Bài đăng : Thứ năm 02 Tháng Hai 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 02 Tháng Hai 2012
Một bài viết trên tờ báo địa phương La Voix du Nord hôm nay, mô tả lại phiên tòa ở Pháp xử một người Việt Nam trong đường dây đưa người Việt sang Anh bất hợp pháp. Điều hiếm thấy là tại tòa, người thanh niên này đã kể lại tỉ mỉ cách hoạt động của mạng lưới. Anh muốn rời khỏi đường dây vì quá nguy hiểm, và thay vì tiền lương, anh đã nhận được một nhát dao.
« Phao » là biệt danh của đối tượng người Việt trong đường dây hoạt động ở Ghyvelde từ tháng Chín. Đường dây nhập cư bất hợp pháp này hoạt động như một công ty du lịch. Những người muốn sang Anh có thể chọn lựa giữa ba hình thức.
Dạng rẻ nhất được gọi là « cỏ », hay « CO2 » để nhắc nhở rằng họ sẽ nhanh chóng bị thiếu không khí để thở, vì phải trốn trong rờ-mọt của một chiếc xe tải nặng. Công thức này chỉ gói gọn ở mỗi một việc : người phụ trách sẽ mở cửa rờ-mọt xe tải cho khách, với cái giá từ 3.000 đến 4.000 euro.
Hình thức thứ hai được gọi là « VIP 1 », thì phải trả từ 4.000 đến 5.000 euro. Với giá này, người nhập cư lậu được leo lên ca-bin của người tài xế thông đồng với đường dây. Còn công thức « VIP 2 » tối thiểu là 5.000 euro, thì ngoài việc được ngồi ca-bin với tài xế, người khách còn được ngủ một, hai đêm trong khách sạn ở Dunkerque (dĩ nhiên là tiện nghi hơn trong rừng) và được đón tiếp khi đến Anh.
Tờ La Voix du Nord cho biết, « Phao » có tên thật là Tung Huong Nguyen, 22 tuổi, từ tháng Chín đã tham gia tổ chức theo các công thức trên, với nhịp độ đưa được khoảng 20 người nhập cư lậu mỗi tháng. Đương sự không biết là điện thoại bị cảnh sát nghe lén, trong khuôn khổ cuộc điều tra nhắm vào đường dây nhập cư lậu của người Việt được tổ chức từ Paris. Công tố viên phó khẳng định : « Nay thì anh ta không thể chối cãi được, các cuộc điện thoại này đã tố cáo hết ».
Nhưng « Phao » không chỉ không chối cãi, mà còn kể rõ đường dây được tổ chức như thế nào, đưa ra cả danh tính – một điều thật hiếm xảy ra. Anh không còn gì để mất, và đã quyết định rời khỏi mạng lưới nguy hiểm này.
Anh đã bị câu lưu hồi đầu tuần, khi rời khỏi bệnh viện Dunkerque, nơi anh điều trị sau khi bị đâm một nhát dao. Tung Huong Nguyen kể : « Mạng lưới trách cứ tôi là đã sang Đức thường xuyên. Tôi có bất đồng với một trong các thủ lãnh đường dây ở Pháp, và họ đã gởi một « đầu gấu » đến để đâm tôi ». Anh muốn trốn sang Đức và ngưng lại tất cả.
Khi bị câu lưu, anh đã thản nhiên kể hết : « Người cầm đầu mọi hoạt động là ở Việt Nam, ông ta giúp những người nhập cư lậu có được visa du lịch đi Cộng hòa Séc. Từ Séc, những người nhập cư được đưa đi hoặc Paris, hoặc trực tiếp đến Ghyvelde. Tại chỗ có một người phụ trách và ba hoặc bốn nhân viên thay phiên nhau làm công việc đưa người sang Anh. Tôi là một trong số các nhân viên đó. Tôi sẽ phải được nhận tiền công 4.000 euro từ tháng Chín, nhưng tiền lại được giao cho một « sếp lớn » ở Paris. Sếp phó tại Paris phụ trách việc phân phát tiền lương cho các nhân viên chuyên đưa người ».
Luật sư của anh phẫn nộ : « Tháng lương cuối cùng của thân chủ tôi là một nhát dao ! ». Còn Viện Công tố thì ít xúc động hơn : « Tôi sẽ không đề nghị cho bị cáo công thức « VIP 1 hay 2 » mà công thức DEP : « directement en établissement pénitentiaire » (trực tiếp đến nhà giam »). Công tố viên đề nghị 18 tháng tù ở và ra lệnh tống giam. Tòa án kết án một năm tù ở, và đương sự bị đưa vào tù. Anh ta bị cấm vào Pháp trong vòng 5 năm.
Chiến dịch tranh cử của bà Aung San Suu Kyi tại Miến Điện
Nhìn sang Miến Điện, nhật báo cánh tả Libération có bài viết về lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi trong chiến dịch tranh cử. Tại đơn vị bầu cử của bà thuộc một vùng nông thôn hẻo lánh, công chúng sẵn sàng bầu cho người phụ nữ vốn là biểu tượng của dân chủ. Đối với họ, cuộc đấu tranh chống đói nghèo là quan trọng nhất.
Đơn vị bầu cử Kawhmuu tại vùng đồng bằng Irrawaddy có 120.000 dân, là một vùng quê nghèo xa xôi, lại còn bị tàn phá nặng nề do trận bão Nargis hồi năm 2008. Từ Rangoon phải mất hai tiếng đồng hồ đi phà rồi xe hơi mới đến được những con đường bị cày xới đầy bụi bặm của địa phương này.
Các cảm tình viên của Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ kêu gọi người dân tại đây hãy bầu cho bà Aung San Suu Kyi mà « không sợ hãi ». Nhiều người dân tuy không biết về tổ chức chính trị này nhưng cho biết sẵn sàng bầu cho người phụ nữ mà họ được biết là biểu trưng cho dân chủ.
Libération cho biết, vị trí của giải Nobel hòa bình có bị sút giảm vì từ khi được trả tự do năm 2010, bà bận rộn với các cuộc đối thoại với chế độ ông Thein Sein và gặp gỡ các nhân vật chính trị nước ngoài, ít dành thì giờ cho đời sống thường nhật của người dân Miến Điện. Người đại diện của Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ nói rằng, bên cạnh vấn đề sắc tộc, Nhà nước pháp quyền và việc sửa đổi Hiến pháp, chiến dịch tranh cử của bà Aung San Suu Kyi còn đề nghị các biện pháp xóa đói giảm nghèo, như chương trình vi tín dụng chẳng hạn.
Đặc sứ Mỹ: Tân chính quyền Miến Điện thực sự muốn cải cách
Cũng liên quan đến Miến Điện, nhật báo công giáo La Croix có bài phỏng vấn ngắn đặc sứ Mỹ Derek J.Mitchell về những tiến triển chính trị ở Miến Điện, trong dịp ông này ghé qua Paris.
Ông Mitchell nhấn mạnh : « Những cải cách mới đây của chính phủ mới tại Miến Điện là những ngạc nhiên đáng chú ý và rất quan trọng ». Đặc sứ Mỹ cho biết : « Tôi tin tưởng vào sự chân thành của các nhà lãnh đạo mới Miến Điện, nhưng họ đang đứng ở ngã ba đường. Biện pháp tiếp cận của chúng tôi là hỗ trợ và khuyến khích họ tiếp tục tiến trình, chứ không phải là dạy cho họ những bài học ».
Thương mại Đức - Trung gia tăng
Nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến sự kiện Thủ tướng Đức Angela Merkel thăm Trung Quốc hôm nay, với khoảng hai chục lãnh đạo công ty lớn của Đức. Chuyến viếng thăm này diễn ra trong bối cảnh trao đổi thương mại Đức – Trung đang tăng cao. Tờ báo nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ qua mặt nước Pháp để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Đức.
Hiện có khoảng 5.000 công ty Đức đang làm ăn tại Trung Quốc, trong khi chỉ có 900 công ty Pháp, và nước Đức chiếm gần phân nửa số xuất khẩu của cả châu Âu sang Trung Quốc. Sự thành công của Đức là do sản phẩm nước này phù hợp với nhu cầu Trung Quốc, đồng thời Đức có hẳn một định chế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp về mọi mặt.
Ba chiến thắng của Rafale
Liên quan đến sự kiện Ấn Độ mua máy bay tiêm kích Rafale của Pháp, Les Echos phân tích « Ba chiến thắng của Rafale ». Theo tờ báo, tuy chưa chính thức ký được hợp đồng, nhưng ít nhất cũng thoát được ấn tượng « kiểu máy bay không ai muốn mua » bị gán ghép cho chiếc Rafale lâu nay.
Chiến thắng đầu tiên là đã làm cho những ai chê bai máy bay Rafale phải im tiếng : Rafale đúng là một trong những kiểu phi cơ chiến đấu tốt nhất thế giới. Trong các cuộc thử nghiệm với thời tiết khắc nghiệt tại sa mạc hay ở dãy núi Himalaya, chỉ có Eurofighter và Rafale là chống chọi được.
Các phi công Ấn Độ cũng đã kết luận chiếc Rafale không chỉ hết sức hiện đại về kỹ thuật, mà còn hiệu quả kinh tế hơn các đối thủ - đây là chiến thắng thứ hai. Đúng là chiếc Rafale là một phi cơ đắt tiền, vì vào thập niên 80, nước Pháp đã chọn lựa một kỹ thuật hàng đầu. Nhưng theo phân tích kỹ lưỡng của New Delhi, thì với tuổi thọ trên 40 năm, chiếc Rafale lại tỏ ra cạnh tranh hơn. Còn chiến thắng thứ ba, theo tờ báo, thì như đã nói ở trên, từ nay Rafale không còn bị coi là loại phi cơ bán không ai mua, mà có thể hy vọng giành thêm được nhiều hợp đồng mới.
Bầu cử tổng thống và kinh tế Đức: chủ đề chính báo Pháp
Các báo xuất bản tại Paris hôm nay chú ý nhiều đến các vấn đề thời sự kinh tế và chính trị của nước Pháp. Le Monde nhận định: « Cuộc chiến giành chức tổng thống được tiến hành xung quanh vấn đề nhà ở ». Nhật báo cánh tả Libération đặt câu hỏi: « Vụ Woerth-Bettencourt : Cựu Bộ trưởng Tài chính sẽ phải trả giá ? ». Bị thẩm phán triệu tập, ông Eric Woerth có nguy cơ bị đặt trong vòng điều tra vì vấn đề tài trợ bất hợp pháp chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy năm 2007. Tờ báo cộng sản L’Humanité chạy tựa : « Cái tát cho Sarkozy : 63% người Pháp không ủng hộ đề nghị thuế VAT vì mục đích xã hội ». Trong khi đó tờ báo cánh hữu Le Figaro cho rằng : « Đề án của ông Hollande không loại trừ bất kỳ một người dân đóng thuế nào », chỉ trích chương trình thuế khóa của ứng cử viên tổng thống đảng Xã hội, với nhận định của nhiều chuyên gia về thuế.
Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến việc : « Làm thế nào Đức mở được thị trường Trung Quốc ». Còn tờ báo công giáo La Croix thắc mắc : « Liệu Đức có là một hình mẫu ? » nêu ra việc nhiều ứng cử viên tổng thống cứ so sánh với nước láng giềng, tuy giữa phương diện kinh tế và xã hội của nước này có lắm nghịch lý. Ở trang trong, nhiều tờ báo cùng nhận định xì-căng-đan túi độn ngực PIP lẽ ra đã tránh được, nếu cơ quan chức năng cảnh giác hơn trước các thủ đoạn gian dối của ông chủ hãng này.
Dạng rẻ nhất được gọi là « cỏ », hay « CO2 » để nhắc nhở rằng họ sẽ nhanh chóng bị thiếu không khí để thở, vì phải trốn trong rờ-mọt của một chiếc xe tải nặng. Công thức này chỉ gói gọn ở mỗi một việc : người phụ trách sẽ mở cửa rờ-mọt xe tải cho khách, với cái giá từ 3.000 đến 4.000 euro.
Hình thức thứ hai được gọi là « VIP 1 », thì phải trả từ 4.000 đến 5.000 euro. Với giá này, người nhập cư lậu được leo lên ca-bin của người tài xế thông đồng với đường dây. Còn công thức « VIP 2 » tối thiểu là 5.000 euro, thì ngoài việc được ngồi ca-bin với tài xế, người khách còn được ngủ một, hai đêm trong khách sạn ở Dunkerque (dĩ nhiên là tiện nghi hơn trong rừng) và được đón tiếp khi đến Anh.
Tờ La Voix du Nord cho biết, « Phao » có tên thật là Tung Huong Nguyen, 22 tuổi, từ tháng Chín đã tham gia tổ chức theo các công thức trên, với nhịp độ đưa được khoảng 20 người nhập cư lậu mỗi tháng. Đương sự không biết là điện thoại bị cảnh sát nghe lén, trong khuôn khổ cuộc điều tra nhắm vào đường dây nhập cư lậu của người Việt được tổ chức từ Paris. Công tố viên phó khẳng định : « Nay thì anh ta không thể chối cãi được, các cuộc điện thoại này đã tố cáo hết ».
Nhưng « Phao » không chỉ không chối cãi, mà còn kể rõ đường dây được tổ chức như thế nào, đưa ra cả danh tính – một điều thật hiếm xảy ra. Anh không còn gì để mất, và đã quyết định rời khỏi mạng lưới nguy hiểm này.
Anh đã bị câu lưu hồi đầu tuần, khi rời khỏi bệnh viện Dunkerque, nơi anh điều trị sau khi bị đâm một nhát dao. Tung Huong Nguyen kể : « Mạng lưới trách cứ tôi là đã sang Đức thường xuyên. Tôi có bất đồng với một trong các thủ lãnh đường dây ở Pháp, và họ đã gởi một « đầu gấu » đến để đâm tôi ». Anh muốn trốn sang Đức và ngưng lại tất cả.
Khi bị câu lưu, anh đã thản nhiên kể hết : « Người cầm đầu mọi hoạt động là ở Việt Nam, ông ta giúp những người nhập cư lậu có được visa du lịch đi Cộng hòa Séc. Từ Séc, những người nhập cư được đưa đi hoặc Paris, hoặc trực tiếp đến Ghyvelde. Tại chỗ có một người phụ trách và ba hoặc bốn nhân viên thay phiên nhau làm công việc đưa người sang Anh. Tôi là một trong số các nhân viên đó. Tôi sẽ phải được nhận tiền công 4.000 euro từ tháng Chín, nhưng tiền lại được giao cho một « sếp lớn » ở Paris. Sếp phó tại Paris phụ trách việc phân phát tiền lương cho các nhân viên chuyên đưa người ».
Luật sư của anh phẫn nộ : « Tháng lương cuối cùng của thân chủ tôi là một nhát dao ! ». Còn Viện Công tố thì ít xúc động hơn : « Tôi sẽ không đề nghị cho bị cáo công thức « VIP 1 hay 2 » mà công thức DEP : « directement en établissement pénitentiaire » (trực tiếp đến nhà giam »). Công tố viên đề nghị 18 tháng tù ở và ra lệnh tống giam. Tòa án kết án một năm tù ở, và đương sự bị đưa vào tù. Anh ta bị cấm vào Pháp trong vòng 5 năm.
Chiến dịch tranh cử của bà Aung San Suu Kyi tại Miến Điện
Nhìn sang Miến Điện, nhật báo cánh tả Libération có bài viết về lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi trong chiến dịch tranh cử. Tại đơn vị bầu cử của bà thuộc một vùng nông thôn hẻo lánh, công chúng sẵn sàng bầu cho người phụ nữ vốn là biểu tượng của dân chủ. Đối với họ, cuộc đấu tranh chống đói nghèo là quan trọng nhất.
Đơn vị bầu cử Kawhmuu tại vùng đồng bằng Irrawaddy có 120.000 dân, là một vùng quê nghèo xa xôi, lại còn bị tàn phá nặng nề do trận bão Nargis hồi năm 2008. Từ Rangoon phải mất hai tiếng đồng hồ đi phà rồi xe hơi mới đến được những con đường bị cày xới đầy bụi bặm của địa phương này.
Các cảm tình viên của Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ kêu gọi người dân tại đây hãy bầu cho bà Aung San Suu Kyi mà « không sợ hãi ». Nhiều người dân tuy không biết về tổ chức chính trị này nhưng cho biết sẵn sàng bầu cho người phụ nữ mà họ được biết là biểu trưng cho dân chủ.
Libération cho biết, vị trí của giải Nobel hòa bình có bị sút giảm vì từ khi được trả tự do năm 2010, bà bận rộn với các cuộc đối thoại với chế độ ông Thein Sein và gặp gỡ các nhân vật chính trị nước ngoài, ít dành thì giờ cho đời sống thường nhật của người dân Miến Điện. Người đại diện của Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ nói rằng, bên cạnh vấn đề sắc tộc, Nhà nước pháp quyền và việc sửa đổi Hiến pháp, chiến dịch tranh cử của bà Aung San Suu Kyi còn đề nghị các biện pháp xóa đói giảm nghèo, như chương trình vi tín dụng chẳng hạn.
Đặc sứ Mỹ: Tân chính quyền Miến Điện thực sự muốn cải cách
Cũng liên quan đến Miến Điện, nhật báo công giáo La Croix có bài phỏng vấn ngắn đặc sứ Mỹ Derek J.Mitchell về những tiến triển chính trị ở Miến Điện, trong dịp ông này ghé qua Paris.
Ông Mitchell nhấn mạnh : « Những cải cách mới đây của chính phủ mới tại Miến Điện là những ngạc nhiên đáng chú ý và rất quan trọng ». Đặc sứ Mỹ cho biết : « Tôi tin tưởng vào sự chân thành của các nhà lãnh đạo mới Miến Điện, nhưng họ đang đứng ở ngã ba đường. Biện pháp tiếp cận của chúng tôi là hỗ trợ và khuyến khích họ tiếp tục tiến trình, chứ không phải là dạy cho họ những bài học ».
Thương mại Đức - Trung gia tăng
Nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến sự kiện Thủ tướng Đức Angela Merkel thăm Trung Quốc hôm nay, với khoảng hai chục lãnh đạo công ty lớn của Đức. Chuyến viếng thăm này diễn ra trong bối cảnh trao đổi thương mại Đức – Trung đang tăng cao. Tờ báo nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ qua mặt nước Pháp để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Đức.
Hiện có khoảng 5.000 công ty Đức đang làm ăn tại Trung Quốc, trong khi chỉ có 900 công ty Pháp, và nước Đức chiếm gần phân nửa số xuất khẩu của cả châu Âu sang Trung Quốc. Sự thành công của Đức là do sản phẩm nước này phù hợp với nhu cầu Trung Quốc, đồng thời Đức có hẳn một định chế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp về mọi mặt.
Ba chiến thắng của Rafale
Liên quan đến sự kiện Ấn Độ mua máy bay tiêm kích Rafale của Pháp, Les Echos phân tích « Ba chiến thắng của Rafale ». Theo tờ báo, tuy chưa chính thức ký được hợp đồng, nhưng ít nhất cũng thoát được ấn tượng « kiểu máy bay không ai muốn mua » bị gán ghép cho chiếc Rafale lâu nay.
Chiến thắng đầu tiên là đã làm cho những ai chê bai máy bay Rafale phải im tiếng : Rafale đúng là một trong những kiểu phi cơ chiến đấu tốt nhất thế giới. Trong các cuộc thử nghiệm với thời tiết khắc nghiệt tại sa mạc hay ở dãy núi Himalaya, chỉ có Eurofighter và Rafale là chống chọi được.
Các phi công Ấn Độ cũng đã kết luận chiếc Rafale không chỉ hết sức hiện đại về kỹ thuật, mà còn hiệu quả kinh tế hơn các đối thủ - đây là chiến thắng thứ hai. Đúng là chiếc Rafale là một phi cơ đắt tiền, vì vào thập niên 80, nước Pháp đã chọn lựa một kỹ thuật hàng đầu. Nhưng theo phân tích kỹ lưỡng của New Delhi, thì với tuổi thọ trên 40 năm, chiếc Rafale lại tỏ ra cạnh tranh hơn. Còn chiến thắng thứ ba, theo tờ báo, thì như đã nói ở trên, từ nay Rafale không còn bị coi là loại phi cơ bán không ai mua, mà có thể hy vọng giành thêm được nhiều hợp đồng mới.
Bầu cử tổng thống và kinh tế Đức: chủ đề chính báo Pháp
Các báo xuất bản tại Paris hôm nay chú ý nhiều đến các vấn đề thời sự kinh tế và chính trị của nước Pháp. Le Monde nhận định: « Cuộc chiến giành chức tổng thống được tiến hành xung quanh vấn đề nhà ở ». Nhật báo cánh tả Libération đặt câu hỏi: « Vụ Woerth-Bettencourt : Cựu Bộ trưởng Tài chính sẽ phải trả giá ? ». Bị thẩm phán triệu tập, ông Eric Woerth có nguy cơ bị đặt trong vòng điều tra vì vấn đề tài trợ bất hợp pháp chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy năm 2007. Tờ báo cộng sản L’Humanité chạy tựa : « Cái tát cho Sarkozy : 63% người Pháp không ủng hộ đề nghị thuế VAT vì mục đích xã hội ». Trong khi đó tờ báo cánh hữu Le Figaro cho rằng : « Đề án của ông Hollande không loại trừ bất kỳ một người dân đóng thuế nào », chỉ trích chương trình thuế khóa của ứng cử viên tổng thống đảng Xã hội, với nhận định của nhiều chuyên gia về thuế.
Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến việc : « Làm thế nào Đức mở được thị trường Trung Quốc ». Còn tờ báo công giáo La Croix thắc mắc : « Liệu Đức có là một hình mẫu ? » nêu ra việc nhiều ứng cử viên tổng thống cứ so sánh với nước láng giềng, tuy giữa phương diện kinh tế và xã hội của nước này có lắm nghịch lý. Ở trang trong, nhiều tờ báo cùng nhận định xì-căng-đan túi độn ngực PIP lẽ ra đã tránh được, nếu cơ quan chức năng cảnh giác hơn trước các thủ đoạn gian dối của ông chủ hãng này.