Affichage des articles dont le libellé est Cứu trợ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cứu trợ. Afficher tous les articles

dimanche 5 septembre 2021

Trần Thị Sánh - Cứ tưởng …

 

1- Cứ tưởng sau vụ Thủ tướng đi kiểm tra Phường Thanh Xuân Trung, nhất định có kẻ mất chức, có người từ chức, vậy mà vẫn nguyên, không sao. Hãy nhìn các Thủ tướng Nhật từ chức vì họ đặt quyền lợi nhân dân lên trên quyền lợi cá nhân kia kìa.

2- Cứ tưởng sau 45 ngày, Hà Nội được hết giãn cách, vậy mà lại thêm 15 ngày nữa.

3- Cứ tưởng Hà Nội rút kinh nghiệm sau vụ thu hồi giấy đi đường lần trước, lần này còn tăng thêm số lượng giấy đi đường, kiểm tra khắt khe hơn, khốn khổ hơn.

samedi 4 septembre 2021

Mạc Văn Trang - Tại sao Sài Gòn ?

 

Mấy bạn tôi ở Hà Nội gọi điện thăm hỏi và cứ lo lắng cho Sài Gòn. Rồi lại bảo tôi giải đáp cho những thắc mắc băn khoăn. Đại thể có mấy vấn đề.

1.Dân Sài Gòn có vẻ kém kỷ luật, tập trung đông, làm bùng phát mạnh covid ?

2. Sao tỉ lệ tử vong vì covid -19 ở Sài Gòn cao vậy?

jeudi 2 septembre 2021

Võ Đắc Danh - Ngôn ngữ của đồng đô la

 

Trong câu chuyện « Đồngđô la và giọt nước mắt » hôm qua, tôi đã cảm nhận dường như những tờ đô la ấy có một tiếng nói, một thứ ngôn ngữ của tình người, nó phản phất sự tiềm ẩn sâu xa của lòng nhân ái.

Quả nhiên, sáng nay, từ Sài Gòn, bên kia bờ đại dương, nơi đang từng ngày đối diện với cái chết và cái đói, đã có ba người gởi ba triệu đồng vào tài khoản Vượt Lên Số Phận và xin được giữ lại ba đồng đô la ấy như muốn giữ lại "dấu ấn của tang thương và dấu ấn của yêu thương".

Câu chuyện của ba người bạn ấy đã khiến tôi nghĩ rằng, cần phải chụp lại số sê-ri của 200 tờ đô la "biết nói", như một xác thực của câu chuyện để giữ gìn sự khác biệt.

mercredi 1 septembre 2021

Võ Đắc Danh - Đồng đô la và giọt nước mắt


Anh Võ Cường ở Riverside cho hay đã vận động được một ít tiền cứu trợ, bảo tôi với Trương Công Khả tới nhận. Những người đóng góp đều yêu cầu không nêu tên.

Trong đó có một cô gái gởi anh 200 đô la nhưng toàn giấy một đồng. Nhìn một xấp 200 tờ đô la, có tờ còn mới, có tờ nhàu nát, nhăn nheo, bầm dập.

Những tờ đô la như một ngôn ngữ nhọc nhằn, như thấm đượm mồ hôi của người lao động, và trên hết, nó là thứ ngôn ngữ của tình người, ngôn ngữ của lòng nhân ái cách xa quê hương đến nửa vòng trái đất.

lundi 30 août 2021

Nguyễn Tập - « Siết » từ thiện, một quy định thất nhân tâm !

 

Sau bốn, năm ngày sốt ruột tìm đủ mọi cách để có giấy phép đi đường trong hai tuần “ai ở đâu ở yên đó”. Tối ngày 26.8, các tổ chức thiện nguyện cung cấp suất ăn và bình oxy bị dội một gáo nước lạnh, khi thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM tuyên bố: “Không cấp giấy đi đường cho các tổ chức thiện nguyện tự phát”.

1️/ Theo ông Hà, “Các tổ chức này chỉ mang tính nhỏ lẻ...”

🛑Điều này liên quan đến sinh mạng con người, ông Phó trưởng phòng Tham mưu, Công An TP.HCM cần ghi nhận, nhận thức cho đúng thực tế trong tham mưu chính sách, để các quy định chống dịch của thành phố không trở nên thiển cận, máy móc và thất nhân tâm.

Võ Xuân Sơn - Thành phố Hồ Chí Minh vẫn mang chất Sài Gòn

 

Thành phố Hồ Chí Minh, dù mang tên đó 46 năm rồi, nhưng nó vẫn mang đầy chất Sài Gòn.

Đâu có thể coi nó giống như những khu dân cư kiểu mẫu, như những khu phố văn hóa, thôn xóm đạt chuẩn nông thôn mới theo những tiêu chuẩn chung chung cho mọi vùng miền...

Người Sài Gòn có tính tương thân tương ái cao lắm. Họ không chịu ngồi im nhìn đồng bào mình thọ nạn mà không cứu giúp. Người được giúp lúc này lại trở thành nhà hảo tâm lúc khác.

Nguyễn Đắc Kiên - « Chú trả lời giùm tụi con, chứ tụi con cũng đói lắm rồi »


Đoạn hội thoại dưới đây tôi gỡ băng từ một video clip của một nhóm lao động (có tiếng của hai người phụ nữ) đến hỏi một ông tổ trưởng tổ dân phố về tiền hỗ trợ.

Sự việc được cho là xảy ra tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chú ghi đặng họ hỗ trợ thất nghiệp đó chú.

- Mấy cái đó qua trực tiếp phường đi.

mardi 24 août 2021

Hoàng Linh - Sự lựa chọn của Cường

 

"Th. ơi, anh dương tính rồi, tiếp tục nha em..."

Đó là lời nhắn của anh Cường Béo với những người bạn Bếp thiện nguyện.

Hơn hai tháng đồng hành cùng nhau, bếp cơm anh Cường Béo đã hỗ trợ rất rất nhiều cho các bệnh viện, tuyến đầu chống dịch. Anh dễ thương,nhẹ nhàng, nhiệt tình, vui tính cực kỳ, ai đã tiếp xúc với anh đều yêu mến.

vendredi 20 août 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Dập dịch phải theo khoa học, dựa vào chuyên môn, không vì ý chí chính trị


Dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai, phải được kiểm soát và đẩy lùi. Trong khi các tỉnh thành ở phía Bắc chưa rơi vào tình trạng nghiêm trọng thì Chính phủ phải tập trung mọi nguồn lực để dập dịch ở TP HCM và các tỉnh lân cận.

Nếu để dịch ở TP HCM rơi vào trạng thái không kiểm soát thì tác hại khôn lường. Khi chưa đẩy lùi được dịch ở phía Nam mà các tỉnh phía Bắc bị lây dịch nghiêm trọng thì đó là thảm họatoàn quốc. Nên phải dồn toàn lực để dập dịch ở TP HCM. Chính phủ phải coi TP HCM là mặt trận chính của dập dịch trên toàn quốc.

I. DỒN TÀI CHÍNH VÀ LƯƠNG THỰC HỖ TRỢ KHẨN CẤP  CHO TP HCM

mercredi 18 août 2021

Cù Mai Công - Gượng chút oxy cho một góc nhỏ Sài Gòn kiệt sức

 

… Tối 17-8-2021, Sài Gòn mưa tơi tả, hiu hắt lòng người. Mâm cơm gia đình chị Đ.T.Q.A. trên đường Hồng Hà, phường 2, Tân Bình là nồi cơm từ  3 kg gạo một ATM cho hôm trước và một dĩa rau muống xào cà chua. Cả nhà một vợ, một chồng, một con gái  17 tuổi học phổ thông ráng gượng đưa cơm, không dám nhìn nhau…

Chị xưa là nữ sinh lớp 6P1-9P1 trường Ngô Sĩ Liên với tôi, sau tôi hơn 10 khóa. Xưa chị xinh lắm, tới giờ tuổi gần 50 nhưng nhưng nét sang trọng, trẻ trung Sài Gòn xưa vẫn rạng trên khuôn mặt người phụ nữ bán khoai vỉa hè trước nhà. Ba chị vốn là nhân viên phi trường Tân Sơn Nhứt trước 1975. Giờ ba má mất, căn nhà trên đường Hồng Hà chia cho sáu gia đình anh chị em cùng ở. Tiện tặn cũng tạm sống qua ngày…

Gần ba tháng nay, dịch phải nghỉ bán. Anh chồng thợ sắt, dịch cũng nghỉ. Nhà cạn kiệt, không còn một đồng để sinh sống.  Chị bảo giấy tờ làm sai sao đó, phường chưa hỗ trợ gì. Mấy hôm trước, dù không Công giáo, nhưng chị ngày ngày ra nhà thờ Tân Sa Châu xin thực phẩm. Có hôm ra trễ, hết, về buồn thiu cả nhà.

Lê Xuân Thọ - Nếu!

 

Nếu họ ra ngoài kia, để thấy người lao động đang cầm chừng bằng gói mì, để đợi nhận từng ký gạo,

Nếu họ ra ngoài kia, để thấy người lao động đang chờ nhận từng bó rau, từng chai nước mắm, từng gói đường,

Nếu họ ra ngoài kia, để thấy người lao động đang vật vờ, đang lay lắt trên phố,

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 41


Đêm qua Sài Gòn mưa, mưa lớn lắm. Từ gần nửa đêm, mưa trắng trời, tôi đứng trên balcon nhà mình nhìn dãy phố bên kia qua màn mưa lờ mờ. Tôi nghĩ đến những người bệnh đang nằm ngoài sân và hành lang ở bệnh viện 115 mà tôi đã xem hình hôm qua. Không biết họ xoay sở thế nào trong cơn mưa như thác đêm nay.

Họ là những người đang bị nhiễm dịch, đa số là người già và phần lớn là đang bệnh nặng. Chắc qua đêm nay sẽ có con số tử vong cao. Đang không thở được phải nhờ oxy mà nằm dưới tấm bạt che phất phơ thế kia thì thần chết dễ mang đi lắm. Tấm bạt có thể che nắng chứ không thể che mưa.

Chỉ nghĩ đến đó đã muốn khóc cho những thân phận người mang bệnh. Sài Gòn không chỉ có cảnh như thế ở bệnh viện 115, mà còn nhiều nơi khác nữa cũng trong tình trạng đấy. Và biết bao con người hôm trước tìm đường về quê nhưng không về được. Nhà trọ không còn, không chốn nương thân, gia đình họ đêm mưa này sẽ trú ở đâu. Đau lòng quá cho đồng bào tôi trong cơn dịch.

lundi 16 août 2021

Cù Mai Công - Giọt nước trong biển buồn Sài Gòn những ngày Covid

 

Sáng 16-8-2021, buổi sáng đầu tiên của tháng giãn cách Chỉ thị 16 ở TP.HCM. Đường phố có vẻ vẫn khá đông dù đâu đâu cũng rào chắn. Hẳn ai có việc “thiết yếu” thật sự mới ra đường chứ lúc này đường phố có gì để ra: hàng quán không, chợ búa không… Hầu hết là những shipper, người giao hàng… Dòng người đi lặng lẽ trong thời Covid, mệt mỏi và chịu đựng.

Người có nhà ở Sài Gòn còn thấy mệt mỏi, nói chi hàng vạn bà con nhập cư. Đa số mất việc mấy tháng. Tiền ăn, tiền trọ, tiền điện nước, tiền xà bông, bột giặt, tã lót cho con… Ngày 1-8 đã có một đợt cả vạn người đổ về quê. Xe khách, xe buýt, xe lửa không chạy thì đi xe máy, xe đạp, thậm chí đi bộ…; nước non ngàn dặm cũng đi.

Hôm qua 15-8, nhiều bà con ở trọ ráng bám trụ cũng hoảng hồn khi nghe TP.HCM cách ly một tháng nữa, lại đổ về quê. Bị ngăn lại ở Suối Tiên, động viên “trở về, địa phương sẽ lo”… Tiến thoái lưỡng nan, thập diện lo sợ. Đất Sài Gòn chưa bao giờ thắt ngặt với họ như vậy.

dimanche 15 août 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Đề nghị chính phủ có biện pháp hỗ trợ khẩn cấp vô điều kiện

 

1. Thành phố Hồ Chí Minh giãn cách thêm một tháng đã buộc hàng ngàn đồng bào phải tháo chạy vì không có miếng ăn.

Phải tiên lượng rằng giãn cách ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có thể kéo dài. Không lương không việc làm thì lấy gì để sống?

2. Việc cứu trợ khẩn cấp đã đề nghị ngay từ đợt tháo chạy lần trước mà Thủ tướng phải ra lệnh chấm dứt từ ngày 01/8/2021. Nhưng từ đó, việc cứu trợ đã không được thực hiện một cách có hiệu quả. Khẩu hiệu “không để ai bị đói” của Chính phủ vẫn chưa được thực hiện.

jeudi 5 août 2021

Nguyễn Hải Đông - Những người xin « ăn » bất đắc dĩ


Có lẽ những người bán vé số, hàng rong, dân lao động thời vụ, công nhân bị nghỉ việc…đang đói ăn thật sự trong thời buổi giãn cách này.

Tiền dành dụm không có, không được ra khỏi nhà, thực phẩm dự trữ cũng gần như không, mà nếu có thì tủ lạnh đâu mà chứa?

Cứ thế họ ở trong những căn “nhà” trọ chỉ rộng chừng 4 mét vuông, thêm được cái gác 2 mét vuông cũng là cái giường ngủ được kê trên nóc phòng vệ sinh nữa. Họ chỉ trông chờ vào những phần quà tiếp tế lương thực, thực phẩm từ các nhà hảo tâm, hàng xóm và đoàn thể.

samedi 31 juillet 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 23 : Những mảnh đời trong đại dịch


(Đôi lời : Về chuyện tặng gạo cho Cuba, có thể tác giả so sánh hơi khập khiễng. Người dân Việt đói vì ngăn sông cấm chợ chứ không phải Việt Nam đang thiếu gạo. Còn dân Cuba đói đã lâu, vì một chế độ xã hội chủ nghĩa mù quáng. Khi viện trợ cho « người anh em » nghèo khó, những người có trách nhiệm có tự hỏi vì sao thiên đường cộng sản ra nông nỗi này hay không…)

Đã hai tháng trôi qua, cơn đại dịch đã biến Sài Gòn rộn rã, náo nhiệt đầy sức sống thành một mảnh đất xác xơ đầy bất trắc. Không khí tang thương phủ khắp thành phố, con virus vũ Hán đe doạ mọi người và cũng xuất hiện loại virus hoảng sợ trong từng khu phố, từng con hẻm, từng gia đình và trên từng khuôn mặt.

Không lo sao được khi con số tử vong càng lúc càng nhiều, số người nhiễm càng ngày càng cao. Không lo sao được khi lương thực, thực phẩm cạn dần và đồng tiền trong túi càng teo tóp lại. Người giàu kẻ nghèo đều sợ cái chết đe dọa, người nghèo còn phải lo cái ăn cho chuỗi ngày dài sắp đến. Đã có những mảnh đời đáng thương, đã có người đói ăn xuất hiện trên các hệ thống truyền thông, báo chí, trên mạng xã hội. Dịch một bên và cái đói một bên.

Nguyễn Quang Vinh - Cuộc tháo chạy khổng lồ

 

NÓNG RỰC TRÊN MẠNG XÃ HỘI là những thông tin liên quan đến việc VỀ QUÊ tự phát của người lao động từ vùng có dịch.

Một cuộc tháo chạy khổng lồ, đau đớn và cay đắng.

Một cuộc tháo chạy vượt ra ngoài công văn chỉ thị.

Nguyễn Ngọc Chu - Một số đề xuất về dập dịch ở TPHCM


Vấn đề dập dịch ở TP HCM không còn là vấn đề riêng của thành phố mà đã trở thành vấn đề của toàn quốc. Chưa nói đến vai trò quan trọng số 1 của TP HCM trong nền kinh tế quốc dân, thì việc người dân các tỉnh rời khỏi TP HCM (mang theo nguy cơ lây nhiễm về các tỉnh) trong những ngày qua đã khẳng định điều đó.

Trách nhiệm dập dịch không chỉ còn là trách nhiệm của lãnh đạo TP HCM. Trách nhiệm dập dịch ở TP HCM trở thành trách nhiệm trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Tổng bí thư của Đảng. Chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn.

Nói đến trách nhiệm trực tiếp tức là chủ thuyết về dập dịch bao gồm ý tưởng, biện pháp, quy trình dập dịch… với nội dung cơ bản được đề xuất trực tiếp từ người có trách nhiệm. Đây chính là “nghĩ thật”. Hô hào mà không đưa ra biện pháp cụ thể đều không dập được dịch. “Nghĩ thật” gắn liền tư tưởng với biện pháp.

Huy Đức - Đừng cố kiểm soát bằng mọi giá

 

Ai đang đâu cứ ở yên ở đấy là lý tưởng nhất để chống dịch, nhưng thực tế không đơn giản như thế.

Có hàng triệu người tới Sài Gòn chỉ để thường nhật mưu sinh. Sài Gòn chỉ là nơi ở trọ. Khi Sài Gòn không còn nguồn sống, lựa chọn con người nhất của họ là VỀ NHÀ. Sài Gòn chưa phải là nhà.

Chính quyền có ý định tốt là mong muốn kiểm soát dịch tuyệt đối. Nhưng, cũng như trước sóng thần, lụt bão... nhiều khi, con người phải chấp nhận bất lực trước thiên nhiên. Thay vì nghĩ rằng mình có thể kiểm soát, cần tiên liệu là sau quyết định của mình, người dân sẽ sống bằng gì.

mercredi 28 juillet 2021

Võ Xuân Sơn - Cuộc chiến của những người dân

 

Trong khi Bộ Y tế đang đề nghị ngân sách sẽ không mua thêm vaccin Covid-19, thực hiện tiêm 'xã hội hóa', thì những người dân Việt Nam thuộc mọi tầng lớp, giàu, nghèo, người làm công, doanh chủ… đang ra sức tìm cách hỗ trợ nhau, cứu giúp nhau để vượt qua khoảng thời gian khắc nghiệt này. Ai có sức dùng sức, ai có công dùng công, ai có tiền dùng tiền. Thật đáng trân trọng.

Có một gia đình có truyền thống làm từ thiện tại Sài Gòn. Tôi quen chị cũng thông qua những chuyến đi từ thiện. Chị cho tôi biết, gia đình chị đang có ý định mua tặng cho TPHCM và Huế, quê anh chị, 300 máy thở. Sau khi tìm hiểu, tôi khuyên chị nên chọn loại máy xâm nhập, mắc hơn nhưng cần thiết hơn, tác dụng cứu người rõ ràng hơn.

Vấn đề khó khăn là hiện nay, hầu như tất cả các nhà máy ở Trung Quốc đều từ chối đơn hàng mới. Nhanh nhất thì phải nửa năm nữa họ mới có thể sản xuất cho những đơn hàng bây giờ. Hiện tại chỉ còn lác đác các máy thở đã qua sử dụng nhưng còn mới (còn bảo hành), của các nhà giàu mua về, bây giờ không sử dụng nên bán lại.