Bài đăng : Thứ năm 12 Tháng Tư 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 12 Tháng Tư 2012
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) công bố vào hôm qua 11/04/2012, Miến Điện sẽ trở thành một mỏ vàng trong tương lai nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí chiến lược ở châu Á, và lượng khách du lịch ngày càng tăng.
Báo cáo về kinh tế châu Á của ADB dự kiến tăng trưởng của Miến Điện năm nay là 6%, năm tới tăng lên 6,3%, so với năm 2011 chỉ có 5,9% và bình quân của bốn năm trước đó là 4,9%. Nhưng ông Craig Steffensen, phụ trách về hố sơ Miến Điện của ADB cho rằng, Miến Điện sẽ có tỉ lệ tăng trưởng cao nếu thành công trong việc hòa nhập thị trường thế giới. Chuyên gia này nhận định: « Miến Điện là một mỏ vàng ».
Ngoài dầu khí và đá quý, Miến Điện còn có vị trí địa lý rất lý tưởng là nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Các nước láng giềng của Miến Điện đã phải mất ít nhất hai chục năm mới có được hệ thống đường bộ, đường sắt, hàng không và các cảng mà Miến Điện sắp có được. Tuy vậy, cần phải đầu tư quy mô vào hạ tầng cơ sở, đặc biệt là điện, giao thông, hệ thống tưới tiêu cũng như mạng lưới tư pháp và ngân hàng.
Hôm 01/04, Miến Điện đã đưa ra một hệ thống hối đoái mới, tuy thả nổi, nhưng dưới sự kiểm soát, được cho là một bước quan trọng nhằm tái thúc đẩy nền kinh tế bị tê liệt do sự hiện diện đồng thời của nhiều hối suất khác nhau. Ngân hàng Trung ương đưa ra tỉ giá chỉ đạo là 818 kyat tương đương 1 đô la, gần với tỉ giá trên thị trường chợ đen là 800 kyat đổi được 1 đô la. Trong khi đó, tỉ giá chính thức trước đây được ấn định bất chấp giá thị trường, là 6 kyat / đô la.
Ông Steffensen đã hoan nghênh một « cải cách chủ yếu » được tiến hành một cách khá êm thấm. Ông nói: « Nếu Miến Điện đã làm được điều đó, thì có thể hy vọng rằng đất nước này có khả năng đạt được những cải cách khác cũng cần thiết như thế ».
Ngoài dầu khí và đá quý, Miến Điện còn có vị trí địa lý rất lý tưởng là nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Các nước láng giềng của Miến Điện đã phải mất ít nhất hai chục năm mới có được hệ thống đường bộ, đường sắt, hàng không và các cảng mà Miến Điện sắp có được. Tuy vậy, cần phải đầu tư quy mô vào hạ tầng cơ sở, đặc biệt là điện, giao thông, hệ thống tưới tiêu cũng như mạng lưới tư pháp và ngân hàng.
Hôm 01/04, Miến Điện đã đưa ra một hệ thống hối đoái mới, tuy thả nổi, nhưng dưới sự kiểm soát, được cho là một bước quan trọng nhằm tái thúc đẩy nền kinh tế bị tê liệt do sự hiện diện đồng thời của nhiều hối suất khác nhau. Ngân hàng Trung ương đưa ra tỉ giá chỉ đạo là 818 kyat tương đương 1 đô la, gần với tỉ giá trên thị trường chợ đen là 800 kyat đổi được 1 đô la. Trong khi đó, tỉ giá chính thức trước đây được ấn định bất chấp giá thị trường, là 6 kyat / đô la.
Ông Steffensen đã hoan nghênh một « cải cách chủ yếu » được tiến hành một cách khá êm thấm. Ông nói: « Nếu Miến Điện đã làm được điều đó, thì có thể hy vọng rằng đất nước này có khả năng đạt được những cải cách khác cũng cần thiết như thế ».