vendredi 1 janvier 2021

Chúc mừng năm mới 2021, tổng thống Pháp gieo mầm hy vọng


Đăng ngày:

Rất nhiều lần, ông Macron nhắc lại: « Hy vọng đã có rồi đấy ».  Theo tổng thống Pháp, năm 2020 là một năm « khó khăn » nhưng « cùng sát cánh, chúng ta sẽ ra khỏi khủng hoảng và đoàn kết với nhau hơn ». Ngay cả khi nói về đại dịch, tổng thống Pháp cũng cố gắng đề cập đến khía cạnh tích cực. Theo ông, « thử thách lịch sử này đã cho thấy sự vững chắc của quốc gia ».

Tổng thống Pháp phác họa chân dung một số công dân điển hình trong dịch bệnh, gọi họ là những người hùng. Sau đó ông nêu ra tất cả những lý do để có thể hy vọng trong năm 2021, trước hết là vaccin, và hứa hẹn với giới trẻ sẽ tiếp tục « hành động, chuyển đổi, tiến lên ». Emmanuel Macron muốn biến 2021 thành một năm « hữu ích », vì dù sao đây cũng là năm bản lề.

Mỹ tố cáo Nga sửa luật để trấn áp NGO và truyền thông


Đăng ngày:

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ cho biết « quan ngại sâu sắc trước việc tăng cường đàn áp xã hội dân sự tại Nga », đồng thời kêu gọi Matxcơva « tôn trọng các quyền của công dân nước mình ».

Vào giữa tháng 12, Quốc hội Nga đã thông qua các điều khoản để siết chặt một đạo luật có từ năm 2012. Theo luật này, các tổ chức nào nhận tài trợ từ ngoại quốc phải tuân theo các biện pháp rắc rối về hành chính, đặc biệt là phải đăng ký là « cơ quan nước ngoài » và ghi danh xưng này trong tất cả các sản phẩm xuất bản.

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.01.2020


 

jeudi 31 décembre 2020

Ngô Nhân Dụng - Tấn tuồng chính trị hotdog cuối năm


Suốt một năm Covid, các nhà hát đóng cửa. Không được ngồi chen nhau coi phim trong rạp. Không được đi xem ca nhạc kịch Broadway. Không được coi xiệc hay ngựa chạy đua. Không được cười bể bụng với các tay hề trên sân khấu hộp đêm. Thật chán đời !

Nhưng người Mỹ vẫn may mắn. Họ có quốc hội. Theo dõi các cuộc tranh luận và biểu quyết trong quốc hội cũng có dịp vui cười, giải trí rất lành mạnh. Người Mỹ lại có tới hai viện quốc hội cho dân nghe họ tranh cãi, lối “mua một tặng một.”

Cả nước Mỹ đang lo Covid thì quốc hội diễn tuồng Covid. Họ cãi nhau hoài nhưng rồi cũng đồng ý trợ cấp thêm $600 đô la cho mỗi người dân đóng thuế, đủ để ăn 50, 70 tô phở. Chẳng qua vì đến cuối năm, dân Mỹ chạy đôn đáo mua sắm, nhà giàu sắm kiểu giàu, dân nghèo có kiểu dân nghèo. Quốc hội Mỹ cũng phải vừa tranh cãi, vừa mặc cả, vừa chạy đua với nhau để làm sao đẻ ra một dự luật cứu trợ toàn dân vì cơn bệnh Covid.

Thỏa thuận đầu tư : EU đã « bán một phần linh hồn » cho Trung Quốc ?


Đăng ngày:

Hôm nay, 31/12/2020, ngày cuối cùng của một năm thế giới gặp đầy biến động, với hai sự kiện lớn : Anh Quốc chính thức ra khỏi Liên hiệp Châu Âu (EU), và EU ký thỏa thuận nguyên tắc về đầu tư với Trung Quốc. Trang nhất của Libération là ảnh một người Ăng-lê đang quay lưng lại với dòng tít bằng tiếng Anh : « Brexit : The End ». Tương tự, trang bìa Le Figaro đăng ảnh thủ tướng Anh Boris Johnson vui vẻ xách chiếc va li vẫy tay chào, chạy tựa « Goodbye ! ».

Nhật báo Công giáo La Croix tỏ ra lạc quan về năm mới, đưa ra 8 lý do để hy vọng. Le Monde quan tâm đến « Covid-19 : Siết chặt giới nghiêm ở một số vùng », còn nhật báo kinh tế Les Echos cho biết những thay đổi về thuế trong năm 2021 đối với các gia đình. Ở các trang trong, báo chí Pháp đều bày tỏ nghi ngại về thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc.

Một thỏa thuận cân bằng ?

Jimmy Nguyen Nguyen - 31/12/2020


Năm ngoái có bài viết chào mừng năm 2020, tui nói nó là "số đẹp". Nhờ vậy cái con số này dễ nhớ. Tiếc rằng nhớ...chuyện buồn, y như con số 75.

Cũng may, thời gian luôn trôi, khá nhanh. Để khi ta quay đầu nhìn lại phải thốt lên : may quá! Đã qua....Cái gì cũng có thể xảy ra và cái gì rồi cũng qua.

Hồi 1975, ông già tui đoan chắc : Ở đâu mất chớ Saigon không thể mất. Vậy mà nó mất. Cũng như cái chuyện dịch bệnh năm nay: Ở đâu có chớ ở đây không có. Vậy mà ở Nam Cực nó cũng mò tới. Lấy đi sinh mạng của nhiều người và chắc hẳn sau này, bộ mặt thế giới phải vẽ lại.

Ngô Nguyệt Hữu - 2-0-2-0 !


Là một năm rất kỳ lạ.

Không ai nghĩ trái tim của Sài Gòn, con đường Đồng Khởi, lại có lúc tối đèn.

Không ai nghĩ đến cảnh, sân bay Tân Sơn Nhất không phải xếp hàng qua hải quan.

Thái Bá Tân - Tuyệt mật


Cái gì cũng tuyt mt.

Tht l cái nước ta.

Tc là cũng tuyt mt

Quan h vi Trung Hoa.

AP - Món nợ của Trung Quốc với thế giới : Đại dịch một năm nhìn lại


Hơn một năm kể từ ca nhiễm virus corona ở người đầu tiên được ghi nhận, một cuộc điều tra của AP cho thấy chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ tất cả các nghiên cứu về nguồn gốc của virus. Họ chặn một số thông tin, trong khi lại tích cực thúc đẩy các giả thuyết cho rằng nguồn gốc của virus có thể là từ bên ngoài Trung Quốc.

AP thấy rằng chính phủ Trung Quốc tài trợ hàng trăm nghìn đô la cho các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc của virus ở miền nam Trung Quốc. Nhưng theo các tài liệu nội bộ mà AP thu thập được, chính phủ giám sát các kết quả nghiên cứu. Và yêu cầu rằng việc công bố bất kỳ dữ liệu hoặc kết quả nghiên cứu nào cũng phải được sự chấp thuận của một lực lượng chuyên trách mới do nội các Trung Quốc quản lý, nhận lệnh trực tiếp của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhờ một vụ lộ thông tin hiếm hoi từ nội bộ chính phủ Trung Quốc, hàng chục trang tài liệu chưa từng được công bố đã xác nhận điều mà nhiều người đã nghi ngờ từ lâu: Có cuộc trấn áp thông tin theo lệnh từ cấp cao nhất.

Đặng Sơn Duân - Bầu cử Mỹ : Thượng nghị sĩ đầu tiên phản đối chứng nhận kết quả


Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley vừa thông báo sẽ phản đối việc chứng nhận kết quả vào ngày 6.1.

Việc ông Hawley trở thành thượng nghị sĩ đầu tiên thông báo phản đối, cộng với việc một số dân biểu Cộng hòa đưa ra cam kết tương tự trước đó, sẽ cho phép kích hoạt quy trình tranh luận về cáo buộc gian lận, bất thường trong bầu cử ở Quốc hội.

Theo đó, Thượng viện và Hạ viện sẽ rút về nhóm họp riêng để thảo luận trong hai tiếng cho mỗi bang. Nghĩa là nếu có sáu bang bị phản đối thì sẽ thảo luận tới 12 tiếng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 31.12.2020


 

mercredi 30 décembre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - « Công khai » tốt hơn hay « tuyệt mật » tốt hơn ?


Trong cái rét cuối năm đang tràn về thì đọc được tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định về ‘Danh mục bí mật nhà nước của đảng’.

Theo đó thì ‘Thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật"’.

Tổng bí thư (TBT) là do Đại hội đảng quyết định. Phương án nhân sự TBT là đề cử viên vào vị trí TBT để Đại hội đảng bầu. Phải chờ đến Đại hội đảng mới quyết định được. Tại Đại hội đảng vẫn có thể có các ứng cử viên và các đề cử viên khác cho vị trí TBT.

Trần Trung Đạo - Việt Nam có thể có một Gorbachev không ?


Nếu đưa câu hỏi này ra công chúng ngày hôm nay để làm một thống kê, có lẽ 99.99% hay thậm chí 100% số người được hỏi dù là đảng viên cộng sản (CS) đi nữa cũng sẽ trả lời không.

Tại sao không? Việt Nam đang bị cai trị bởi những anh hề chứ không phải những nhà chính trị hay tư tưởng. Chế độ CS tồn tại giống như chiếc Toyota Corolla chạy cà rịch cà tang từ 1975 tới nay vẫn còn chạy dù dọc đường bao nhiêu nước từng bị thực dân đô hộ qua mặt ào ào.

Tuy nhiên, phần lớn người được hỏi cũng không thể giải thích được lý do tại sao Việt Nam lại không thể có một Gorbachev hay khác hơn những yếu tố nào đã tạo nên một Gorbachev tại Liên Xô trong giai đoạn 1989-1991.

Hoàng Hải Vân - Sự thật về số người chết « nhiều khủng khiếp » do đại dịch Vũ Hán ở Mỹ

 

Big Media ở Mỹ (được báo chí nhược tiểu Việt Nam hùa theo) liên tục đổ lỗi cho Tổng thống Donald Trump vô trách nhiệm trong chống dịch, để cho người chết vì dịch Vũ Hán gia tăng với những con số vô cùng đáng sợ.

Đảng Dân chủ đã chính trị hóa triệt để dịch bệnh, nhằm tạo lợi thế tranh cử cho ông Biden với thủ pháp truyền thông tạo thông tin áp đảo trước ngày bầu cử. Sự thật người chết ở Mỹ là như thế nào ?

Tất nhiên không ai phủ nhận người chết vì dịch Vũ Hán trên thế giới là rất nhiều. Tại Mỹ, tổng số người chết vì Covid-19 tính đến nay có nhiều con số khác nhau được công bố, xê dịch từ trên dưới 300 ngàn đến trên dưới 400 ngàn người tùy vào nguồn công bố.

Mạc Văn Trang - Một biểu tượng tranh đấu


Hôm qua bạn Trần Thị Hài đến chơi thăm vợ chồng mình. Hài nhỏ hơn Kim Chi mấy tuổi, cứ chị chị, em em rất thân tình.

Ối Trời ơi ! Hóa ra Trần Thị Hài là người phụ nữ trong tấm hình giơ nắm đấm trước sứ quán Trung Quốc, thét lên phản đối Trung cộng xâm lược, trong cuộc biểu tình năm 2011 tại Hà Nội. Một tấm hình biểu tượng của lòng yêu nước sôi sục và căm phẫn tột cùng đối với quân xâm lược. Một biểu tượng đáng được ghi vào lịch sử.

Người phụ nữ trong tấm hình đó chính là Trần Thị Hài bằng xương bằng thịt đang ngồi đây ! Sau gần 10 năm, trải qua bao nhiêu cơ cực, nay Trần Thị Hài vẫn in đậm nét trong tấm hình người phụ nữ ngày ấy.

Võ Xuân Sơn - "Nếu có yêu tôi thì hãy yêu bây giờ"


Bữa rồi, mở Facebook ra, thấy nhiều người trong friend list của tôi chia sẻ về việc một người nào đó, tên là N.P.B.T mất. Tôi nghĩ, đó phải là một người khá nổi tiếng, nên mới có nhiều người biết đến.

Hôm qua mới đọc được bài báo, rằng người đó là Hoàng thân, cháu nội của vua Thành Thái. Nhớ lại, nhiều người mà tôi thấy chia sẻ tin này là những người thuộc Hoàng thân nhà Nguyễn. Điều mà nhiều bài báo mô tả, là ông N.P.B.T sống rất khổ sở, chết trong đói nghèo.

Không những thế, cha của ông N.P.B.T, tức là Hoàng tử, cũng sống rất chật vật, khổ sở. Tìm lại, không phải bây giờ người ta mới nói đến hoàn cảnh của gia đình này, mà có những bài báo viết về gia cảnh nghèo khó của họ từ khá lâu.

Nguyễn Thông - Sướng


Đọc câu của ông cụ lão (tối qua nghe trên tivi, giờ đọc trên báo): "Có lẽ chính vì vậy, Đại sứ EU tại Việt Nam đã cho rằng "Được ở lại Việt Nam thời dịch là một may mắn xa xỉ".

Sực nhớ hồi chiến tranh, trên đất Bắc người ta loan truyền câu nói tâm trạng của một bà nghe đâu dân Thụy Điển (nơi sướng nhất thế giới): "Chỉ ao ước sau đêm ngủ, sáng dậy thấy mình thành người Việt Nam".

Bà Thụy Điển sau này có chuyển hóa, tự diễn biến hòa bình thành người Việt Nam không thì chẳng ai rõ. Chỉ có điều sau năm 1975 có mấy triệu người Việt không phải sau một đêm ngủ mà sau cả ngàn đêm vật lộn với cái chết trên biển khơi đã "may mắn xa xỉ" thành người xứ lạ.

Lê Trung Tĩnh - Vài suy nghĩ cuối năm


Nghe một người bạn hát bài Somewhere my love, nên tôi tìm lại phim Dr Zhivago xem. Không sao quên được ánh mắt của những diễn viên trong phim, từ của người vợ nhu mì Tonya đến của anh thanh niên quyết liệt và u mê vì lý tưởng cách mạng. Và đặc biệt của đôi giai nhân tài tử Lara và Dr Zhivago.

Yêu nhau quên cả người thân, đừng nói chi cuộc đời hay thu đi đông tới. Nhất là cảnh họ chia tay nhau trước lâu đài băng giá, Lara nhìn lại Zhivago lần cuối, anh bác sĩ vội chạy lên lầu lấy…xà beng đục bể tấm kính đầy băng để được nhìn thấy nàng xa dần trong màn tuyết trắng đầy trời. Dường như cả một cuộc đời, một giai đoạn lịch sử hay một thiên diễm tình có thể thu vào trong ánh mắt của hai người trong cuộc, làm xúc động đặc biệt trong những ngày cuối năm này.

Năm 2020 trôi qua như một giấc mơ. Với nhân loại đối phó với dịch bệnh từ đầu năm và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng vào cuối năm càng làm cho những tâm hồn tích cực nhất cũng phải ngập ngừng đôi chút khi nhìn lại.

Hà Phan - Mối lợi lớn từ tổ chức nhập cảnh lậu, bất chấp an nguy của cộng đồng


Khai với cơ quan chức năng, bệnh nhân (BN) 1440 cho hay anh ta chi 50 triệu đồng để một đường dây đưa về Việt Nam. Mẹ bệnh nhân này cũng thừa nhận gia đình đã chuyển khoản 37 triệu cho đường dây đó !

Như vậy chỉ với 6 người trong nhóm này, nếu thu với giá trên (có thể thấp hoặc cao hơn chứ đừng mơ đến chuyện free) thì bọn tổ chức vượt biên, nhập cảnh trái phép đã thu về 300 triệu.

Lâu nay số vượt biên, nhập về thành công bao nhiêu không thể biết. Nhưng có ngày Biên phòng bắt hơn 100 người nhập cảnh trái phép ở cả phía Bắc lẫn Tây Nam, thì đây là mối lợi khổng lồ, đủ cho tội phạm bất chấp tất cả, mặc kệ sức khỏe đồng bào và an nguy của cộng đồng để kiếm tiền.

Lưu Trọng Văn - Cần giúp công dân ở Thái Lan và Myanmar có nhu cầu về nước tránh dịch


 Kiến nghị khẩn gửi thủ tướng !

Thái Lan và Myanmar đang là vùng dịch covid phát triển nhanh và rộng. Chắc chắn sẽ tạo biến động mạnh đối với người Việt Nam làm việc và sinh sống ở đó.

Dẫn tới, làn sóng trở về nước bằng mọi cách, trong đó tệ hại nhất là nhập cảnh lậu.