Affichage des articles dont le libellé est Chủ nghĩa cộng sản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chủ nghĩa cộng sản. Afficher tous les articles

vendredi 21 mai 2021

Tạ Duy Anh - Nghiện đảng (2)

 


Sau những chuyến lên tỉnh, lên trung ương, bố tôi lại thấp thỏm chờ đợi. Bất cứ ai dừng xe trước ngõ nhà tôi đều cho ông niềm hy vọng. Ông hy vọng lời kêu oan của ông cuối cùng cũng đã có người nghe thấy.

Thực ra thì hầu hết những người bố gặp đều chán bố ra mặt, nhưng bố không quan tâm.

Gõ cửa các nơi mãi đều không hiệu quả, trong khi đó thì “giậu đổ, bìm leo” sự trả thù khốc liệt bắt đầu trút xuống gia đình chúng tôi, bố quyết định tung ra đòn “tổng tấn công và nổi dậy” bằng cách kéo chúng tôi vào cuộc ăn vạ bi hài nhất lịch sử!

Tạ Duy Anh - Nghiện đảng (1)

(Nhân ngày giỗ bố, cũng là nguyên mẫu nhiều nhân vật của tôi. Nhân tiểu thuyết “Sur le dos du buffle” tái bản và lấy lại tên gốc Lão Khổ. Bài dài nên tôi sẽ chia làm hai kỳ).

Ông tổ của chủ nghĩa cộng sản bảo: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” ! Có lẽ lúc ấy ông chưa hình dung ra rằng thứ học thuyết của ông mới thực sự gây nghiện cho một bộ phận nhân dân, khiến họ u mê, rồ dại còn hơn cả bị nghiện thuốc phiện.

Chẳng hạn như trường hợp bố tôi.

Ông chỉ nghiện thứ duy nhất, ấy là chủ nghĩa cộng sản, được ông đồng nghĩa với “đảng”. Vì thế, việc ông bị “khai trừ” khỏi đảng vào năm mới ngoài 40 tuổi, khiến ông luôn lên cơn “vật”, như người bị “vật thuốc!”

Nguyễn Ngọc Chu - Tự răn mình


1. CHƯA SINH RA CÁC CHỦ NGHĨA

Lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim, chưa nhận thấy có người Việt nào là tác giả của các chủ nghĩa.

Các vị vua lập quốc, từ thời Hùng Vương qua các triều đại Đinh Lý Trần Lê cho đến triều Nguyễn, không ai là tác giả của các chủ nghĩa.

lundi 21 décembre 2020

Trần Trung Đạo - Một cách nhìn khác về Mikhail Gorbachev


Lúc bảy giờ tối ngày 25 tháng 12, 1991, Chủ tịch Liên Xô Mikhail S. Gorbachev bắt đầu diễn văn truyền hình của ông bằng câu sau đây trích trong hồi ký của ông, Memoirs, Mikhail Gorbachev:

“Như kết quả của tình trạng mới vừa được hình thành với sự ra đời của Khối Thịnh Vượng Chung các Quốc Gia Độc Lập tôi ngưng các hoạt động của tôi trong cương vị chủ tịch Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết. Tôi quyết định như vậy dựa trên cơ sở nguyên tắc. Tôi cương quyết ủng hộ nền độc lập, quyền tự quyết, vì chủ quyền của các nước cộng hòa, nhưng cùng lúc bảo vệ nhà nước liên bang, sự đoàn kết của quốc gia.”

Ý của Gorbachev, trong lúc tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc thuộc các nước cộng hòa, ông chống lại các hình thức tự động ly khai khỏi liên bang để tạo nên khối liên kết mới như Khối Thịnh Vượng Chung các Quốc Gia Độc Lập được thành lập ở Alma-Ata, nước Kazakhstan, 21 tháng 12, 1991.

mardi 1 décembre 2020


Trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ “máu” không đơn giản chỉ một bộ phận cơ thể hay “thiếu máu” không phải dùng để chỉ một nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe như tại các nước khác, mà còn khơi dậy nỗi đau đã in sâu trong nhận thức con người.

Nhắc tới chuyện thiếu máu, không thể quên có một thời Việt Nam dư thừa máu. Đâu cũng đều thấy máu. Máu chảy đầy sông. Máu ngập ruộng đồng. Máu loang đường phố. Thừa đến nỗi, máu của nhiều triệu người Việt đã đổ xuống không chỉ để thỏa mãn tham vọng bành trướng của Mao và cộng sản quốc tế, mà còn giúp các quốc gia vùng Đông Nam Á đang nghèo nàn bỗng trở nên giàu có.

James Macdonald trong tác phẩm When Globalization Fails: The Rise and Fall of Pax Americana, nhắc lại câu nói của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, chiến tranh Việt Nam (đúng ra nên gọi “máu Việt Nam”) đã giúp các quốc gia Đông Nam Á có thêm thời gian” để nâng cao mức sống, bởi vì nếu không, “Đông Nam Á chắc chắn đã lọt vào tay cộng sản”. [1]

dimanche 22 novembre 2020

Trần Trung Đạo - Bức điện tín làm thay đổi thế giới


Ngày 25 tháng 12, 1991 là ngày chính thức cáo chung của chế độ cộng sản Liên Xô cũng như phong trào cộng sản quốc tế.

Hàng loạt cá nhân được ghi nhận đã tiên đoán sự sụp đổ của Liên Xô, trong số đó có nhà văn như George Orwell, nhà chính trị như Winston Churchill, có cả lãnh tụ cộng sản bị Stalin trục xuất là Leon Trotsky, tuy nhiên, chính xác nhất về lý luận, chiến lược và tầm nhìn phải nhắc đến George Kennan.

George Kennan (1904-2005) qua Lý thuyết Ngăn Chặn (Containment Theory) khẳng định “Một khi chủ nghĩa cộng sản không thể bành trướng được nữa, nó sẽ sụp đổ.”

jeudi 18 juin 2020

Nguyễn Thông - Chuyện về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản (2)



Chú thích của tác giả: Miền Bắc năm 1967, tức đã trải qua 13 năm từ khi bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954). Những em bé trong ảnh chính là hình ảnh thế hệ tuổi thơ tôi. Nguồn ảnh: Lee Lookwood

Người cộng sản là những họa sĩ tài ba. Họ rất giỏi vẽ những bức tranh tưởng tượng lãng mạn đầy màu sắc sặc sỡ, rực rỡ, thoát ly hẳn hiện thực, những điều không có thực. Họ coi lãng mạn là phẩm chất không thể thiếu trong tư duy của người làm cách mạng. Tuy nhiên, phải là lãng mạn cách mạng. 

Ngay trong văn học, hồi những năm 50 – 70 ở miền Bắc, thậm chí tới tận bây giờ, họ chia văn chương ra thành từng dòng: cách mạng, hiện thực, lãng mạn. Nếu chỉ lãng mạn thì họ ghét cay ghét đắng, gọi đó là thứ sản phẩm đồi trụy, không tưởng, sướt mướt… của đầu óc tiểu tư sản. Những Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Nguyễn Tuân… dù hay dù giỏi cũng bị vứt vào sọt rác. 

Với họ, lãng mạn cách mạng mới đúng đường lối, mới hợp quy luật phát triển xã hội, kiểu như “Phương đông màu trắng chuyển sang hồng/Bóng tối đêm tàn quét sạch không”, “Ngày mai bao lớp đời dơ/Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay”, “Này này đế quốc biết hay chăng/Ngươi đã già nua ta trẻ măng”, v.v…Họ cứ say sưa như thế, véo von ca hát. 

Nguyễn Thông - Chuyện về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản (1)



Mới mấy hôm trước, trên báo chí tivi đài phát thanh mậu dịch ồn lên phát biểu của ông Phùng Hữu Phú. Ông này tôi biết sơ sơ, hơn tôi mấy tuổi, hồi chúng tôi nhập học khoa Văn trường Tổng hợp Hà Nội năm 1972 thì ông đã là giáo viên khoa sử kế bên. 

Thỉnh thoảng nhìn thấy anh giáo trẻ khoa Sử đi trong sân trường khu Mễ Trì, dưới gốc nhãn, đường ven hố bom ra nhà ăn. Trông cũng có nét rắn rỏi phương phi, dù khi ấy đa phần thầy cô giáo và sinh viên đều xanh xao gầy guộc. Có lần còn thấy ông chơi trong đội bóng chuyền của khoa Sử, anh Trị đen (khóa 15 Sử) bảo trình độ khoa học của anh giáo trẻ ấy cũng tương đương khả năng đánh bóng chuyền. 

Khoa Sử là nơi cung cấp cho bộ máy cai trị khá nhiều quan chức cấp cao, cỡ ủy viên trung ương có khi đếm mỏi mồm, mà ông Phú chỉ là một trong đám đông đó. Bên Văn ít hơn, nhưng lại có nhà vua hiện tại, vốn là sinh viên khóa 8. Quý hồ tinh, bất quý hồ đa, hì hì.

mardi 10 mars 2020

Nguyễn Thông - Ối giời, viện !


Nhìn cái cơ ngơi trụ sở Viện hàn lâm Khoa học Xã hội hoành tráng như thế này, mới thấy thương các tầng lớp dân đen nộp thuế vào ngân sách cho các bố ấy tiêu, tung tẩy đi đây đi đó, tổ chức hội nghị hội thảo, nghiên kíu này nọ văng thiên địa.

Nhẽ ra, nó chỉ là cái viện cũng đã quá lắm rồi nhưng các quan cai trị xứ ta thích nổ, thích vênh váo, cứ phải lập viện hàn nâm lày lọ, thế mới oai, mới sướng, mới xứng tầm...

Tên kêu thì dinh cơ nhà cửa cũng phải to rộng, ra vào mới thênh thang. Đã có thằng dân đóng góp, tội gì không tiêu pha xả láng.

samedi 22 février 2020

Dương Quốc Chính - Có nên dựng tượng Lênin ?


Anh em Nghệ An dựng tượng Lênin thực ra là rất ấu trĩ, đua đòi, mà chả hiểu gì về chính trị. 

Lênin là cha đẻ của Quốc tế Cộng sản 3 và Liên Xô. Cả Quốc tế 3 lẫn Liên Xô đều đã xanh cỏ từ lâu, do những sai lầm nội tại của nó mà chính đảng ta đã phê phán. 

Mô hình cộng sản kiểu Liên Xô cũng đã cáo chung cùng Liên Xô và Đông Âu. Nước cộng sản trung thành nhất với mô hình Liên Xô là Cuba thì hiện nay cũng đã thay đổi, tức là vứt tư tưởng Lênin vào sọt rác. Họ đang hướng theo mô hình cộng sản kiểu Việt Nam, bản chất là kiểu Trung Quốc.

dimanche 16 février 2020

Nguyễn Thông - Chờ câu trả lời



Họp ban văn kiện (TTXVN)

Trong bộ máy cầm quyền, cai trị nước này, đảng là độc quyền, đứng đầu, ôm trùm, nói theo ngôn ngữ của đảng thì "đảng lãnh đạo toàn diện". Mọi chuyện lớn nhỏ, xa gần, hiện tại tương lai, vi mô vĩ mô, vật chất tinh thần, đói khổ sung sướng, giàu nghèo, hay dở..., tuốt tuột đều do đảng.
Đã độc quyền thì phải nhận tất mọi thứ. Chứ không thể theo cái kiểu sàng lọc, đẹp nhận về, xấu xua tay, "đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác" mà chẳng thấy thất bại bao giờ.

Phải thừa nhận một điều, đảng có bộ máy và hệ thống rất rộng khắp, ăn sâu, chặt chẽ, chỗ nào cũng mò vào. Riêng mảng lý luận, không ai bằng đảng. Có ban chấp hành trung ương, có bộ chính trị, có ban bí thư, có ban tuyên giáo, có hệ thống tuyên truyền độc quyền, có hội đồng lý luận trung ương, có học viện chính trị quốc gia, có... vô thiên khênh. Tất cả chỉ để phục vụ cho đảng nhưng xài ngân khố quốc gia, nhà cao cửa rộng, xe cộ bạt ngàn đều từ tài sản quốc gia.

jeudi 5 décembre 2019

Thuan Van Bui - Vài câu hỏi buổi trưa



1. Tại sao người Hồng Kông không muốn bị gọi là "người Trung Quốc"? Tại sao họ chống lại chính quyền Bắc Kinh? Họ chối bỏ tổ quốc cũ hay chối bỏ cộng sản?

(Dĩ nhiên dân trí, kinh tế và sự hiểu biết của dân Hồng Kông hơn cả nghìn lần những dư luận viên (DLV) nước Việt cộng, thế nên những câu trả lời kiểu DLV như: bị giật dây, kích động, xúi giục, được cho tiền đi "chống phá" là ngu đần hết mức có thể).

2. Tại sao Nhật Bản có đảng cộng sản, được tự do ứng cử, vận động bầu cử, được thoải mái ra báo, tuyên truyền... nhưng không thể cầm quyền?