Đăng ngày 26-12-2014
Trung Quốc hôm nay 26/12/2014 khai trương tuyến tàu cao tốc (TGV) đầu tiên đi đến Tân Cương, miền đất được xem là « Viễn Tây » của nước này, thường xuyên bị xáo trộn vì các vụ bạo động.
Tuyến tàu cao tốc mới được đặt tên là « Lan Tân - Lanxin
» có chiều dài 1.800 km, nổi liền Urumqi, thủ phủ Tân Cương với Lan
Châu (Lanzhou), thủ phủ tỉnh Cam Túc (Gansu) láng giềng trong không đầy
12 tiếng đồng hồ, giảm phân nửa số giờ chạy tàu.
Truyền hình Trung Quốc chiếu trực tiếp cảnh các đoàn tàu cao tốc rời nhà ga Lan Châu vào 10 giờ 49 (2 giờ 49 GMT) chở theo 622 hành khách cùng với những người phục vụ mặc trang phục truyền thống Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số khác ở Tân Cương. Vùng đất rộng lớn này có diện tích lớn gấp ba nước Pháp, và giáp giới với tám nước Trung Á.
Được xây dựng rất nhanh, chỉ trong vòng năm năm, tuyến TGV đầu tiên trong vùng đi ngang qua dãy núi Kỳ Liên (Qilian) cao trên 5.500 m, chạy dọc theo một phần Vạn Lý Trường Thành rồi đi qua năm vùng đất thường bị những trận gió lộng hoành hành.
Bắc Kinh muốn thúc đẩy hội nhập và phát triển kinh tế Tân Cương thông qua một « Con đường tơ lụa » mới nối liền với các nước Trung Á. Đến năm 2017, một tuyến TGV mới sẽ nối Bắc Kinh với Lan Châu, giảm thời gian đi từ thủ đô Trung Quốc đến Urumqi từ 41 giờ xuống còn 16 giờ. Bên cạnh đó, còn có các tuyến tàu cao tốc khác đã được khai trương trong tháng này, trong đó có một tuyến nối Thượng Hải với Quảng Đông, rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai đại đô thị từ 16 giờ xuống 7 giờ.
Tiến hành từ năm 1999, việc xây dựng mạng lưới tàu cao tốc Trung Quốc giúp nước này có được 11.000 km đường tàu hoạt động trong năm 2013. Đây là mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới, và đến năm 2020 sẽ đạt chiều dài 16.000 km.
Tuy vậy thành tích này bị vấy bẩn với rất nhiều xì-căng-đan tham nhũng, được phát hiện sau khi xảy ra tai nạn trầm trọng vào tháng 7/2011 làm cho khoảng 40 người chết.
« Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương » là nơi sinh sống từ nhiều đời của người Duy Ngô Nhĩ hầu hết theo đạo Hồi và nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, và các sắc tộc khác như người Kazashstan, Tajikistan. Trong những thập kỷ vừa qua, hàng triệu người Hán đã di dân đến, có vị trí thống trị cả về chính trị lẫn kinh tế, là nguyên nhân của các vụ xung đột chủng tộc và tín ngưỡng, làm cho hàng trăm người chết từ năm ngoái. Chính quyền Bắc Kinh mùa hè qua đã tung ra một chiến dịch đàn áp tàn bạo, với hàng mấy chục vụ kết án tử hình và hành quyết, nhân danh « chống ly khai và khủng bố ».
Trung QuốcKinh tếGiao thôngTàu cao tốcĐường sắt
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141226-trung-quoc-khai-truong-tuyen-tau-cao-toc-den-tan-cuong/
Truyền hình Trung Quốc chiếu trực tiếp cảnh các đoàn tàu cao tốc rời nhà ga Lan Châu vào 10 giờ 49 (2 giờ 49 GMT) chở theo 622 hành khách cùng với những người phục vụ mặc trang phục truyền thống Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số khác ở Tân Cương. Vùng đất rộng lớn này có diện tích lớn gấp ba nước Pháp, và giáp giới với tám nước Trung Á.
Được xây dựng rất nhanh, chỉ trong vòng năm năm, tuyến TGV đầu tiên trong vùng đi ngang qua dãy núi Kỳ Liên (Qilian) cao trên 5.500 m, chạy dọc theo một phần Vạn Lý Trường Thành rồi đi qua năm vùng đất thường bị những trận gió lộng hoành hành.
Bắc Kinh muốn thúc đẩy hội nhập và phát triển kinh tế Tân Cương thông qua một « Con đường tơ lụa » mới nối liền với các nước Trung Á. Đến năm 2017, một tuyến TGV mới sẽ nối Bắc Kinh với Lan Châu, giảm thời gian đi từ thủ đô Trung Quốc đến Urumqi từ 41 giờ xuống còn 16 giờ. Bên cạnh đó, còn có các tuyến tàu cao tốc khác đã được khai trương trong tháng này, trong đó có một tuyến nối Thượng Hải với Quảng Đông, rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai đại đô thị từ 16 giờ xuống 7 giờ.
Tiến hành từ năm 1999, việc xây dựng mạng lưới tàu cao tốc Trung Quốc giúp nước này có được 11.000 km đường tàu hoạt động trong năm 2013. Đây là mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới, và đến năm 2020 sẽ đạt chiều dài 16.000 km.
Tuy vậy thành tích này bị vấy bẩn với rất nhiều xì-căng-đan tham nhũng, được phát hiện sau khi xảy ra tai nạn trầm trọng vào tháng 7/2011 làm cho khoảng 40 người chết.
« Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương » là nơi sinh sống từ nhiều đời của người Duy Ngô Nhĩ hầu hết theo đạo Hồi và nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, và các sắc tộc khác như người Kazashstan, Tajikistan. Trong những thập kỷ vừa qua, hàng triệu người Hán đã di dân đến, có vị trí thống trị cả về chính trị lẫn kinh tế, là nguyên nhân của các vụ xung đột chủng tộc và tín ngưỡng, làm cho hàng trăm người chết từ năm ngoái. Chính quyền Bắc Kinh mùa hè qua đã tung ra một chiến dịch đàn áp tàn bạo, với hàng mấy chục vụ kết án tử hình và hành quyết, nhân danh « chống ly khai và khủng bố ».
Trung QuốcKinh tếGiao thôngTàu cao tốcĐường sắt
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141226-trung-quoc-khai-truong-tuyen-tau-cao-toc-den-tan-cuong/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.