jeudi 8 mars 2018

Phạm Đoan Trang - Chúng sẽ đến



“chúng sẽ đến trong năm phút nữa

chúng sẽ đến trong một phút nữa

 chúng đến sau dòng chữ này…”
(thơ Thận Nhiên)

Buổi sáng thứ Hai, 26/2. Tôi để đồng hồ dậy vào lúc 8h – khá muộn, vì tôi nghĩ tôi sẽ không thể ngủ qua đêm. Nhưng hóa ra tôi vẫn ngủ tốt và khi tỉnh dậy, chỉ có cảm giác giấc ngủ sao mà quá ngắn, hình như chưa kịp ngủ thì đã phải dậy.

Mạnh Kim - Rồi ai « kiến tạo » đạo đức quốc gia đây?



Những cái chết lãng nhách, những vụ đánh đập trẻ em tàn nhẫn trong trường mẫu giáo, những vụ giết người man rợ, những vụ bát nháo trong học đường, những vụ thờ cúng mông muội… Tất cả đều gây ra phẫn nộ và dẫn đến tranh cãi gay gắt, để rồi ngày mai sẽ có vài sự kiện kinh khủng tiếp theo, gây ra cơn phẫn nộ tiếp theo. 

Đất nước này giờ hệt như một bộ phim bi ai kéo dài bất tận. Đừng nói tôi bi thảm hóa vấn đề hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội. Những câu chuyện ấy xảy ra hàng ngày và được báo chí tường thuật hàng ngày. Sẽ là rất vô tri nếu vẫn nghĩ những sự việc kinh khủng ấy là đơn lẻ và không ảnh hưởng đến xã hội nói chung. 

Trương Châu Hữu Danh - Tình người miền Tây về đâu?



Năm ngoái, anh Hoàng Văn Minh và tôi băng miền Tây, viết loạt bài "Những mảnh giáp cuối cùng đang tan vỡ". Miền Tây nghèo vật chất, giàu tình nghĩa đang chết mòn bởi con người ngày càng cạn tàu ráo máng với nhau. Bởi những lý do mà chính người miền Tây cũng đang lờ mờ nhận ra.

"Bây giờ người dân miền Tây họ sống với nhau ngày càng ít tình người, nếu không muốn nói là ngày càng ác”, Anh hùng Lao động, GS. TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ bức xúc khi hay tin một nông dân ở Kiên Giang bị “kẻ xấu” đổ thuốc sâu xuống hồ khiến đàn cá lóc sắp thu hoạch chết phơi trắng bụng.

Chu Mộng Long - Nói thêm về nỗi nhục của nhà giáo



(Hình của Tuổi Trẻ)
Tôi từng nói, nghề giáo là nghề khốn nạn nhất trong những nghề khốn nạn. Phát ngôn này không dưới một lần trong các đợt rầm rộ kỷ niệm Ngày Hiến chương Nhà giáo.

Những người không biết nhục hay lấy nhục làm vinh tỏ ra bất bình, vì tại sao tôi là một nhà giáo mà không biết tự tôn cái nghề của mình.

Bất luận trong hoàn cảnh nào tôi vẫn luôn yêu cái nghề tôi đã chọn. Nhưng tự tôn sao được khi hàng ngày chỉ cần động não một chút cũng đủ thấy loại khẩu hiệu “tôn sư trọng đạo” hay “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” chỉ là giả tạo, sáo rỗng. 

Nguyễn Tiến Hưng - Siêu mẫu hạm Mỹ vào Đà Nẵng: Bốn bước ngoặt của bang giao Việt-Mỹ


Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng ngày 05/03/2018.
Khi nghe tin hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào Đà Nẵng tháng Ba, 2018, tôi tự hỏi: tại sao không phải Cam Ranh mà là Đà Nẵng, và tại sao lại tháng Ba?

Nhìn lại lịch sử thì ta thấy cái địa danh Đà Nẵng hay gắn liền với những bước ngoặt của chiến lược Mỹ tại Biển Đông.

Mà kể cũng lạ, những bước ngoặt ấy lại có một sự trùng hợp: đó là nó thường hay xảy ra vào tháng Ba:

Đức khởi tố một người Việt liên can vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh



Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình Việt Nam.

(AFP 07/03/2018) Tư pháp Đức hôm nay 07/03/2018 loan báo, một người Việt đã bị khởi tố vì liên can trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin năm 2017, được cho là do Hà Nội tổ chức. 

Nghi can N.H.Long, 47 tuổi, đã bị khởi tố hôm 28/2 vì cáo buộc hợp tác với một cơ quan tình báo ngoại quốc, và « tham gia vào một vụ bắt cóc » - theo thông báo của Viện Công tố Liên bang Đức. Tội danh này có khung hình phạt lên đến 10 năm tù.

mercredi 7 mars 2018

Cô giáo bị buộc quỳ gối và “nền giáo dục không quỳ gối”



Trường tiểu học Bình Chánh, nơi xảy ra vụ việc.

(Vietnamnet 07/03/2018) Việc cô giáo ở một trường tiểu học thuộc tỉnh Long An bị buộc phải quỳ gối trước mặt phụ huynh học sinh xảy ra sau tết Mậu Tuất, là sự kiện đau lòng, chưa từng có...

Chưa từng có, nhưng giờ đã thành sự kiện buồn trong đời sống giới giáo chức nước nhà, ám ảnh tâm trí người thầy, bôi xấu hình ảnh giáo dục nước nhà.

Nó lại xảy ra trong khuôn viên nhà trường, trong môi trường giáo dục, nơi cần sự thanh lành, mô phạm, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo.

Nhân chứng vụ cô giáo quỳ xin lỗi: "Quỳ 40 phút ông Thuận mới chịu"



Ảnh minh họa của báo Tuổi Trẻ
(NLĐO 07/03/2018) - Nhân chứng vụ cô giáo quỳ 40 phút xin lỗi phụ huynh khẳng định: "Ông Thuận nói cô N. phải quỳ 40 phút; dù lúc cô giáo quỳ 30 phút có thầy giáo vào can ngăn nhưng ông Thuận nói "Chưa đủ giờ".

Sáng 7-3, phóng viên Báo Người Lao Động có cuộc trao đổi với người đã chứng kiến cảnh cô giáo B.T.C.N, tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An,  phải quỳ suốt 40 phút trước mặt ba phụ huynh. Nhân chứng này là bà N.T.B.T, Chi hội trưởng Chi hội phụ huynh của lớp học con ông Võ Hoài Thuận.

PV: Chị cho biết sự việc diễn ra hôm đó thế nào?

Hoàng Trần - Cứ chiếu theo luật mà xử !



Về chuyện cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ tại một trường tiểu học ở Bến Lức, xin được góp đôi lời.

1. Nếu sự việc đúng như dư luận lên tiếng thì lỗi trước hết là ở Hiệu trưởng. Đã tiếp nhận sự việc mà không có biện pháp xử lý thỏa đáng; để người ngoài vào trường học tung tác gây ảnh hưởng môi trường sư phạm trong giờ làm việc. 

Tâm Chánh - Nền giáo dục thất bại



Giáo dục đã thất bại ngay từ khi cô giáo phải dùng hình phạt. Sự cảm thông cho cái tát tai, trò quỳ gối hôm nay là mầm hoạ khi các quyền của trẻ em thấp bé hơn thói quen của người lớn. 

Giáo dục đã đặc biệt thất bại khi những đứa trẻ không thể biểu đạt sự bất bình, thậm chí phê phán việc dùng hình phạt với thái độ nghiêm túc đủ buộc người giáo viên ấy lắng nghe.

Vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi: "Cần khởi tố vụ án!"



Ảnh: Pháp Luật TPHCM

(PLO 07/03/2018) - Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, Bộ Công an, cho rằng cần khởi tố vụ án để làm rõ vụ việc cô giáo tại Long An phải quỳ gối xin lỗi.

Vụ việc một phụ huynh được cho là ép giáo viên phải quỳ gối tại Long An vừa qua đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Pháp Luật TP.HCM có cuộc trao đổi với Trung tá, NCS Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, Bộ Công an.

Lỗi từ cả hai phía

. PV: Thưa Trung tá, dưới góc độ xã hội, là một phụ huynh và cũng là một người thầy, ông bình luận như thế nào về vụ việc trên?

Trung Quốc gởi xe bọc thép sang Cam Bốt để tập trận chung

Thứ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Moeung Samphan (giữa, phải ) bắt tay phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Qi Jianguo (giữa, trái ) tại Phnom Penh ngày 23/01/2013.

Báo Khmer Times hôm 06/03/2018 đưa tin khoảng 30 xe bọc thép cùng nhiều xe quân sự Trung Quốc sẽ được đưa đến Cam Bốt tuần tới để chuẩn bị cho cuộc tập trận chung ngày 17/3, nhằm « tăng cường khả năng hợp tác chống khủng bố ».

Tờ báo cho biết bộ trưởng Quốc phòng Cam Bốt Tea Banh đã xác nhận thông tin này, và dẫn lời một sĩ quan cao cấp nói thêm, Trung Quốc cũng đưa sang ba trực thăng, 190 binh lính để tập trận chung với 280 lính Cam Bốt ở Phnom Scruoch, tỉnh Kampong Speu. Tuy nhiên, số xe quân sự này không phải là hàng viện trợ.

Hoa Kỳ và Trung Quốc hoan nghênh đối thoại liên Triều

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tiếp ông Chung Eui Yong, trưởng phái đoàn Hàn Quốc, tại Bình Nhưỡng ngày 06/03/2018.
Trung Quốc, sau khi có những thông tin về một hội nghị thượng đỉnh liên Triều, đã kêu gọi hai nước Triều Tiên « nắm lấy cơ hội » phi hạt nhân hóa bán đảo. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng hoan nghênh các dấu hiệu cởi mở của Bắc Triều Tiên về khả năng đối thoại với Hoa Kỳ, nhưng vẫn kêu gọi thận trọng trong khi chờ đợi có được những tiến bộ cụ thể. 

Trong thông cáo tối qua 07/03/2018, bộ Ngoại giao Trung Quốc hoan nghênh « lối thoát tích cực » trên. Phát ngôn viên Cảnh Sảng cho biết : « Chúng tôi hy vọng Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ thực hiện thỏa thuận này một cách chân thành, và tiếp tục nỗ lực nhằm hòa giải và hợp tác. Trung Quốc sẵn sàng đóng tiếp vai trò lâu nay vì mục đích trên ».

Cố vấn kinh tế chủ chốt của Nhà Trắng từ chức

Ông Gary Cohn, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng.

Ông Gary Cohn, cố vấn kinh tế chủ chốt của Nhà Trắng, chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia (NEC), ngày 06/03/2017 đã loan báo từ chức. Cựu nhân vật số hai của ngân hàng Goldman Sachs phản đối quyết định của tổng thống Donald Trump áp thuế hải quan lên thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

Syria : FDS gởi quân tăng viện Afrin, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối

Các chiến binh FDS tại mặt trận Afrin ngày 19/02/2018.

Lực lượng Dân chủ Syria (FDS) đã quyết định gởi 1.700 quân đến Afrin để yểm trợ cho dân quân Kurdistan tại đây nhằm đương đầu với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Hôm nay 07/03/2018 Ankara yêu cầu Hoa Kỳ ngăn chận việc này.

Phát ngôn viên tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Ibrahim Kalin hôm nay cho biết « đang chờ đợi Hoa Kỳ can thiệp và ngăn cản viện quân », đồng thời cảnh báo « đã có những sự chuẩn bị cần thiết trên thực địa ».

Thái Lan : Cựu thủ tướng Thaksin bị truy nã

Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra trả lời phỏng vấn tại New York ngày 09/03/2016.

Tòa án Tối cao Thái Lan hôm 06/03/2018 đã ra lệnh bắt giữ ông Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng đang sống lưu vong, vì chính sách của ông lúc cầm quyền được cho là nhằm thủ lợi riêng.

Tờ Strait Times của Singapore cho biết phiên tòa xét xử ông Thaksin Shinawatra, 69 tuổi, được mở lại theo luật hình sự mới liên quan đến các chính khách, cho phép xử khiếm diện đối với những bị cáo đã trốn ra nước ngoài. 

Tin vắn 07.03.2018


Cựu tổng thống Lula và những người ủng hộ ở Brazil, 28/02/2018.
(AFP)Cựu tổng thống Brazil có nguy cơ vào tù

Cựu tổng thống Brazil, ông Luiz Inacio Lula Da Silva, tuy có nhiều khả năng thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống, trong vài tuần nữa có thể phải bị tống giam sau khi tòa án hôm qua 06/03/2018 bác bỏ đơn kháng cáo mới của ông, một tháng rưỡi sau bản án 12 năm tù vì tội tham nhũng.

mardi 6 mars 2018

Phan Hân - Khi thành lũy cuối cùng sụp đổ



Câu chuyện cô giáo phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh học sinh ở Bến Lức, Long An làm tôi nhớ tới bộ phim Tokyo Sonata, có nhân vật người chồng kiểu mẫu Nhật (khô khan, gia trưởng, độc đoán) bị mất việc nhưng giấu không nói cho vợ con biết. Đến tháng vẫn xoay sở đưa tiền lương cho vợ, còn mình thì xếp hàng ăn đồ ăn từ thiện phát miễn phí ngoài công viên.

Người vợ cũng kiểu mẫu Nhật (nhẫn nhục, dịu dàng, tận tụy) có lần nhìn thấy chồng trong công viên nhưng im lặng không nói gì. Đến một hôm, ông chồng nổi cơn đập thằng con trai te tua vì nó giấu cha mẹ đi học piano, bị ông phát hiện. Người vợ trong lúc tức giận trước sự thô lỗ của người chồng, đợi đứa con đã lên gác, mới nói thẳng với chồng là bà đã nhìn thấy ông ta xin đồ ăn miễn phí.

Cô giáo bị bắt quỳ đã rất mong muốn được cứu giúp nhưng Hiệu trưởng bỏ đi



(GDVN 06/03/2018) - Cô giáo Trường Tiểu học Bình Chánh cố gắng tìm cách nấn ná thời gian để tìm sự hỗ trợ từ hiệu trưởng nhưng đã bị bỏ mặc.

Ngày 06/03, Phòng Giáo dục đào tạo huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã nhận được đơn tường trình của cô Bùi Thị Cẩm Nhung, giáo viên Trường Tiểu học Bình Chánh. Cô Nhung đã tường trình cụ thể diễn biến của vụ việc bị phụ huynh bắt “phạt quỳ” trong văn phòng của trường.

Lê Bảo Nhi - Ai cần phải quỳ ?



Việc cô giáo Nhung quỳ trước mặt phụ huynh và đồng nghiệp một lần nữa dấy lên tiếng "chuông nguyện hồn ai" cho nên giáo dục nước nhà vốn đã cực kỳ rệu rã và băng hoại so với thời trước 1975, thời còn thể chế Việt Nam Cộng Hòa.

Với cô giáo Nhung, tôi có hai vấn đề để nói. Thứ nhất việc cô ấy bắt học trò quỳ là sai hoàn toàn, đó là sỉ nhục và tổn thương những đứa trẻ. Với những đứa trẻ lên ba, để nói chuyện với con, mình đã ngồi xuống để mắt đối mắt. Những đứa trẻ lên ba thôi cũng đã có lòng tự trọng rồi. Khi mình làm giáo viên, mình dạy lớp 8 một lần có một trò nữ không thuộc bài nhiều lần, mình bảo: "Em ra góc lớp học." Nhưng khi em ấy bước vào góc lớp thì mình đổi ý ngay: " Thôi, em về chỗ ngồi dò bài lại rồi lên trả bài"