jeudi 15 février 2018

Nam Phi: Tổng thống Zuma từ chức, Ramaphosa lên thay

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma thông báo từ chức trên đài truyền hình, ngày 14/02/2018.

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma hôm qua đã buộc phải từ chức, chỉ vài giờ trước khi đảng ANC chuẩn bị thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm ông. Quốc hội Nam Phi hôm nay 15/02/2018 chuẩn bị bầu chủ tịch đảng ANC là Cyril Ramaphosa làm tân tổng thống.
Bị tai tiếng tham nhũng từ nhiều năm qua, nhưng ông Zuma vẫn nhất định chống lại áp lực trong đảng. Mãi cho đến tối hôm qua, ông mới chịu rời chiếc ghế nguyên thủ đã nắm giữ suốt 9 năm. Đảng ANC, hiện nắm đa số tuyệt đối tại Quốc hội, cho biết ông Cyril Ramaphosa, 65 tuổi là ứng viên trong cuộc bỏ phiếu vào lúc 12 giờ GMT hôm nay.

Vụ Porter : Trump lên án bạo hành gia đình, Hạ viện mở điều tra

Thư ký Nhà Trắng Rob Porter (P). Ảnh ngày 2/10/2017 tại Nhà Trắng.

Một tuần sau khi ông Rob Porter, thư ký Nhà Trắng phải từ chức vì bị tố cáo đã đánh đập hai người vợ cũ, tổng thống Mỹ hôm qua 14/02/2018 mới công khai lên án nạn bạo hành gia đình. Tuy nhiên Hạ viện đã quyết định mở điều tra về sự hiện diện tại cơ quan trung tâm quyền lực Mỹ, của một nhân vật bị FBI cáo buộc là thô bạo.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

Tin vắn 15.02.2018


Các nhà báo đưa tin về phiên tòa Jawad Bendaoud tại Paris.

(AFP)Pháp: Nghi can cho khủng bố thuê nhà được tha bổng
 
Jawad Bendaoud, người đã cho hai quân thánh chiến trong vụ khủng bố ở Paris ngày 13/11/2016 thuê nhà, tối qua 14/02/2018 đã được ra tù, sau khi tòa tiểu hình Paris tuyên bố tha bổng. Viện công tố vốn đề nghị bốn năm tù, ngay lập tức đã kháng cáo.

Năm nay 31 tuổi, bị biệt giam từ 27 tháng qua, Jawad Bendaoud đã cho tên khủng bố Abdelhamid Abaaoud và đồng phạm Chakid Akroun thuê phòng tại Saint Denis, ngoại ô Paris tối 17/11/2016. Đến sáng tinh mơ hôm sau, cảnh sát đã tấn công và tiêu diệt hai tên thánh chiến. Vụ án Jawad Bendaoud có trên 700 nguyên đơn và 100 luật sư tham gia.

mercredi 14 février 2018

Groudinine, đối thủ « cộng sản » của ông Putin

Ông Pavel Groudinine (T), ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Sản Nga, đi thăm Bảo tàng Stalin ngày 25/01/201
Liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại Nga, Le Figaro mô tả nhân vật « Groudinine, đối thủ ‘cộng sản’ của ông Putin ». Ứng cử viên này là một nhà triệu phú đỏ, đang ngự trị trong « nông trang tập thể » theo kiểu Disneyland, quảng bá cho « chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21 ».
Đặc phái viên của Le Figaro mô tả tại nông trang Lênin, mô hình hợp tác kiểu mẫu ở ngoại ô Matxcơva, mỗi ngày đều là Noel. Dưới những bông tuyết, phía sau cánh cổng trang trí một quả dâu khổng lồ, người ta có cảm giác đây là một vương quốc Disney. Nhưng thay cho chú chuột Mickey quen thuộc, lại là các nhân vật trong truyện cổ tích Pútkin, và các phim hoạt hình thời xô-viết.

Nông trang tập thể Lênin có 350 công nhân, là nơi cư ngụ của 8.000 người, mà chủ nhân là Pavel Groudinine, 57 tuổi. Tuy không phải là đảng viên, nhưng ông lại đại diện đảng Cộng Sản Nga (KPRF) ra ứng cử, và đang là ứng cử viên đầy hứa hẹn chỉ sau Vladimir Putin, trong các cuộc thăm dò dư luận. Đảng Cộng Sản đã chọn lựa nhà triệu phú này, thay vì tổng bí thư đảng Guennadi Ziouganov, 73 tuổi.

mardi 13 février 2018

Huy Đức - Kẹt xe cấp…Nhà nước



Cho dù cả Ban Bí thư lẫn Thủ tướng đều ra văn bản “cấm quà”, ai dám khẳng định nguyên nhân chính làm cho Hà Nội kẹt xe đến tận mấy hôm nay không phải vì “triều cống”

Quà cáp không phải là thứ có thể vận hành theo chỉ thị; nó, hoặc tuân theo “mệnh lệnh của trái tim”; hoặc được toan tính như một khoản đầu tư (cho ghế và cho dự án). Có những khoản quà cáp được trao theo “truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta”; nhưng tôi tin, có không ít “rương tráp” đã chẳng được vác ra Thủ đô, nếu ghế và tiền bạc không chủ yếu được quyết từ Hà Nội. 

Nguyễn Viện - 50 năm từ Tết Mậu Thân đến Mậu Tuất


Quân đội VNCH và Mỹ tái chiếm Huế năm 1968. Ảnh Reporters Associés

Vào những ngày chuẩn bị đón năm mới này, một lần nữa dư luận lại dậy sóng vì câu chuyện của 50 năm trước, biến cố Mậu Thân 1968.

Vào tuổi 81, một nhân vật gắn liền với sự kiện gây nhiều tranh cãi này, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chính thức lên tiếng về sự liên quan của mình trong cuộc thảm sát đau thương ở Huế, khiến hàng ngàn người chết.

Hải quân Anh sẽ tuần tra Biển Đông, bất chấp Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đang thăm Sydney ngày 13/02/2018 tuyên bố Luân Đôn sẽ gởi chiến hạm tuần tra Biển Đông vào tháng tới, để khẳng định quyền tự do hàng hải. Quyết định này có thể chọc giận Trung Quốc, hiện đang khẳng định chủ quyền với hầu như toàn bộ vùng biển chiến lược này.
Hãng tin AP dẫn lời ông Williamson khi trả lời báo Úc The Australian cho biết, chiến hạm chống tàu ngầm HMS Sutherland đang thăm Úc, trên đường về sẽ làm nhiệm vụ tuần tra Biển Đông, khẳng định quyền của Hải quân Anh.

Tổng thống Brazil thăm vùng biên giới tràn ngập người tị nạn Venezuela

Người nhập cư Venezuela xin việc làm tại thành phố Boa Vista- Roraima. Ảnh tháng 10/2017.

Tại Brazil, tổng thống Michel Temer ngày 12/02/2017 đã đến thăm vùng biên giới với Venezuela. Bang Roraima đang trong tình trạng khẩn cấp, phải đón nhận hàng mấy chục ngàn người Venezuela chạy trốn khỏi đất nước đang bị khủng hoảng kinh tế, thiếu hụt thực phẩm và siêu lạm phát.
Năm ngoái có trên 17.000 người Venezuela nộp đơn xin visa với tư cách người tị nạn ở Brazil, và năm nay con số này có thể tăng gấp 10 lần.

Hai quan chức cao cấp Trung Quốc bị điều tra tham nhũng

Tôn Chính Tài, cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc ngày 13/02/2018 loan báo ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc bị cáo buộc tội tham nhũng. Đây là quan chức cấp cao nhất bị ông Tập Cận Bình « đả hổ » kể từ năm năm qua. Cựu giám đốc cơ quan tuyên truyền Lỗ Vĩ (Lu Wei) bị khai trừ Đảng và điều tra về tội hối lộ.
Thông cáo của Viện Kiểm sát cho biết ông Tôn Chính Tài, 53 tuổi, có thời gian được cho là người kế nhiệm tiềm năng của Tập Cận Bình, « phải chịu trách nhiệm hình sự vì đã tìm kiếm những ưu đãi cho người khác, để đổi lấy những số tiền khổng lồ bất hợp pháp cho bản thân ông ta ». Theo đó, Tôn Chính Tài đã tham nhũng trong suốt 15 năm làm lãnh đạo ở Trùng Khánh, Bắc Kinh, Cát Lâm và làm bộ trưởng Nông nghiệp.

Vận động viên Nhật Bản bị phát hiện doping tại Thế vận hội Pyeongchang

Kei Saito dẫn trước trên đường đua 500 m tại Youth Olympic Games 2012.

Vận động viên trượt băng Nhật Bản Kei Saito bị kiểm tra dương tính với chất kích thích. Đây là trường hợp doping đầu tiên tại Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018, sẽ gây ấn tượng xấu cho Olympic Tokyo 2020.
Hãng tin Kyodo ngày 13/03/2018 tiết lộ vận động viên Kei Saito, 21 tuổi, hôm thứ Bảy đã tham gia đường đua 1.500 mét và lẽ ra ngồi ghế dự bị trong cuộc thi nam tiếp sức 5.000 mét hôm nay. Tòa án Trọng tài Thể thao (TAS) cho biết anh bị kiểm tra « trong lúc không thi đấu », « không có ảnh hưởng gì đến các kết quả trong Thế vận hội ».

Bị trục xuất, ông Saakachvili vẫn được ủng hộ tại Ukraina

Ông Mikhail Saakachvili trong cuộc họp báo tại Ba Lan ngày 13/02/2018.

Sau khi bị bắt và bị trục xuất thô bạo khỏi Ukraina ngày 12/02/2018, cựu tổng thống Gruzia Mikhail Saakachvili từ Ba Lan tuyên bố « sẽ chiến đấu đến cùng ». Những người ủng hộ ông thì khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh với tổng thống Petro Porochenko, bị họ cho là tham nhũng và độc đoán.
Từ Kiev, thông tín viên RFI Sébastien Gobert tường trình :

Tin vắn 13.02.2018



(AFP)Trung Quốc áp đặt chống phá giá một hóa chất Mỹ

Trung Quốc tối qua 12/02/2018 loan báo áp đặt biện pháp chống phá giá sơ khởi đối với styrène, một hóa chất quan trọng để sản xuất bao bì nhựa, chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ. 

Kể từ hôm nay, các công ty Trung Quốc nhập về hóa chất này phải đóng một số tiền thế chân cho hải quan, từ 5 đến 10,7% tổng trị giá lô hàng. Đây là biện pháp trả đũa của Bắc Kinh trước việc Hoa Kỳ hạn chế nhập pin mặt trời và máy giặt của Trung Quốc. Ngoài ra thép, nhôm tấm, ván ép của Trung Quốc cũng có nguy cơ bị Mỹ áp thuế chống phá giá.

lundi 12 février 2018

Tuấn Khanh - Nghệ thuật chôn sống


Huế, Tết Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy

Vài ngày sau khi có lá thư được cho là của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phát đi, khẳng định rằng ông không có mặt ở Huế vào Xuân Mậu Thân 1968, sự kiện này đã làm bùng phát nhiều lời bàn trên các trang mạng, báo chí…

Cũng có không ít người đứng ra, nói rằng nếu như vậy thì cần giải oan cho ông Tường khỏi vũng máu nhầy nhụa của cuộc thảm sát thường dân ở Huế. Cuộc thảm sát mà không có sự che đậy nào có thể làm mất hết mùi tanh của máu, của nỗi đau và sự kinh hoàng về cái gọi là “quân cách mạng” vào thời điểm đó, ở Huế.

Hoàng Hưng - Mậu Thân, Hoàng Phủ Ngọc Tường và…



Thật sự viết gì về chuyện này cũng sẽ gặp rắc rối từ các phía. Nhưng nhiều ngày gần đây, càng đọc Facebook càng mất ăn mất ngủ vì đề tài này. Hơn thế nữa, còn liên tục nhận được những email từ Mỹ “truy sát” đến cả con cái của mấy nhà văn bị kết tội là “đao phủ Huế” (tôi đã phản đối, mà vẫn bị nhận tiếp). Thật đau lòng! Buộc lòng phải viết đôi dòng tâm sự ngắn gọn.

1. Việc nhà nước tổ chức kỷ niệm, ăn mừng rầm rộ 50 năm Mậu Thân quá là vô chính trị, phản lại ngay những lời đẹp đẽ “xóa bỏ hận thù, hòa giải, hòa hợp”… Trong khi “nhiệm vụ chính trị” lúc này rõ ràng là đoàn kết toàn dân lo chấn hưng đất nước, đối phó với giặc Tàu. Khơi lại “chiến thắng, căm thù Mỹ-Ngụy” làm gì? Không hiểu nổi!!!

Mạnh Kim - "Tại sao tôi bị giết?"



Người dân Huế hoảng sợ chen nhau tại một khu tập trung (3-2-1968; Bettman/CORBIS)

Đã định bụng không viết thêm gì về sự kiện Mậu Thân thì hôm nay đọc được bức thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi ông Nguyễn Quang Lập cậy đăng. Việc ông Tường có mặt ở Huế hay không thật ra không quan trọng. 

Ông có mặt hay không thì chiến dịch thảm sát vẫn xảy ra theo đúng kế hoạch sắp sẵn từ trước. Ông có mặt hay không thì danh sách nạn nhân cần được “tiêu diệt” cũng đã nằm trong túi áo đám sát thủ được phân công đi giết người. Ông có mặt hay không thì đống xương trắng của hàng trăm nạn nhân ở Khe Đá Mài vẫn trơ những hốc mắt kinh ngạc bàng hoàng như thể họ muốn hỏi, vào ngày đó; và muốn được trả lời, sau 50 năm, rằng “Tại sao tôi bị giết?”.

Nguyễn Trung Bảo - Mậu Thân oan khuất



Huế, Tết Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy

Muốn comment dưới cái note tự bạch của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường bên Facebook nhà văn Nguyễn Quang Lập mà nghĩ hay về đây viết, để tránh ồn ào tranh cãi. 

Xuyên suốt bài viết của ông Tường, là lời phân trần việc ông không có mặt tại Huế trong sự kiện Mậu Thân 1968 như nhiều lời cáo buộc lâu nay. Và ông thừa nhận ông đã không trung thực khi trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu do Mỹ sản xuất. 

Lời cuối cho câu chuyện quá buồn



Huế, Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy
Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này, xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ.



Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu Thân 1968. Vậy xin thưa:

Khủng hoảng Venezuela : Người dân lũ lượt sang Colombia kiếm sống

Cảnh sát Colombia cố gắng kiểm soát luồng người đông đảo từ Venezuela đi qua cầu Simon Bolivar ở Cucuta, ngày 24/01/2018.

Cuộc khủng hoảng tại đất nước do ông Nicolas Maduro lãnh đạo đã khiến hàng ngàn người Venezuela phải tha phương cầu thực. Hôm thứ Năm 08/02/2018 vừa qua, tổng thống Santos của nước láng giềng đã phải loan báo các biện pháp nhằm cố gắng kiểm soát luồng người nhập cư vào Colombia.
Thông tín viên RFI tại Cucuta, Marie Eve Detoeuf tường thuật khung cảnh trên chiếc cầu biên giới Simon Bolivar. Nằm cách thành phố Cucuta của Colombia khoảng vài cây số, đây là cửa khẩu chính giữa Venezuela và Colombia.

samedi 10 février 2018

Anh: Án tù cho 1 người Việt mạo nhận là nạn nhân vụ hỏa hoạn Grenfell

Ông Anh Nhu Nguyen (thứ 2 từ trái) gặp gỡ thái tử Anh Charles với tư cách nạn nhân vụ Grenfell. Ảnh The Times

Một người Việt tự nhận là nạn nhân trong vụ cháy tòa nhà Grenfell đã bị tòa án Luân Đôn ngày 09/02/2018, kết án 21 tháng tù giam. Ông này đã khai gian là vợ và con trai đã bị chết cháy trong thảm họa xảy ra hôm 14/06/2017 tại thủ đô Anh Quốc.
Ông Anh Nhu Nguyen (có lẽ là Nguyễn Như Anh), 53 tuổi, đã khai rằng gia đình ông bị thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn khủng khiếp làm 71 người chết, để được hưởng trên 10.000 bảng Anh trợ cấp.

Vụ con trai Fidel Castro tự sát và hoàng hôn của chế độ Cuba

Fidel Castro và Fidelito lúc nhỏ.

Tác giả Christian Makarian trong bài viết « Vụ tự sát trong gia đình Castro » đăng trên L’Express nhận định: việc người con trai của lãnh tụ Cuba Fidel Castro tự kết liễu cuộc đời là một chỉ dấu chính trị.
Đó là người nối dõi duy nhất có ngoại hình giống y Fidel Castro. Trong số những người con trong và ngoài giá thú mà lãnh tụ Cuba để lại, Fidelito cũng là người duy nhất tìm đến cái chết ở tuổi 68. Người ta biết được sự kiện này qua một thông cáo ngắn gọn : « Tiến sĩ khoa học Fidel Castro Diaz-Balart, đã được một nhóm bác sĩ chăm sóc từ nhiều tháng qua do bị trầm cảm nặng nề, đã tự sát sáng nay 01/02/2018 ».