Đây là một câu hỏi không thừa chút nào, trong bối cảnh đã
đầy rẫy đại án và sẽ còn xuất hiện thêm nhiều đại án nữa. Vì nếu xác định ông
Đinh La Thăng phải đi tù thì cần xác định thêm những người xứng đáng ngồi nhà
đá.
Ngày 22/01/2018, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị thu
hồi 6.100 tỉ đồng từ ba ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank trả cho Ngân hàng Xây
dựng (VNCB) để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, VKS cũng yêu cầu Phạm Công Danh và
tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm bồi hoàn 6.100 tỉ đồng cho ba ngân hàng
trên.
Tôi thì chú ý chi tiết Ngân hàng Xây dựng (còn gọi là Ngân
hàng TMCP Xây dựng) được đổi tên thành Ngân hàng TNHH một thành viên Xây dựng -
CB sau khi được Nhà nước mua bắt buộc để khắc phục hậu quả. Nhà nước ở đây cụ
thể là ai ký mua? Tại sao bắt buộc mua?
Vì tôi từng phân tích mua một ngân hàng thua lỗ với giá 0
đồng, là đem tiền thật đổi lấy khoản lỗ cho cân bằng về 0 đồng. Nghĩa là đem
ngân sách (thuế dân) đi cứu những kẻ phá hoại kinh tế đất nước.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ra văn bản số 15 ngày 24/01/2018
gửi hỏa tốc tới Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng,
Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng VKS nhân dân tối cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tọa hội đồng
xét xử vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2. Nội dung có đoạn:
"Theo pháp luật hiện hành, các ngân hàng cho vay không
có trách nhiệm phải tìm hiểu và xác minh nguồn gốc số tiền trên tài khoản thanh
toán của bên vay trước khi thu nợ. Trên thực tế nếu buộc các ngân hàng phải xác
minh về nguồn gốc số tiền thu nợ, thì sẽ phát sinh rất nhiều khó khăn, thủ tục
hành chính, chi phí của ngân hàng cũng như khách hàng. Ngoài ra, các ngân hàng
không có đủ điều kiện, cơ sở để thực hiện việc xác minh này."
Trong khi đó, quan điểm của VKS tại tòa là rất rõ: “Số
tiền hơn 6.100 tỉ đồng được xác định là thiệt hại của vụ án, chúng tôi đề nghị
phải thu hồi từ ba ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank để trả lại cho VNCB vì đó
là vật chứng vụ án”.
Hiệp hội Ngân hàng trích dẫn Kết luận giám định số 1637 ra
ngày 16/3/2017 của Tổ giám định độc lập Ngân hàng Nhà nước khẳng định ba ngân
hàng đã thực hiện việc thu hồi nợ vay của khách hàng đúng quy định và thỏa
thuận tại hợp đồng tín dụng đã ký, không có thiệt hại xảy ra tại ba ngân hàng.
Tôi tham khảo khá nhiều chuyên gia tài chính để biết rằng
doanh nghiệp chân chính phải "trần ai lai khổ" như thế nào mới vay
được ngân hàng. Trong đó, yếu tố thẩm định về giá trị tài sản là vô cùng quan
trọng.
Nếu ba ông lớn ngân hàng nói trên mà không có trách nhiệm
thì sẽ là ai có trách nhiệm đây khi họ không thẩm định chính xác tài sản của
VNCB, bao gồm các dự án?
Còn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà có trách nhiệm giám sát
thì đâu để xảy ra nhiều đại án ngân hàng?
Quay trở lại câu chuyện của ông Đinh La Thăng. Ông Thăng nên
được tự do nếu bất hồi tố đối với những cá nhân điều hành ngân hàng để xảy ra
đại án lẫn những cá nhân, tập thể có trách nhiệm giám sát hoạt động ngân hàng
của Ngân hàng Nhà nước.
Còn một khi đã đưa ông Thăng ra tòa và tuyên án tù thì cũng
phải đưa những kẻ gây ra đại án ngân hàng lẫn những kẻ dùng ngân sách để giải
quyết hậu quả các đại án ấy ra tòa, mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật!
Chính phủ muốn vàng, đô trong dân được dân yên tâm đem gửi
ngân hàng thì không còn cách nào khác là xử những kẻ thao túng ngân hàng.
Xử như vậy dân mới tin, mới phục và chứng minh quyết tâm
chống tham nhũng không phải hành động nửa vời!
Chú thích: Ông Thăng còn có dũng khí nhận tội cho cấp dưới
trước tòa. Vậy thì những kẻ tự cho mình "hạ cánh an toàn" cũng
cần được lôi ra trước pháp đình vì "tàn sát" tiền thuế của dân.
FB MAI QUỐC ẤN 20.01.2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.