Affichage des articles dont le libellé est Biển Đông. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Biển Đông. Afficher tous les articles

jeudi 18 janvier 2024

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 2

 

HOÀNG SA TRƯỚC 6 GIỜ SÁNG 19-1-1974

Quần đảo Hoàng Sa gồm 130 đảo san hô, mỏm đá ngầm và bãi cát nằm rải rác trên 5.800 dặm vuông trên Biển Đông, cách gần đều cảng Đà Nẵng của Việt Nam (200 hải lý) và đảo Hải Nam của Trung Quốc (162 hải lý).

Diện tích của toàn quần đảo (chỉ tính mặt đất) khoảng ba dặm vuông. Hầu hết các đảo hợp thành nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) về phía đông bắc và nhóm đảo Nguyệt Thiềm/Lưỡi Liềm (Crescent Group) về phía tây, cách nhau khoảng 39 hải lý. Đảo Phú Lâm (Woody island) thuộc nhóm An Vĩnh lớn nhất trong các đảo thuộc Hoàng Sa, có diện tích khoảng hơn 5 km2 (530 hecta).

Việt Nam Cộng Hòa tiếp quản nhóm đảo Nguyệt Thiềm/Lưỡi Liềm từ năm 1954.  Trung Quốc kiểm soát nhóm đảo An Vĩnh và đảo Phú Lâm vào năm 1956. Năm 1959, với hỗ trợ của chính quyền Trung Quốc, ngư dân Trung Quốc từng đổ bộ lên đảo Quang Hòa (Duncan) nhưng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã xua đuổi họ đi.

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 1

 

NGƯỜI ÔNG TẠ TRONG HẢI CHIẾN HOÀNG SA 

(Một phần được trích trong “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó” tập 2 - đã phát hành)

0 giờ đêm 16 rạng 17-01-1974, 25 tháng Chạp, còn vài ngày nữa là tết. Vùng Ông Tạ đang tràn ngập không khí đón tết Giáp Dần 1974 thì ít nhất bốn cư dân vùng Ông Tạ lặng lẽ cùng chiến hữu lướt sóng Biển Đông tiến ra Hoàng Sa.

Bốn vị đó là Hạm trưởng HQ-4 Trần Khánh Dư, Vũ Hữu San, nhà ở ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám); thợ máy tàu HQ-800 (cơ xưởng hạm nổi chuyên sửa chữa tàu ngoài khơi) Nguyễn Xuân Hiển nhà gần ngã tư Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai) - Trương Minh Ký (Lê Văn Sỹ); Hải quân trung úy Vũ Đình Huân của tàu HQ-10, có gia đình ở khu Cầu Sạn - Ông Tạ, sau đó riêng anh về khu nhà thờ Hầm ở Thăng Long, Phú Thọ  (anh Huân vừa đính hôn xong, chuẩn bị sau khi đi trận về sẽ làm lễ cưới); Hải quân trung sĩ điện tử HQ-10 Nguyễn Quang Xuân, trong nhà và hàng xóm gọi là Sinh. Hai anh sau cùng xứ Tân Chí Linh của tôi.

lundi 15 janvier 2024

Ngô Nhân Dụng - Hoàng Sa: Không bao giờ quên

Trong thời gian đó, báo chí Hà Nội không loan một tin tức gì về vụ Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.

Ngày 19 tháng Giêng là ngày giỗ 75 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình bảo vệ Hoàng Sa chống cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc. Trong đó có Thiếu tá Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ trên hộ tống hạm HQ-10.

Sau khoảng 15 phút giao chiến, HQ-10 bị hư khẩu pháo chính 76 li trước mũi tàu; tàu bị bắn xối xả, bốc cháy tại chỗ. Đại úy Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng vẫn cố điều khiển HQ-10 húc vào tàu đối phương, cho thủy thủ nhảy xuống biển trước khi ông qua đời.

Nguyễn Long An - Hoàng Sa 50 năm nhìn lại

 

Hoàng Sa h, hi người li,

Sóng bc đu còn khóc tóc xanh.

Trăm giông nghìn gió xô thành bi,

Nước mt h, ngày tháng đành hanh.

vendredi 22 décembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Đông Nam Á có thể nhờ Nhật Bản

 

Ông Fumio Kishida là vị thủ tướng ngoại quốc đầu tiên được mời đọc diễn văn trước quốc hội tại thủ đô Manila.

Lãnh đạo các nước Đông Nam Á họp ở Tokyo ngày Chủ Nhật kêu gọi gia tăng hợp tác kinh tế và hỗ trợ về an ninh; nhấn mạnh phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Ai cũng hiểu nhóm ASEAN ám chỉ các hành động lấn chiếm phi pháp của Cộng sản Trung Quốc trong vùng Biển Đông nước ta.

Thủ tướng Fumio Kishida đã triệu tập cuộc gặp gỡ để kỷ niệm 50 năm hợp tác giữa Nhật và ASEAN. Trước đó, ông Kishida đã đi thăm các nước trong vùng, thực hiện “Chương trình Hỗ trợ An ninh” của chính phủ Nhật.

mercredi 13 décembre 2023

Tạ Duy Anh - Tình hình mới

 

Những ý kiến ác ý, khinh miệt chuyến thăm của ông Tập Cận Bình thuộc về quyền biểu đạt cá nhân, nhưng theo tôi là hơi quá đà. Chúng ta biết rõ Trung Quốc muốn gì ở Việt Nam. Nhưng chúng ta còn biết rõ hơn rằng, không có cách gì để chúng ta thoát khỏi thân phận hàng xóm vĩnh viễn của họ.

Tập Cận Bình là người kiêu ngạo, (Khi giàn khoan 981 xâm nhập trái phép lãnh hải của Việt Nam, nghe nói ông ta gác máy điện thoại) nhưng rõ ràng ông ta kịp nhận ra sai lầm chết người của lối ngoại giao chó sói. Và giờ thì ông ta đang muốn đóng vai chim bồ câu.

Sự thay đổi đó, dù chỉ mang tính chiến thuật, cũng có lý do của nó.

Lưu Trọng Văn - Tuyên truyền hiệu quả nhất là "thấy mới tin"

 

Gã từ bản Lướt xa xôi về Hà Nội đúng lúc kẹt đường như nêm, ngạc nhiên thấy bà con Hà Nội xôn xao nhất về chuyến thăm Hà Nội của ngài Tập là tuyến đường nào bị phong tỏa để tránh kẹt.

Trong khi đó ở Hà Nội bà con khoái trá bàn tán nhiều nhất là chuyện chàng áo da đen Huang, chủ tập đoàn nghìn tỉ đô la Nvidia, ăn bún ốc vỉa hè, cam kết đào tạo một triệu người am hiểu AI cùng lập căn cứ thứ hai về công nghệ chip của tập đoàn ngàn tỉ đô la này tại Việt Nam.

Ai cũng biết cái gì thực sự đang diễn ra trong suy nghĩ, tâm trí, tình cảm của đa số Dân Việt đối với các ông chủ láng giềng khổng lồ Trung Quốc và đối với các ông chủ công nghệ Mỹ.

Dương Quốc Chính - Văn bản hợp tác Việt-Trung

 

Tiếng là ký 36 văn bản hợp tác, nhưng thực tế đa số chỉ là biên bản ghi nhớ. Biên bản ghi nhớ thì đại khái như kiểu đặt gạch bằng mõm, như anh Elon Quit đặt mua trăm chiếc Boeing, 50 chiếc Airbus ý.

Thực tế anh em chỉ cần quan tâm đến mấy cái văn bản chính thức dưới đây là vì nó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội hai bên:

1. Thỏa thuận hợp tác giữa Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2024 -2028.

mardi 12 décembre 2023

Trần Trung Đạo - Mười lý do nhân dân Việt Nam không chào đón Tập Cận Bình

 

Rất nhiều lý do tại sao nhân dân Việt Nam không chào đón các lãnh đạo CS Trung Quốc trước đây cũng như Tập Cận Bình hiện nay, người viết chỉ tóm tắt mười lý do tiêu biểu:

1. Truyền bá tư tưởng cộng sản độc hại sang Việt Nam

Mặc dù máu của hàng vạn đồng bào Việt Nam đổ xuống trong cuộc chiến tranh chống Pháp phát xuất từ lòng yêu nước chân thành và trong sáng, cuộc chiến gọi là “chống Pháp giành độc lập” do cộng sản Việt Nam (CSVN) phát động, về mặt chiến lược (lấy nông thôn bao vây thành thị) và chiến thuật (biển người) đều hoàn toàn do Trung Cộng quyết định. CSVN chỉ biết thừa hành.

Và để rồi, sau khi chiếm được nửa nước, tư tưởng cộng sản và đường lối độc tài toàn trị dã man của Mao Trạch Đông được áp dụng một cách triệt để tại miền Bắc, cụ thể nhất qua các cuộc cải cách ruộng đất giết hại hàng trăm ngàn người dân vô tội.

lundi 11 décembre 2023

Lưu Trọng Văn - Cộng đồng chung vận mệnh với ai phải là lựa chọn của dân

 

Ngày 12.12 ông Tập Cận Bình qua Hà Nội, với sứ mệnh được các cơ quan truyền thông Trung Quốc và Việt Nam gọi là “Nâng cấp quan hệ đối tác.”

Nghe nói, phía Trung Quốc muốn gọi quan hệ được nâng cấp trên cả “Đối tác Chiến lược Toàn diện” hiện nay là “Cộng đồng chung vận mệnh.”

Rất nhiều người không hiểu được “Cộng đồng chung vận mệnh” thực chất là gì? Và nó hơn quan hệ “Đối tác Chiến lược Toàn diện”thế nào?

dimanche 3 décembre 2023

Trương Nhân Tuấn - Những cái “khó” của Việt Nam trong hồ sơ chủ quyền biển đảo

 

Bài viết này ghi lại “bốn cái khó” của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời đề nghị phương pháp “giải tỏa” những cái khó này.

Bốn cái “khó” là:

Thứ nhứt vấn đề “Estoppel” - nguyên tắc không được nói ngược. Các học giả Greg Austin và Thomas Bradford cho rằng công hàm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận tuyên bố hải phận 12 hải lý và chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong một thời gian dài Việt Nam có những hành vi tuân thủ nội dung tuyên bố của Trung Quốc. Bây giờ Việt Nam không thể “nói ngược”.

Lê Xuân Nghĩa - Hành vi của Tập trước chuyến thăm hữu nghị đến Việt Nam

 

Tập yêu cầu lực lượng bảo vệ bờ biển thực thi "luật hàng hải" và trấn áp "các hoạt động tội phạm" để bảo vệ chủ quyền.

Cái gọi là "luật biển" của Trung Quốc trong đó chiếm 90 % diện tích Biển Đông, bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của Việt Nam. Nó nên được gọi là 'Luật của kẻ ăn cướp', và nó hoàn toàn là phi pháp.

Tập Cận Bình tuyên bố lực lượng bảo vệ bờ biển nước này phải thực thi luật hàng hải và trấn áp “các hoạt động tội phạm” để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, truyền thông nhà nước  Trung Quốc đưa tin hôm thứ Sáu.

mardi 28 novembre 2023

Lưu Trọng Văn - Nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam-Nhật Bản là đối tác chiến lược toàn diện

Tháng 12.2022, Việt Nam và Hàn Quốc - một đồng minh của Mỹ trở thành “Đối tác Chiến lược toàn diện”, nhiều người dự báo đây là bước mở đầu để Việt và Mỹ, Nhật sẽ cùng trở thành “Đối tác Chiến lược toàn diện.”

Sự thật đúng như dự báo.

Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp “Đối tác Chiến lược toàn diện ”khi tổng thống Biden đến Hà Nội, và Việt Nam cùng Nhật vừa nâng cấp “Đối tác Chiến lược toàn diện” khi chủ tịch Võ Văn Thưởng thăm Tokyo.

mercredi 22 novembre 2023

Lưu Trọng Văn - Không để Trung Cộng câu giờ mãi !

 

Quá sốt ruột trước việc hàng chục năm nay Trung Quốc bao lần hứa sẽ cùng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hoàn thành đàm phán cho bộ Quy tắc Ứng xử (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN, nhưng thực tế chỉ hứa hão...

Trong khi đó bằng hành động, Bắc Kinh biến các đảo chúng chiếm của Việt Nam thành các căn cứ quân sự và cho tàu Trung Quốc đe dọa, ức hiếp tàu của các nước trong khu vực. Tổng thống Philippines đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ, ngày 19/11/2023.

Tổng thống Philippines nói:

dimanche 5 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Sự hình thành phe Trục mới ?

 

Nhật, Philippines và Mỹ đã thành một liên minh quân sự tay ba, giống như Nhật, Hàn, Mỹ, để đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc, nhất là khi Trung Quốc tấn công Đài Loan.

Cả Nhật, Hàn, Phi đều có căn cứ quân sự của Mỹ đóng trên lãnh thổ. Vừa rồi Trung Quốc cà khịa Philippines trên Biển Đông, chắc để test Mỹ phản ứng?

Việt Nam đang đàm phán mua F-16 của Mỹ, không rõ có thành được không? Vì mua hàng Mỹ không biết abc có được không? Cái đấy quan trọng nhất luôn. Chơi với Nga thì chắc khoản đó vô tư!

vendredi 3 novembre 2023

Bùi Chí Vinh - Ngày khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

 

Ngày 13 tháng 7 năm 1961

Tng Thng Ngô Đình Dim ký sc lnh khng đnh ch quyn Hoàng Sa

Gic phương Bc hết khua môi múa mép

Trc thuc Qung Nam mt di sơn hà

vendredi 27 octobre 2023

Đặng Sơn Duân - Chiến đấu cơ Trung Quốc cản trở nguy hiểm B-52 Mỹ ở Biển Đông

 

Ngày 26.10 chứng kiến nhiều chuyển động quân sự ở khu vực Biển Đông, với việc hai nhóm tàu sân bay của Mỹ và Trung Quốc cùng xuất hiện ở phía tây eo biển Luzon cũng như phi vụ ở Biển Đông của oanh tạc cơ B-52 Mỹ.

1. Chuyển động quân sự

·        USS Ronald Reagan

Hoạt động của máy bay trên tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng như hình ảnh vệ tinh cho thấy nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ quay trở lại Biển Đông trong ngày 26.10. Trước đó, sau khi vào Biển Đông vào ngày 19.10, tàu Ronald Reagan đã trở lại Biển Philippines, hoạt động ở phía đông eo Luzon.

mercredi 11 octobre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam trong thế giới Chiến Quốc

Cục diện thế giới có nhiều dấu hiệu đang tiến tới đại loạn. Các đại cường có duy trì được hòa bình, và có muốn duy trì không là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Trong hoàn cảnh thế giới bước vào thế Chiến Quốc, chưa biết cục diện sẽ là lưỡng cực hay đa cực. Nước nào giữ được hòa bình cho mình, nghĩa là giữ và phát triển nguồn lực kinh tế, quân sự, nhân lực sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn về sau.

Việt Nam hiện nay là quốc gia bậc trung, nhìn từ góc độ tổng hòa kinh tế, quân sự, địa chính trị. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam là cường quốc quân sự án ngữ Biển Đông. Do tầm quan trọng quá lớn của Biển Đông, Việt Nam trở nên quan trọng đối với thế giới.

lundi 9 octobre 2023

Lê Xuân Nghĩa - Nhượng bộ, xoa dịu không bao giờ là đủ đối với kẻ thù tham lam tàn bạo

 

Sai lầm lớn nhất của Israel trong việc bị Hamas tấn công không phải nằm ở khả năng tình báo hay phòng vệ, mà chính là Israel tin rằng xoa dịu Nga và nhượng bộ Hamas sẽ có được hòa bình và ổn định

Và họ thực sự sai lầm khi thỏa hiệp với khủng bố, thỏa hiệp với kẻ xâm lược

Bài học đắt giá khi Anh, Pháp đã nhượng bộ Đức quốc xã bằng việc đứng nhìn Ba Lan bị Đức và Liên Xô chia đôi làm chiến lợi phẩm, dâng Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy hòa bình. Và cái giá mà cả châu Âu phải trả quá đắt. Tuy nhiên, nó vẫn không được khắc ghi.

dimanche 1 octobre 2023

Ngô Nhân Dụng - Ferdinand Marcos không sợ Tập Cận Bình

 

Quân đội Phi xác nhận chính ông Ferdinand E. Marcos Jr. ra lệnh cắt gỡ các dây phao nổi. Quyết định can đảm này được dân chúng hoan nghênh, vì ai cũng biết rằng tàu hải giám Trung Quốc trang bị mạnh hơn gấp nhiều so với hải quân Philippines.

Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. mới ra lệnh cắt đứt đường dây “cáp” đeo phao nổi do Trung Quốc đặt để ngăn cản thuyền đánh cá của dân Philippines không thể vào vùng đảo Scarborough. Cộng Sản Trung Quốc phản đối nhưng cuối cùng phải nhượng bộ, rút các tàu hải giám đi và bỏ ý định lập một “hàng rào trên biển” cấm người Phi đánh cá.

Một ngày sau khi ông Marcos Jr. hành động, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lên tiếng phản đối Trung Cộng về hai đài kiểm soát thiết lập trên đảo Phú Lâm. Chính quyền Hà Nội phản ứng chậm trễ hai tuần và chỉ nói mà không có khả năng hành động cụ thể; Bắc Kinh coi như không nghe, không biết.