Affichage des articles dont le libellé est Liên Hiệp Quốc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Liên Hiệp Quốc. Afficher tous les articles

mardi 5 avril 2022

GIEC : Đối phó hâm nóng khí hậu, « bây giờ hoặc không bao giờ »


Đăng ngày 05.04.2022

Các chuyên gia khí hậu Liên Hiệp Quốc (GIEC) trong báo cáo công bố hôm qua 04/04/2022 cảnh báo, khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ đạt đỉnh điểm trong ba năm nữa. Đầu tư hàng năm trong lãnh vực khí hậu tại châu Âu cần phải tăng từ 2 đến 4 lần, để có thể đạt mục tiêu khí hậu chỉ tăng lên 1,5°C. 
 
Đây là đợt công bố cuối bản báo cáo nhiều ngàn trang của nhóm chuyên gia gồm 278 nhà khoa học và hàng trăm cộng sự thuộc 65 nước tham gia, đã tổng hợp 18.000 công trình nghiên cứu với khoảng vài chục ngàn khuyến cáo. 
 
Báo cáo ghi nhận nhiều lý do để hy vọng. Trước hết, tuy khí thải gây hiệu ứng nhà kính có tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm từ 2,1% còn 1,3% từ 2010 đến 2019, nhờ đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng. Giá thành năng lượng mặt trời, điện gió và pin lithium-ion giảm mạnh, tuy nhiên năng lượng tái tạo vẫn chỉ chiếm 8% sản lượng điện toàn cầu, và những tiến bộ không đồng đều tại các khu vực. 

vendredi 11 mars 2022

Nguyễn Thông - Phỗng (2)

 

Trước hết phải nói về phỗng có chức danh rất oách: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres. Bấy lâu nay, tổ chức tên nghe kêu như mõ này dường như chả làm được trò gì, ngoài cái giá trị ảo mà nó cứ tưởng thật.

Nói không quá, chợ chả ra chợ, chốn tôn nghiêm chẳng ra chốn tôn nghiêm, phường chèo cũng không giống phường chèo. Nó đã vậy, nên đứng đầu cầm đầu nó cũng chỉ như anh bung xung, có cho vui, không có cũng chả chết ai. Và có lẽ vốn biết thân biết phận, thiên hạ thấy anh tổng thư ký (tổng nào chả là tổng, lại chả giống nhau) lâu lâu ló ra một tí, nói dăm ba câu, ngó chỗ này dòm chỗ khác, rất chi là vô thưởng vô phạt. Nếu không thế, thì ai biết tới mình, có khi lại bị quên béng mất.

Trong vụ quân phát xít Nga xâm lược nước Ukraine độc lập chủ quyền, gã Putin độc tài nó lờ Liên Hiệp Quốc đi, coi chẳng giá trị xu teng nào, còn tổng thư ký nó chỉ hé nhìn nửa con mắt. Vậy mà cả Liên Hiệp Quốc không dám làm gì thằng côn đồ.

jeudi 10 mars 2022

Đặng Đình Mạnh - Người Việt nhìn về Ukraine


Ngay từ khi ông Putin tập trung 20 vạn quân đóng dọc biên giới phía đông Ukraine dưới chiêu bài tập trận, thì nhiều người Việt mẫn cảm với thời cuộc đã sớm có sự so sánh tình cảnh Ukraine với Việt Nam hiện tại.

Cũng đều là thân phận nhược tiểu, sống cạnh láng giềng khổng lồ luôn luôn có tham vọng lãnh thổ vượt ngoài phạm vi biên giới, và thực tế đã nhiều lần ra tay thực hiện tham vọng đó. Ukraine bị Nga chiếm Crimea và lăm le chiếm hai tỉnh phía đông có đa số dân Nga cư ngụ. Việt Nam cũng vậy, bị Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và chực chờ chiếm phần Trường Sa còn lại.

Cả Việt Nam với Ukraine là những quốc gia độc lập, có chủ quyền. Mà theo đó, lẽ ra có toàn quyền chọn lựa, tự quyết tất cả mọi vấn đề về đối nội, đối ngoại phù hợp với sự phát triển quốc gia mình. Thế nhưng, sống bên cạnh gã hàng xóm khổng lồ xấu tính, thì những lựa chọn tự quyết đều bị can thiệp.

vendredi 4 mars 2022

Dương Quốc Chính - Thánh đu dây


Coi thời sự VTV 19h xem họ nói gì về việc Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về chiến tranh Ukraine, thấy có đăng tin số lượng phiếu chống, phiếu thuận và phiếu trắng. Nhưng lại không nói rõ là Việt Nam bỏ phiếu trắng!

Mình có đọc cái báo khác, nói chung đều đăng tin sơ lược và người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cũng né tránh giải thích lý do Việt Nam đã bỏ phiếu trắng. Chính xác thì là có trả lời, nhưng mà như không trả lời!

Nhiều anh em thiện lành cho rằng Việt Nam như vậy là khôn ngoan, khéo léo. Trong khi đó Campuchia lại thẳng thừng phản đối Nga. Vậy ai khôn hơn ai, ai mới thực sự là trung lập mà không bị mang tiếng hèn?

jeudi 3 mars 2022

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cực lực lên án Nga xâm lăng Ukraina


Đăng ngày:

Thông tín viên Carrie Nooten tường trình từ New York :

Đó là một cuộc bỏ phiếu đã khiến các đại sứ của 193 quốc gia đứng dậy vỗ tay kéo dài vang dậy trong phòng họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tất cả đều ý thức được thời điểm lịch sử. Một cuộc chiến tranh đã được tuyên bố cách đó chưa đầy một tuần, một Hội đồng Bảo an bị trói tay vì một ủy viên thường trực phủ quyết, mà đó cũng chính là kẻ tấn công… Rốt cuộc, một cuộc họp Đại hội đồng đã tránh được bế tắc này, nhờ « Đoàn kết vì hòa bình » - cũng là tên của nghị quyết.

Văn bản tố cáo Nga tấn công Ukraina, lên án quyết định của Nga về việc có thể sử dụng vũ khí nguyên tử bất kỳ lúc nào, lên án Belarus đã hỗ trợ kẻ gây chiến. Có 81 nước bảo trợ nghị quyết, 141 nước bỏ phiếu thuận. Và chỉ có 4 nước đứng về phía Nga để bỏ phiếu chống là Belarus, Bắc Triều Tiên, Erythrea và Syria. Giờ đây với cuộc bỏ phiếu này, Liên bang Nga chính thức gia nhập câu lạc bộ các nước bị cả thế giới ruồng bỏ.

mercredi 2 mars 2022

Lưu Trọng Văn - Những người Việt ủng hộ Putin tấn công Ukraina chú ý!

 

Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, Đặng Hoàng Giang vừa khẳng định tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc:

"Lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế."

mardi 1 mars 2022

Xâm lăng Ukraina, Nga bị chỉ trích dữ dội tại Liên Hiệp Quốc


Đăng ngày:

Sau một phút mặc niệm các nạn nhân chiến cuộc ở Ukraina, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh « Các trận đánh ở Ukraina phải chấm dứt (…), những người lính cần trở về doanh trại». Nga trở thành bị cáo trước cộng đồng quốc tế, hơn 100 diễn giả đăng ký phát biểu, hầu hết đòi hỏi Matxcơva phải ngưng ngay cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nhiều nước châu Phi và châu Mỹ la-tinh đứng về phía Mỹ và châu Âu, còn các nước Hồi giáo dè dặt hơn. Phía châu Á, Nhật Bản và New Zealand cực lực tố cáo Nga, Ấn Độ và Trung Quốc tỏ ra thận trọng.

Đại diện Nga viện dẫn điều 51 Hiến chương Liên Hiệp Quốc, nói rằng chỉ tự vệ, trong khi phương Tây và Liên Hiệp Quốc cáo buộc Matxcơva vi phạm điều 2 của Hiến chương, quy định các thành viên không được đe dọa và sử dụng đến vũ lực để giải quyết khủng hoảng.

mardi 22 février 2022

Ukraina : Hội đồng Bảo an họp khẩn, mạnh mẽ lên án Nga


Đăng ngày:

Dựa trên lá thư đề nghị của Ukraina, Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Ireland, Na Uy, Albani, Mêhicô đã yêu cầu họp khẩn công khai. Nga hiện là chủ tịch luân phiên trong tháng Hai, muốn áp đặt việc họp kín nhưng Mỹ phản đối. Khác với lệ thường, cuộc họp diễn ra vào lúc 21 giờ địa phương (2 giờ GMT ngày 22/02/2022), chỉ vài tiếng đồng hồ sau tuyên bố của tổng thống Nga Vladimir Putin. Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten gởi về bài tường trình :

Người ta chờ đợi những chỉ trích của các nước phương Tây, nhưng ngạc nhiên đến từ các đồng minh truyền thống của Nga trong Hội đồng.

mercredi 19 janvier 2022

Quốc hội Mỹ thúc giục Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo Tân Cương trước Olympic Bắc Kinh


Đăng ngày:

Thượng nghị sĩ Jeff Merkley và dân biểu James McGovern, hai đại biểu Dân Chủ đứng đầu ủy ban về Trung Quốc tuyên bố, việc công khai bản báo cáo trước khi Thế vận hội khai mạc ngày 04/02 sẽ tái khẳng định không có quốc gia nào được đứng trên luật pháp quốc tế.

Vào giữa tháng 12/2021, một phát ngôn viên của Cao ủy cho biết bản báo cáo có thể được công bố « trong vài tuần nữa ». Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền đòi hỏi Liên Hiệp Quốc phải cứng rắn hơn. Nhiều tổ chức nhân quyền tố cáo Trung Quốc giam giữ ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương, với những bằng chứng cụ thể, nhưng Bắc Kinh vẫn nói rằng đó là các « trường dạy nghề ».

mardi 11 janvier 2022

Liên Hiệp Quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo 5 tỉ đô la cho Afghanistan

 

mardi 12 octobre 2021

Quá hung hăng, Trung Quốc thất bại trong chiến lược thao túng thế giới


Đăng ngày:

Bắc Kinh đã đánh rơi chiếc mặt nạ bá quyền

Bọn gián điệp đang ở bên trong chúng ta. Đó không phải là tựa đề một truyện trinh thám, mà là kết luận đáng ngại khi đọc công trình điều tra công phu về « các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc » do Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự (IRSEM) thực hiện.

mardi 28 septembre 2021

Pháp muốn làm trung gian giữa liên minh AUKUS và Trung Quốc


Đăng ngày:

Trong diễn văn này ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh đến nhiệm vụ căn bản của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình thế giới, đồng thời kêu gọi 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an họp thượng đỉnh để thúc đẩy các đối thoại về kiểm soát vũ khí, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten gởi về bài tường trình :

mardi 21 septembre 2021

Joe Biden và Tập Cận Bình đối đầu tại Liên Hiệp Quốc


Đăng ngày:

Theo phát ngôn viên Jen Psaki, ông Biden trong lần đầu tiên dự họp Liên Hiệp Quốc, sẽ tuyên bố « không tìm cách tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh với bất kỳ nước nào », và quan hệ với Trung Quốc không phải là xung đột, mà là cạnh tranh. Bắc Kinh cũng phản đối ý tưởng « chiến tranh lạnh mới », nhưng đây là điểm giống nhau duy nhất giữa hai đại cường, mà quan hệ đang rất căng thẳng.

Đối với tổng thống Dân Chủ, diễn đàn đa phương này là cơ hội để nhấn mạnh đến « sự trở lại » của nước Mỹ sau bốn năm dưới thời Donald Trump. Tuy nhiên, việc rút quân trong hỗn loạn khỏi Afghanistan mà không phối hợp với các đồng minh, và khủng hoảng với Pháp trong thương vụ tàu ngầm Úc, đang làm mờ đi thông điệp của Biden, trong bối cảnh phương Tây tìm phương cách đối phó với Bắc Kinh.

Liên Hiệp Quốc: Tuần lễ ngoại giao bận rộn của thủ tướng Úc


Đăng ngày:

Từ Sydney, thông tín viên Grégory Plesse cho biết thêm chi tiết :

« Đây sẽ là tuần lễ ngoại giao bận rộn nhất trong sự nghiệp của ông Scott Morrison, theo nhận xét của nhật báo The Australian, khi thủ tướng Úc vừa mới đến New York.

mardi 31 août 2021

Afghanistan : Hội đồng Bảo an ra nghị quyết về di tản, không đề cập "vùng an toàn"


Đăng ngày:

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường trình :

« Cuộc họp được cho là nhằm tìm ra giải pháp khẩn cấp để tiếp tục di tản, một khi người Mỹ đã ra đi. Nhưng rốt cuộc, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chỉ đưa ra một nghị quyết kêu gọi ‘‘phe Taliban tôn trọng các lời hứa, và để cho những người ngoại quốc cũng như người Afghanistan nào muốn di tản được ra khỏi nước’’.

mercredi 25 août 2021

Liên Hiệp Quốc cảnh báo khả năng tội ác chiến tranh ở Afghanistan


Đăng ngày:

Bà Bachelet tuyên bố : « Những tuần lễ vừa qua, văn phòng của tôi đã nhận được các bản báo cáo đáng tin cậy và đau lòng về tác động của các vi phạm luật quốc tế đối với thường dân, cũng như vi phạm nhân quyền từ các bên xung đột. Báo cáo của phái đoàn trợ giúp Liên Hiệp Quốc ở Afghanistan cho thấy từ ngày 01/01 đến 30/06 năm nay số nạn nhân là dân thường đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tất nhiên là tình hình này càng nặng nề hơn trong tháng Bảy và tháng Tám.

Đặc biệt chúng tôi có được các thông tin khả tín về các vi phạm trầm trọng luật lệ quốc tế và nhân quyền tại nhiều khu vực do Taliban trực tiếp kiểm soát.

vendredi 21 mai 2021

Gaza: Mỹ kêu gọi "xuống thang", nhưng bác đề nghị thông qua nghị quyết của Pháp


Đăng ngày:

Nhà Trắng cho biết trong cuộc điện đàm hôm qua, tổng thống Biden đã nói với thủ tướng Netanyahou là ông chờ đợi một sự xuống thang đáng kể trong ngày, hướng đến việc ngưng bắn. Trước đó, một viên chức quân sự Israel khẳng định đang xem xét « thời điểm thích hợp để ngưng bắn » sau 9 ngày xung đột. Trong cuộc gặp các đại sứ, thủ tướng Benjamin Netanyahou tuyên bố Israel muốn « giảm bớt tiềm lực quân sự, các phương tiện khủng bố, cũng như quyết tâm » của phe Hamas, bị phương Tây coi là tổ chức khủng bố.

Chính quyền Biden, với chủ trương ngoại giao « lặng lẽ », đã từ chối ủng hộ đề nghị của Pháp thông qua một nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngưng bắn. Phát ngôn viên phái đoàn Mỹ tại Liên Hiệp Quốc khẳng định : « Chúng tôi tập trung vào nỗ lực ngoại giao cao độ đang diễn ra để chấm dứt bạo lực, và không ủng hộ bất kỳ hành động nào được cho là có hại đến cố gắng làm giảm căng thẳng ».

mardi 18 mai 2021

Miến Điện : Hội nghị Liên Hiệp Quốc về cấm vận vũ khí bị hoãn vô thời hạn


Đăng ngày:

Một nguồn tin ngoại giao ẩn danh cho AFP biết, các tác giả nghị quyết « không có đủ số ủng hộ » để bảo đảm đạt đa số trong cuộc bỏ phiếu ở Đại hội đồng gồm 193 nước thành viên. Họ cần có thêm thời gian để thương lượng, chủ yếu với ASEAN.

Dự thảo nghị quyết do Liechtenstein đưa ra, với sự cổ vũ của Liên hiệp Châu Âu, Anh và Hoa Kỳ, được thương thảo từ nhiều tuần qua. Tổng cộng có 48 quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Phi ủng hộ, nhưng chỉ có một nước châu Á duy nhất là Hàn Quốc đồng tình.

mardi 11 mai 2021

Trung Quốc đề nghị hủy bỏ một hội nghị về Duy Ngô Nhĩ tại Liên Hiệp Quốc


Đăng ngày:

Hãng tin AFP trích thông cáo của phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc nói rằng hội nghị này dựa vào « các dối trá và định kiến chính trị ». Bắc Kinh « cổ vũ các nước đồng tổ chức lập tức hủy bỏ sự kiện can dự vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, và kêu gọi các nước thành viên khác bác bỏ ».

Thông cáo khẳng định : « Tình hình hiện nay ở Tân Cương chưa bao giờ tốt đẹp như thế, với sự ổn định, phát triển kinh tế nhanh chóng và chung sống hài hòa giữa những người thuộc tất cả các sắc tộc ». Phái đoàn Trung Quốc cũng tố cáo Hoa Kỳ và các bên ủng hộ « đã sát hại nhiều người Hồi giáo tại Afghanistan, Irak, Syria ».

jeudi 22 avril 2021

Miến Điện : Các công ty gỗ và ngọc của nhà nước bị Mỹ cho vào danh sách đen


Đăng ngày:

AFP cho biết từ nay các công ty Myanmar Timber Enterprise và Myanmar Pearl Enterprise không thể tham gia hệ thống tài chính quốc tế, tất cả công dân và doanh nghiệp Mỹ không được giao dịch với hai công ty trên, kể cả các ngân hàng có chi nhánh ở Hoa Kỳ. Tài sản các công ty này tại Mỹ cũng bị phong tỏa.

Trước đó chính quyền Mỹ cũng đã trừng phạt các tướng lãnh Miến Điện đã tổ chức đảo chính và đàn áp biểu tình và đến đầu tháng Tư đã cho một công ty nhà nước chuyên sản xuất đá quý vào danh sách đen.