dimanche 10 mai 2020

Nguyễn Quang Lộc - Về vụ án Hồ Duy Hải



Bài viết của ông Nguyễn Quang Lộc, cựu thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao

Nhiều bạn bè, đồng nghiệp, học trò hỏi tôi về vụ án Hồ Duy Hải. Quả thật tôi không được nghiên cứu hồ sơ vụ án, chỉ nghe qua các luồng thông tin đa chiều nên không dám có ý kiến gì về việc kết tội đối với bị cáo Hải. 

Tuy nhiên, qua theo dõi phiên tòa Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, tôi xin nêu một số ý kiến về thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Xin nói trước là những ý kiến của tôi không nhằm chỉ trích ai mà trên tinh thần xây dựng, thượng tôn pháp luật mà thôi. 

1/Về thành phần Hội đồng Giám đốc thẩm

Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm’’

Nguyễn Ngọc Chu - Đây là lúc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải thể hiện trách nhiệm



Hội đồng Thầm phán (HĐTP) Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC), với quyết định bác kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) về vụ án oan Hồ Duy Hải vào trưa ngày 08/5/2020, đã giáng một đòn chí mạng lên uy tín nền tư pháp nước CHXHCN Việt Nam.

I. BẢY NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN PHẪN NỘ CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI HĐTP TANDTC 

Cả xã hội phẫn nộ. Chưa bao giờ ở Việt Nam dấy lên một làn sóng phản đối dữ dội HĐTP TANDTC như vậy. Không chỉ phẫn nộ, mà 17 thành viên HĐTP TANDTC đã bị nhân dân cả nước lên án qua mạng xã hội. Sau đây là 7 lý do mà nhân dân cả nước lên án 17 thành viên HĐTP TANDTC.

Giáo sư Chu Hảo: Hãy cứu Hồ Duy Hải



Nếu bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải được thực thi như ý nguyện của 17 quan tòa Giám đốc thẩm ngày 8 tháng 5 năm 2020, thì chính họ là những tên đao phủ; và nền công lý này, về thực chất, đã phản bội lại nhân dân.

Hồ Duy Hải vẫn đang tạm thời được sống cho đến khi 1% khe cửa công lý khép lại hẳn.

Hãy mau mau lên tiếng để cứu mạng sống của Hồ Duy Hải và ngăn chặn không cho Tòa án Tối cao lộng hành ngang ngược. Họ đồng lòng khẳng định việc sơ thẩm và phúc thẩm của án tử hình đối với Hồ Duy Hải là đúng, mặc cho quá trình điều tra xét hỏi có nhiều sai sót và vi phạm các quy định tố tụng. 

Tâm Chánh - Con chữ của quỷ



Đây mới là sự thật thách thức chúng ta: Một bài báo phê bình bà mẹ yêu con mù quáng khi 12 năm lặn lội kêu oan cho con.

Đó là những con chữ của quỷ. 

(Xin lỗi các bạn làm báo, tôi đã nhiều lần cân nhắc và quyết định giữ lại ý đánh giá này).

Thôi, tôi không nhân ngày của mẹ, cũng không vịn vào tình yêu thương con cái của bà mẹ vốn là cội nguồn của mọi tình cảm quý báu trên đời. 

Lưu Trọng Văn - Mạng người và cuộc đua quyền lực?



Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam đang vào cuộc đua quyết liệt.

Các đối thủ tung đòn?

Cái ghế ủy viên Bộ Chính trị - phó thủ tướng phụ trách nội chính chỉ có một. Theo thông tấn vỉa hè của Dân chém gió thì có khả năng vào cái ghế quyền lực kia có vài ứng viên, mà trong số ứng viên sáng giá có thể có:

samedi 9 mai 2020

Lê Minh Đức - Vụ án Hồ Duy Hải : Như là định mệnh



Tháng 1/2008, vụ án Cầu Voi xảy ra, tháng 3/2008, Hồ Duy Hải bị bắt. Lúc này ông Nguyễn Hòa Bình đương là thiếu tướng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Bộ Công an. 

Một tháng sau, ông rời ngành về làm phó bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi, quê ông. Đúng hai năm sau, ông lên chức bí thư, còn Hồ Duy Hải qua hai phiên tòa đã lãnh án tử hình.

Nhưng con đường hoạn lộ của ông Bình chưa dừng lại. Hơn một năm sau, tháng 7/2011 ông được Quốc hội bầu làm viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. 

Ngô Nguyệt Hữu - Nếu đã sai thì tại sao lại đúng?



(NN 09/05/2020) - Thật buồn vì vẫn phải lạm bàn về câu chuyện của hơn mười hai năm về trước.


Thật cũ vì vẫn phải lạm bàn về một vụ trọng án mà khi nhắc lại luôn có cảm giác có lỗi với người không may đã khuất lẫn thân nhân của họ.

Thật xót khi phải khơi lại nỗi đau của người mẹ có con bị kêu án tử hình, bà tin con mình bị oan. Để kêu oan cho con mình, bà đã bán hết gia sản để nước mắt chan dài từ Nam đến Bắc.

Vụ 2 nhân viên bưu điện bị giết: Nghi can là bạn trai của nạn nhân



Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy ra vụ án

Nguyễn Văn Nghị là ai ? Nhân vật này đã « bốc hơi » không để lại dấu vết, cả trong hồ sơ điều tra ! Một bài báo trên Công An Nhân Dân (vẫn còn trên mạng, nhưng không biết đến bao giờ) đăng vài ngày sau thời điểm xảy ra vụ án, tập trung vào nghi can chính này, chứ không phải Hồ Duy Hải.

(CAND 16/01/2008) Nghi can chính là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng. Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân.


Ngày 15/1, cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An tiến hành lấy lời khai ba thanh niên quê ở tỉnh Vĩnh Long, tạm trú tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An) do có mối quan hệ với hai nạn nhân bị giết tại Bưu điện thị tứ Cầu Voi hôm 13/1. Sau đó, cơ quan điều tra tiếp tục câu lưu một thanh niên được xác định là nghi can chính trong vụ án.

Vụ án Hồ Duy Hải giết người, cướp của: Bị cáo kêu oan, luật sư khép tội



Vì sao Hồ Duy Hải phải nhận tội ? Một bài viết trên báo Lao Động từ năm 2015 đã cho thấy rõ : luật sư được chỉ định là ông Võ Thành Quyết (trước đó là thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an Long An) cố ý khép tội thân chủ !

Vụ án Hồ Duy Hải giết người, cướp của: Bị cáo kêu oan, luật sư khép tội

( 24/03/2015) Tại bản án phúc thẩm xét xử giết người, cướp của ở Bưu điện Cầu Voi, Hội đồng xét xử nhận định: “Ngay cả các bản tự khai, các bản cung có luật sư, có đại diện VKS tham gia, bị cáo (Hồ Duy Hải) đều xác định và mô tả tỉ mỉ hành vi giết người của bị cáo”. Như vậy, khi Hải khai cung có luật sư - nghĩa là không ép cung, nhục hình? Lao Động đã đi tìm sự thật.

 “Lái” lời khai

Trong vụ án này, Hồ Duy Hải có đến hai luật sư (LS) bào chữa: LS Nguyễn Văn Đạt (gia đình mời) và LS Võ Thành Quyết (tòa chỉ định). LS Nguyễn Văn Đạt cho biết, ông không được tham gia khi hỏi cung Hải. Chỉ có LS Quyết tham gia.

Mai Quốc Ấn - Tù nhân dự khuyết



Lập pháp, hành pháp và tư pháp luôn là cột trụ của mỗi quốc giamà ở đó các triều đại/chế độ hưng hay mạt, đều từ pháp luật có nghiêm minh và công bằng hay không.

Ngày mà bà Mai Thị Khuyên viết thư gửi Chủ tịch nước xin ân xá cho chồng là Đặng Văn Hiến, có hỏi ý người viết. Chỉ có thể đáp rằng chị cứ làm những gì mà thấy cần thiết nhất. Một người vợ có quyền làm điều đó cho chồng mình vì tình yêu, vì trách nhiệm. Bà Nguyễn Thị Tồn năm xưa vượt núi, băng rừng ra kinh đô Huế, đến Tam pháp ty đánh ba hồi trống làm kinh động triều đình để kêu oan cho chồng là Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Thiên đạo và nhân tâm ấy, là lẽ tự nhiên.

Mẹ của tử tù Hồ Duy Hải dành 12 năm hơn với 2.000 lá đơn kêu oan cho con cũng nằm trong lẽ tự nhiên chi đạo. Hùm dữ còn chẳng ăn thịt con, huống gì một án tử mà thủ tục tư pháp đã rành rành sai phạm. Lối nói “không thay đổi bản chất vụ án” trong khi những chứng cứ lấy mạng tử tù bị chứng minh là ngụy tạo và có vô số những bất cập trong quá trình điều tra; thì y một án tử chắc chắn trái với nhân tâm.

Lưu Trọng Văn - Các quan ngài thật đáng nhận lời khinh bỉ !



17/17 vị thẩm phán tối cao cầm đầu là chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng:

"Đối với các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường, bưu điện là nơi công cộng, nhiều người ra vào nên việc thu được nhiều vân tay là hoạt động bình thường. Hồ sơ vụ án thể hiện không thu được vân tay của Hồ Duy Hải chưa phải là căn cứ để xác định Hải không phạm tội”. 

17/17 vị thẩm phán tối cao cầm đầu là chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng:

Đặng Đình Mạnh - Kịch bản hoàn hảo



Diễn tiến kịch bản :

- Chiều ngày 08/05, cụ Bình chánh tòa thay mặt hội đồng các cụ tối cao đọc quyết định bác kháng nghị của cụ viện tối cao. Trong đó, nội dung quyết định cho rằng : Việc truy tố và xét xử Hải với tội danh sát nhân, cướp của là đúng người, đúng tội, không oan. 

Trong quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra đã có một số sai sót nhất định, nhưng không đáng kể, đặc biệt, không làm ảnh hưởng đến bản chất tội phạm của Hải. Hơn nữa, chính Hải cũng đã có nhiều lời khai nhận tội. 

Theo đó, căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội và hậu quả của Hải gây ra làm chết hai mạng người, do đó, tòa án cấp sơ và phúc thẩm tuyên bị án có tội và phải chịu chung hình phạt cho cả hai tội là dựa cột là có căn cứ. 

Đoàn Bảo Châu - Cạn lời nhưng vẫn phải viết


Về vụ án Hồ Duy Hải, tôi đã viết quá nhiều, đến mức thấy mình cạn kiệt ngôn ngữ, cạn kiệt ý nhưng tôi vẫn thấy mình phải viết. 

Với tôi, vụ án này với nỗi đau khổ của Hồ Duy Hải, chị Loan mẹ của Hải và em gái của Hải chỉ là nỗi đau của vài cá nhân. Tất nhiên là tôi chia sẻ nỗi đau khổ của họ, tôi khâm phục sự kiên cường của tấm lòng người mẹ đã ròng rã suốt 12 năm đi kêu oan khắp nơi để cứu con. Nhưng một nỗi buồn lớn hơn nhiều, âm u ghê rợn hơn nhiều là bởi vụ án này đã thể hiện một nền tư pháp rừng rú không thể tưởng tượng nổi, với những con người quen suy nghĩ một cách văn minh. 

Người dân sẽ còn rất khổ. Sự oan ức, sự thiệt thòi, nước mắt sẽ còn chảy dài, chảy rất lâu trên những đôi má của người dân Việt. 

Hoàng Hải Vân - Vì cớ gi Tòa án Nhân dân Tối cao đánh phủ đầu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ?



Với những gì được truyền thông từ trước, việc Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao bác kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là không khó hiểu. Mười bảy vị thẩm phán đã biểu quyết bốn vấn đề, theo tường thuật của Báo Tuổi Trẻ : 

1- Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không? 17/17 vị biểu quyết quá trình điều tra vụ án có những sai sót về tố tụng nhưng "không thay đổi bản chất vụ án".

2- Bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có đúng người, đúng tội, đúng mức án hay không? 17/17 vị biểu quyết các bản án xét xử Hồ Duy Hải là "đúng người, đúng tội, đúng mức án".

vendredi 8 mai 2020

Thanh Hằng - Đã ép cung thì làm sao thể hiện trên hồ sơ ?



Mình đinh ninh là anh Hòa Bình sẽ cho trả hồ sơ, để điều tra lại vụ Hồ Duy Hải, sau khi Hội đồng thẩm phán đã xem xét từng kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC). Nhưng cuối cùng thì không! Đáng tiếc! 

Lẽ ra, Hội đồng Thẩm phán nên cho điều tra lại, để chứng minh sự đúng đắn của vụ án như Hội đồng thẩm phán đã khẳng định, khi nhiều người đang không tin vào bản án đã tuyên, sau khi luật sư của Hồ Duy Hải công bố các vi phạm tố tụng trong vụ án. Điều này hoàn toàn có lý vì sự thực là vụ án vi phạm quá nghiêm trọng, do điều tra viên non kém nghiệp vụ và cực kỳ vô trách nhiệm. 

Dĩ nhiên, việc điều tra lại sẽ khó khăn hơn, nhưng Hội đồng Thẩm phán đã có cơ sở là kết luận của hai tổ công tác đặc biệt (một tổ liên ngành gồm Bộ Công an, Tòa án Nhân dân Tối cao, VKSNDTC và Ban Nội chính Trung ương) và một tổ công tác độc lập của Bộ Công an), sau khi đã rà soát toàn bộ hồ sơ và đều cho rằng kết luận vụ án Hồ Duy Hải là không oan. 

Võ An Đôn - Đừng kỳ vọng vào công lý



Thẩm phán ở các nước dân chủ được lựa chọn từ những người ưu tú, không tham gia đảng phái chính trị và được bổ nhiệm suốt đời. Khi xét xử thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, không nghe theo sự chỉ đạo của bất kỳ ai.

Còn thẩm phán Việt Nam bắt buộc phải là đảng viên cộng sản, xét xử được xem là nhiệm vụ chính trị và theo sự chỉ đạo của Đảng. Nhiệm kỳ thẩm phán là 5 năm, nếu thẩm phán nào đó không nghe theo sự chỉ đạo của Đảng thì đương nhiên không được bổ nhiệm lại nhiệm kỳ sau.

Trước khi xử một vụ án chính trị hoặc vụ án dư luận quan tâm thì Cơ quan nội chính của Đảng triệu tập ba cơ quan liên quan là Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án họp đề ra một ý kiến thống nhất về vụ án.

Bùi Chí Vinh - Đằng sau một bản án tử



Đng sau bn án t ca H Duy Hi là s an toàn ca mt sát-th-thiếu-gia
Đ
ng sau s an toàn ca mt sát th thiếu gia là s bt kh xâm phm ca mt đi-gia-chính-tr
Đ
ng sau s bt kh xâm phm ca đi gia chính tr là s điu hành ca tp đoàn ma qu
Không ch
n nương thân cho nhng sinh vt gi là ngườ

Lê Ngọc Luân - Kết quả vụ Hồ Duy Hải : Thấy gì ở hai chữ Công Lý



17/17 vị Thẩm phán Tối cao đã ra phán quyết không hủy án điều tra và khẳng định "có vi phạm tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án". Nghĩa là 17 vị Thẩm phán khẳng định Hồ Duy Hải chính là hung thủ giết hai cô gái. Nhìn từ góc độ pháp lý và đạo lý của phán quyết này, chúng ta thấy gì, cá nhân tôi thấy kinh khủng bởi các lý do sau:

1) Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao khẳng định có vi phạm tố tụng và theo đánh giá của rất nhiều học giả pháp luật hình sự phân tích "vi phạm tố tụng này" là đặc biệt nghiêm trọng nhưng với nhận định "không làm thay đổi bản chất vụ án" thì phán quyết vẫn đưa ra như thường.

Điều này tạo ra một tiền lệ cực kỳ tai hại, đó là cơ quan tiến hành tố tụng dù có điều tra sai nhưng sau đó lập luận không thay đổi bản chất vụ án thì phán quyết số phận của một con người vẫn được đưa ra. Dù sinh mệnh ấy đang kêu oan.

Huy Đức - Niềm tin nội tâm



Công lý và số phận của Hồ Duy Hải có phải đã là ưu tiên quan trọng nhất? "Y án" không đơn giản chỉ để cứu uy tín chính trị của Chánh án Nguyễn Hòa Bình (khi còn là Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, ông đã từ chối kháng nghị). 

Bằng phán quyết này, thành tích “phá trọng án” của cơ quan điều tra 12 năm trước được bảo vệ; nền tư pháp không phải ghi thêm một án oan vào sổ đen… 

Trong lịch sử tố tụng của nước ta, hung thủ của các vụ án mạng nghiêm trọng gần như đều nhanh chóng bị bắt. Tiền thưởng, huân chương, sao gạch… nhanh chóng được ban phát. Oan sai gần như chỉ được phát hiện khi “nạn nhân” từ “cõi chết trở về” [trường hợp em Tỏ ở Tiền Giang] hoặc hung thủ thật ra đầu thú [như trong vụ Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang và “bảy thanh niên nhận tội giết người ở Sóc Trăng” gần mười năm trước]. 

Mai Bá Kiếm - Tôi không tin chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm



Vì vậy, tôi đã viết stt CẦU XIN ƠN TRÊN PHÒ HỘ “TỬ TÙ” HỒ DUY HẢI!


12 giờ đêm qua, 7/5, rằm tháng Tư, trùng dịp Siêu trăng (flower moon 2020) xuất hiện (vị trí mặt trăng gần trái đất nhất trên quỹ đạo eclipse), tôi mang nhang lên sân thượng cầu Siêu trăng soi sáng cho vận mệnh Hồ Duy Hải!

Tôi không tin chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao Nguyễn Hòa Bình, từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao và đã ra quyết định không kháng nghị giám đốc vụ án Hồ Duy Hải, nay ngồi ghế chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm mà lại công tâm?