Affichage des articles triés par date pour la requête Trung Quốc, cường quốc quen thói cưỡng bức. Trier par pertinence Afficher tous les articles
Affichage des articles triés par date pour la requête Trung Quốc, cường quốc quen thói cưỡng bức. Trier par pertinence Afficher tous les articles

vendredi 27 janvier 2023

Nguyễn Hồng Lam - Nghiêm túc về một chuyện thị phi

 

Từ đầu thập niên 1980, chương trình “Chuyện trong nhà ngoài phố” phát mỗi tối thứ Năm hàng tuần đã trở thành một “đặc sản” của Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh - HTV.

Về bản chất, nó là các tiểu phẩm sân khấu hài. Mỗi câu chuyện là một vấn đề thường gặp trong đời sống xã hội. Nội dung không lớn lao, không to tát, rất gần gũi nhưng đáng suy nghĩ, nhất là trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi người, và nhất là trong va chạm đời sống ở đô thị.

Kịch bản “Chuyện trong nhà ngoài phố” là một sự pha trộn giữa chính kịch và hài kịch. Nó không nhắm đến lập thuyết, không tạo ra tranh luận xã hội gay gắt, không cố đi tìm các triết lý thâm sâu mà chủ yếu khai thác tình huống, dùng chi tiết hài hước, tình tiết chệch chuẩn, lệch pha tạo ra tiếng cười…

jeudi 29 avril 2021

Bắc Kinh chống Mỹ, người châu Á chống Trung Quốc


Đăng ngày:


Hiếm khi tổng thống Mỹ phải chờ đến phút chót mới biết được khách có nhận lời mời hay không. Nhưng điều này đã xảy ra với Biden : mãi đến 21/04, một ngày trước cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu do ông tổ chức, Trung Quốc mới loan báo sự tham gia của Tập Cận Bình.

Chiếc nón cao bồi của Đặng Tiểu Bình giờ chỉ còn trong hoài niệm

lundi 27 janvier 2020

Virus siêu nhỏ làm điêu đứng Trung Quốc 1,4 tỉ người của Tập Cận Bình

Toàn bộ phi hành đoàn đều mang khẩu trang tại sân bay quốc tế Phố Đông (Pudong), Thượng Hải ngày 27/01/2020.
Đăng ngày:

Thế nên một con virus độc hại siêu nhỏ có thể đe dọa an ninh của quốc gia khổng lồ Trung Quốc với 1,4 tỉ dân. Bài học này cũng dành cho những xã hội tự do : sự minh bạch chính là vũ khí tốt nhất để đối phó với tin đồn và hỗn loạn.

Hoảng loạn trong các thành phố ma ngày Tết

Les Echos trong bài « Trung Quốc huy động tổng lực trước nạn dịch đang tăng vọt » mô tả một Trung Quốc tự giam hãm khi bước vào năm Canh Tý, không tiếng pháo cũng như múa lân, múa rồng.

vendredi 6 septembre 2019

Trung Quốc tẩy não trẻ em Duy Ngô Nhĩ từ tiểu học để đồng hóa

Người Duy Ngô Nhĩ bị giám sát nghiêm ngặt trên đường phố Kashgar, Tân Cương. Ảnh chụp ngày 23/03/2017.

Trang nhất Libération hôm nay 06/09/2019đăng ảnh các trẻ em Duy Ngô Nhĩ với dòng tựa lớn « Trung Quốc đang đày đọa các em này », và dành bốn trang báo khổ to để tố cáo tình trạng « Người Duy Ngô Nhĩ bị giam hãm từ lúc mới đến trường ».

Bài xã luận của Libération mang tựa đề « Không thể dung thứ », đặt câu hỏi, có ai biết được trẻ em bị tách khỏi cha mẹ đang bị cải tạo, chỉ vì là người Duy Ngô Nhĩ ? Ai biết được chính quyền Trung Quốc đã phá vỡ cơ cấu gia đình, khi buộc con cái phải tố cáo khi thấy cha mẹ cầu nguyện hoặc ăn chay ? 

Nếu tình trạng của người Tây Tạng gây xúc động cho cộng đồng quốc tế, thì việc người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp lại không được quan tâm. Tệ hơn nữa, để giữ quan hệ (chủ yếu là kinh tế) với Bắc Kinh, chủ đề này không được nhắc đến trong các cuộc họp song phương, đa phương.

samedi 28 octobre 2017

Giấc mơ Trung Hoa, ác mộng thế giới

Tổng bí thư Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc, thông báo thành phần Ban Thường vụ Bộ Chính trị ngày 25/10/2017.

Tác giả Christian Makarian trên L’Express tuần này khi viết về Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 đã nhận định « Giấc mơ Trung Hoa, ác mộng cho thế giới ». Bài viết mô tả, hàng ngàn đại biểu Đảng bỗng xuất hiện như từ trong quá khứ, với những nụ cười giả tạo và cờ đỏ rợp trời, chẳng khác nào thời kỳ chủ nghĩa cộng sản làm mưa làm gió.

Trong khung cảnh hoành tráng này, vẫn phải đặt ra câu hỏi về tương lai của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Tập Cận Bình, Trung Quốc « sẽ có một chỗ đứng trung tâm trên trường quốc tế ».

Không ai nghi ngờ về điều đó, nhưng tất cả vấn đề đều nằm ở đây. Với dân số 1,4 tỉ người, sự « thành công » của Trung Quốc có liên quan đến toàn thế giới. Tập Cận Bình đã tuyên bố trước các đồng chí đang đứng im phăng phắc như tượng: « Chúng ta ngày nay có khả năng hơn bao giờ hết để thực hiện mục tiêu đại phục hưng quốc gia ». 

samedi 15 juillet 2017

Trung Quốc có thể làm bá chủ thế giới ?

Quân đội Trung Quốc tại cảng quân sự Trạm Giang, Quảng Đông ngày 11/07/2017.

Mùa hè đến, trang bìa các tuần báo Pháp được dành cho những đề tài nhẹ nhàng. L’Obs nói về cách « Ăn uống tốt hơn », Le Point dành hẳn cho chuyên đề New York, còn L’Express mô tả « Cuộc sống mới thường nhật tại điện Elysée » của tân tổng thống Emmanuel Macron. Liên quan đến châu Á, hồ sơ của Le Courrier International tuần này đặt câu hỏi « Trung Quốc, bá chủ thế giới ? ».

Trong một thế giới bất định mà nước Mỹ đang dần dà rút lui, Trung Quốc bỗng dưng có vẻ đáng tin và biết điều hơn. Cam kết về khí hậu, rồi đến dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ dọc theo « Con đường tơ lụa mới », Tập Cận Bình sẽ là người đứng đầu một đất nước viễn kiến, một mô hình mới cần phải theo ?

Trump đã nhường đại lộ thênh thang cho Tập

mercredi 6 juillet 2016

Cánh tay mặt của Hồ Cẩm Đào bị Tập Cận Bình «đả hổ»

Ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) nguyên phó chủ tịch Toàn quốc Chính hiệp Trung Quốc trong một hội nghị tại Bắc Kinh ngày 11/03/2013.

Bài viết « Án chung thân cho một người thân tín của Hồ Cẩm Đào » trên báo Le Monde chú ý đến sự kiện ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), cố vấn của cựu chủ tịch Trung Quốc từ 2007 đến 2012, bị kết tội tham nhũng. Theo tờ báo, điểm yếu của Lệnh Kế Hoạch là gắn liền sự nghiệp chính trị với sự thăng tiến của một người duy nhất.

Lệnh Kế Hoạch vốn là khuôn mặt quen thuộc với khán giả truyền hình Trung Quốc, vì là cánh tay mặt của chủ tịch nước nên thường xuyên xuất hiện bên cạnh ông Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao). Nhưng hôm 04/07/2016, đứng giữa hai công an viên để nghe tuyên án : ông đã xuất hiện trong một phiên tòa « đả hổ » đình đám mới.

samedi 20 juin 2015

Trung Quốc, cường quốc quen thói cưỡng bức

Trực thăng bay theo đội hình trên bầu trời Bắc Kinh, chuẩn bị lễ kỷ niệm kết thúc Đệ nhị Thế chiến, 12/06/2015.
Đăng ngày 19-06-2015

Trong bài phân tích mang tựa đề « Trung Quốc, (siêu) cường cưỡng bức », thông tín viên nhật báo Le Monde tại Bắc Kinh nhận định, nền kinh tế thứ nhì thế giới và có ngân sách quốc phòng cũng thứ nhì thế giới, Trung Quốc của Tập Cận Bình đang ở thế tiến công.
Từ dự án « Con đường tơ lụa », nhằm trang bị cơ sở hạ tầng cho Đông Nam Á và Trung Á, những món tín dụng khổng lồ hứa hẹn cho các nước châu Phi và châu Mỹ la-tinh, cho đến việc thành lập các định chế cạnh tranh như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), Trung Quốc đang khẩn trương tiến hành sách lược ngoại giao kinh tế với nhiều mục tiêu chiến lược khác nhau. Cùng với việc tăng tốc hiện đại hóa quân sự, và chủ nghĩa đại quốc trắng trợn tại Biển Đông, sự tả xung hữu đột này khiến người ta phải đặt ra câu hỏi, siêu cường Trung Quốc mang lại được những gì.

lundi 7 avril 2014

Phạm Chí Dũng: Phản kháng xã hội bắt đầu lan rộng!

Biểu tình chống khai thác titan ở Ninh Thuận

“Đả đảo!”

Không gian Việt Nam đã không còn quá hiếm tiếng hô “Đả đảo!”. Nửa cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 thậm chí còn vang dội tiếng thét “Đả đảo quân giết người!”“Đả đảo chính quyền!”.
Kết quả tệ hại mà một chính quyền tạo dựng được là khiến cho tiếng thét phản kháng biến vọt từ cá nhân đến nỗ lực đồng thanh tập thể.
Nhưng khác với những cuộc biểu tình tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm xử luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vào cuối năm ngoái, giờ đây làn sóng “đả đảo” đang lan rộng ra các thành phần khác - những nạn nhân của chính quyền nhưng không hề mang tố chất chính trị.

mercredi 29 mai 2013

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Quốc hội Việt Nam là của ai?


Toàn cảnh phiên khai mạc Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 20/05/2013.
Bài đăng : Thứ hai 27 Tháng Năm 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 27 Tháng Năm 2013 

Gần đây vào ngày 23/05/2013 báo chí Việt Nam đã đồng loạt đưa tin là báo chí sẽ không được tham dự các phiên họp của Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu để miễn nhiệm và bổ nhiệm các chức danh Bộ trưởng Tài chính, Tổng kiểm toán Nhà nước, cũng như phiên Quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc chuẩn bị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.

Vì sao Quốc hội là cơ quan dân cử cao nhất nhưng lại không cho báo chí tham dự các phiên thảo luận ? Sự kiện thiếu dân chủ này lại diễn ra vào lúc lần đầu tiên Quốc hội tổ chức việc bỏ phiếu tín nhiệm.
Chúng tôi đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh.


Nhà báo Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
27/05/2013
by Thụy My
RFI : Thưa anh, sự kiện báo chí Việt Nam không được dự các phiên thảo luận của Quốc hội, theo anh thì có phải do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sợ lộ các thông tin bí mật liên quan đến việc bỏ phiếu tín nhiệm các nhân vật trong chính phủ ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Về vấn đề này tôi cũng đang đặt câu hỏi. Tại sao báo chí lại không được tham dự những phiên họp thảo luận trong buổi đầu tiên trong lịch sử Quốc hội tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm như vậy. Đối với một cơ quan dân cử cao nhất như Quốc hội, việc không cho báo chí tham dự là một biểu hiện thiếu dân chủ một cách lạ lùng.

Tôi viện dẫn một câu trả lời chính xác và đơn giản nhất cho câu hỏi trên, là ý kiến của ông Nguyễn Minh Thuyết. Ông Thuyết nguyên là đại biểu Quốc hội, ý kiến của ông Thuyết như thế này : Quốc hội chỉ họp kín trong một số trường hợp, thường là để bàn những việc liên quan đến bí mật quốc gia. Còn bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước không thuộc phạm vi bí mật quốc gia.

Ở những khóa Quốc hội trước, ông Nguyễn Minh Thuyết đã từng là một nghị sĩ nổi bật về nhiều ý kiến đóng góp và phản biện sắc sảo, điều mà tất nhiên không phải tất cả 500 đại biểu quốc hội đều có đủ dũng khí nói ra một các thẳng thắn và công tâm.

RFI : Nhưng thưa anh, khi cấm báo chí tham dự những phiên họp có nội dung không bí mật, thì chủ trương dân chủ hóa và công khai hóa của Quốc hội sẽ ra sao ?