vendredi 11 novembre 2022
Ngô Nhân Dụng - Cộng Hòa thắng nhưng không thắng lớn
Đảng Cộng Hòa sẽ kiểm soát Hạ viện sắp tới, những người ủng hộ tổng thống Trump chiếm đa số.
Đáng lẽ đảng Cộng Hòa phải đại thắng trong cuộc bỏ phiếu ngày 8 tháng 11. Trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của một tổng thống, đảng đối lập thường chiếm ưu thế.
Thời Bill Clinton năm 1994, Đảng Dân Chủ mất 54 ghế ở Hạ viện; năm 2010 Barack Obama mất tới 63 ghế. Uy tín tổng thống Joe Biden đang xuống thấp, chỉ được 43% dân chúng ủng hộ, 55% chống, theo cuộc nghiên cứu dư luận của nhật báo Wall Street Journal. Đáng lẽ đảng Cộng Hòa phải chiếm thêm ít nhất 60 ghế dân biểu, nhưng chưa đạt được một phần ba.
Tạ Duy Anh - Tư hữu cấp nhà nước
“Nhà nước tư hữu” là một thuật ngữ quá quen thuộc, nhất là với những ai suốt thời trẻ phải học môn chính trị, mà nếu so sánh chỉ có thể dùng hình ảnh một người cứ mãi phải nhai mớ giẻ rách!
Nhưng cách nay hơn 30 năm, thầy tôi, Phạm Vĩnh Cư, trong một giờ giảng bài, đã ngẫu hứng nói với chúng tôi rằng: “Nguy hiểm nhất là khi Nhà nước bị biến thành kẻ tư hữu khổng lồ”.
Ngừng một lát, như không kìm nén được, thầy nói thêm: “Thể nào các em cũng thấy điều đó trong đời mình”.
Nguyễn Thông - Sảy nảy ung
Ấy là tôi muốn nói vụ “nơi sinh” liên quan đến mẫu hộ chiếu mới, đang được Bộ Công an trần tình giãi bày trước quốc hội, được các ông bà nghị bàn ra tán vào, mười rằm cũng ư mười tư cũng gật.
Chắc rồi cũng biểu quyết thông qua, nhất trí cao trong vài ngày nữa. Chẳng có ai dám mở mồm đặt lại vấn đề tại sao lại thế, tìm ra căn nguyên của lỗi hệ thống này, tìm biện pháp xử lý sai phạm cho tử tế.
Thôi, cứ nói ngắn gọn toạc móng lợn như thế này:
Nguyễn Thành Phong - Thắng cuộc và suy vong
Hai năm, 1996 và 1997, tờ Văn nghệ Trẻ chúng tôi có làm cuộc bình chọn 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ở các lĩnh vực, từ chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục, nghệ thuật, thế thao...
Mười gương mặt này được xếp theo thứ tự chữ cái tên riêng, nên gọi là "Alphabet Trẻ Việt Nam" và được giới thiệu trên số báo Tết âm lịch năm tiếp theo đó. Cuộc bầu chọn rất được chú ý, dù Văn nghệ Trẻ chỉ là một tờ báo văn chương dành cho giới trẻ ra đời với giấy phép là đặc san của tờ Văn nghệ (già). Sau rồi, khi các nhân sự ban đầu của Văn nghệ Trẻ dần rời đi, thì cũng thôi bình chọn.
Đầu năm 1998, chúng tôi ngồi với nhau để bình chọn các gương mặt của năm 1997. Nhà báo Yên Ba đề cử nhà báo Huy Đức cho hạng mục báo chí tiêu biểu. Và tất cả thống nhất rất nhanh.
Trần Mạnh Hảo - Nhà văn Lê Lựu đã bán linh hồn cho ai?
(Bài viết năm 2012)
Vừa rồi, tôi, kẻ viết bài này gọi điện thoại thăm nhà văn Lê Lựu, sau khi báo chí phỏng vấn ông, hỏi vì sao một nhà văn lớn như ông mà bị trượt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm 2012 mới công bố.
Ông cười với nhà báo và cả cười với tôi: “Chuyện nhỏ, ông quan tâm làm gì, ở đâu, đến ngay làm vài ly với tớ”. Khi biết tôi đang ở Sài Gòn, Lê Lựu bồn chồn, rằng “Thời trẻ tụi mình nghèo kiết xác, cà lơ phất phơ cả với nhau mà vui quá ông nhỉ? “
Tôi biết Lê Lựu đang buồn, không phải buồn vì bệnh tật hay không được giải thưởng to cỡ 300.000.000 đ, mà buồn vì nhân tình thế thái, buồn vì đời nay tệ quá, tàn quá, xuống cấp quá, tha hóa quá, phi nhân quá. Hãy xem ông trả lời tờ báo An Ninh Thế giới số 1093 ra ngày 10-9-2011 của ông trung tướng công an Hữu Ước theo blog Nguyễn Thông:
Phan Thế Hải - Lê Lựu, cuộc đời không đẹp như điếu văn
Vừa chạy từ Bình Dương về Sài Gòn, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết tin Nhà văn Lê Lựu đã ra đi.
Trên các trang cá nhân, có nhiều bài viết về ông. Có hàng triệu người yêu văn chương nhớ đến ông với những tác phẩm văn học để đời: Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông; Mở rừng, Đại tá không biết đùa, Chuyện làng Cuội…
Cũng chỉ vì đọc những tác phẩm đó mà tôi thần tượng ông, coi ông là vĩ nhân, ít nhất là trong giới văn chương. Rồi tôi cũng có cơ hội được gặp ông, con người thực, trong đời thực khi ông đã ở tuổi xế chiều. Một buổi chiều cách đây ngót hai chục niên, anh bạn Tuan Tran gọi tôi, rủ cùng đi đến Trung tâm Văn hóa Doanh nhân của Nhà văn Lê Lựu để tìm hiểu cơ hội hợp tác.
Nguyễn Quang Thiều - Tác giả "Thời xa vắng" đã ra đi
Chiều nay, nhà thơ Trần Đăng Khoa gọi điện thông báo cho tôi nhà văn Lê Lựu đã trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà: huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 85 tuổi.
Nhà văn Lê Lựu là tác giả của những tác phẩm làm rung động đời sống văn học Việt Nam như: Mở rừng, Đại tá không biết đùa, Sóng ở đáy sông, Chuyện làng Cuội, Một thời lầm lạc, Thời xa vắng...
Tiểu thuyết "Thời xa vắng" là một tác phẩm lớn với thông điệp : Con người chỉ là người đúng nghĩa khi họ được sống là chính họ chứ không phải sống bằng những cái (hay) những giá trị của người khác.
Bông Lau - Nga và Iran nói láo
Cuối cùng, sau một thời gian chối bai bải là “không cung cấp máy bay drone Shahed 136 cho Liên Bang Nga” để tiến hành chiến tranh khủng bố tàn phá cơ sở hạ tầng của dân sự ở Ukraine. Iran vào ngày 5 tháng 11 đã thú nhận gởi loại máy bay không người lái kamikaze này cho Nga.
Tuy nhiên Ngoại Trưởng Iran Hossein Amirabdollahian vẫn ngụy biện, tuyên bố là Iran cho Liên Bang Nga mấy chiếc drone này “trước khi cuộc chiến xảy ra”. Nghe có xuôi tai hong nè?
Trước đó một tuần. Đại Sứ Iran ở Liên Hiệp Quốc, Amir Saeid Iravani, vẫn giãy giụa bù lu bùa loa quả quyết vị trí “trung lập” của Iran đối với cuộc chiến tranh xâm lược của Vladimir Putin. Ông Đại Sứ cho rằng lời cáo buộc của Tây phương về mấy chiếc Shahed 136 là “vô căn cứ” (totally unfounded).
Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 260, 10-11-2022
1. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW, việc quân Nga phải rút lui khỏi Kherson là điều tất yếu, chứ không phải đang tìm cách lừa quân Ukraina vào một cái bẫy như một số nguồn tin lo sợ. Bởi đó là kết quả của một chiến dịch mà phía Ukraina đã chuẩn bị kỹ lưỡng và bắt đầu từ cuối tháng Tám: "bào mòn sinh lực địch, gây thật nhiều tổn thất cho đối phương với cái giá thấp nhất có thể, khiến cho chúng bắt buộc phải rút chạy mà không cần tổ chức những trận đánh lớn”.
Russian withdrawal from west-bank Kherson Oblast unlikely to be a trap - @TheStudyofWar
— Euromaidan Press (@EuromaidanPress) November 10, 2022
The way Russia had been preparing for a withdrawal is incompatible with a campaign to deceive Ukrainian troops. Any fighting will be a means for withdrawal, ISW sayshttps://t.co/AptkHSGt1M pic.twitter.com/vhi0hthMzq
mercredi 9 novembre 2022
Phạm Chu Sa - Duyên Anh và Thương Sinh, hai tính cách đối nghịch trong một con người
Nhà văn Duyên Anh tên thật Vũ Mộng Long, sinh năm 1935 tại Thái Bình - Bắc Việt, di cư vào Nam năm 1954. Anh là khuôn mặt khá đặc biệt của 20 năm văn học miền Nam.
Một số nhà phê bình gọi anh là hiện tượng văn học, do sách anh bán rất chạy, lượng độc giả rất lớn - kể cả người không tiền mua, phải thuê sách Duyên Anh đọc...Tôi không đồng ý với nhận xét này, bởi hiện tượng thì nhất thời, bùng lên rồi tắt, nhưng tài năng văn chương của Duyên Anh đã được khẳng định, đọng lại trong lòng người đọc nhiều thế hệ.
Trong tác phẩm “Duyên Anh - Tuổi trẻ mộng và thực”, nhà phê bình Huỳnh Phan Anh cũng nhắc đến từ “hiện tượng”. Nhưng mấy năm trước gặp Huỳnh Phan Anh, tôi nhắc lại, anh bảo, ừ đúng rồi, bấy giờ Duyên Anh mới 35, 36 tuổi, sách bán chạy không thua truyện Quỳnh Dao, chẳng hiện tượng là gì? Sau này thì khác…
Cù Mai Công - Mon men lên Sài Gòn, sống cùng Sài Gòn hơn nửa thế kỷ
Khu Ông Tạ bên cạnh Sài Gòn 3, Sài Gòn 10 – cách gọi trước 1975, tức quận 3, quận 10, Sài Gòn. Tuy nhiên, nếu đi từ ngã ba Ông Tạ, theo đường Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám) lên trung tâm Sài Gòn, cụ thể là chợ Bến Thành phải bốn, năm cây số.
Tôi bắt đầu mon men lên khu vực trung tâm Sài Gòn từ hồi tám, chín tuổi gì đó. Lúc ấy, chưa rành đi xe đạp và cũng chưa có xe đạp riêng.
Con nít tiểu học lúc đó hay đọc truyện tranh Lúc Ky Lúc Ke (Lucky Luke), Bát Man (Batman), Tin Tin (Tintin), Tề Thiên Đại Thánh, Tí Hon thần lực, Phan Tân – Sĩ Phú, Chú Thoòng, Con quỷ truyền kiếp… Hồi 1970, tôi học lớp Ba, tám tuổi, vừa đọc hơi sõi. Thằng Ngọc, con bà Sáu đầu hẻm Chùa Khánh Thiền, người Nam cố cựu cả trăm năm vùng này chỉ tôi lên chỗ bán sỉ truyện tranh trên Sài Gòn.
Phan Châu Thành - Ép Ukraina đàm phán ? Tỉnh lại đi các bạn !
Anh em "tôi không ủng hộ ai nhưng..." giờ này vẫn đi mơ mộng là "EU, Mỹ... yếu rồi, sẽ ép Ukraina phải đàm phán hòa bình, nhượng lãnh thổ để chấm dứt chiến tranh" chiều theo ý Putin.
Các bạn vẫn chưa tỉnh ra à ? Sẽ chẳng có đàm phán, nhượng bộ nào từ phía Ukraina hết ngoài việc Nga phải rút quân, trả lại tất cả các vùng đang chiếm, quay về biên giới năm 1991. Có vậy. Còn Nga chưa chịu thì gặp nhau tiếp trên chiến trường.
Anh em cứ lải nhải cái bài "chiến tranh ủy nhiệm", rằng "NATO dúi vũ khí vào tay, xúi Ukraina đánh Nga", "đánh Nga là đánh cho Mỹ"...
Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 258, 08-11-2022
1. Đài Châu Á Tự Do (Radio Free Asia) thông báo rằng Bắc Triều Tiên đang may trang phục mùa đông cho quân đội Nga bằng nguyên liệu mà Nga chuyển tới.
North Korea has started sewing winter uniforms for the Russian military, materials for this are provided by Russia
— NOËL 🇪🇺 🇺🇦 (@NOELreports) November 8, 2022
— Radio Free Asia with reference to sources in North Korea pic.twitter.com/kN2cvYSWbJ
mardi 8 novembre 2022
Đỗ Duy Ngọc - Nói chuyện xăng dầu
Nếu đem luật ra mà nói chuyện thì ở xứ này chưa bao giờ có luật cấm mua xăng bằng can, bình, chai lọ.
Bởi xăng dầu không chỉ dành cho xe hơi hay xe gắn máy mà nó còn là nhiên liệu cho ghe, tàu, cho máy móc và những thứ cần vận hành bằng xăng dầu nữa. Nếu không cho mua xăng dầu bằng can, bình thì không lẽ đem ghe tàu, máy móc đến trực tiếp trạm xăng.
Điều hành kiểu gì mà thời đại này thành phố Hồ Chí Minh và cả thủ đô Hà Nội tràn lan người bán xăng lẻ ở vỉa hè chẳng khác chi thời bao cấp. Hình ảnh cục gạch và tờ giấy cuốn cắm vào, hình ảnh những chai xăng phơi giữa đường lộ gợi cho người dân nhiều suy nghĩ về chuyện quản lý và điều phối của Bộ Công Thương và cả chính phủ nữa.
Dương Quốc Chính - Cách mạng tháng Mười và Cách mạng tháng Tám
Mình nhớ hồi xưa học môn lịch sử thấy viết là Cách mạng tháng Mười lật đổ Nga hoàng, đánh chiếm cung điện Mùa Đông, chính quyền về tay Xô viết.
Thế quái nào mấy năm gần đây mới lòi ra là Cách mạng tháng Mười có lật đổ Nga hoàng đâu. Mà là lật đổ chính phủ lâm thời thành lập hồi Cách mạng tháng Hai, là chính phủ tư sản. Cách mạng tháng Hai mới lật đổ chế độ phong kiến của Nga hoàng.
Chuyện này cũng hơi giống Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.
Lưu Trọng Văn - Cần nghiêm trị kẻ gian dối
Nhà nông học Hồ Quang Cua, tác giả của hai giống lúa ST24 và ST25 lừng danh Việt Nam và thế giới rất tức giận khi Ban tổ chức cuộc thi “Gạo ngon nhất Việt Nam” có biểu hiện gian dối.
Ông Cua đã trả lại danh hiệu và phần thưởng của mình vì sự gian dối này.
Người anh hùng của nhà nông cho rằng: Ban tổ chức không giữ bí mật mã số của từng loại gạo dự thi, điều này dẫn đến không khách quan khi chấm điểm.