Affichage des articles dont le libellé est Quốc ngữ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Quốc ngữ. Afficher tous les articles

vendredi 29 novembre 2019

Chương Thâu - Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau




Nhà bia tưởng niệm giáo sĩ Alexandre de Rhodes do cụ Nguyễn Văn Tố dựng cạnh đền Bà Kiệu bên Hồ Gươm. Trên mặt bia ghi tóm lược cuộc hành trình truyền giáo và công lao của ông trong việc chế tác chữ Quốc ngữ, được khắc bằng ba thứ ngôn ngữ: Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Pháp.

Lời bình của nhà báo Đoàn Khắc Xuyên : Giáo sư Chương Thâu đã giải quyết vấn đề từ 25 năm trước nhưng một số người vì lòng đố kỵ tới giờ này vẫn cố tình hiểu sai, bóp méo một câu văn của A. de Rhodes để lên án ông đưa thực dân Pháp vào Việt Nam. Vậy mà họ lại bảo những người khác là đứng từ “góc nhìn phân biệt đối xử tôn giáo và thành kiến”!

Chương Thâu - Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau

1. 


Trong cuốn sách Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo) của linh mục Alexandre de Rhodes do Cramoisy xuất bản tại Paris năm 1653 ở đoạn cuối chương 19 của phần thứ ba có một câu viết nguyên văn: 

“J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis soirti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape”. 

jeudi 28 novembre 2019

Chu Mộng Long - Nếu dân ta đến nay vẫn dùng chữ Hán hay chữ Nôm




Đơn khai sinh năm 1938 ở Bắc Kỳ có bốn dạng chữ: chữ Quốc ngữ lẫn chữ Nôm cùng dấu triện bằng tiếng Pháp và vài chữ Nho. Ảnh nguoikesu

Một số người có chút trình độ Hán học cho đến nay vẫn nuối tiếc chữ Hán hay chữ Nôm. Rằng chữ Hán hay chữ Nôm là loại chữ tượng hình, vừa trực quan vừa thâm sâu. Đó là cái lý luận kiểu Nguyễn Đắc Xuân ở phần hậu thư phản đối đặt tên đường mang danh Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina:

"Từ chữ Hán, chúng ta đã sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: “Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn chữ quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán – Nôm trước đây. Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác tác phẩm này.

Mặt khác, chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện để truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu, không nên có suy nghĩ “nhờ vào chữ quốc ngữ (La tinh hóa) mà tiến bộ, văn minh”. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… không sử dụng chữ La tinh hóa, vẫn giữ ngôn ngữ từ trước đến nay, nhưng họ vẫn văn minh vẫn tiến bộ vượt bậc, chứ đâu phải chữ quốc ngữ La tinh hóa làm cho dân tộc văn minh hơn. Lào, Căm-pu-chia, Miến Điện, Thái Lan cũng thế."

Chu Mộng Long - Định kiến chính trị thành phản văn hóa



Tôi không ngạc nhiên khi 12 nhà sử-chính trị ký đơn phản đối Đà Nẵng đặt tên đường lấy tên hai giáo sĩ phương Tây: Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes. Vì lẽ đơn giản, định kiến chính trị đã từng làm cái việc thay, xóa tên đường cũ thành tên đường mới, chủ yếu đường hiện nay dành đặt tên gắn với những người có công với cách mạng.

Đọc nguyên văn cái đơn này thấy rất rõ định kiến chính trị đã ăn sâu vào trong não những người được gọi là nhà khoa học.

Trong đơn chỉ có một nội dung đúng. Đó là phủ nhận Alexandre de Rhodes là "ông tổ" của chữ quốc ngữ. Nhưng cái đúng này trẻ con cũng nói được, vì làm gì có chuyện một cá nhân sáng chế ra cả kho tàng ngôn ngữ, dù chỉ là chữ viết. 

Lưu Trọng Văn – Công lao trời bể



Cuốn sách đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ của linh mục Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ), in năm 1651, được lưu giữ ở nhà thờ Mằng Lăng. Ảnh của nhà báo Đoàn Khắc Xuyên.

Bản kiến nghị của 12 nhà khoa học xã hội, chính trị, lịch sử chống việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes và Francesco de Pina ở Đà Nẵng, đã gặp những phản ứng quyết liệt của đa số người Việt với đủ thành phần xã hội.

Có thể khẳng định trên không gian mạng và báo chí chính thống ý kiến ủng hộ việc Đà Nẵng đặt tên đường là tuyệt đại đa số. Lý do quá rõ.

1.

-Cha Francesco de Pina người Bồ Đào Nha, từ năm 1617 đã nghĩ ra công thức dùng khuôn nhạc và 6 dấu (huyền, hỏi, sắc, nặng, ngã, không), trong đó sáng tạo thêm dấu hỏi và dấu nặng mà hầu như không có ngôn ngữ nào trên thế giới có, để phiên âm chính xác âm Việt và hồn của tiếng Việt ra chữ viết theo hệ La Tinh.

Nguyễn Thông - Cha bố bọn thực dân


Nhà thờ Đức Bà ở Saigon, xây năm 1877.

Cần phạt ông nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ở Huế. Phạt không phải bởi tội chê bai dè bỉu cụ Alexandre de Rhodes cha đẻ chữ quốc ngữ, mà bởi do vi phạm bản quyền.

Chả là ổng bảo "chữ quốc ngữ được tạo ra không nhằm phát triển dân tộc ta mà là công cụ để xâm lăng". 

Ý này không mới, thậm chí cũ xì, ông Xuân chỉ lặp lại thứ quan điểm đã được người cộng sản nhồi sọ cho bao nhiêu thế hệ. Nhẽ ra ông ấy phải nói rõ là trích dẫn từ đảng và nhà nước, bản quyền câu ấy thuộc về đảng và nhà nước.

Tâm Chánh - Bọn mao-ít đang ngóc đầu ?



Liệu có một cuộc tranh luận trong thực tế về công lao của các giáo sĩ trong việc hình thành chữ viết hiện đại cho người Việt Nam, mà chúng ta quen gọi là chữ quốc ngữ? 

Và nếu có cuộc tranh luận như vậy, thì nền khoa học Việt Nam có khả năng giải quyết dứt dạt mà không phải bán cái nó cho lớp sau, thế hệ sau?

Ở vào mặt bằng nhận thức hiện tại, nếu Đà Nẵng không có khả năng đánh giá một sự thật đơn giản như vậy, thì bộ trưởng Văn hóa, bộ trưởng Khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội phải có trách nhiệm với cử tri rằng liệu nhà nước có thể giải quyết rốt ráo vấn đề này.

mercredi 27 novembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Phê bình việc luận tội mấy ông cố đạo


Nếu có nghiên cứu lịch sử Việt Nam (khách quan một chút) thì ta phải nhìn nhận là nếu không có Pháp "đô hộ" Việt Nam, thì Việt Nam cũng trở thành thuộc địa của một đế quốc Tây phương khác (như Anh, Tây Ban Nha...). 

Việt Nam cũng có rất nhiều cơ hội để trở thành một "tỉnh" của Trung Quốc. Và ta cũng thấy rằng "chữ quốc ngữ" của các ông cố đạo không hề là phương tiện để thực dân chinh phục Việt Nam

Việt Nam bị lệ thuộc Pháp là do "tình cờ địa lý" chớ không hề do "tham vọng lãnh thổ" của đế quốc Pháp. Mục tiêu chinh phục của Pháp thời đó, cũng như Anh và các đế quốc Tây phương khác, là lục địa Trung Hoa. Lục địa này cực kỳ giàu có vì đông dân lại nhiều vàng bạc, ngọc ngà châu báu tơ lụa... trong khi quân sự lại yếu kém. Việt Nam thời đó, nhìn lại qua hình ảnh của các nhà du hành Pháp, rõ ràng kém mở mang, nếu không nói là cực nghèo, không có gì để gợi lòng tham của đế quốc. (Nếu không thì Việt Nam đã bị Anh chiếm trước cả Pháp).

Chất lượng sống - Phủ nhận Alexandre de Rhodes : Vô ơn và bội bạc


Lọt vào giữa khu vực toàn chữ giun dế và tượng hình, nhưng, dân tộc Việt lại có được những mẫu tự La tinh, vô cùng thuận lợi để những thế hệ sau học tập, nghiên cứu và giao tiếp với các quốc gia tiến bộ trên thế giới.

Vậy mà họ nhất định không công nhận công lao to lớn ấy của giáo sĩ Francisco De Pina (Bồ Đào Nha) và giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Pháp).

Hàng triệu người Việt lớn lên và trưởng thành, đọc và hiểu được chủ trương, chính sách và pháp luật nhờ vào bộ chữ ấy. Hàng chục ngàn tiến sĩ cũng dùng bộ chữ ấy để truyền tải công trình khoa học của mình.

Chu Mộng Long - Vì sao không đặt tên đường cho mấy ông Tây ?


Những người phản bác đặt tên đường cho mấy ông Tây là hoàn toàn có lý.

Đặt tên đường cho mấy ông Tây thì cũng phải đặt tên đường cho mấy ông Hán. Như Sĩ Nhiếp có công truyền bá chữ Hán, như Cao Biền có công xây thành Đại La... Rồi cũng phải đặt tên đường cho Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân... có công xây dựng tình hữu nghị Bốn tốt, Mười sáu chữ vàng. Công bằng mới phải đạo.

Cần phản biện sâu sắc rằng, nếu Đảng ta không mở phong trào Bình dân học vụ sau 1945 để dạy chữ Quốc ngữ cho toàn dân, thì liệu chữ Quốc ngữ có còn được sử dụng đến hôm nay?

mardi 26 novembre 2019

Phan Xuân Trung - Thưa với nhóm "trí thức trong nước"


Tôi thấy xôn xao việc ông Thích Nhật Từ tỏ thái độ vui mừng khi Đà Nẵng quyết định không đặt tên đường cho giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Đọc thư kiến nghị của "nhóm trí thức", trong đó họ viện dẫn sách vở nhằm phủ định công lao của vị Giáo sĩ mà tôi buồn cười.

Điểm qua các phần dẫn chứng, tôi thấy Giáo sĩ đã không nhận công lao về mình, mặc dù ông là người tổng hợp tất cả mọi công lao trước đó của những Giáo sĩ đàn anh thành hệ thống, thành sách vở, thành từ điển để phổ biến về sau. Công trình tạo dựng tiếng Việt bằng chữ Latin rõ ràng là công trình tập thể, mà trong đó giáo sĩ Đắc Lộ đóng vai trò hệ thống hóa thành bài bản, chính quy. Ông đủ tầm vóc để đại diện cho những người làm công tác xây dựng chữ viết Việt Nam hiện đại đang được sử dụng cho đến nay.

Trận chiến chống quân Nguyên, ba lần binh đao, bao nhiêu binh lính và tướng quân chết nơi sa trường nhưng sao chỉ còn lưu danh mỗi Trần Hưng Đạo? Trận Điện Biên Phủ có bao nhiêu chiến sĩ hy sinh nhưng sao chỉ lưu danh một Võ Nguyên Giáp? Thật ra khi vinh danh một cái tên thì không có nghĩa là vinh danh một cá nhân mà là vinh danh cả sự kiện, cả những gì đã xảy ra trong sự kiện ấy. Do vậy, không thể không vinh danh một đại diện nào đã khai sinh ra chữ Quốc Ngữ hiện nay.

Hoàng Hải Vân - Bài bác Alexandre De Rhodes, sao dùng chữ của ông ?


Trước năm 1975, Sài Gòn có hai con đường mang tên Alexandre de Rhodes và Hàn Thuyên, một người là ông tổ chữ quốc ngữ, một người là ông tổ chữ Nôm. Hai con đường này đặt cạnh nhau rất có ý nghĩa.

Nhưng sau năm 1975, người ta đã bỏ tên Alexandre de Rhodes ra khỏi con đường để thay bằng tên của người khác (đường Hàn Thuyên có đổi tên hay không tôi không nhớ). Tôi vẫn còn nhớ báo Tuổi Trẻ hồi đó có đăng một tiểu phẩm, nửa đêm hai ông hiện hồn lên gặp nhau tâm tư về thế sự, đó cũng là tâm tư của người Sài Gòn.

Không chỉ có Alexandre de Rhodes, mà còn rất nhiều các nhân vật lịch sử và văn hóa lớn, trong đó có những người có công khai phá vùng đất Nam Bộ và Sài Gòn như các chúa Nguyễn và các minh quân triều Nguyễn (Gia Long, Minh Mệnh…) cũng đều bị hạ bỏ tên khỏi các đường phố, nhưng câu chuyện không nằm trong phạm vi đề cập của stt này.

lundi 16 septembre 2019

Phạm Thị Hồng Ánh - Thăm mộ ông Alexandre de Rhodes



Nếu một ngày được đặt chân đến xứ sở Ba Tư tôi sẽ đến viếng mộ ông. 


Mộ của Alexandre de Rhodes được đặt tại nghĩa trang Cơ đốc giáo Armenian ở ngoại ô Isfahan, nơi từng là thủ đô của Iran. Anh bạn hướng dẫn kiêm tài xế người Iran tên Mohammad đã tìm giúp chúng tôi đường đến nghĩa trang này. 

Ngày thứ hai ở Isfahan chúng tôi dậy sớm, cũng không kịp mang hương hoa hay là các vật phẩm nào khác để tưởng niệm. Tôi cũng không biết các phong tục ở đây như thế nào, các cửa hàng ở đây phải sau 9g30 mới mở cửa. Thời gian không nhiều thế nên Mohammad lái xe theo hướng định vị của bản đồ đưa chúng tôi đến với nghĩa trang.

dimanche 3 décembre 2017

Quyên Di - Bảng mẫu tự tiếng Việt vốn đã hay và đủ




Bộ sách tiếng Việt cao cấp, đang được chính thức sử dụng tại đại học UCLA và Cal State University, Long Beach cũng như tại học khu Garden Grove, California.
Bài viết ngắn này không nhằm “tranh luận” với PGS TS Bùi Hiền về đề nghị “cải tiến chữ Việt" của ông cho bằng, nhân cơ hội này, chúng ta ôn lại với nhau những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ, là thứ chữ dùng mẫu tự La-tinh để ký âm tiếng Việt.
Bài viết rất ngắn này cũng không phải là một công trình nghiên cứu để đem ra thảo luận với các nhà ngữ học và ngôn ngữ học về tiếng Việt.
Gọi là căn bản, điều này có nghĩa là đụng chạm tới những điểm này, thay đổi hay xoá bỏ những điểm này thì chữ Quốc Ngữ không còn là chữ Quốc Ngữ nữa, mà là một thứ chữ gì khác rồi, nói rõ hơn là giết chết chữ Quốc Ngữ rồi. Cũng giống như một cái cây, người ta có thể hái hoa, hái quả, thậm chí cắt bớt cành, cái cây vẫn là cái cây; nhưng khi người ta đốn gốc, đào rễ thì cái cây không còn là cái cây nữa. Nó chết. Căn bản có nghĩa là rễ (căn), gốc (bản). Bởi vậy người ta mới nói kẻ mất gốc là “vong bản.”

Chu Mộng Long - Khi sự ngu nhân danh khoa học



Tôi không thích người ta chửi một ông già trên tám mươi như ông Bùi Hiền. Hơn nữa, ông ấy gốc học tiếng Trung, tiếng Nga và chỉ làm cái việc dạy tiếng, không phải là chuyên gia ngôn ngữ học đích thực nên hiểu sai làm sai là chuyện thường tình.

Nhưng tôi phải nổi giận mà viết bài cuối cùng này. Bài này dành cho những chuyên gia ngôn ngữ học như Phạm Văn Tình, Trần Ngọc Thêm, Lê Đức Luận… kể cả cái ông Ngô Như Bình đang dạy tiếng Việt bên đại học Harvard. Mấy ông này vẫn khăng khăng cái lý thuyết chữ ghi âm thì nhất thiết chữ phải ghi đúng âm, tức phải “nói sao viết vậylà hợp lý khoa học.

vendredi 1 décembre 2017

Kyo York - Đừng để tiếng Việt khóc thành «Tiếq Việt»



Kyo York, tác giả bài viết. Ảnh FB

Đôi lời : Đã định kết thúc loạt bài về những « cải cách » tiếng Việt của ông Bùi Hiền, nhưng lại đọc được ý kiến của một người nước ngoài 100% viết về vấn đề này. Anh Kyo York là một chuyên gia máy tính người Mỹ sinh năm 1985, sau khi đến Việt Nam cuối năm 2009 với tư cách tình nguyện viên dạy tiếng Anh ở Hậu Giang, đã trở thành ca sĩ chuyên hát nhạc Việt, với lòng yêu mến tiếng Việt. Xin phép được giới thiệu bài viết của Kyo York trên Facebook.

Nếu “Tiếq Việt” được chấp nhận thì hàng ngàn, thậm chí hàng triệu bạn tuổi teen Việt đã trở thành “PGS.TS” từ nhiều năm trước, và có thể họ giỏi hơn ở “công trình nghiên cứu này” bằng phiên bản Teencode cực siêu ngắn nhưng cũng cực kỳ “hại não”.

Cách đây vài năm khi tôi mới bắt đầu học tiếng Việt, nhận được một tin nhắn của một bạn khán giả nhỏ tuổi nhắn rằng: “Ak Kyo ọ*, seo ak gjoj tjeg vjt wa’ zay, thek ank cok đọc dk ch4 vj3t tắk & ch4 teencode cux e hog?”

Phạm Quang Tuấn - Ta muốn Quốc ngữ ĐƠN GIẢN hay Quốc ngữ RÕ RÀNG và PHONG PHÚ?


Ảnh: cgvdt.vn
(Bauxite Việt Nam 30/11/2017) Đọc đề nghị cải cách chữ Việt của Bùi Hiền , ta có thể thấy rằng ông ta có mục đích biến chữ Việt thành một loại phiên âm tốc ký của giọng Hà Nội. Đây là một quan niệm vô cùng ngây ngô (simplistic) và sai lầm về chữ viết, về tiếng Việt và về chữ Quốc ngữ.

Đề nghị của Bùi Hiền bắt nguồn từ những quan điểm sai lầm:

1. Chữ viết chỉ là ký âm của tiếng nói.
2. Chữ viết càng giản dị càng tốt.
3. Tiếng Việt là tiếng Hà Nội.

Lê Thanh Dũng - Mấy ý kiến về cải cách chữ viết



(FB Trần Cương Thiết giới thiệu ngày 30.11.2017) Xin giới thiệu bài phản biện có lý có tình của tiến sĩ Lê Thanh Dũng. TS Lê Thanh Dũng nguyên sinh viên Đại học Bưu Điện Nam Kinh TQ, nghiên cứu sinh và được cấp bằng tiến sĩ tại Hungary, nguyên cán bộ Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông, Dịch giả đầu tiên bài Tâm Sự Tuổi Già từ nguyên bản tiếng TQ và nhiều tác phẩm văn học và khoa học kỹ thuật từ các ngoại ngữ khác nhau , tác giả Truyện Nghề Của Thủy, Suy Ngẫm và các tác phẩm …Ông thành thạo 5 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung và Hungary.
 
Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, giao tiếp trong cộng đồng, giao tiếp với nước ngoài (người ta có thể học để giao lưu với người bản xứ), giao tiếp giữa các thế hệ (các tác phẩm văn hóa, các tư liệu lịch sử truyền cho đời sau...). Đã là công cụ thì phải sắc bén, tiện lợi, dễ học dễ sử dụng (có thể lạ lẫm lúc đầu nhưng phải hợp lý để quen nhanh).

Chu Mộng Long - Không đơn giản chỉ là cải cách chữ viết ?



Một số người trịnh trọng biến dư luận về việc cải cách chữ viết theo sáng kiến Bùi Hiền thành thuyết âm mưu, rằng người ta đang đánh lạc hướng dư luận để quên đi những chuyện động trời khác. Trong khi dư luận cộng đồng bao giờ cũng nhạy cảm hơn số người trịnh trọng ấy. Tôi hình dung có một âm mưu khác còn to hơn âm mưu vặt vãnh mà mấy ông đa nghi này đặt ra.

Sự thực, người ta đủ khôn để không rơi vào mớ bùng nhùng, rắc rối khi cổ súy cho cái món cải cách chữ viết của ông già không còn đủ tỉnh táo. Vấn đề môi trường, dân chủ, dân sinh ư? Thì nó vẫn chình ình ra đó hết ngày này đến ngày khác chứ mất đi đâu mà lấp liếm, ai bức xúc cứ lên tiếng chứ có sự cấm đoán nào đâu. Nhưng cải cách chữ viết như Bùi Hiền tưởng là chuyện điên rồ, nhưng không điên rồ tí nào khi nó nhân danh khoa học và được các nhà khoa học tai to mặt lớn đứng ra lên tiếng bảo kê. Không phải ngẫu nhiên mà họ quảng bá công trình của Bùi Hiền trên phương tiện báo chí, trên truyền hình quốc gia, lại cho những nhà khoa học có danh như Phạm Văn Tình, Trần Ngọc Thêm, Đoàn Hương… lên tiếng khẳng định đó là khoa học!

mercredi 29 novembre 2017

Chu Mộng Long - Vì sao thiên hạ chửi ông Bùi Hiền?



Tôi không thương, không ghét ông Bùi Hiền, nhưng xin nói thẳng: thiên hạ chửi ông có lý của thiên hạ. Ông đáng bị chửi. Và đáng bị chửi hơn là những kẻ bảo kê và ủng hộ cho “dự án cải cách tiếng Việt” gọi là “đầy tâm huyết” của ông ta!

Phải nói là chưa có vụ nào dậy sóng dư luận mạnh mẽ như vụ này. Điều đó chứng tỏ cái món cải tiến cải lùi của ông Bùi Hiền đã gây chấn thương lớn đối với xã hội chứ không ngẫu nhiên.

Riêng tôi ghét nhất là những nhà khoa học đạo mạo, dù không ủng hộ “dự án” của ông Bùi Hiền, nhưng lại tỏ ra đạo đức, chửi lại những người chửi Bùi Hiền là “vô học”, “vô văn hóa”, “bầy đàn”…

Vũ Thư Hiên - Lý Phương, người tù muốn la-tinh hóa tiếng Trung Quốc



Tôi muốn giới thiệu với các bạn một đoạn ghi chép trích trong hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày, về một người Trung Quốc rất chăm chỉ nghiên cứu ngôn ngữ Việt được la-tinh hoá ngay khi anh ta ở trong nhà tù Việt Nam. Tôi nhắc lại chuyện này, nhân có một quan chức ngành giáo dục Việt Nam coi thường thành tựu đã có được trong ngôn ngữ Việt, để chế ra một thứ chữ Việt mới nhang nhác cái pinyin mà người Trung Quốc nói trên coi là kém cỏi, so với ngôn ngữ Việt được la-tinh hóa. 

“… Trong những người tù Phong Quang mà tôi quen đầu tiên, tôi đặc biệt nhớ một thanh niên Trung Quốc bởi ý chí kiên cường của anh ta. Theo anh ta tự giới thiệu thì ở Trung Quốc anh là sinh viên một trường đại học ở Vũ Hán. Mấy ông già biết phiên âm Hán Việt gọi anh ta là Lý Phương, phiên âm từ tên Trung Quốc Li Fang hay Li Feng, không biết phiên âm thế có đúng hay không. Những người Trung Quốc mới sang trong đợt chạy cách mạng văn hóa vô sản nói chung không có tên gọi theo âm Hán Việt. Tên Việt của họ là do các cán bộ coi tù đặt theo kiểu hầm bà lằng, miễn sao dễ gọi.