Affichage des articles dont le libellé est Duy Ngô Nhĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Duy Ngô Nhĩ. Afficher tous les articles

lundi 25 mars 2019

Vợ của chủ tịch Interpol mất tích đòi Macron chất vấn Tập Cận Bình

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón tiếp chủ tịch Tập Cận Bình khi ông đến dự buổi ăn tối ở Villa Kérylos, Beaulieu-sur-Mer, gần Nice, miền nam Pháp. Ảnh tối 24/03/2019.

Người vợ của ông Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei), cựu chủ tịch tổ chức Cảnh Sát Quốc Tế Interpol, bị bắt cóc cách đây sáu tháng, đã yêu cầu tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu ra vụ này với ông Tập Cận Bình nhân chuyến viếng thăm chính thức của chủ tịch Trung Quốc bắt đầu hôm nay 25/03/2019.

Trong lá thư gởi đến Phủ tổng thống Pháp, bà Grace Meng muốn được biết chồng bà hiện đang ở đâu và tình trạng của ông như thế nào. Bà đòi hỏi phải cho luật sư vào thăm ông Mạnh Hoành Vĩ cũng như hỗ trợ tư pháp cho ông. 

dimanche 10 février 2019

Thổ Nhĩ Kỳ lên án Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Một người Duy Ngô Nhĩ tại Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), phản đối Trung Quốc trấn áp cộng đồng thiểu số theo Hồi giáo, ngày 06/11/2018

Thổ Nhĩ Kỳ tối 09/02/2019 tố cáo việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ là « nỗi nhục nhã cho nhân loại » và đòi hỏi đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương. Đây là phản ứng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của một quốc gia Hồi giáo lớn, trong khi lâu nay chỉ có các tổ chức phi chính phủ lên tiếng.

Phát ngôn viên Hami Aksoy của bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố : « Chính sách đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ một cách có kế hoạch của chính quyền Trung Quốc là nỗi nhục nhã cho nhân loại. Tình trạng trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam tùy tiện, bị tra tấn và tẩy não trong các trại cải tạo và nhà tù không còn là điều bí mật đối với bất kỳ ai nữa ». 

vendredi 4 janvier 2019

Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ngay tại Pháp

Biểu tình tại Bandung, Indonesia, ngày 21/12/2018, phản đối chính quyền Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ không dừng lại ở biên giới Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc còn cố gắng dùng mọi cách để kiểm soát cộng đồng người thiểu số này dù sống ở nước ngoài. Trang tin Asialyst đã điều tra về những biện pháp của Bắc Kinh để dọ thám cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Pháp, ép buộc một số người quay về Hoa lục.

« Mẹ của cháu đang ở trường trại ». Khi nhận được tin nhắn bí ẩn này qua điện thoại vào đầu tháng 7/2017, Gulhumar Haitiwaji hiểu được ngay. Cô gái Duy Ngô Nhĩ, sống ở Paris từ 12 năm qua, thấy mối nghi ngờ của mình được xác nhận nhờ người dì vẫn ở Tân Cương, cách xa 6.000 km. 

« Trường trại » là một trong những từ dùng để chỉ các trại cải tạo đang nở rộ từ hai năm qua tại vùng tự trị Tân Cương. Như vậy là mẹ của Gulhumar đang bị nhốt tại một trong « trung tâm huấn nghiệp »nhằm « giáo dục và cải tạo những người bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cực đoan », theo như tuyên truyền của Bắc Kinh. Theo Ủy ban Liên Hiệp Quốc về loại trừ phân biệt chủng tộc, có trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác nói tiếng Thổ và theo đạo Hồi (Kazakhstan, Kyrghyzstan, Uzbekistan) bị giam giữ trong những trại này, khiến Tân Cương trở thành « một kiểu giống như trại tập trung lớn, phủ đầy bí mật, chẳng theo luật lệ nào cả». 

lundi 31 décembre 2018

Đến với những nạn nhân « gu-lắc » Trung Quốc (1)



Orinbek Koksebek, 38 tuổi, người Kazakhstan, bị tống đi cải tạo 125 ngày.

(Brice Pedroletti, LeMonde 30/12/2018) Chế độ Bắc Kinh lưu đày người Kazakhstan và người Duy Ngô Nhĩ trong những trại cải tạo. Le Monde đã thu thập được lời chứng hiếm hoi của các cựu tù nhân.

Xếp hàng đôi, 500 tù nhân được quản giáo ra lệnh lên xe buýt, đội nón trùm đầu. Đến cuối cuộc hành trình, họ phát hiện một trại cải tạo mới, gần như tương tự với trại mà họ vừa rời đi.

« Có những tòa nhà mới xây, và những tòa nhà khác còn dang dở. Phải có đến 3.000 người, trong đó nhiều tù nhân người Kazakhstan như tôi – sinh ra ở Trung Quốc và người ta bảo không nên đổi quốc tịch. Có những người bị bắt do đã sử dụng WhatsApp, người khác thì do nói ‘Assalamu alaykum’(Cầu bình an cho bạn, bằng tiếng Ả Rập) ».

mercredi 7 novembre 2018

Trung Quốc hứng bão tại LHQ vì giam giữ cả triệu người Duy Ngô Nhĩ

"Cha mẹ và người thân của tôi, họ còn sống hay đã chết? Trong nhà tù hay trong trại tập trung?"

Hôm qua 06/11/2018 tại Genève, trong suốt cả buổi sáng, phái đoàn đông đảo của Trung Quốc do thứ trưởng ngoại giao Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) làm trưởng đoàn, đã phải hứng chịu một trận bão chỉ trích trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 
Đại diện Mỹ Mark Cassayre đòi hỏi Bắc Kinh « chấm dứt tất cả các kiểu bắt giam tùy tiện, trả tự do ngay lập tức cho hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người bị giam giữ trong các trại cải tạo ở Tân Cương ». Đại sứ Pháp François Rivasseau cũng yêu cầu « kết thúc việc giam giữ người hàng loạt trong các trại tập trung », và đề nghị cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet giám sát tình hình tại chỗ. 

Trong lúc đại sứ các nước liên tục đặt câu hỏi, đả kích, chất vấn đoàn Trung Quốc, bên ngoài trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khoảng 500 người biểu tình với các khẩu hiệu đòi « Chấm dứt diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ ».

mardi 6 novembre 2018

Trung Quốc bị chất vấn ở Liên Hiệp Quốc về các trại cải tạo Duy Ngô Nhĩ

Biểu tình trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève phản đối Bắc Kinh. Dòng chữ trên biểu ngữ: "Trên 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tùy tiện tại Trung Quốc. Liên Hiệp Quốc cần phải lên tiếng!"

Hôm nay 06/11/2018 tại Genève, Trung Quốc bị các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc chất vấn về việc giam giữ gần một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo, một chủ đề ngày càng bị thế giới chỉ trích.

Trong khuôn khổ cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR theo tiếng Anh, EPU theo tiếng Pháp) tổ chức bốn năm một lần đối với 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc trình bày bản báo cáo và tất cả các nước đều có thể đặt câu hỏi. 

jeudi 13 septembre 2018

Trại cải tạo : Bắc Kinh chỉ « giáo dục » người Duy Ngô Nhĩ

Lực lượng an ninh Trung Quốc được tăng cường tại Tân Cương, tháng 2/2017.

Một quan chức cao cấp Trung Quốc hôm nay 13/09/2018 khẳng định, chính quyền Bắc Kinh không bức hại người Hồi giáo ở Tân Cương, mà chỉ « giáo dục » họ để tránh lan truyền các ý tưởng cực đoan, trong lúc các nước châu Âu thất bại trong lãnh vực này.

Đáp trả cáo buộc của Liên Hiệp Quốc theo đó có ít nhất một triệu người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương bị giam giữ trong những nhà tù và trại cải tạo, ông Li Xiaojun, giám đốc thông tin của bộ phận phụ trách nhân quyền thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc khẳng định : « Đó không phải là đối xử tệ hại ». Theo ông, « Trung Quốc chỉ thiết lập các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp, các trung tâm giáo dục ».

mercredi 12 septembre 2018

Trung Quốc thắt chặt kiểm duyệt tôn giáo trên internet

Một giáo dân Công giáo giơ cao Kinh thánh trong một buổi lễ thánh tại Bắc Kinh ngày 24/01/2014.

Gởi hình một lễ rửa tội Công giáo, tụng kinh Phật giáo hay một lễ nghi tôn giáo nào khác lên mạng xã hội sắp tới sẽ bị cấm tại Trung Quốc, theo một dự luật được cơ quan tôn giáo nhà nước công bố mới đây. Riêng về Tân Cương, Bắc Kinh hôm nay 12/09/2018 cũng yêu cầu Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền « tôn trọng chủ quyền Trung Quốc ».

Dự thảo luật được phổ biến hôm 10/09/2018 quy định : « Tất cả các tổ chức hay cá nhân không được phố biến trên internet các nghi lễ thờ phụng Phật giáo, đốt nhang, lễ xuất gia, đọc kinh Bát Nhã, thánh lễ misa, lễ rửa tội Công giáo và tất cả các lễ nghi tôn giáo dưới bất cứ hình thức nào (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video…) ».

samedi 11 août 2018

Liên Hiệp Quốc: Một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam ở Trung Quốc

Người Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc qua Thái Lan tị nạn. Ảnh chụp tại Songkhla, nam Thái Lan ngày 15/03/2014.

Một ủy ban gồm các chuyên gia Liên Hiệp Quốc hôm qua 10/08/2018 thông báo đang nắm giữ nhiều thông tin khả tín, theo đó hiện có một triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị nhốt trong « các trại giam khổng lồ được giữ bí mật ».

Reuters dẫn lời bà Gay McDougall, thành viên của Ủy ban thanh toán nạn phân biệt chủng tộc trực thuộc Liên Hiệp Quốc, cho biết bên cạnh đó còn có hai triệu người, gồm người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác theo đạo Hồi, bị buộc phải sống trong các « trại học tập chính trị », tức trại cải tạo, ở khu Tự trị Tân Cương.

vendredi 10 août 2018

Trung Quốc chi 10 tỉ đô la một năm để kềm kẹp Tân Cương

Công an Trung Quốc đánh đập phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, tháng 7/2009. Ảnh Guang Niu/Getty Images


La Croix hôm nay 10/08/2018mô tả « Tân Cương dưới sự giám sát của Big Brother Trung Quốc ». Vùng đất Hồi giáo ở miền tây bắc đang phải chịu đựng một « bộ máy an ninh tổng lực » duy nhất trên thế giới, khoảng mấy chục ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã bị tống vào các trại cải tạo.
100.000 đồn công an và công nghệ cao để theo dõi người dân

Đối với 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cuộc sống ngày càng giống với thế giới được nhà văn George Orwell hình dung ra trong tác phẩm nổi tiếng « 1984 ». Từ hai năm qua, Tân Cương bị đàn áp không thương tiếc. Theo ông Marc Julienne, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), thì đây là « bộ máy an ninh tổng lực chưa từng có trên thế giới và trong lịch sử » ; với các phương tiện tài chính, nhân lực và công nghệ khổng lồ.

mardi 23 août 2016

Khủng bố Bangkok : Phiên tòa bị dời lại vì thiếu phiên dịch

Quân cảnh canh gác tại tòa án quân sự Bangkok sau khi hai nghi can được đưa đến ngày 23/08/2016.

Tòa án quân sự Thái Lan ngày 23/08/2016 loan báo dời ngày xử hai nghi can trong vụ khủng bố Bangkok tháng 08/2015, vì không có thông dịch viên tiếng Duy Ngô Nhĩ.
Ngay trong ngày xét xử đầu tiên, thẩm phán cho biết phiên tòa được dời sang ngày 15/09/2016, mặc dù sáng ngày 23/08/2016, hai nghi can người Duy Ngô Nhĩ là Yusufu Mieraili và Bilal Mohammed đã được dẫn giải ra trước tòa. Thẩm phán nêu lý do không đủ thời gian tìm một phiên dịch mới, trong khi thông dịch viên trước đây đã bỏ trốn từ tháng 06/2016.

mercredi 20 juillet 2016

Hơn 100 người Hồi giáo Tân Cương gia nhập IS do Bắc Kinh đàn áp


Chính sách đàn áp và hạn chế hành đạo của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã khiến cho trên 100 người gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech). Một tổ chức tư vấn uy tín của Mỹ hôm nay 20/07/2016 khẳng định như trên.

Nhiều người Duy Ngô Nhĩ bất mãn trước sự đô hộ của Trung Quốc, và một số người cực đoan trong những năm gần đây đã tiến hành những vụ tấn công đẫm máu. Chế độ Bắc Kinh phản ứng bằng cách siết chặt các quy định, cấm công chức và sinh viên tham gia mùa chay Ramadan, cấm để râu dài đối với đàn ông, hạn chế việc phụ nữ mang khăn choàng Hồi giáo.

samedi 2 avril 2016

Bắc Kinh chỉ trích Mỹ trao giải cho một « kẻ khủng bố » Duy Ngô Nhĩ


Trung Quốc hôm 01/04/2016 lên án một tổ chức phi chính phủ ở Mỹ tặng giải thưởng cho một nhà ly khai Duy Ngô Nhĩ mà Bắc Kinh gọi là « kẻ khủng bố », cho rằng việc này là « báng bổ » nhân quyền.

Tổ chức phi chính phủ Victims of Communism Memorial Foundation (VOC, Quỹ tưởng niệm nạn nhân chế độ cộng sản) hôm thứ Năm 31/3 đã trao tặng cho Dolkun Isa, một nhà đấu tranh ở Tân Cương giải thưởng dành cho « sự tận tụy xúc tiến nhân quyền » của ông.

vendredi 20 novembre 2015

Trung Quốc tiêu diệt 28 « kẻ khủng bố » ở Tân Cương

Công an Trung Quốc được huy động rầm rộ tại Tân Cương.

Công an Trung Quốc hôm nay 20/11/2015 loan báo đã tiêu diệt 28 thành viên một « nhóm khủng bố » ở Tân Cương, trong bối cảnh sau các vụ tấn công ở Paris, Bắc Kinh luôn tranh thủ nhấn mạnh rằng Trung Quốc cũng là « nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố ».
Thông báo trên được đưa ra trong khuôn khổ một « chiến dịch 56 ngày » của lực lượng an ninh, mà theo cơ quan công an Tân Cương, thì một trong những người đang bị truy tầm đã ra đầu hàng. Chiến dịch truy lùng này nhắm vào một nhóm đã tấn công vào một mỏ than ở vùng Aksu hẻo lánh hôm 18/09.

mercredi 23 septembre 2015

Năm công an Trung Quốc bị đâm chết tại Tân Cương



Công an canh gác tại Tân Cương.

Có ít nhất năm công an Trung Quốc đã bị tử thương và vài chục người bị thương trong vụ tấn công bằng dao của những người ly khai tại một mỏ than ở Tân Cương. Reuters hôm nay 23/09/2015 dẫn nguồn tin của đài Châu Á Tự do cho biết như trên.

Sự kiện này xảy ra hôm thứ Sáu tuần trước tại mỏ than Sogan ở Aksu. Chính quyền và công an Aksu không trả lời hãng tin Anh. Các vụ tấn công tương tự thường được báo chí Trung Quốc loan báo, nhưng rất nhiều ngày sau mới được chính quyền xác nhận, nếu họ muốn.

samedi 20 juin 2015

Định chế Al Azhar lên án Trung Quốc hạn chế hành lễ Ramadan tại Tân Cương

Đăng ngày 20-06-2015

Định chế uy tín của Hồi giáo Sunni, Al Azhar, hôm 19/06/2015 đã lên án quyết định của chính quyền Trung Quốc hạn chế nghiêm ngặt việc hành lễ Ramadan của người Hồi giáo Tân Cương.
Công chức, giáo viên và sinh viên là các đối tượng bị siết nhiều nhất. Họ bị cấm tham gia việc hành đạo truyền thống trong tháng chay thiêng liêng của người Hồi giáo, bắt đầu từ hôm thứ Năm 18/6. Các căng-tin, nhà hàng được lệnh phải tiếp tục hoạt động bình thường.

samedi 6 juin 2015

Trung Quốc : Thử thách gian nan của các Roméo và Juliette Tân Cương

Đăng ngày 06-06-2015


Aygul, một thiếu nữ Duy Ngô Nhĩ 28 tuổi đã lén lút kết hôn, vì không dám nói cho cha mẹ biết người chồng là gốc Hán. Sau đó khi cô « thú nhận », cha mẹ cô hết sức phẫn nộ. Một năm sau đó gặp lại ở một nhà ga Bắc Kinh, cha cô vẫn không tiếc lời mắng chửi. Cô thuật lại rằng ông buộc cô phải chọn lựa giữa cha mẹ hoặc chồng.
Trong bối cảnh bạo lực và thành kiến ở Tân Cương, các cuộc hôn nhân giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ hết sức hiếm hoi và đầy rủi ro.

Tân Cương là quê hương của hơn một chục triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Họ bất mãn trước người Hán, do chế độ cộng sản Trung Quốc làm mọi cách để hạn chế tự do tín ngưỡng, đàn áp văn hóa và hạn chế sử dụng ngôn ngữ riêng, khiến một thiểu số người Duy Ngô Nhĩ trở nên cực đoan và mơ đến một nền độc lập.

lundi 25 mai 2015

Trung Quốc phá vỡ 181 « nhóm khủng bố » ở Tân Cương

Đăng ngày 25-05-2015


Bắc Kinh hôm nay 25/05/2015 loan báo đã triệt phá được 181 « nhóm khủng bố », kể từ khi tung ra chiến dịch « Nghiêm Đả » ở Tân Cương cách đây một năm.
Theo thống kê chính thức do chính quyền địa phương cung cấp, mà các hãng tin phương Tây không thể kiểm chứng được, thì 96% các « nhóm khủng bố » này đã bị triệt hạ trước khi ra tay hành động. Tân Hoa Xã và trang web Thiên Sơn (Tianshan) do chính quyền Tân Cương kiểm soát nói rằng có 112 nghi can đã ra đầu thú với công an.

vendredi 23 janvier 2015

Trung Quốc : Các vụ bắt bớ tăng gấp đôi ở Tân Cương

Đăng ngày 23-01-2015

Số người bị bắt giam tại Tân Cương đã tăng gấp đôi trong vòng một năm qua, vì chính quyền Trung Quốc đàn áp thẳng tay người Duy Ngô Nhĩ không chấp nhận sự đô hộ của Bắc Kinh. Báo chí chính thức của Trung Quốc hôm nay 23/01/2015 cho biết như trên.
Theo nhật báo China Daily, bên cạnh đó quân đội Trung Quốc cũng đã tăng cường sự hiện diện tại vùng đất giáp giới 8 nước, trong đó có Afghanistan, bằng cách siết chặt việc kiểm soát biên giới.

vendredi 26 décembre 2014

Trung Quốc khai trương tuyến tàu cao tốc đến Tân Cương

Đăng ngày 26-12-2014

Trung Quốc hôm nay 26/12/2014 khai trương tuyến tàu cao tốc (TGV) đầu tiên đi đến Tân Cương, miền đất được xem là « Viễn Tây » của nước này, thường xuyên bị xáo trộn vì các vụ bạo động.
Tuyến tàu cao tốc mới được đặt tên là « Lan Tân - Lanxin » có chiều dài 1.800 km, nổi liền Urumqi, thủ phủ Tân Cương với Lan Châu (Lanzhou), thủ phủ tỉnh Cam Túc (Gansu) láng giềng trong không đầy 12 tiếng đồng hồ, giảm phân nửa số giờ chạy tàu.