mercredi 21 février 2018

Video đồng đội tưởng niệm liệt sĩ chống quân Trung Quốc xâm lược



FB PHẠM HỒNG VINH 18.02.2018

Trần Trung Đạo - Tại sao CSVN im lặng về chiến tranh biên giới ?


Tù binh Trung Quốc bị bắt trong chiến tranh biên giới 1979.

Cả cộng sản Việt Nam (CSVN) và cộng sản Trung Quốc (CSTQ) đều im lặng. Với họ, cuộc chiến tranh gây tổn thất hàng trăm ngàn nhân mạng dường như chưa từng xảy ra.

Công tâm mà nói, nhiều người Trung Quốc cũng đau xót khi nhớ lại những người bạn chiến đấu của mình đã bỏ xác ở Lạng Sơn, Lào Cai và mong mỗi năm đến ngày 17 tháng hai được có một phút cúi đầu mặc niệm. Thắng hay bại đều đã qua, chỉ tiếc thương là còn lại. 

Về phía Việt Nam. Máu của thanh niên Việt Nam đổ xuống để bảo vệ Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu v.v… phát xuất từ lòng yêu nước trong sáng và xứng đáng được kính trọng nhưng khi cuộc cờ tàn, chẳng còn ai nhắc nhở đến máu xương đó nữa. 

mardi 20 février 2018

Mai Quốc Ấn - Nên thả ông Đinh La Thăng ?



Đây là một câu hỏi không thừa chút nào, trong bối cảnh đã đầy rẫy đại án và sẽ còn xuất hiện thêm nhiều đại án nữa. Vì nếu xác định ông Đinh La Thăng phải đi tù thì cần xác định thêm những người xứng đáng ngồi nhà đá.

Ngày 22/01/2018, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị thu hồi 6.100 tỉ đồng từ ba ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank trả cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, VKS cũng yêu cầu Phạm Công Danh và tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm bồi hoàn 6.100 tỉ đồng cho ba ngân hàng trên.

Tâm Chánh - Tết Mậu Thân : Hố sâu hòa giải ?



Sự khác biệt được đẩy tới kịch bến của hai phía, xung quanh chuyện nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dính líu tới sự kiện Mậu Thân, liệu có đẩy người Việt tới hố sâu cách biệt không thể hòa giải hòa hợp?


Có thể tôi là người lạc quan nên không nghĩ như vậy.

Ít nhất một mạch ngầm nào đó đã không ngừng chảy, đòi hỏi tự vấn liên tục để ông Hoàng Phủ Ngọc Tường phải lên tiếng. Tiếng nói của ông Tường góp thêm một cứ liệu cho thực tế, bên chiến thắng có giết hại thường dân.

Vũ Thư Hiên - Ông thông gia



Tôi sung sướng đằm mình trong nước mát. Trên đầu tôi, quanh tôi, nắng chói lòa. Tôi bập bềnh trôi. Có tiếng sáo diều văng vẳng. Đang say sưa ngụp lặn, bỗng có một cái gì va vào tôi làm tôi vùng vẫy, sặc sụa.

- Cậu ngủ say quá thể! - nghe tiếng người, tôi nhận ra tiếng cô Lương - Dậy đi, cậu.
Cô Lương lột tấm chăn tôi trùm kín đầu. Tôi giằng lại, nhưng không được. Thế là tỉnh hẳn.

Trương Châu Hữu Danh - Bàn tay nhà nước



Từ Vĩnh Long, anh Huỳnh Long và Nghia Nguyen Minh, hai gã mê thơ Hàn Mặc Tử tìm về nơi ông mất ở Bình Định để thắp nén hương. Chẳng ai tiếc tiền xăng xe, nhưng ngay lối vào nơi thi sĩ từng nằm điều trị những ngày cuối đời, chúng tôi buộc phải mua vé.

Tìm được cái mộ, thì một nhân viên ở đây nói mộ do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh lập không còn, mà dời cách chỗ cũ hơn một cây số.

Nguyễn Thọ - Nắm đấm Tommie Smith



Đội tuyển U23 Việt Nam
Mỗi lần về Việt Nam, tôi cứ bị mất ngủ cả mười ngày, đến khi bắt đầu ngủ được thì lại quay về Đức. Ở đó, tôi chỉ mất nhịp một đêm, rồi lại ngủ bình thường. Ông bác sỹ giải thích: Khi bay về Việt Nam, mình đi ngược hướng mặt trời nên cái đầu nó phản ứng khác khi đi cùng chiều mặt trời. Vì vậy các cuộc đua « Công thức một »(Formula One) cũng được tổ chức một hoặc hai tuần một lần, từ Đông sang Tây để đám lái xe dễ quen với múi giờ từng nước.

Mất ngủ ngồi đọc báo mới hay tin là, hôm qua vận động viên da đen Tommie Smith được trao « Giải hòa bình Dresden » 2018. Giải thưởng này được nhà nước Đức trao tặng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công cuộc giải phóng loài người, trong đó Mikhail Gorbachow là một ví dụ.

Trung Quốc dùng chính sách "ngoại giao chủ nợ" để tăng cường sức mạnh trên biển

Một góc cảng Hambantota, Sri Lanka.

Hãng tin Reuters ngày 20/02/2018 dẫn nguồn tin từ báo chí Hoa lục cho biết chỉ riêng trong tháng này, đã có đến 11 chiến hạm Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương, vào lúc cuộc khủng hoảng ở quần đảo Maldives đang gay gắt. 
Theo trang web sina.com.cn, một đội khu trục hạm, một tàu đổ bộ 30.000 tấn và ba tàu dầu đã đi xuyên qua Ấn Độ Dương. Trang tin này khoe khoang : « Nếu nhìn vào các chiến hạm và những trang thiết bị khác, khoảng cách giữa hải quân Ấn Độ và Trung Quốc chẳng là bao ».

Mỹ-Hàn chuẩn bị tập trận sau Thế vận hội Pyeongchang

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence thăm lính Mỹ và lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại căn cứ không quân Yokota tại Fussa, ngày08/02/2018.


Trước Olympic, Washington đã đồng ý với đề nghị của Seoul hoãn lại cuộc tập trận chung thường niên Mỹ-Hàn, để không làm tăng thêm căng thẳng với Bắc Triều Tiên, vốn coi đây là một sự khiêu khích. 

Renew, đảng chống Brexit ra đời tại Anh

Một số người Anh giương biểu ngữ phản đối Brexit trên một tòa nhà đối diện với trụ sở của bộ Ngoại Giao, Luân Đôn, ngày 14/02/2018.

Một đảng mới vừa được thành lập tại Anh, với mục đích ngăn chận quá trình Brexit. Đảng này mang tên Renew, tức Đổi Mới, hôm qua 19/02/2018 đã bắt đầu tung ra chiến dịch truyền thông nhằm tranh thủ công chúng ủng hộ việc nước Anh ở lại trong Liên hiệp Châu Âu.
Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Marina Daras cho biết thêm chi tiết :

lundi 19 février 2018

Mạc Văn Trang - Lý sự của một đảng viên « còn đảng, còn mình »



Ảnh: FB Đức Phong Hoàng

Tối qua mình được vợ chồng người bạn của con mời, đi cùng con đến ăn mừng tân gia. Anh chị mới xây được cái “đôm” mặt sàn 100m2, hai tầng và tầng áp mái với 600 mét vuông vườn.

Có hơn chục bạn bè tới dự, trong đó có đến sáu anh và một chị là học sinh chuyên toán ở mấy lò Hà Nội, quen thân nhau, rồi cùng được đi du học tại Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc vào giữa những năm 1980, rồi ở lại làm ăn, khá thành đạt... Tuy nhiên, họ coi như một thế hệ lỡ làng! Nói sơ như vậy để thấy cuộc tranh luận sắp diễn ra là giữa những người bạn, chân thành, cởi mở, thông minh, có học hành, từng trải.

Trần Trung Đạo - « Côn đồ Đặng Tiểu Bình » từng chủ trương xóa bỏ Việt Nam



Đồ tể Pôn Pốt (trái) trong chuyến thăm Bắc Kinh đươc Đặng Tiểu  Bình ủng hộ đánh Việt Nam.

Những bồi bút, văn nô của đảng trong thời gian qua xuất bản hàng loạt sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình với những cái tựa đọc lên rất dễ bị tăng xông máu như “Con đường phi thường của Đặng Tiểu Bình”, “Đặng Tiểu Bình, một trí tuệ siêu việt” v.v…

Lẽ ra nên có một tác phẩm kể tội ác của y đối với dân tộc Việt Nam và đặt tựa là “Côn đồ Đặng Tiểu Bình” mới đúng. “Côn đồ” là chữ y dùng để chỉ Việt Nam.

Lý do vì “Côn đồ Đặng Tiểu Bình" đã từng chủ trương xóa bỏ nước Việt Nam trong bản đồ thế giới bằng một cuộc chiến đánh phủ đầu (preemptive war). 

Huy Đức - Biên Giới Tháng Hai (2009-1979)



Giặc Tàu xâm lược bị bắt trong chiến tranh biên giới 1979.

(Bài viết đã đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị ngày 09/02/2009 nhưng sau đó bị rút xuống)

Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi.

Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17-2, làm đám giỗ cho con”. Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái.

Lưu Trọng Văn - Hà Nội học gì ở chính quyền đô thị Paris?



Nhiều người dân đến nghe giới thiệu về dự án nối dài tuyến tramway T3 tại tòa thị chính quận 17 Paris. Ảnh Mairie 17e
Bộ Chính trị đồng ý cho Hà Nội xây dựng mô hình Chính quyền đô thị. Ông Sáng giám đốc sở Nội vụ Hà Nội đề xuất nên nghiên cứu, tham khảo mô hình đô thị của Paris để học hỏi.

Gã bật cười.

Nguyễn Tiến Tường - Như một que diêm



Trong khi một số người đập bỏ, một cặp vợ chồng mang các chậu hoa bán ế ra trang trí đường phố.
1. Ngày Tết, nhiều người nhắn tin chúc mừng. Tôi không trả lời hết. Hầu hết trong số đó là những tin nhắn mẫu, hoặc video soạn sẵn, tôi không ưu tiên trả lời. Tôi cố gắng soạn từng tin nhắn riêng. Mỗi người mỗi khác. Tôi không cho phép cảm xúc và sự chân thành của mình cũng rập khuôn, công thức. 

Tôi quẩn quanh đọc, thấy anh Nguyễn Một nhắc về những hàng rào dâm bụt ngày xưa, chỉ "phân" chứ không "cách". Tôi cũng như anh, tiếc nuối về một vùng ký ức xa thẳm. Ký ức ấy, vì sao chan chứa mãi? Là vì không chỉ là cảnh, là người, là miền ấu dại mênh mông.

Ám ảnh chuyện 'đi' Tết



(Một Thế Giới 13/02/2018) Ngày 9.1.2018 tại phiên tòa xét xử mình, Trịnh Xuân Thanh một mực phủ nhận 4 tỉ đồng tiền tiêu tết nhận từ các cộng sự một thời nhưng sau đó lại có lời chẳng khác gì tự thú: “Bị cáo lúc nào cũng có nhiều túi quà người khác cho nhiều trong xe và bị cáo cũng mua quà Tết để trong xe rất nhiều”.

Đó là một thực tế, nếu không nói là một vấn nạn tồn tại nhiều năm ở nước ta.

Chẳng thế mà nhiều năm qua trước Tết Âm lịch cỡ một tháng, năm nào Ban Bí thư cũng có Chỉ thị về tổ chức Tết. Trong đó có nội dung yêu cầu các tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội thực hiện chủ trương: Cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo…

Nguyen Tieu Quoc Dat - Một ví dụ về lý sự vừa ngu vừa nhược



1. Cái gì đã qua thì là quá khứ; chúng ta ko thể sống mãi trong quá khứ và ngày ngày kêu gọi hận thù - trừ khi các anh chị muốn sống như Bắc Hàn là nơi mà lãnh đạo tối ngày kêu gọi thù hận sống chết với bọn đế quốc Mỹ sài lang.

Tổ chức tưởng niệm ko phải kêu gọi hận thù. Yêu cầu sách giáo khoa đưa tin đúng, trung thực về chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược là một yêu cầu học thuật. Đã có chương dài về chống Pháp, chống Mỹ sao lại sơ sài trong chống Trung Quốc?

Trần Trung Đạo - Lãnh đạo CSVN ở đâu trong ngày 17 tháng 2, 1979?



Bức hình Phạm Văn Đồng chụp với chủ tịch cộng sản (CS) Campuchia Heng Samrin ngày 17 tháng 2, 1979 tại Nam Vang trong dịp Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng và Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội CS Văn Tiến Dũng cùng phái đoàn đông đảo viên chức và tướng lãnh CS thăm Campuchia. 

Trong khi Đặng Tiểu Bình chuẩn bị một cách chi tiết từ đối nội đến đối ngoại cho cuộc tấn công vào Việt Nam, các lãnh đạo CSVN vẫn tin rằng người Cộng Sản đàn anh dù có giận cỡ nào cũng không nỡ lòng đem quân đánh đàn em CSVN. 

Sao lại làm ngơ cuộc chiến 1979 trong sách giáo khoa?



Hàng vạn thanh niên nhập ngũ và lên biên giới vào năm 1979 (ảnh tư liệu).

(Dân Việt 06/02/2016) Đã đến lúc Bộ GDĐT đưa câu chuyện chiến tranh này vào sách giáo khoa chưa? Dù đó chỉ là một chương rất nhỏ và mờ nhạt về cuộc chiến này, để không làm đau tủi hàng chục ngàn người Việt đã ngã xuống.

Trong một chuyến du ký ở Việt Nam để tìm hiểu về dư âm của cuộc chiến 1979, nhà báo Michael Sullivan có tìm đến một nghĩa trang ở Lạng Sơn. Khi chứng kiến một phụ nữ thắp nhang cho người thân của mình, một binh sĩ đã hy sinh để chống lại quân xâm lược Trung Quốc, Micheal Sullivan đã an ủi bà rằng thôi thì chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng rất dứt khoát, bà Phạm Thị Kỳ - tên của người phụ nữ - đã nói rằng “Không, sẽ không bao giờ chấm dứt. Với Trung Quốc, làm sao mà chấm dứt được?”

dimanche 18 février 2018

Nguyễn Tiến Tường - 1979




Ảnh: FB Đức Bảo Phạm

Cho đến tận bây giờ, khi người Việt chuyền nhau những bông hoa sim tím nhỏ để nhắc nhớ quá khứ. Tại Trung Quốc, họ truyền nhau hình ảnh được cho là nữ tù binh Việt Nam. Nếu là thật, thì không cần nói thêm sự đê tiện của họ. Không cần kể thêm đòn thù tàn khốc họ dành cho phụ nữ trong cuộc chiến biên giới 1979.

Tôi không nói về bức ảnh, tôi nói về thái độ của họ với sự thật. Dù cho tấm ảnh là thật hay không. Khi chúng ta nhắc về chiến tranh với sự uất hận, buồn bã. Bọn họ nhắc về như những thành quả, những thành quả man rợ. Họ phơi bộ mặt cho nhân loại thấy một dân tộc hung bạo, phi nghĩa.