Affichage des articles dont le libellé est Mậu Thân. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Mậu Thân. Afficher tous les articles

mardi 20 février 2018

Tâm Chánh - Tết Mậu Thân : Hố sâu hòa giải ?



Sự khác biệt được đẩy tới kịch bến của hai phía, xung quanh chuyện nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dính líu tới sự kiện Mậu Thân, liệu có đẩy người Việt tới hố sâu cách biệt không thể hòa giải hòa hợp?


Có thể tôi là người lạc quan nên không nghĩ như vậy.

Ít nhất một mạch ngầm nào đó đã không ngừng chảy, đòi hỏi tự vấn liên tục để ông Hoàng Phủ Ngọc Tường phải lên tiếng. Tiếng nói của ông Tường góp thêm một cứ liệu cho thực tế, bên chiến thắng có giết hại thường dân.

vendredi 16 février 2018

Chút tâm tình đầu xuân trên đất nước chưa bình yên



Nhân ngày đầu năm mới hôm nay 16/02/2018, tức mùng một Tết Mậu Tuất, RFI Việt ngữ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Du lịch Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
Trước hết ông Mỹ nhấn mạnh đến truyền thống đoàn tụ, uống nước nhớ nguồn của người Việt trong ngày Tết.

mardi 13 février 2018

Nguyễn Viện - 50 năm từ Tết Mậu Thân đến Mậu Tuất


Quân đội VNCH và Mỹ tái chiếm Huế năm 1968. Ảnh Reporters Associés

Vào những ngày chuẩn bị đón năm mới này, một lần nữa dư luận lại dậy sóng vì câu chuyện của 50 năm trước, biến cố Mậu Thân 1968.

Vào tuổi 81, một nhân vật gắn liền với sự kiện gây nhiều tranh cãi này, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chính thức lên tiếng về sự liên quan của mình trong cuộc thảm sát đau thương ở Huế, khiến hàng ngàn người chết.

lundi 12 février 2018

Tuấn Khanh - Nghệ thuật chôn sống


Huế, Tết Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy

Vài ngày sau khi có lá thư được cho là của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phát đi, khẳng định rằng ông không có mặt ở Huế vào Xuân Mậu Thân 1968, sự kiện này đã làm bùng phát nhiều lời bàn trên các trang mạng, báo chí…

Cũng có không ít người đứng ra, nói rằng nếu như vậy thì cần giải oan cho ông Tường khỏi vũng máu nhầy nhụa của cuộc thảm sát thường dân ở Huế. Cuộc thảm sát mà không có sự che đậy nào có thể làm mất hết mùi tanh của máu, của nỗi đau và sự kinh hoàng về cái gọi là “quân cách mạng” vào thời điểm đó, ở Huế.

Hoàng Hưng - Mậu Thân, Hoàng Phủ Ngọc Tường và…



Thật sự viết gì về chuyện này cũng sẽ gặp rắc rối từ các phía. Nhưng nhiều ngày gần đây, càng đọc Facebook càng mất ăn mất ngủ vì đề tài này. Hơn thế nữa, còn liên tục nhận được những email từ Mỹ “truy sát” đến cả con cái của mấy nhà văn bị kết tội là “đao phủ Huế” (tôi đã phản đối, mà vẫn bị nhận tiếp). Thật đau lòng! Buộc lòng phải viết đôi dòng tâm sự ngắn gọn.

1. Việc nhà nước tổ chức kỷ niệm, ăn mừng rầm rộ 50 năm Mậu Thân quá là vô chính trị, phản lại ngay những lời đẹp đẽ “xóa bỏ hận thù, hòa giải, hòa hợp”… Trong khi “nhiệm vụ chính trị” lúc này rõ ràng là đoàn kết toàn dân lo chấn hưng đất nước, đối phó với giặc Tàu. Khơi lại “chiến thắng, căm thù Mỹ-Ngụy” làm gì? Không hiểu nổi!!!

Mạnh Kim - "Tại sao tôi bị giết?"



Người dân Huế hoảng sợ chen nhau tại một khu tập trung (3-2-1968; Bettman/CORBIS)

Đã định bụng không viết thêm gì về sự kiện Mậu Thân thì hôm nay đọc được bức thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi ông Nguyễn Quang Lập cậy đăng. Việc ông Tường có mặt ở Huế hay không thật ra không quan trọng. 

Ông có mặt hay không thì chiến dịch thảm sát vẫn xảy ra theo đúng kế hoạch sắp sẵn từ trước. Ông có mặt hay không thì danh sách nạn nhân cần được “tiêu diệt” cũng đã nằm trong túi áo đám sát thủ được phân công đi giết người. Ông có mặt hay không thì đống xương trắng của hàng trăm nạn nhân ở Khe Đá Mài vẫn trơ những hốc mắt kinh ngạc bàng hoàng như thể họ muốn hỏi, vào ngày đó; và muốn được trả lời, sau 50 năm, rằng “Tại sao tôi bị giết?”.

Nguyễn Trung Bảo - Mậu Thân oan khuất



Huế, Tết Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy

Muốn comment dưới cái note tự bạch của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường bên Facebook nhà văn Nguyễn Quang Lập mà nghĩ hay về đây viết, để tránh ồn ào tranh cãi. 

Xuyên suốt bài viết của ông Tường, là lời phân trần việc ông không có mặt tại Huế trong sự kiện Mậu Thân 1968 như nhiều lời cáo buộc lâu nay. Và ông thừa nhận ông đã không trung thực khi trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu do Mỹ sản xuất. 

Lời cuối cho câu chuyện quá buồn



Huế, Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy
Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này, xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ.



Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu Thân 1968. Vậy xin thưa:

mardi 6 février 2018

Susan Nguyen - Ngày giỗ Ba



 
Hôm nay ngày giỗ Ba! Mới đó mà cũng gần 50 năm rồi. Mỗi lần giỗ Ba, nhang khói ngập trời cả thành phố Huế. 

Gần 6.000 anh linh, nạn nhân của một cuộc tàn sát đẫm máu, vất vưởng đâu đây trên những bãi cát vùng Diên Đại, Xuân Ổ, Xuân Đại, Phú Thứ. Những oan hồn lẩn khuất quanh sân trường Gia Hội, Kiểu Mẫu. Những người vô tội bị xử tử ngay tại nhà, trước mặt người thân. Những vị bác sĩ từ tâm người Đức bị sát hại sau chùa Từ Đàm, và hàng ngàn người dân vô tội ở vùng Phủ Cam bị lùa xuống khe Đá Mài. 

Huế, Tôi và Mậu Thân – Quái Điểu Tiểu Đoàn 1 TQLC



(Nguyễn Văn Phán) Từ Cai Lậy về thủ đô, nhập ngay vào đánh giải tỏa trại Cổ Loa của Thiết Giáp và Xóm Mới Gia Ðịnh xong xuôi, Quái Ðiểu Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến về nằm dọc đường Ngô Tùng Châu. Mười hai giờ khuya họp Tiểu đoàn, 2 giờ sáng có mặt tại Tân Sơn Nhất, 4 giờ sáng lên máy bay đi, đi đâu không biết.

Ðồ khô và tái trang bị không lãnh kịp. Cứ lên phi trường rồi hay. Ðó đây những loạt pháo kích, những loạt đại liên rời rạc, những đốm hỏa châu trên bầu trời. Tôi để lại đằng sau một Sài Gòn mang nặng bộ mặt chiến tranh. Những chiếc máy bay C.13O khổng lồ nuốt gọn 8OO Quái Ðiểu và đưa chúng tôi lên cao trong đêm tối mịt mùng.

Ký ức Trịnh Công Sơn - Huế hôm nay



Một cửa sổ của căn phòng bẩn thỉu nơi tôi đang sống đã nhìn ra phía ngoài một góc thành phố đông đúc. Trong một buổi chiều, tôi nằm dài yên lặng trên ghế bố, nhìn ra ngoài cửa và tôi nhớ Huế.

Từ cửa sổ ngó ra, Huế, là hai cây bông bụt đỏ ối, những làn mưa nghiêng nghiêng trong một bầu trời ảm đạm.

Mỗi năm vào tháng này, tôi đi Huế. Đi ở đây, có nghĩa là trở về với những cái gì tầm thường như quý giá: một căn nhà chật hẹp, một tô bún bò gạo giã, bạn bè tại những quán cà phê nhỏ Mệ Tồn và giữ Huế trong tay suốt mùa hạ. 

Chế Lan Viên - Ai? Tôi!



Mậu Thân hai ngàn người xuống đồng bằng 
Chỉ một đêm, còn sống có ba mươi
Ai chịu trách nhiệm về cái chết hai ngàn người đó? 
Tôi! Tôi - người viết những câu thơ cổ võ 
Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong

Mậu Thân Huế - Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa



(DânLàm Báo 01/10/2012) - Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau Tết Mậu Thân.

Như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung. Thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại Việt Nam không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng CSVN, và bè lũ khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh...

Mạnh Kim - Không có nén nhang nào cho Mậu Thân!



Một vở kịch do Sân khấu kịch Hồng Vân thực hiện. Hơn 400 đầu tư liệu “50 năm - một mùa xuân lịch sử” được ra mắt. Một cuộc “tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử” mang tên "Thành Đoàn tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968" được thực hiện.

Một chương trình cầu truyền hình về “bản hùng ca Mậu Thân” được tổ chức (có sự tham gia của Trần Hiếu, Quang Thọ, Tạ Minh Tâm, Thanh Thúy, Anh Bằng, Hạ Trâm…)… Chương trình “kỷ niệm Mậu Thân” thậm chí kéo dài đến mùng 5 Tết (với cái gọi là giao lưu nghệ thuật "Đường chúng ta đi”)...