mỹ viết thư về cho con, trích hai câu Kiều: “Thôi thôi còn nói chi con / Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người” và khen tùy bút, và đặc biệt phiếm luận, của Võ Phiến xuất sắc, “nhất Việt Nam”, hiếm có người địch lại được.

Năm 1985, vượt biên thoát và sang Pháp định cư, trong một bài viết đăng trên Quê Mẹ, tôi có nhắc lại chuyện ấy. Võ Phiến thích và dùng ngay lời khen ấy để quảng cáo cho các tập Tùy bútTạp luận mới được nhà Văn Nghệ tái bản tại Mỹ.

Sau này, giao thiệp với Võ Phiến nhiều, tôi biết ông thích không phải chỉ vì nội dung của lời khen mà vì lời khen ấy xuất phát từ một người có nhiều ân nghĩa với ông từ trước năm 1945.

Trần Trung Đạo - Bảy đảo nhân tạo Trung Cộng và lý do Tập phải xây nhanh

 

Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9, 2015, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa.”

Trong lúc Tập mặt dày nói dối trước thế giới, các mục tiêu quân sự hóa Biển Đông gần hoàn tất.

Từ 2013, Trung Cộng lợi dụng chính sách đối ngoại hòa hoãn của tổng thống  Barack Obama, đã tiến hành xây dựng bảy đảo nhân tạo tại các bãi đá họ chiếm được trên Biển Đông, với ý định biến các nơi này thành các căn cứ quân sự.

Mai Bá Kiếm - Quy định 37 nghiêm hơn Luật Phòng chống tham nhũng?

 

Tổng Bí thư vừa ký ban hành Quy định 37 về những điều đảng viên không được làm. Trong đó có mấy điều cấm mới: Không được nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định, không can thiệp để con cái du học bằng tiền tài trợ.

Quy định này rất khắt khe so với lời của Tổng bí thư đã tâm tư với cử tri quận Cầu Giấy (Hà Nội) chiều 17/6/2018: “Kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm, bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân”.

Tuy “khó và nhạy cảm”, nhưng khi chỉ đạo công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng ngày 26/04/2020, Tổng Bí thư lại kiên định: “Không để lọt vào trung ương cán bộ kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà đất, tài sản không nguồn gốc”.

Lưu Trọng Văn - Mong Tổng bí thư nói lại cho rõ tình hình Đất nước thế nào để an Dân


Việc Quốc hội tranh luận đề xuất của ai đó mua máy bay thành lập lực lượng không quân của cảnh sát, làm gã một thường Dân tin vào những lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bàng hoàng ngạc nhiên.

Chuyện gì vậy? Phải chăng có ai đó đang phản bác Tổng bí thư kính mến của đảng ư?

Tổng bí thư rất nhiều lần khẳng định chưa bao giờ Đất nước ta phát triển vững mạnh và ổn định chính trị, được toàn Dân tin yêu như hiện nay.